Bài giảng Thống kê kinh doanh: Phần 1 - ThS. Trương Thị Ánh Nguyệt
lượt xem 32
download
Bài giảng Thống kê kinh doanh: Phần 1 gồm 3 chương. Nội dung phần này trình bày đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh, thống kê kết quả sản xuất của doanh nghiệp, thống kê lao động và thu nhập của lao động trong doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thống kê kinh doanh: Phần 1 - ThS. Trương Thị Ánh Nguyệt
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----o0o---- BÀI GIẢNG: THỐNG KÊ KINH DOANH MÃ SỐ: 440010 – 441010 NGƯỜI BIÊN SOẠN: TH.S TRƯƠNG THỊ ÁNH NGUYỆT TP.HỒ CHÍ MINH -2013-
- LỜI MỞ ĐẦU Nhằm giúp cho sinh viên có kiến thức kỹ năng tổng hợp về khía cạnh tổ chức và nội dung công việc để quản lý công tác thống kê các mặt hoạt động trong môi trường doanh nghiệp. Cụ thể là nắm vững về đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp và nghiên cứu thống kê các hoạt động cụ thể cho doanh nghiệp về kết quả sản xuất, lao động và thu nhập, tài sản, gia thành và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giáo trình được biên soạn với các nội dung sau: - Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê kinh doanh - Chương 2: Thống kê kết quả sản xuất của doanh nghiệp - Chương 3: Thống kê lao động và thu nhập của lao động trong doanh nghiệp - Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp - Chương 5: Thống kê giá thành sản phẩm - Chương 6: Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh 1
- CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP 1.1- Ý nghĩa, tác dụng của TK doanh nghiệp: Thống kê được hiểu là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số về những hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và xã hội để tìm hiểu bản chất và tìm quy luật vốn có của những hiện tượng ấy. Chẳng hạn như làm thế nào để có được các con số về lao động của một doanh nghiệp X ở một thời điểm nào đó và nghiên cứu sâu vào cơ cấu lứa tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp... từ đó mà có cách đánh giá đúng đắn về thực trạng lao động, giúp cho việc sử dụng có hiệu quả lao động, đồng thời có chính sách đào tạo, tuyển dụng lao động nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Thống kê doanh nghiệp là môn học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và sự kiện xảy ra trong phạm vi Doanh nghiệp và ngoài phạm vi Doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp qua từng thời gian nhất định. Hiện tượng bao giờ cũng có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau. Chất của hiện tượng giúp ta phân biệt hiện tượng này với hiện tượng khác, đồng thời bộc lộ những khía cạnh sâu kín của hiện tượng. Nhưng chất không tồn tại độc lập mà được biểu hiện qua lượng, với những cách xử lý mặt lượng đó một cách khoa học. Sở dĩ cần phải xử lý mặt lượng mới tìm hiểu được mặt chất là vì mặt chất của hiện tượng thường bị che khuất dưới các tác động ngẫu nhiên. Phải thông qua tổng hợp mặt lượng của số lớn đơn vị cấu thành hiện tượng, tác động của các yếu tố ngẫu nhiên mới được bù trừ và triệt tiêu. Hơn nữa, cũng còn phải sử dụng các phương pháp phân tích số liệu thích hợp, bản chất của hiện tượng mới dần dần bộc lộ qua tính quy luật thống kê. Về thực chất, tính quy luật thống kê là sự biểu hiện về lượng của các quy luật phát sinh, phát triển của hiện tượng. Tính quy luật này không có tính chất chung chung mà rất cụ thể theo các điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể. Đó chính là đặc trưng của thống kê học, làm cho nó khác với toán học. Tính quy luật thống kê có ý nghĩa rất quan trọng đối hoạt động kinh doanh, vì nó cho biết mối liên hệ giữa các hiện tượng, xu thế phát triển của hiện tượng cũng như các dao động chu kỳ của hiện tượng đó, quy luật phân phối của các tổng thể chứa đựng hiện tượng đang nghiên cứu. *Trên góc độ lý luận: 1
- Thống kê kinh doanh nghiên cứu mặt lý luận của thống kê hoạt động kinh doanh trên phạm vi vi mô của 1 doanh nghiệp, bao gồm: - Nghiên cứu các phạm trù kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp, bao gồm những vấn đề sản xuất hàng hóa , phân phối hàng hóa , buôn bán hàng hóa, lợi nhuận của sự buôn bán hàng hóa đó,… - Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích mọi hoạt động kinh doanh sản xuất, kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp. - Nghiên cứu phương pháp tính hệ thống chỉ tiêu phân tích và phương pháp thống kê cơ bản để phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp. - Phân tích những hiện tượng và sự kiện bên ngoài doanh nghiệp tác động đến tình hình kinh doanh và hiệu quả của doanh nghiệp, ... *Trên góc độ ứng dụng thực tế: - Thống kê doanh nghiệp cung cấp thông tin trên từng mặt hoạt động kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp bằng 1 hệ thống chỉ tiêu phù hợp. - Thống kê doanh nghiệp cung cấp thông tin cần thiết làm căn cứ phân tích đánh giá và ra quyết định đúng đắn về phương hướng phát triển của doanh nghiệp. - Thống kê doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của 1 doanh nghiệp. 1.2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thống kê doanh nghiệp - Các hiện tượng thuộc nguồn lực bên trong doanh nghiệp: lao động, tài sản, vốn,... Các sự kiện về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng và kết quả sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động; kết quả hoạt động tài chính, kết quả cuối cùng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời gian. - Các hiện tượng bên ngoài doanh nghiệp: nhu cầu tiêu dùng, sức tiêu thụ, biến động về kinh tế xã hội chính trị thị trường,... - Các hiện tượng thiên nhiên tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổ chức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, trong quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế đòi hỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá như quy luật cung cầu, giá trị, cạnh tranh. Đồng 2
- thời các hoạt động này còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả các chính sách tiếp thị, khuyến mãi.v.v,. . và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu đãi đầu tư, v.v. Do vậy khi thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần hiểu rõ ý nghĩa, nhiệm vụ, đặc điểm, hệ thống chỉ tiêu thống kê, và phải thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng, không tự sản xuất được hoặc không đủ điều kiện để tự sản xuất những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu tiêu dùng, hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh. Hoạt động kinh doanh là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng cho mục đích cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: (1) Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất: hoạt động của người lao động sử dụng công cụ lao động tác động vào nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm cụ thể, có giá trị sử dụng theo mục đích yêu cầu đặt ra. Đây là khối lượng hàng hóa do doanh nghiệp làm ra và sẽ được tiêu thụ trên thị trường, làm tăng của cải vật chất cho xã hội. (2) Hoạt động dịch vụ sản xuất: hoạt động nhằm tăng thêm giá trị sản phẩm. Không tạo ra SPVC có giá trị sử dụng theo mục đích yêu cầu. Ví dụ: gia công sơn, xi, đánh bóng, xay xát, in, nhuộm,… những hoạt động sữa chữa, lắp ráp, khảo sát thiết kế,… (3) Hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại: Hoạt động thực hiện chức năng lưu thông phân phối, chuyển hàng từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Không tạo ra sản phẩm mới, chỉ làm tăng giá trị sản phẩm mua – bán. (4) Hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và xã hội. Ví dụ: dịch vụ tư vấn, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa thể thao,… 1.2.2 Khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được tổ chức để kinh doanh sản xuất, nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng vật chất hoặc tinh thần của cá nhân và cộng đồng, thu lợi nhuận và tích lũy vốn để tiếp tục phát triển kinh doanh. 3
- 1.2.3 Phân loại doanh nghiệp: + Căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra chia doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế thành các doanh nghiệp cụ thể khác nhau: doanh nghiệp đóng tàu, doanh nghiệp dệt, doanh nghiệp sửa chữa, doanh nghiệp xây lắp,… + Căn cứ theo khu vực kinh tế: (1)Doanh nghiệp thuộc khu vực I: doanh nghiệp khai thác sản phẩm trong thiên nhiên, như khai thác lâm nghiệp, khai thác thủy sản, nông nghiệp,… (2) Doanh nghiệp thuộc khu vực II: doanh nghiệp chế biến các sản phẩm thiên nhiên khai thác được, như doanh nghiệp công nghiệp gia công chế biến, doanh nghiệp sản xuất điện, hơi đốt, kể cả doanh nghiệp khai thác cung cấp nước, khai thác khoán sản, xây dựng cơ bản,... (3)Doanh nghiệp thuộc khu vực III: doanh nghiệp dịch vụ sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ phi sản xuất, như doanh nghiệp công nghiệp sữa chữa, gia công, doanh nghiệp thương nghiệp, vận tải, kho bãi, thông tin, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng,… + Căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra chia doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế thành các doanh nghiệp cụ thể khác nhau: doanh nghiệp đóng tàu, doanh nghiệp dệt, doanh nghiệp sửa chữa, doanh nghiệp xây lắp,… + Theo hình thức sở hữu vốn kinh doanh: doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh. 1.2.4 Các bộ phận tổ chức của doanh nghiệp: + Bộ phận sản xuất chính: Trực tiếp tham gia nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và quyết định kết quả, mục tiêu của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp công nghiệp gọi là các phân xưởng chính hay phân xưởng cơ bản + Bộ phận sản xuất phụ trợ, phụ thuộc: Kết quả hoạt động sản xuất của nó chủ yếu phục vụ cho hoạt động của các bộ phận sản xuất chính. Trong doanh nghiệp công nghiệp gọi là các phân xưởng phụ trợ, phụ thuộc + Các hoạt động sản xuất phụ là các bộ phận được tổ chức nhằm tận dụng phế liệu, phế thải và một phần nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm phụ. 4
- + Các bộ phận hoạt động kinh doanh khác ngoài tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp . Trong doanh nghiệp công nghiệp có đội xây dựng cơ bản, đội nông nghiệp,… 1.3 Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp thống kê doanh nghiệp *Cơ sở lý luận của thống kê kinh doanh - Cơ sở lý luận của môn học là các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác Lênin và kinh tế thị trường. Các môn khoa học này trang bị cho các nhà thống kê hiểu nội dung kinh tế của các chỉ tiêu thống kê một cách sâu sắc. - Ngoài ra, thống kê còn là công cụ phục vụ công tác quản lý, vì vậy phải lấy đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở lý luận *Cơ sở phương pháp nghiên cứu của thống kê kinh doanh: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thống kê học vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp: - Điều tra thống kê để thu thu thập số liệu và thông tin cần thiết, bao gồm: điều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu, điều tra trực tiếp, điều tra gián tiếp. - Phân tổ để tổng hợp số liệu điều tra thống kê kinh doanh theo ngành sản xuất kinh doanh…. - Chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, bình quân , dãy số thời gian nêu lên mức độ biến động theo thời gian dự báo thống kê. - Dùng chỉ số để nghiên cứu biến động của các hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm các phần tử khác nhau, không cộng lại được với nhau để so sánh và phân tích. - Vận dụng hồi qui tương quan để nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng hay tiêu thức nghiên cứu. - Vận dụng phương pháp bảng biểu đồ thống kê và đồ thị để trình bày các kết quả tổng hợp và phân tích số liệu thống kê. 1.4 Nhiệm vụ thống kê kinh doanh: Thống kê doanh nghiệp là một môn khoa học thống kê để phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp, do đó môn học này thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu đề xuất các phương pháp thu thập thông tin thống kê kịp thời, chính xác, đầy đủ phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản 5
- xuất, đồng thời nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thống kê phân tích giá thành, giá bán và xác định mức cầu thị trường, để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho thích hợp. - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, phân tích các mặt hoạt động, hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. - Thống kê tổng hợp và xử lý thông tin đã thu thập, làm cơ sở ứng dụng thống kê trong công tác quản lý doanh nghiệp. 1.5 Tổ chức hạch toán-Thống kê và thông tin phục vụ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp 1.5.1- Các bộ phận hợp thành hạch toán-Thống kê và thông tin trong doanh nghiệp, gồm: - Tổ chức hạch toán doanh nghiệp bao gồm: Bộ phận hạch toán thống kê, bộ phận hạch toán kế toán, bộ phận hạch toán trong nghiệp vụ kế toán, bộ phận hạch toán thực hiện thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin; lưu trữ thông tin. - Bộ phận công tác tài chính của doanh nghiệp: Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về nguồn vốn; phân phối vốn; cân đối công nợ; khả năng tích lũy và bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Bộ phận công tác kế hoạch và xây dựng định mức kế toán kiểm toán: Cung cấp thông tin dự kiến về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin về tiến bộ kỹ thuật, các thông số kế toán kiểm toán và tình hình thực hiện định mức kế toán kiểm toán - Bộ phận tổ chức lao động doanh nghiệp và cung ứng vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp: Cung cấp thông tin về điều hành xử lý phân công lao động, thông tin về nguồn dự trữ và cung ứng vật tư,.. - Bộ phận tập trung thông tin, tổng hợp xử lý và lưu trữ các thông tin số liệu của doanh nghiệp bằng hệ thống mạng vi tính TPS (Transaction Processing Systems). 1.5.2- Nguyên tắc tổ chức hạch toán và tổ chức thông tin trong doanh nghiệp: (1) Nguyên tắc tổ chức hạch toán thống nhất của doanh nghiệp: 6
- - Thống nhất về Hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: theo yêu cầu quản lý kinh doanh mà từng bộ phận phải theo dõi. - Thống nhất về Nội dung kinh tế của chỉ tiêu, P2 thu thập, xử lý tổng hợp số liệu,… để có thể có được kết quả phân tích xác đáng và kết quả dự đoán tình hình đáng tin cậy. - Thống nhất về Phân công theo dõi, tính toán, xử lý thông tin theo từng chỉ tiêu giữa các bộ phận hạch toán nhằm tạo thành 1 mạng lưới thống nhất thông tin trong doanh nghiệp. Cụ thể, bộ phận hạch toán thống kê thu thập, xử lý các thông tin số liệu và tình hình về kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng các yếu tố kinh doanh. Bộ phận hạch toán kế toán cung cấp các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tiền lương. Bộ phận hạch toán nghiệp vụ tổng hợp và xử lý các thông tin tình hình tài sản cố định, thiết bị máy móc, vật tư, chất lượng sản phẩm. - Thống nhất về Tổ chức hạch toán – thông tin phù hợp với t/chức quản lý kinh doanh doanh nghiệp. (2) Nguyên tắc thực hiện thông tin trong doanh nghiệp: - Trao đổi thông tin giữa các bộ phận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. - Chỉ thông tin khi cần thiết, tránh thông tin áp đặt, gò ép, không cần thiết gây lãng phí trong thông tin. - Tín hiệu thông tin phải rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích đạt hiệu quả cao. Tránh thông tin gây hiểu lầm cho đối tượng nhận tin. - Thông tin phải kịp thời, đầy đủ chính xác,đảm bảo độ tin cậy, tránh gây nhiễu thông tin. - Đảm bảo tính lưu trữ, lũy kế thông tin. Câu hỏi ôn tập 1. Anh/chị hãy trình bày ý nghĩa, tác dụng và nhiệm vụ của thống kê kinh doanh? 2. Anh/chị hãy trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê kinh doanh? 3. Anh/chị hãy trình bày cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp thống kê kinh doanh? 7
- CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP NỘI DUNG - Kết quả sản xuất của Doanh nghiệp - Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất - Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất của doanh nghiệp - Phương pháp tính kết quả sản xuất của doanh nghiệp - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch SX 2.1- Kết quả sản xuất của doanh nghiệp: Là những sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội trong một thời gian nhất định (thường là một năm), chúng phải phù hợp với lợi ích kinh tế và phải được người tiêu dùng chấp nhận. * Kết quả sản xuất của doanh nghiệp phải đạt điều kiện: - Do doanh nghiệp làm ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho cá nhân và cộng đồng - Đúng mục đích sản xuất của doanh nghiệp và đủ chất lượng theo qui định - Mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội, có thể là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ. 2.2.1 Ý nghĩa Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý kinh tế. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trong những điều kiện như thế nào cũng có những tiềm ẩn, những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện. Do đó, thông qua thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp mới phát hiện và khai thác triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp đề ra; đồng thời đánh giá khả năng trình độ tổ chức sản xuất và quản lý việc sử dụng các yếu tố sản xuất. 8
- 2.2.2- Nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất kinh doanh: Để thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định được khái niệm sản phẩm của từng ngành kinh tế và phân loại các sản phẩm đó theo các tiêu thức phù hợp, để có thể xác định đúng kết quả sản xuất của từng doanh nghiệp, từng ngành, tránh trình trạng xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trùng lắp hoặc bỏ sót kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua những mục tiêu, kế hoạch sản xuất như chất lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp qua các thời kỳ qua các chỉ tiêu. 2.4 Khái niệm và phân loại sản phẩm của các doanh nghiệp: 2.4.1- Khu vực I + Sản phẩm Nông nghiệp: là một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội do lao động nông nghiệp kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây trồng hoặc gia súc và các điều kiện thiên nhiên khác sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định. SP N/nghiệp = SP trồng trọt + SP chăn nuôi Đặc điểm sản phẩm nông nghiệp - Sản phẩm tự nhiên được hình thành bởi sự tác động của con người. - Phần lớn SX nông nghiệp có thể dùng ngay trong hình thái tự nhiên sẵn có để tái SX ra bản thân nó. - Đa dạng, bị ảnh hưởng bởi ĐK tự nhiên và thu được nhiều sản phẩm: chính, phụ, song đôi, các dạng khác nhau; chất lượng sản phẩm khi thu hoạch thường không đồng đều. + Sản phẩm Lâm nghiệp: là kết quả trực tiếp và hữu ích của lao động trong ngành lâm nghiệp kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của sinh vật và các điều kiện khác trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: kết quả của trồng mới, chăm sóc tu bổ rừng; sản phẩm gỗ và lâm sản; kết quả hoạt động ươm cây, lai tạo giống 9
- + Sản phẩm Thủy sản là kết quả của hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản tự nhiên hoặc hải sản ươm và nuôi trồng cùng các hoạt động dịch vụ có liên quan khác, bao gồm: kết quả đánh bắt thủy, hải sản; kết quả hoạt động ươm và nuôi trồng thủy sản; hoạt động dịch vụ thủy sản * Căn cứ vào mức độ hoàn thành sản phẩm: có 2 loại - Thành phẩm:Là sản phẩm thu được có thể phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và có thể thu hoạch được. - Sản phẩm dở dang: Là KQ của quá trình SX mà trong năm đã chi phí về LĐ, vật tư,...nhưng thời gian sau mới thu hoạch. * Căn cứ vào mục đích sử dụng: - Sản phẩm chính: Là sản phẩm thu hoạch được có giá trị sử dụng cao và đúng mục đích của doanh nghiệp. - Sản phẩm phụ: Là sản phẩm kèm theo với sản phẩm chính có giá trị sử dụng thấp hơn. - Sản phẩm song đôi: Có 2 hoặc nhiều sản phẩm cùng loại là sản phẩm chính thu được trong quá trình sản xuất. 2.4.2- Khu vực II: Là sản phẩm chế biến từ tự nhiên gồm sản phẩm của các ngành: Công nghiệp khai thác, Công nghiệp chế biến, Điện nước, hơi đốt; Xây dựng + Sản phẩm công nghiệp là kết quả trực tiếp, có ích của hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng sản phẩm vật chất hoặc công việc có tính chất công nghiệp. SP Công nghiệp = SP khai thác + SP chế biến + KQ dịch vụ SX có tính chất CN phi vật chất. + Sản phẩm xây dựng là kết quả trực tiếp, hữu ích do lao động xây lắp tạo ra được sử dụng ngay tại nơi sản xuất. SP Xây dựng (SP xây lắp) = KQ công việc XD + KQ công tác lắp đặt + KQ hoạt động sửa chữa + KQ công tác khảo sát, thiết kế, thăm dò. * Căn cứ vào mức độ hoàn thành: Có 3 loại 10
- - Thành phẩm là sản phẩm trải qua từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình SX; đạt tiêu chuẩn chất lượng đã và đang làm thủ tục nhập kho. - Bán TP: Là sản phẩm được hoàn thành ở 1 hoặc 1 số khâu của quy trình SX nhưng chưa đến khâu SX cuối cùng và có thể đem đi tiêu thụ được. - Sản phẩm dở dang: Là sản phẩm được hoàn thành ở 1 hoặc 1 số khâu của quy trình SX nhưng chưa đến khâu SX cuối cùng và không bán được. * Căn cứ vào mục đích sử dụng: - Sản phẩm chính: Là sản phẩm được sản phẩm phù hợp với mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Sản phẩm phụ: Là sản phẩm được tạo ra từ phế liệu, phế thải và một phần nguyên liệu chính. - Sản phẩm phụ trợ: Là sản phẩm được SX nhằm hỗ trợ cho quá trình SX chính được thuận lợi hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 2.4.3- Khu vực III: Là sản phẩm dịch vụ thường biểu hiện dưới dạng giá trị và sản xuất luôn gắn với tiêu dùng. Gồm kết quả hoạt động của các ngành: Vận tải kho bãi, thương nghiệp, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, bưu chính,… 2.5- Phương pháp tính KQSX của doanh nghiệp a. Tính chỉ tiêu khối lượng sản phẩm vật chất (bằng hiện vật) Là chỉ tiêu phản ánh số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất (hay tiêu thụ) theo các đơn vị tính toán phù hợp với tính chất vật lý tự nhiên của sản phẩm.Ví dụ: cái, chiếc, m, lít, kg, tạ, tấn,.v .v . Ưu điểm: - Biểu hiện rõ ràng sản lượng mà doanh nghiệp cung cấp cho nền kinh tế. - Cơ sở để tính chỉ tiêu sản lượng bằng tiền. - Là nguồn số liệu để lập bảng cân đối sản phẩm vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Nhược điểm: - Không tổng hợp được kết quả chung của các doanh nghiệp, các ngành sản xuất nhiều loại sản phẩm. - Chỉ mới tính được sản phẩm hoàn thành mà chưa tính được sản phẩm dở dang hoặc sản phẩm dịch vụ. 11
- b. Phương pháp hiện vật quy ước Là quy đổi các sản phẩm khác nhau (quy cách, chất lượng) về cùng 1 loại được chọn làm đơn vị chuẩn thông qua hệ số qui đổi. Hệ số tính đổi = Đặc tính của SP cần qui đổi/ Đặc tính của SP được chọn làm đvị Qqư = ∑qi hi Trong đó qi: SL hiện vật theo từng thứ hạng Qqư: SL hiện vật qui ước Ưu điểm: Dùng để phản ánh khối lượng sản phẩm được tính đổi từ các sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về qui cách, phẩm chất; có khả năng tổng hợp cao hơn đơn vị hiện vật. Nhược điểm: Đơn vị tính của đơn vị hiện vật quy ước vẫn sử dụng đơn vị hiện vật để tính toán, nên vẫn chưa thể khắc phục các nhược điểm theo đơn vị hiện vật Ví dụ: Có số liệu về tình hình SX của nhà máy Điện cơ trong tháng báo cáo như sau: Động cơ điện các loại kế hoạch thực hiện Công suất 3Kw 110 110 Công suất 6Kw 42 23 Công suất 18Kw 24 25 Công suất 54Kw 10 11 Yêu cầu: Đánh giá trình độ hoàn thành KH sản lượng động cơ điện theo 2 P2 2.5.2- Phương pháp tính chỉ tiêu giá trị SX Giá trị SX là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do LĐ của doanh nghiệp tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định, có thể là 1 tháng, 1 quý hay 1 năm. Xét về cấu trúc giá trị GO = c + v + m c: giá trị LĐ quá khứ 12
- v: giá trị LĐ sống m: Giá trị mới sáng tạo thêm a. Nguyên tắc tính GO - Phải phản ánh đúng và đủ giá trị sản phẩm, sử dụng giá tính toán phù hợp - Chỉ tính KQ đã hoàn thành trong kỳ báo cáo và được tính chênh lệch sản phẩm dở dang (cuối kỳ - đầu kỳ). - Được tính toàn bộ KQ do doanh nghiệp tạo ra trong kỳ báo cáo, kể cả sản phẩm tự sản tự tiêu, sản phẩm chính và phụ. - Chỉ tính những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Do các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, tính chất khác nhau nên chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành cũng được tính theo các phương pháp khác nhau. Sau đây là nội dung và phương pháp tính giá trị sản xuất của một số ngành cơ bản trong nền kinh tế b. P2 tính giá trị SX của từng ngành (i) Giá trị SX nông, lâm nghiệp: Khái niệm: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định, (thường tính theo mùa, vụ, hay năm). Bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi (trừ nuôi trồng thuỷ, hải sản) và lâm nghiệp. * Nguyên tắc tính: - Được phép tính trùng giữa trồng trọt và chăn nuôi cũng như trong nội bộ từng ngành đó. - Sử dụng giá bán sản phẩm bình quân của năm báo cáo để tính GO. GTSX nông, lâm nghiệp = (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6) (1) Giá trị sản phẩm trồng trọt: là giá trị sản phẩm chính và phụ của cây lâu năm: Cây công nghiệp, Cây gia vị, Cây dược liệu, Cây ăn quả và Giá trị sản phẩm chính và phụ của cây ngắn ngày: Thóc, ngô, khoai, các loại rau, đậu,Các loại hoa (2) Giá trị sản phẩm chăn nuôi: - Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong năm của gia súc, gia cầm (không tính gia súc làm chức năng TSCĐ như heo nái, heo đực giống, bò lấy sữa, súc vật dùng để cày kéo) 13
- - Giá trị sản lượng các loại sản phẩm thu được trong năm không phải thông qua hoạt động giết thịt như trứng, sữa, lông cừu, mật ong .v .v . - Giá trị các loại thuỷ sản nuôi trồng trong năm. - Giá trị các loại sản phẩm phụ thu được trong năm - Giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của sản phẩm dở dang thuộc hoạt động chăn nuôi. (3) Giá trị sản phẩm lâm nghiệp: - Giá trị công việc trồng mới và chăm sóc, tu bổ rừng tự nhiên và rừng trồng do DN thực hiện. - Giá trị công việc khai thác gỗ và lâm sản trên rừng trồng và rừng tự nhiên do DN quản lý. - Giá trị các hoạt động lâm nghiệp khác: ươm cây, lai tạo giống, quản lý, bảo vệ rừng và thu lượm các lâm sản như sa nhân, nấm, măng,… (4)Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ so đầu kỳ (5)Giá trị hoạt động dịch vụ sản xuất doanh nghiệp làm thuê cho bên ngoài (6)Tiền cho thuê thiết bị, máy móc nông nghiệp của doanh nghiệp. Ví dụ: Có tình hình SXKD của nông trường (NT) cà phê trong năm N như sau: ( Đvt: trđ) 1.Giá trị cà phê hạt thu hoạch bán cho xuất khẩu 1000 2.Thu do vườm ươm của nông trường bán cây giống 25 3.Thu do bán hàng đối lưu của Cty XNK cho công nhân (GT cà phê đối lưu đã tính vào mục 1) 50 4.Giá trị các loại đậu trồng xen canh trong các khucà phê trồng mới 8 5.Thu do NT liên doanh với CNV chăn nuôi heo 12 6.Thu do bán sản phẩm của cửa hàng vật tư NN của NT 700 7.Thu do tổ máy đi xới đất cho bên ngoài 10 8.Thu do tổ vận tải hàng hoá cho bên ngoài 20 14
- 9.GT cà phê hạt đổi lấy VLXD (chưa tính vào mục 1) 100 10.GT cà phê hạt tồn cuối năm chưa bán được 210 11. GT cà phê hạt tồn cuối năm ngoái chuyển sang 60 Yêu cầu : Tính chỉ tiêu GO nông nghiệp của nông trường trong năm N (ii) Giá trị SX ngành thuỷ sản = (1)+(2)+(3)+(4)+(5) (1)Giá trị sản phẩm đánh bắt, khai thác trên biển và ao hồ tự nhiên. (2)Giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng ở các vùng nước (3)Giá trị các công việc sơ chế thuỷ sản: ướp, phơi… (4)Giá trị các công việc ươm, nhân giống thuỷ sản (5)Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ so đầu kỳ (iii) Giá trị sản xuất công nghiệp: Khái niệm :Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm: - Giá trị thành phẩm. - Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài. - Giá trị phụ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất. - Giá trị hoạt động cho thuê tài sản cố định, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp. - Giá trị chênh lệch số dư cuối kỳ so với số dư đầu kỳ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang *Nguyên tắc tính: - Chỉ được tính kết quả do chính hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra và chỉ được tính một lần (không được tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp) - Không được tính những sản phẩm mua vào rồi lại bán ra mà không qua chế biến gì thêm ở doanh nghiệp. 15
- Giá trị SX công nghiệp = (1)+(2)+(3)+(4)+(5) (1) Giá trị thành phẩm sản xuất bằng NVL của doanh nghiệp hoặc bằng NVL của người đặt hàng, bao gồm: + Giá trị thành phẩm là những sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp và của khách hàng đem đến để gia công. Những sản phẩm này phải hoàn thành tất cả các giai đoạn sản xuất trong doanh nghiệp, đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng qui định đã được nhập kho thành phẩm hay bán ra ngoài. + Giá trị bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế không tiếp tục chế biến tại doanh nghiệp được bán ra ngoài hay cung cấp cho những bộ phận không sản xuất công nghiệp. + Giá trị sản phẩm phụ hoàn thành trong kỳ. Ngoài ra đối với một số ngành công nghiệp đặc thù, không có thủ tục nhập kho như sản xuất điện, nước sạch, hơi nước, nước đá . . . thì tính theo sản lượng thương phẩm (hoặc sản lượng thực tế đã tiêu thụ). Lưu ý: đối với giá trị thành phẩm sản xuất từ NVL của khách hàng chỉ tính phần chênh lệch giữa giá trị thành phẩm và giá trị NVL khách hàng đem đến. (2) Giá trị bán thành phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra, đã xuất bán ra ngoài doanh nghiệp, hoặc chuyển bộ phận khác không phải hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp và phế phẩm, phế liệu đã tiêu thụ trong kỳ. + Phụ phẩm là sản phẩm được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp. Ví dụ như sản xuất đường thì sản phẩm chính là đường, phụ phẩm là rỉ đường (nước mật). +Thứ phẩm là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng, không được nhập kho thành phẩm. + Phế phẩm là sản phẩm sản xuất ra hỏng hoàn toàn không thể sửa chữa được. + Phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất. Các loại sản phẩm thuộc yếu tố này không phải là mục đích trực tiếp của sản xuất mà chỉ là sản phẩm thu hồi do quá trình sản xuất tạo ra. Bởi vậy, quy định chỉ được tính vào yếu tố này phần đã tiêu thụ và thu tiền. (3) Chênh lệch bán thành phẩm, sản phẩm dở dang cuối so với đầu kỳ 16
- Trong thực tế sản xuất yếu tố này ở phần lớn các ngành công nghiệp, chiếm tỷ trọng không đáng kể, trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Trong khi việc tính toán yếu tố này lại phức tạp, bởi vậy thống kê qui định yếu tố này chỉ tính đối với ngành cơ khí, chế tạo máy có chu kỳ sản xuất dài (4) Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm thuê cho bên ngoài đã hoàn thành trong kỳ + Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp, nhằm khôi phục hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng, không làm thay đổi giá trị ban đầu của sản phẩm. + Giá trị công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của doanh nghiệp phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên ngoài, hoặc các bộ phận khác không phải là hoạt động sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp (5) Doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị trong dây chuyền SX công nghiệp của doanh nghiệp. Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp không sử dụng mà cho bên ngoài thuê, (không phân biệt có công nhân hay không có công nhân vận hành đi theo). Yếu tố này thường không có giá cố định, nên thống kê dựa vào doanh thu thực tế thu được của hoạt động này trong kỳ để tính vào yếu tố 4. (iv) Giá trị SX ngành xây dựng: Khái niệm: Sản phẩm xây dựng là kết quả hữu ích, trực tiếp của hoạt động sản xuất xây dựng do lao động của doanh nghiệp xây dựng thi công tại hiện trường theo thiết kế được duyệt. Hay nói cách khác, đó là một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội do lao động trong lĩnh vực xây dựng sáng tạo ra. Chỉ tiêu này xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng trong một thời kỳ, nó không phụ thuộc vào mức độ hoàn thành của sản phẩm. * Nguyên tắc tính - Chỉ tính những kết quả trực tiếp, có ích của sản xuất tạo ra trong quá trình thực hiện hợp đồng nhận thầu. Nếu lắp đặt thiết bị máy móc thì chỉ tính giá trị lắp đặt mà không được tính giá trị máy móc thiết bị vào giá trị SX. 17
- - Chỉ tính KQ thi công xây lắp theo thiết kế của hợp đồng nhận thầu phù hợp với dự toán đã duyệt. Nếu vượt, phải có sự thoả thuận của bên A mới tính vào giá trị SX. Giá trị SX ngành xây dựng = (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)+(7) (1) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp (2) Chênh lệch số dư cuối so đầu kỳ về chi phí xây lắp dở dang (3) Thu do bán phụ liệu, phế thải, sản phẩm hỏng của XD (4) Thu từ việc cho thuê máy thi công có người điều khiển đi theo; thu chênh lệch do chia thầu. (5) GO các h/động khảo sát, thiết kế của ngành XD (6) GO của công tác s/chữa nhà cửa, vật kiến trúc (7) D/thu phụ không có điều kiện bóc tách (v) Giá trị SX ngành thương nghiệp: Khái niệm: Giá trị sản xuất thương mại là hoạt động thương mại làm tăng giá trị của hàng hoá trong quá trình lưu chuyển từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm khác với các doanh nghiệp sản xuất, những điểm khác biệt đó là: Mua bán hàng hoá: Là hình thức trao đổi tiền - hàng giữa người mua với người bán, qua đó quyền sở hữu thay đổi, hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua và tiền chuyển từ người mua sang người bán, nói cách khác người mua nhận hàng, người bán nhận tiền. Thống kê quy định các trường hợp cụ thể sau đây được coi là mua bán hàng hoá: - Bên bán đã trao hàng, bên mua đã nhận hàng nhưng vì lý do nào đó bên mua chưa thanh toán tiền cho bên bán. - Hàng gởi bán được coi là hàng bán khi thực tế đã bán. - Doanh thu về gia công sửa chữa vật phẩm tiêu dùng, cũng được coi là hoạt động bán hàng hoá Các trường hợp sau đây không được coi là mua bán hàng hoá: - Bên mua đã thanh toán tiền cho bên bán, bên bán đã nhận tiền nhưng hai bên chưa giao nhận hàng. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG: THỐNG KÊ KINH DOANH
100 p | 1963 | 572
-
Nguyên lý thống kê kinh tế
39 p | 638 | 354
-
Nguyên lý TK kinh toán
65 p | 860 | 349
-
Nguyên lý thống kê
169 p | 572 | 247
-
Thống kê doanh nghiệp
62 p | 537 | 162
-
Bài giảng: Thống kê kinh doanh : Phân tích dãy số thời gian
35 p | 549 | 113
-
Bài giảng Thống kê kinh doanh: Phần 2 - ThS. Trương Thị Ánh Nguyệt
47 p | 183 | 32
-
Bài giảng môn Kế toán tài chính 2
180 p | 168 | 31
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (Ths.Trần Ngọc Minh) - Chương 1: Các vấn đề chung của thống kê
65 p | 201 | 30
-
Tập bài giảng Thống kê doanh nghiệp
162 p | 67 | 18
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - ĐH Lâm Nghiệp
121 p | 94 | 15
-
Tập bài giảng Kế toán quản trị
200 p | 54 | 13
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (Ths.Trần Ngọc Minh) - Chương 6: Chỉ số
76 p | 113 | 11
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - Ths. Đinh Xuân Dũng
42 p | 131 | 7
-
Tập bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán
223 p | 47 | 6
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 6 - Học viện Tài chính
92 p | 9 | 3
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - ThS. Lê Thị Khuyên
66 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn