Bài giảng Thực hành Dược khoa 2 (Phần 2: Dược liệu): Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
lượt xem 4
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Thực hành Dược khoa 2 (Phần 2: Dược liệu) tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: thuốc trị ho, long đàm; thuốc trị viêm ruột; thuốc nhuận tràng; thuốc trị rối loạn cân bằng nước và chất điện giải; nhóm vitamin và khoáng chất; nhóm thuốc kháng H1; nhóm thuốc kháng viêm corticoid; thuốc điều trị cúm; thuốc điều trị đái tháo đường;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thực hành Dược khoa 2 (Phần 2: Dược liệu): Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
- BÀI 7 THUỐC TRỊ HO, LONG ĐÀM MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Liệt kê được các nhóm thuốc ho, long đàm 2. Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, thuốc điển hình của mỗi nhóm 3. Nhận biết và phân biệt một số dạng chế phẩm phổ biến trên thị trường. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG Ho là phản xạ rất phức tạp có tính chất bảo vệ nhằm loại trừ các chất nhầy, các chất kích thích ra khỏi đường hô hấp. Phản xạ ho: Các chất lạ kích thích Receptor ho/biểu mô ( thanh quản, khí quản, phế quản, ống tai, màng phổi) phát sinh xung lực truyền vào trung tâm ho ở hành tủy truyền đến cơ quan thực hiện ( nắp thanh quản, dây thanh quản, cơ hoành, cơ bụng) phối hợp hoạt động gây ho. TÁC NHÂN KÍ THÍ CH CH HÍ SÂU T THANH MÔN SỤN KHÉP LẠI CO THẮT CƠ TĂNG ÁP SUẤT TRONG LÒNG NGỰC THANH MÔN MỞ 57 TỐNG KHÔNG KHÍ RA THẢI TRỪ NIÊM DỊCH VÀ CÁC CHẤT
- Phân loại ho: Ho do kích thích hay sưng viêm đường hô hấp. Loại này không có tính bảo vệ, gây khó chịu mệt mỏi cho bệnh nhân, cần phải ức chế bằng thuốc trị ho. Ho để tống đàm làm sạch đường hô hấp. Loại này là phản xạ có tính bảo vệ không nên sử dụng thuốc ho để ức chế. Vì vậy, không nên dùng thuốc ho một cách bừa bãi, cần phải biết nguyên nhân gây ho để có cách xử trí thích hợp cho từng trường hợp. Nguyê nhâ ho: n n Cơn ho cấp tính Nhiễm khuẩn Hen phế quản Hít vật lạ Hồi lưu dạ dày- thực quản Phù phổi Cơn ho mãn tính Chảy nước mũi vào hầu Hen phế quản Viêm phế quản mãn Hồi lưu dạ dày- thực quản Ưng thư biểu mô phế quản Ho do thuốc 2. CÁC NHÓM THUỐC TRỊ HO, LONG ĐÀM 2.1. THUỐC TRỊ HO 2.1.1. Thuốc tác động trực tiếp trên hệ thần kinh ngoại biên: Làm giảm nhạy cảm của receptor đối với các chất kích thích - Thường gặp là một số chất bay hơi như: Camphor, mentol,.. 2.1.2. Thuốc tác động trực tiếp trên hệ thần kinh trung ương: ức chế trung tâm ho ở hành tủy Thuốc giảm ho gây nghiện: Codein, Pholcodin 58
- Thuốc giảm ho không gây nghiện: Dextromethorphan, Noscapin Thuốc giảm ho kháng Histamin: Diphenhydramine, Pheniramine, Promethazine, Clorpheniramin... - Tác dụng: chống ho do ức chế chọn lọc trung tâm ho - Chỉ định: ho do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm - Tác dụng phụ: buồn ngủ, kháng cholinergic (khô miệng, rối loạn thị giác) 2.2. THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN CHẤT NHÀY 2.2.1. Thuốc tiêu nhầy: - Gồm: N- Acetylcysteine, Ambroxol, Bromhexine, Carbocisteine, Cysteine - Tác dụng: làm gãy cầu nối disulfid glycoprotein của chất nhày. Do đó, làm giảm độ quánh của đàm 2.2.2. Thuốc long đàm: - Gồm: Guaifenessin, Guaiacol, Terpin hydrate, Eprazinone - Tác dụng: kích thích các tuyến bài tiết ở mặt trong khí quản làm tăng tiết chất dịch. Do đó, làm tăng thể tích và giảm độ nhày của đàm. 3. Định tính nguyên liệu hóa dược: 3.1 TERPIN HYDRAT HO CH 3 H 3C CH 3 . H 2O OH C10H20O2. H2O P.t.l: 190,3 Tính chất Tinh thể trong suốt, không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi. Sấy cẩn thận ở 100 oC, chế phẩm sẽ thăng hoa và tạo thành những tinh thể hình kim. Để ở không khí nóng và khô, chế phẩm sẽ dần dần bị mất nước kết tinh và nhiệt độ nóng chảy giảm. Hơi tan trong nước, tan trong nước nóng và ethanol 96%, dễ tan trong ethanol 96% nóng, hơi tan trong ether, cloroform 59
- Định tính - Lấy 5 ml dung dịch chế phẩm (1/50), đun nóng rồi cho thêm vài giọt acid sulfuric đậm đặc (TT). Dung dịch sẽ bị vẩn đục và có mùi thơm của terpineol. - Nhỏ vào 0,01 g chế phẩm khoảng 5 giọt dung dịch sắt (III) clorid trong ethanol (TT), đem bốc hơi đến khô trong chén sứ, sẽ thấy xuất hiện cùng một lúc ở các chỗ khác nhau trong chén những màu đỏ son, tím và lục. THEOPHYLIN C7H8N4O2 P.t.l.: 180,2 C7H8N4O2.H2O P.t.l.: 198,2 Tính chất Bột tinh thể trắng. Khó tan trong nước, hơi tan trong ethanol, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm, amoniac và các acid vô cơ Định tính Đun 10 mg chế phẩm với 1,0 ml dung dịch kali hydroxyd 36% trong cách thủy ở 90 0C trong 3 phú sau đó thêm 1,0 ml dung dịch acid sulfanilic đã được diazo hóa (TT). Màu t, đỏ xuất hiện chậm. CLORAL HYDRAT C2H3Cl3O2 P.t.l: 165,4 Tính chất Tinh thể trong suốt, không màu, mùi đặc biệt, vị cay. Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96%. 60
- Định tính: Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có cabon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. - Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), hỗn hợp trở nên đục và khi đun nóng có mùi cloroform. - Lấy 1 ml dung dịch S, thêm 2 ml dung dịch natri sulfit (TT) màu vàng xuất hiện và nhanh chóng trở nên nâu đỏ. Để yên trong một thời gian ngắn tủa đỏ có thể xuất hiện. ACETYLCYSTEIN C5H9NO3S P.t.l.: 163,2 Tính chất: bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, dễ tan trong nước và ethanol, khô tan trong dicloromethan. ng Định tính: Hòa tan một lượng chế phẩm chứa khoảng 1,0 g acetylcystein trong 20 ml nước, lắc kỹ, để lắng và gạn lấy dịch trong. Sau đó, thê 1 ml dung dịch natri m nitroprussiat 5% (TT) và1 ml dung dịch amoniac đậm đặc (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ tím đậm. THYMOL C10H14O P.t.l.: 150,22 61
- Tính chất: tinh thể kết tinh hì kim, có mùi đặc trưng, ít tan trong nước, tan tô trong nh t ethanol, cloroform…Thymol tan tốt trong acid acetic băng và dung dịch kiềm 62
- BÀI 8 THUỐC TRỊ VIÊM RUỘT MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Trì bà được kiến thức chung về bệnh học bệnh viêm ruột nh y 2. Phân loại được các nhóm thuốc trong điều trị viêm ruột 3. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và một số lưu ý khi sử dụng thuốc trong điều trị viêm ruột NỘI DUNG: 1. Đại cương: Bệnh viê ruột (IBD) là một bệnh mãn tính gây nên tình trạng viêm ở một số đoạn của m ruột, làm cho thành ruột bắt đầu sưng lên, viêm, và phát triển thành các vết loét. IBD có thể gây nên tình trạng khó chịu và những vấn đề về tiêu hoá rất nghiêm trọng. Các triệu chứng chính xác còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương của đường tiêu hoá. Bệnh xảy ra ở nam và nữ với tần suất như nhau, thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh thiếu niên và cũng có thể xảy ra ở những lứa tuổi khác. 1.1 Các loại bệnh viêm ruột: Bệnh Crohn: Bệnh Crohn là một dạng viêm ruột có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào dọc theo đường tiêu hoá từ miệng đến hậu môn. Bệnh tác động đến các lớp sâu của niêm mạc tiêu hóa, đặc trưng bằng những vùng của dạ dày-ruột bị dày lên, xuất hiện ổ viêm lan ra tất cả các lớp, loét sâu, lớp viêm mạc nứt nẻ và sự có mặt của u hạt. Tổn thương có thể ở bất kỳ nơi nào của dạ dày-ruột, xem kẻ vào những vùng mô tương đối bình thường. Viêm loét đại trà Không giống như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng chỉ liên quan đến ng: đại tràng và trực tràng. Tình trạng viêm và loét thường chỉ ảnh hưởng đến lớp trong cùng của niêm mạc khu vực này, so với các tổn thương sâu hơn được thấy ở bệnh Crohn. Thường bệnh chỉ ảnh hưởng ở đoạn dưới (Sigmoid) nhưng nó cũng có thể tác động đến những đoạn cao. Đại tràng càng bị tổn thương nhiều thì các triệu chứng xấu càng được biểu hiện. 63
- 1.2 Điều trị: - Thay đổi lối sống - Cân bằng nhu cầu dinh dướng - Trá stress nh - Sử dụng thuốc - Phẫu thuật 1.3 Các thuốc sử dụng trong điều trị viêm ruột: Mặc dù có nhiều điểm khác biệt nhau về nguyên nhân, triệu chứng nhưng bệnh Crohn và viêm loét đại tràng đều có những nguyên tắc chung trong điều trị, thuốc sử dụng là giống nhau. Mục tiêu của điều trị viêm ruột là giảm viêm. - Thuốc kháng viêm: Là bước đầu tiên trong điều trị viêm ruột, bao gồm: Sulfasalazine, Mesalamine, Corticoid - Thuốc ức chế miễn dịch: Các loại thuốc này cũng làm giảm viêm, nhưng tác động vào hệ thống miễn dịch hơn là điều trị viêm, bao gồm: Azathioprine, Mercaptopurine, Cyclosporine, Infliximab, Adalimumab, Certolizumab pegol, Methotrexate… - Kháng sinh: Có thể làm giảm lượng nước thoát và đôi khi làm lành lỗ rò và abces ở ngươi bị bệnh Crohn. Kháng sinh cũng có thể giúp giảm vi khuẩn đường ruột gây hại và ngăn chặn hệ thống miễn dịch của ruột. Một số kháng sinh thông dụng trong điều trị viêm ruột bao gồm: Metronidazol, Ciprofloxacin. - Ngoài ra, tùy theo biểu hiện bệnh, một số thuốc khác có thể được sử dụng như: thuốc trị tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau, thuốc bổ sung sắt, vitamin… 2. Cá thuốc điều trị viêm ruột: c 2.1 Thuốc kháng viêm: 2.1.1 Mesalamine (Tidocol 400): - Chỉ định: Điều trị viêm loét đại tràng tiến triển từ nhẹ đến trung bình. Duy trì sự thuyên giảm trong bệnh viêm loét đại tràng. Điều trị ngắn hạn bệnh Crohn. - Chống chỉ định: Quá mẫn với salicylate hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân bị hẹp môn vị. 64
- - Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu. 2.1.2 Sulfasalazine: - Tác dụng: ức chế hoạt hóa tế bào lympho B và ức chế hoạt hóa các tế bào tiêu diệt tự nhiên và yếu tố dạng thấp, ức chế tổng hợp prostaglandin - Chỉ định: Viêm loét đại tràng Bệnh Crohn thể hoạt động Viêm khớp dạng thấp với người bệnh không đáp ứng với thuốc giảm đau và NSAIDs - Chống chỉ định: Quá mẫn với sulfasalazin, sulfonamid, salicylat Rối loạn chuyển hóa porphyrin Suy gan, thận, tắc ruột, tắc niệu, trẻ em dưới 2 tuổi - Tác dụng phụ: Chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, đau đầu Mề đay, ban đỏ, giảm tinh trùng có hồi phục - Lưu ý khi sử dụng: Bổ sung acid folic khi sử dụng Tăng tác dụng của thuốc chống đông, chống co giật, thuốc trị đái tháo đường do cạnh tranh gắn kết trên protein hoặc ức chế chuyển hóa 2.1.3 Olsalazin: - Tác dụng: Trong đại tràng, thuốc được chuyển hóa thành mesalamine có tác dụng khá viê ng m - Chỉ định: viêm loét đại tràng từ nhẹ đến vừa - Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau hoặc co thắt bụng, buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, trầm cảm, đau đầu, phát ban, đau khớp. 2.2 Thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprin: - Chỉ định: Phòng ngừa sự thải bỏ mô ghép ở người được ghép cơ quan. Viêm khớp dạng thấp Viêm ruột. - Chống chỉ định: Mẫn cảm với azathioprin hoặc mercaptopurin Thời kỳ cho con bú 65
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đnag điều trị với các thuốc alcyl hóa (cyclophosphamid, clorambucil, melphalan...) - Tác dụng phụ: Khó chịu, choáng váng, hoa mắt, nôn, sốt, đau cơ, đau khớp, phát ban, hạ huyết áp; viêm thận kẽ. Độc tính trên máu như giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu Rối loạn chức năng gan, vàng da ứ mật. 2.3 Khá sinh: ng Metronidazole - Chỉ định: Lỵ amibe ruột vàgan, viêm niệu đạo, âm đạo do Trichomonas vaginalis, bệnh do vi khuẩn kỵ khí: - Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng,chán ăn, miệng có vị kim loại. Giảm bạch cầu khi dùng liều cao. Nước tiểu sẫm màu (hiếm). - Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với thuốc. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, cho con bú. Bệnh hệ thần kinh, giảm bạch cầu. - Lưu ý khi dùng thuốc: Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Thận trọng khi phối hợp với thuốc chống đông máu dạng coumarin vìMetronidazol làm tác dụng của thuốc chống đông, tăng nguy cơ xuất huyết. Cần giảm liều ở bệnh nhân xơ gan, nghiện rượu, rối loạn chức năng thận nặng. 5.8 METRONIDAZOL C6H9N3O3 ptl: 171,2 66
- Tính chất Bột kết tinh màu trắng hơi vàng, vị đắng; dễ biến màu do ánh sáng. Khó tan trong nước và dung môi hữu cơ; tan trong acid vô cơ loãng. Định tính Hoà 0,1g chất thử vào 2 ml KOH 10%, đun nhẹ xuất hiện màu tím đỏ, chuyển sang màu và khi thê dung dịch HCl 10% tới pH acid. ng m 67
- BÀI 9 THUỐC NHUẬN TRÀNG MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trì bà được cách phân loại và nguyên nhân gây táo bón, triệu chứng và cách điều nh y trị. 2. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, một số lưu ý khi sử dung của một số thuốc trị táo bón điển hình. NỘI DUNG 1. Đại cương: Táo bón thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi và cả 2 giới nhưng có xu hướng cao hơn ở phụ nữ, ở người lớn và đặc biệt ở người cao tuổi. Nó thường không phải là nguyên nhân gây những rối loạn trầm trọng nhưng gây rất nhiều phiền hà cho BN, làm giảm khả năng lao động, giảm chất lượng cuộc sống. Đôi khi táo bón chức năng cũng góp phần cho một số tai biến tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. 1.1 Sinh lýtiê hó u a: - Thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, xuống đại tràng. Phần lớn nước được hấp thu lại. Phân trở nên dẻo hơn, đi xuống đại tràng sigma và được chứa ở đó. - Khi khối lượng phân tăng lên khoảng 200-300g sẽ xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạ mót, rặn. Cơ nâng hậu môn co lại, cơ vòng hậu môn mở ra, đại tràng co bóp mạnh, đồng thời cơ hoành và các cơ thành bụng cũng co bóp mạnh làm tăng áp lực trong ổ bụng, tống phân ra ngoài. Khi cơ chế này bị rối loạn sẽ sinh ra táo bón. 1.2 Phân loại và nguyên nhân táo bón: * Táo bón chức năng: hay gặp nhưng không có tổn thương ở đại trực tràng và hậu môn - Táo bón thời gian ngắn: + Thường do các bệnh toàn thân như sốt, nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật. + Do dùng một số thuốc giảm nhu động ruột như thuốc phiện, thuốc an thần, sắt… 68
- + Do phản xạ: táo bón đi kèm các bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù… + Táo bón trong nhiễm độc chì - Táo bón mạn tính: + Do thói quen, do nghề nghiệp ngồi nhiều, ít hoạt động. Phần nhiều do thói quen nhịn đi. Lâu dần trực tràng mất dần phản xạ và áp lực không tống phân đều đặn nữa. + Hội chứng ruột kích thích vào thời kỳ giảm nhu động ruột hoặc co thắt nhiều. + Do chế độ ăn uống ít, khẩu phần quá ít. + Do suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên. * Táo bón do tổn thương thực thể - Do loét dạ dày, hành tá tràng, có tăng tiết acid - Do cản trở đường đi của phân trong các trường hợp u đại trực tràng hoặc u trong ổ bụng chèn ép đại trực tràng - Do các bệnh bẩm sinh của đại tràng như đại tràng dài, đại tràng to giữ phân lại đại tràng lâu và nhiều, bị tái hấp thu kiệt nước gây nên. - Do viêm đại tràng mạn tính - Các bệnh mạch máu vùng hậu môn trực tràng như trĩ. . . - Các trường hợp dính tắc sau mổ - Các u não, viêm não màng não, tăng áp lực nội sọ, tổn thương tuỷ sống cũng gâ tá bó y o n 1.3 Triệu chứng: - Đại tiện khó nhiều ngày mới đi ngoài một lần. Khi đi ngoài phải rặn nhiều, phân cứng, rắn, thành cục, có thể dính theo nhầy hoặc máu tươi - Nếu táo bón lâu ngày có thể làm cho bệnh nhân cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ mất mỏi, trống ngực… 1.4 Điều trị: 1.4.1 Không dùng thuốc: - Thầy thuốc giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân về chuỗi các sự kiện dẫn đến táo bón. 69
- - Cố gắng thay đổi mô hình kéo dài nhiều năm - Tập đi đại tiện hàng ngày và đúng giờ - Tập thể dục, đi bộ trước khi cố gắng đi đại tiện - Ăn nhiều rau và các chất xơ kéo dài và hằng định nhất là các bệnh nhân có tuổi 1.4.2 Thuốc:Khi đã cố gắng nhưng không đạt được hiệu quả mới dùng thuốc - Các thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân như chất bán cellulo đây là phương phá phù hợp sinh lý hơn cả p - Các chất nhuận tràng tăng nhu động - Các nhuận tràng thẩm thấu - Chú ý khi lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể làm giảm phản xạ đại tiện, tăng tiết nhầy… - Đối với táo bón có nguyên nhân thực thể cần được điều trị nguyên nhân để có hiệu quả. 2. Các loại thuốc nhuận tràng: 2.1 Nhuận tràng tạo khối (cơ học): Innulin (santafe) - Thành phần cốm santafe: Inulin: 250mg. Lactobacillus Acidophilus >=10*8 Cfu. Bifidobacterium >=10*8 Cfu - Chỉ định: Hỗ trợ điều trị: Tá bó rối loạn tiê hó nâng cao khả năng miễn dịch, giú o n, u a, p giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, bổ sung vitamin, khoáng chất và vi khuẩn có lợi giúp cơ thể khỏe mạnh. - Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc, nghi ngờ tắc ruột cơ học, loé hà t nh tá tràng, cắt đoạn dạ dày. 2.2 Nhuận tràng thẩm thấu: Sorbitol 5g, Macrogol (Folax 10g) 2.2.1 Sorbitol: - Chỉ định: Điều trị triệu chứng táo bón và khó tiêu. - Chống chỉ định: Bệnh thực thể: viêm ruột non, viêm loét đại - trực tràng, bệnh Crohn và hội chứng tắc hay bán tắc, hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân, bệnh khô dung ng nạp fructose do di truyền (bệnh chuyển hóa hiếm gặp). 70
- - Tác dụng phụ: Tiê chảy và đau bụng, đặc biệt ở những người bệnh có "đại tràng kích u thích" hoặc trướng bụng. Ngừng dùng thuốc khi có tác dụng phụ. - Chúý Ở người bệnh "đại tràng kích thích" tránh dùng sorbitol khi đói và nên giảm liều. : Không nên dùng lâu dài thuốc nhuận tràng. Trị táo bón bằng sorbitol chỉ để hỗ trợ cho cách điều trị bằng chế độ ăn uống. 2.2.2 Macrogol: - Chỉ định: Táo bón ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên - Chống chỉ định: bệnh nhân viêm loét đại trực tràng, tắc ruột, ung thư trực tràng, mất nước, suy tim - Tác dụng phụ: Tiêu chảy (khi quá liều), đau bụng nhất là ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng ruột 2.3 Nhuận tràng kích thí ch: Bisacodyl - Chỉ định: Táo bón. Chuẩn bị trong các phương sách chẩn đoán, điều trị trước & sau phẫu thuật, trong những điều kiện đòi hỏi đại tiện được dễ dàng. - Chống chỉ định: Bệnh nhân bị tắc ruột, phẫu thuật bụng cấp tính (viêm ruột thừa), bệnh đường ruột cấp tính và khi mất nước nghiêm trọng. Bệnh nhân quá mẫn cảm với hoạt chất thuộc nhóm triarylmethan. - Tác dụng phụ: Hiếm thấy đau bụng, tiêu chảy. - Chú ý Khi dùng chung với lợi tiểu hoặc adrenocorticoid làm tăng nguy cơ mất cân : bằng điện giải nếu dùng quá liều. Rối loạn cân bằng điện giải có thể làm tăng nhạy cảm đối với các glycoside tim. Không nên dùng liên tiếp trong thời gian dài. 3. Định tính nguyên liệu hóa dược: SORBITOL 71
- C6H14O6 P.t.l: 182,2 Tính chất Bột kết tinh trắng hay gần như trắng, đa hình. Rất dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96%. Định tính Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml anhydrid acetic (TT) và 0,5 ml pyridin (TT) bằng cách làm nóng, để yên 10 phút. Đổ hỗn hợp trên vào 25 ml nước, để yên trong nước đá 2 giờ và lọc. Lọc tủa, kết tinh lại trong một lượng nhỏ ethanol 96% (TT) và sấy khô trong chân không, điểm chảy của tủa thu được phải ở khoảng 98 oC đến 104 oC. 72
- BÀI 10 THUỐC TRỊ RỐI LOẠN CÂN BẰNG NƯỚC VÀ CHẤT ĐIỆN GIẢI MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Trì bà được nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị của triệu chứng tăng hoặc giảm nh y các chất điện giải thông thường trong cơ thể 2. Trì bà được chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, lưu ý khi sử dụng của các nh y thuốc trị rối loại cân bằng nước và điện giải điển hình NỘI DUNG: 1. Đại cương: 1.1 Các khoang dịch thể: - Tổng lượng nước của cơ thể chiếm 60% trọng lượng cơ thể ở nam, 50% trọng lượng cơ thể ở nữ, 75 - 80% ở trẻ < 1 tuổi. Trong đó 2/3 là dịch nội bào, 1/3 là dịch ngoại bào. 2/3 dịch ngoại bào nằm trong mô kẽ và 1/3 nằm trong nội mạch. - Cân bằng nước bình thường: + Nước nhập hằng ngày: 2600ml = 1400ml uống, 800 ml từ thức ăn, 400 ml từ chuyển hóa. + Nước mất hằng ngày :1500 ml nước tiểu, 400 ml qua đường hô hấp, 500 ml bốc hơi qua da và200 ml phân. + Lượng nước mất không thấy được: tăng khi sốt (# 500ml/1 oC/ngà hay 2-2,5 y ml/kg/ngày cho mỗi độ trên 37oC) đổ mồ hôi, và môi trường khô có ẩm độ thấp. 1.2 Đánh giá thể tích máu trên lâm sàng: 1.2.1 Giảm thể tích máu: - Nguyê nhâ Giảm thể tích thường có thể được phát hiện qua bệnh sử n n: + Giảm lượng nước uống vào + Ói, tiêu chảy + Tiểu đường kiểm soát kém 73
- + Bệnh thận, bệnh tuyến thượng thận. - Triệu chứng: Khát nước, khô niêm mạc, da giữ nếp nhăn, hạ huyết áp tư thế đứng, huyết áp kẹp, hay mạch nhanh, giảm áp lực tĩnh mạch cảnh, tiểu ít. - Xét nghiệm: cô đặc máu và tăng creatinine, BUN. Nếu xảy ra cấp tính, BUN/creatinine nước tiểu là 20:1. + [Na+] máu không cho biết gì về thể tích máu. + Nếu mất nước ngoài thận, Natri trong nước tiểu < 10 mEq/l chứng tỏ khả năng giữ muối của thận còn nguyên vẹn và thể tích máu động mạch bị giảm. - Điều trị: tùy nguyên nhân, chủ yếu là bù thể tích. 1.2.2 Thừa thể tích máu: - Nguyê nhâ Sự thải nước bị giới hạn do bệnh thận, bệnh gây giảm lưu lượng máu tới n n: thận (gây ứ Natri), bệnh làm giảm độ thẩm thấu nội mạch (bệnh gan, giảm protein máu) hay bệnh gây ứ muối do các cơ chế khác nhau. - Triệu chứng: phù ngoại vi hay trung ương (phù phổi). Giai đoạn sớm thấy tăng cân, nhịp tim nhanh lúc nghỉ và phù ngoại vi, tăng áp lực tĩnh mạch cảnh. Nếu nặng, thừa thể tích gây suy tim phải, tràn dịch đa mạc, ascite, suy tim trái, phù phổi cấp, tụt huyết áp. - Điều trị: tù theo nguyê nhâ y n n. 1.2.3 Rối loạn điều hòa natri: Tổng lượng Natri của cơ thể là 40-50 mEq/kg. Chủ yếu natri ở khoang ngoại bào (98%). Nhu cầu Natri hằng ngày là 1 - 2 mEq/kg. Rối loạn natri thường kèm theo rối loạn điều hòa nước, với tình trạng có quá ít nước hay quá nhiều nước so với muối. [Na+] máu không cho biết gì về tình trạng thể tích máu của bệnh nhân, chỉ dùng để đánh giá độ thẩm thấu. Sự điều hoà natri và điều hòa nước luôn đi kèm nhau. Nước và muối được kiểm soát bởi hai hệ thống: ADH và hệ thống renine angiotensine - aldosterone. Phân loại: - Hạ Natri máu: khi [Na+] < 134 mEq/l. - Tăng Natri máu: [Na+] má > 144 mEq/l u 74
- 1.2.4 Rối loạn điều hòa kali: Kali là cation chủ yếu của nội bào. Nồng độ kali nội bào là 100-150 mEq/l, trong khi ngoại bào là 3,5-5 mEq/l. Dự trữ kali toàn cơ thể là 35-55 mEq/kg. Nhu cầu K + là0,5-1 mEq/kg/ ngà K+ dư thải qua thận (90%), một ít qua phân và mồ hôi. y. Phân loại : - Hạ kali máu: [K+] má < 3,3 mEq/l u - Tăng Kali máu: [K+] má > 4,9 mEq/l. u 1.2.5 Rối loạn điều hòa calci: Calci là chất khoáng nhiều nhất của cơ thể (2% trọng lượng cơ thể). Tổng lượng calcium của cơ thể là 1 - 1,5 kg hay hay 10-20 g/kg trọng lượng cơ thể. Hàng ngày, cơ thể nhận 800 - 3000 mg calci. Sự điều hòa calcium ở nội bào so với ngoại bào theo tỉ lệ 10.000:1. Bình thường calcium má là 8,5-10,2 mg/dl và điều hòa nhờ hormone tuyến phó giáp (PTH), chất u chuyển hóa của sinh tố D (1,25-dihydroxyvitamin D3 hay calcitriol) vàcalcitonin. Phân loại: - Hạ calcium máu: khi [Ca2+] < 2 mEq/L - Tăng calcium máu: khi [Ca2+] > 2.7 mEq/L 1.2.6 Rối loạn Magnesium: Bình thường magnesium máu là 1,8-2,5 mg/dL. Nhu cầu hằng ngày là 300-400mg. - Hạ Mg máu: khi < 1,8 mg/dL. Thường ít được nhận biết. Nồng độ Mg máu không tương ứng tốt với dự trữ Mg của cơ thể. Chẩn đoán khi có bệnh cảnh và triệu chứng nghi ngờ. - Tăng magnesium máu: khi magnesium máu > 4 mEq/L hay 7 mg/dL. 2. Thuốc trị rối loạn cân bằng nước và điện giải: 2.1 Oresol 27.9g - Thành phần: Theo công thức của UNICEF trong 1 gói Oresol 27,9g có: Glucose 20 g Natri clorid 3,5 g Natri citrat 2,9 g 75
- Kali clorid 1,5 g Thành phần trong công thức có thể thay Natri citrat bằng Natri hydrocarbonat 2,50 g. - Tác dụng: Cung cấp nước và các chất điện giải cho cơ thể. - Chỉ định: Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bị tiêu chảy (cấp tính và mạn tính), sốt xuất huyết, nôn mửa nặng... - Cá dù Hòa tan 1 gói ORS với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho uống thay nước ch ng: theo nhu cầu của người bệnh trong ngày hoặc theo chỉ dẫn ghi trên gói thuốc. Dịch đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. - Bảo quản: Nơi mát, chống ẩm. - Chú ý Cho uống Oresol sớm ngay tại nhà khi phát hiện bị tiêu chảy. Truyền dịch : (Glucose 5%, Ringer lactat) trong các trường hợp tiêu chảy mất nước nặng, bệnh nhân không uống được. Thận trọng khi dùng cho người có bệnh tim mạch, gan, thận. 2.2 Kali clorid 11.2% - Chỉ định: + Giảm kali máu và giảm clor máu. Giảm kali máu nặng ở người bệnh dùng thuốc lợi tiểu thải kali để điều trị cao huyết áp vô căn chưa biến chứng. + Phòng giảm kali máu ở những người đặc biệt có nguy cơ giảm kali máu (ví dụ: người bệnh dùng digitalis bị loạn nhịp tim nặng). + Người bị xơ gan có chức năng thận bình thường, một số trạng thái tiêu chảy, kể cả do sử dụng thuốc nhuận tràng dài ngày, nôn kéo dài, hội chứng Bartter, bệnh thận gây mất kali và ở những người bệnh (kể cả trẻ em) điều trị corticosteroid ké dà o i. - Chống chỉ định: Addison, tiểu đường toan huyết, suy thận tiểu ít. - Tác dụng phụ: + Tăng kali máu (dùng lâu dài), nhịp tim không đều hoặc chậm + Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, khó chịu hoặc chướng bụng nhẹ, nôn. Mất cảm giác hoặc như kim châm ở bàn tay, bàn chân hoặc môi, chi dưới yếu hoặc có cảm giác nặng. Thở nông hoặc khó thở. 2.3 Natri bicarbonat 1.4% 76
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Y Đức trong thực hành y khoa - PGS. TS. Trần Xuân Mai
39 p | 204 | 54
-
Bài giảng Mở đầu về điều chỉnh khớp cắn - BS. Hoàng Tử Hùng
16 p | 189 | 32
-
Bài giảng lâm sàng nhi khoa: Thực hành lâm sàng khoa tiêu hóa - ĐH Y Hà Nội
127 p | 151 | 20
-
Bài giảng Thực hành kỹ năng khám bụng - BSNT Vũ Hải Hậu
22 p | 155 | 14
-
Bài giảng Thực hành quản lý sự cố y khoa theo thông tư 43 ban hành ngày 26/12/2018 tại Bệnh viện Đại học y dược Tp.HCM
35 p | 96 | 11
-
Bài giảng Thực tập Phẫu thuật thực hành - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
87 p | 25 | 7
-
Bài giảng Thực hành Dược khoa 1 (Phần 2: Nhận thức dược liệu) - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2020)
123 p | 17 | 6
-
Bài giảng Thực hành điều trị Helicobacter Pylori (H.P) - BS.TS Vũ Trường Khanh
32 p | 52 | 5
-
Bài giảng Chuyển dạ bình thường: Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa
6 p | 26 | 5
-
Nghiên cứu bào chế viên nén paracetamol 325 mg nhằm xây dựng bài giảng “Thực hành sản xuất thuốc 2” cho sinh viên ngành Dược
7 p | 108 | 5
-
Bài giảng Thực hành Dược khoa 2 (Phần 2: Dược liệu): Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
58 p | 10 | 4
-
Bài giảng Thực hành Dược khoa 1 (Phần 2: Nhận thức dược liệu): Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2015)
64 p | 12 | 4
-
Bài giảng Thực hành Dược khoa 1 (Phần 2: Nhận thức dược liệu): Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2015)
59 p | 12 | 4
-
Bài giảng Thực tập Tin học ứng dụng dược - Trường ĐH Võ Trường Toản
34 p | 4 | 3
-
Bài giảng Thực hành Dược khoa 2 (Phần 1: Dược điển): Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
57 p | 9 | 2
-
Bài giảng Thực hành Dược khoa 2 (Phần 1: Dược điển): Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
56 p | 8 | 2
-
Một số yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021
7 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn