intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuốc ảnh hưởng chức năng dạ dày và ruột - TS. Đỗ Thị Thanh Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thuốc ảnh hưởng chức năng dạ dày và ruột, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn sinh viên có trình bày được các nguyên nhân gây loét dạ dày - tá tràng, từ đó kể tên các nhóm thuốc dùng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng; Vẽ được CTCT chung, trình bày được cơ chế tác dụng và công dụng của các thuốc ức chế thụ thể H2 , ức chế bơm proton; Phân tích được CTCT chung để đưa ra các tính chất lý hóa chung và ứng dụng các tính chất đó trong bào chế, kiểm nghiệm các thuốc trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuốc ảnh hưởng chức năng dạ dày và ruột - TS. Đỗ Thị Thanh Thủy

  1. THUỐC ẢNH HƯỞNG CHỨC NĂNG DẠ DÀY - RUỘT Giảng viên: TS. Đỗ Thị Thanh Thủy
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP 1- Trình bày được các nguyên nhân gây loét dạ dày - tá tràng, từ đó kể tên các nhóm thuốc dùng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng. 2- Vẽ được CTCT chung, trình bày được cơ chế tác dụng và công dụng của các thuốc ức chế thụ thể H2, ức chế bơm proton; 3- Phân tích được CTCT chung để đưa ra các tính chất lý hóa chung và ứng dụng các tính chất đó trong bào chế, kiểm nghiệm các thuốc trên. 4- Trình bày được phân loại các nhóm thuốc dùng nhuận tràng – tẩy và các nhóm thuốc điều trị tiêu chảy theo cơ chế tác dụng. Ví dụ cho từng nhóm. 5- Phân tích được CTCT của các thuốc chính: cimetidin (và các chất tương tự), omeprazol (và các chất tương tự), bismuth subsalicylat, bisacodyl, loperamid.HCl, diphenoxylat.HCl, từ đó rút ra các tính chất lý hoá và ứng dụng các tính chất đó trong định tính, định lượng.
  3. Các loại thuốc ảnh hưởng chức năng dạ dày – ruột I- Thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng II- Thuốc nhuận tràng và tẩy III- Thuốc điều trị tiêu chảy IV- Thuốc giúp tiêu hóa (tự đọc) V- Thuốc gây nôn và chống nôn (tự đọc)
  4. I. THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
  5. Đại cương về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Nguyên nhân gây loét:  H. pylori  Dùng thuốc chống viêm steroid/ phi steroid  Stress  Ung thư dạ dày, tuyến tụy Tác nhân gây loét: HCl và pepsin Thuốc điều trị:  Kháng sinh (nếu nhiễm H. pylori).  Các antacid (trung hòa acid dịch vị)  Thuốc chống tiết acid  Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (bao vết loét)
  6. I. THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG 1- Kháng sinh 2- Antacid 3- Thuốc chống tiết acid: - Thuốc ức chế thụ thể H2 - Thuốc ức chế bơm proton 4- Thuốc bao vết loét
  7. 1- Các kháng sinh kháng H. pylori • Tetracyclin, Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol, Furazolidon. • Phối hợp hai thuốc: - Amoxicillin (1000mg) + Clarithromycin (500mg) - Amoxicillin (1000mg) + Metronidazol (500mg) - Clarithromycin (250mg) + Tinidazol (500mg) (dùng cùng 1 thuốc chống tiết acid và có thể dùng cùng 1 thuốc bao vết loét) SẼ HỌC Ở CHƯƠNG: THUỐC KHÁNG SINH
  8. 2- Các antacid (kháng acid) • Là những chất có khả năng trung hòa HCl dạ dày. • Các thuốc hay dùng là nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd hoặc hỗn hợp chứa cả 2 chất này. • Hiện nay, do có nhiều thuốc chống tiết acid tốt nên các antacid chỉ dùng giảm đau tạm thời khi quá đau do loét. • Một số thuốc: - Nhôm hydroxyd gel - Magnesi hydroxyd - Maalox (Nhôm hydroxyd gel + Magnesi hydroxyd)
  9. Một số antacid
  10. 3. Thuốc chống tiết acid Gồm 2 nhóm: 3.1- Thuốc ức chế tiết acid 3.2- Thuốc ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors - PPIs)
  11. Cơ chế tiết acid Acetylcholin Gastrin Histamin Tế bào bìa Receptor của Acetylcholin/ Gastrin/ Histamin TẾ BÀO BÌA
  12. Cơ chế tiết acid Acetycholin Histamin Gastrin Tế bào H+ K+ Proton pump thành dạ inhibitor dày Cl - HCl Lòng dạ dày
  13. 3. Thuốc chống tiết acid Các giả thuyết ức chế tiết acid: - Ức chế acetylcholin receptor  ức chế cả thụ thể ở các cơ quan khác  tác dụng phụ. - Ức chế thụ thể của gastrin: Proglutamid (ít dùng rộng rãi) - Ức chế thụ thể histamine: Được dùng rộng rãi
  14. Lịch sử phát triển thuốc ức chế thụ thể histamin Mepyramin Diphenhydramin Sử dụng mepyramin và diphenhydramin (2 thuốc ức chế histamin thông qua phong bế thụ thể histamin gây phản ứng viêm (H1): Không hiệu quả  Giả thuyết: Có hai loại thụ thể của histamin?
  15. Lịch sử phát triển thuốc ức chế thụ thể histamin Sử dụng histamin làm chất dẫn đường (lead compound) nghiên cứu phát triển ra 1 lớp chất được gọi là thuốc kháng H2 (cimetidin, ranitidin, nizatidin, famotidin) hiện nay
  16. 3.1. Thuốc kháng H2  Histamin tác động lên thụ thể H2 ở thành dạ dày để tiết ra HCl.  Những chất ức chế cạnh tranh với histamin trên thụ thể này được gọi là thuốc kháng thụ thể H2 và được dùng làm thuốc chống tiết acid.  Các thuốc cụ thể: cimetidin, ranitidin, famotidin,…
  17. 3.1. Thuốc kháng thụ thể H2  Về cấu tạo hóa học: Tất cả đều có 1 dị vòng 5 cạnh, một mạch nhánh -CH2SCH2CH2-R. Tên gọi “...tidin”  4 thuốc nhóm này hiện dùng trong điều trị là: Cimetidin Ranitidin Famotidin Nizatidin
  18. 3.1. Các thuốc kháng thụ thể H2 (8/1988) (1979) (6/1983) (10/1986)
  19. 3.1. Thuốc kháng thụ thể H2 Chỉ định điều trị:  Phòng và điều trị loét dạ dày, tá tràng.  Phòng và điều trị chứng ợ nóng, ăn khó tiêu do tăng acid dạ dày.  Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison; bệnh tăng tiết acid.  Điều trị bệnh hồi lưu dạ dày, thực quản.
  20. 3.1. Thuốc kháng thụ thể H2 CIMETIDIN (HCl) (FDA approved 1979) Tên khoa học: 2-cyano-1-methyl-3-[2-[[(5-methylimidazol-4-yl) methyl]thio]ethyl]guanidin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1