intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân sốt - BS. Võ Đình Bảo Văn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình bày định nghĩa sốt; giải thích cơ chế bệnh sinh của sốt; trình bày các nguyên nhân và triệu chứng của sốt; trình bày cách tiếp cận bệnh nhân sốt cấp tính; biết đề nghị cận lâm sàng để chẩn đoán xác định nguyên nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân sốt - BS. Võ Đình Bảo Văn

  1. KHOA Y – TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH BỘ MÔN NỘI TIẾP CẬN BỆNH NHÂN SỐT BS. Võ Đình Bảo Văn
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày định nghĩa sốt 2. Giải thích cơ chế bệnh sinh của sốt 3. Trình bày các nguyên nhân và triệu chứng của sốt 4. Trình bày cách tiếp cận bệnh nhân sốt cấp tính 5. Biết đề nghị cận lâm sàng để chẩn đoán xác định nguyên nhân
  3. ĐẠI CƯƠNG • Sốt là một triệu chứng thường gặp, dễ nhận diện (một phản ứng có lợi của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh) • Chẩn đoán sốt không khó nhưng việc xác định nguyên nhân gây sốt đôi khi lại là một thách thức.
  4. ĐẠI CƯƠNG Một số thuật ngữ: • Sốt (fever): nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn ngưỡng dao động bình thường của thân nhiệt do sự thay đổi điểm điều nhiệt (setpoint) của vùng hạ đồi. • Tăng thân nhiệt (hyperthermia) hay sốc nhiệt (heat stroke): nhiệt độ cơ thể tăng cao mất kiểm soát, vượt quá khả năng thải nhiệt của cơ thể và điểm điều nhiệt của vùng hạ đồi vẫn giữ nguyên, không thay đổi.
  5. ĐẠI CƯƠNG • Tăng thân nhiệt ác tính (hyperpyrexia): nhiệt độ cơ thể > 41,5oC thường do nhiễm trùng nặng hoặc xuất huyết não gây tổn thương trung tâm điều nhiệt. • Sốt chưa rõ nguyên nhân (FUO – fever of unknown origin): + Nhiệt độ > 38,3oC qua ít nhất 2 lần đo + Kéo dài ít nhất 3 tuần + Không có tình trạng suy giảm miễn dịch + Được thăm khám và đã làm đầy đủ các xét nghiệm để chẩn đoán nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân
  6. ĐỊNH NGHĨA Bình thường • Thân nhiệt ở trực tràng > ở miệng > ở nách • Nhiệt độ ở nách + 0,5°C = nhiệt độ ở miệng. • Nhiệt độ ở miệng + 0,5°C = nhiệt độ ở trực tràng. Ở người trưởng thành • Nhiệt độ bình thường (đo ở miệng) khoảng 36,8° ± 0,4°C • Nữ hơi cao nhẹ so với nam • Thấp nhất khoảng 6h sáng, cao nhất khoảng 16 – 18 giờ chiều
  7. ĐỊNH NGHĨA Sốt cũng thay đổi trong ngày - Sáng sớm: nhiệt độ cơ thể đo ở miệng > 37,2°C - Buổi chiều và đêm: nhiệt độ > 37,7°C - Hiếm khi sốt > 41°C
  8. SINH LÝ BỆNH Thân nhiệt được điều chỉnh bởi vùng hạ đồi. Trung tâm điều nhiệt của vùng hạ đồi bao gồm: • Nhân trước thị: nhận tín hiệu cảm giác từ các thụ thể nóng/lạnh ngoài da • Nhân cạnh não thất: nhận cảm nhiệt độ của máu cung cấp cho vùng hạ đồi
  9. SINH LÝ BỆNH Nhiệt độ cơ thể luôn được giữ nguyên dù môi trường có thay đổi: • Chuyển hóa • Bức xạ nhiệt • Co cơ • Đổ mồ hôi • Thyroxine • Dãn mạch ngoại • Glucocorticoid vi • Catecholamine • Nhiệt độ THẢI NHIỆT SINH NHIỆT Trung tâm điều nhiệt
  10. SINH LÝ BỆNH Tác nhân gây sốt (Pyrogen) Ngoại sinh: • Hình thành bên ngoài cơ thể • Vi trùng, nội độc tố của vi khuẩn, siêu vi, các protein lạ khác Nội sinh: • Các cytokines: interleukin (IL) 1, IL-6, interferon α, TNF • Nguồn gốc: o Nhiễm : vi khuẩn, virus, nấm o Không nhiễm: viêm màng ngoài tim, chấn thương, đột quỵ, tiêm vắc-xin
  11. SINH LÝ BỆNH Tuần hoàn Sơ đồ mô tả cơ chế gây sốt
  12. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân gây sốt có thể được khu trú theo các kiểu hình sốt
  13. CÁC KIỂU HÌNH SỐT Sốt liên tục (continuous or sustained fever) • Thân nhiệt luôn trên mức bình thường trong ngày, dao động không quá 1oC • Do viêm phổi thùy, thương hàn, viêm màng não, viêm đài bể thận, sốt phát ban, sốt mò (do Rickettsia)
  14. CÁC KIỂU HÌNH SỐT Sốt dao động (remittent fever) • Thân nhiệt luôn trên mức bình thường trong ngày, dao động hơn 1oC • Do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, thấp khớp cấp, tang bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, nhiễm amip, nhiễm HIV
  15. CÁC KIỂU HÌNH SỐT Sốt cơn (intermittent fever) • Thân nhiệt tăng trên mức bình thường trong một khoảng thời gian, sau đó trở về bình thường và lặp lại chu kỳ đó. • Do viêm khớp do lậu cầu, viêm khớp vị thành niên, sốt do thuốc, sốt rét
  16. CÁC KIỂU HÌNH SỐT Sốt tái phát (relapsing fever) • Sốt kéo dài vài ngày (3-5 ngày), sau đó hết sốt và sốt lại. • Do nhiễm xoắn khuẩn Borrelia lây truyền qua các KST trung gian như: chí, rận, ve…
  17. CÁC KIỂU HÌNH SỐT Sốt Pel-Ebstein • Sốt kéo dài 3-10 ngày, giảm sốt trong 3-10 ngày tiếp theo và sau đó sốt lại. • Do bệnh Hodgkin hoặc các bệnh lymphoma khác.
  18. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN SỐT LÂM SÀNG BỆNH SỬ TIỀN CĂN CẬN LÂM SÀNG DỊCH TỄ
  19. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN SỐT PHÂN BIỆT SỐT VÀ TĂNG THÂN NHIỆT Sốt Tăng thân nhiệt Nguyên nhân thường Môi trường nhiệt độ Nhiễm trùng gặp quá cao New Setpoint Setpoint Setpoint Không tác Hạ sốt dụng
  20. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN SỐT BỆNH SỬ 1. Khai thác đặc điểm của sốt • Thời gian khởi phát o Dưới 2 tuần (sốt cấp tính): nhiễm trùng cấp, sốt rét ác tính, do thuốc, gout o Trên 2 tuần (sốt kéo dài): lao, ung thư, bệnh tự miễn • Tính chất sốt o Sốt kèm theo ớn lạnh, lạnh run, run cơ: sốt rét, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường mật… • Kiểu hình sốt o Liên tục, dao động, cơn, tái phát…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2