Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân tăng huyết áp từ triệu chứng lâm sàng đến chẩn đoán lâm sàng - ThS. BS. Nguyễn Thành Sang
lượt xem 2
download
Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân tăng huyết áp từ triệu chứng lâm sàng đến chẩn đoán lâm sàng, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể hướng dẫn tiếp cận bệnh nhân tăng huyết áp; hướng dẫn tiếp cận chẩn đoán tăng huyết áp trên lâm sàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân tăng huyết áp từ triệu chứng lâm sàng đến chẩn đoán lâm sàng - ThS. BS. Nguyễn Thành Sang
- TIẾP CẬN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TỪ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG ĐẾN CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THS. BS. NGUYỄN THÀNH SANG BỘ MÔN NỘI – KHOA Y – TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA NỘI TIM MẠCH – BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH DÀNH ĐỐI TƯỢNG: Y3 ĐA KHOA THỰC HÀNH TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA 11/12/22 1
- MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1. HƯỚNG DẪN TIẾP CẬN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP - Bệnh sử, Tiền sử, Thăm khám lâm sàng 2. HƯỚNG DẪN TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN LÂM SÀNG - Tăng huyết áp hay không? - Cơn Tăng huyết áp ( cấp cứu hay khẩn cấp? - Phân độ - Nguyên nhân - Biến chứng ( cấp, mạn) - Yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm 11/12/22 2
- MỤC TIÊU TIẾP CẬN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP Mục tiêu trong việc tiếp cận bệnh nhân tăng huyết áp CẦN trả lời các câu hỏi như sau: (1) Bệnh nhân có bị tăng huyết áp thực sự không? Nếu có thì (2) Phân độ và phân loại tăng huyết áp? (3) Tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát? (4) Có tổn thương cơ quan đích? (5) Các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ngoài tăng huyết áp? 11/12/22 3
- ĐỊNH NGHĨA TĂNG HUYẾT ÁP (2018 ESC/ESH GUIDELINES FOR THE MANAGEMENT OF ARTERIAL HYPERTENSION) PHÂN LOẠI HUYẾT ÁP TÂM THU HUYẾT ÁP TÂM TRƯƠNG (mmHg) (mmHg) Tại phòng khám > = 140 VÀ / HOẶC > = 90 Huyết áp lưu động Ban ngày > = 135 VÀ / HOẶC > = 85 Ban đêm > = 120 VÀ / HOẶC > = 70 24 giờ > = 130 VÀ / HOẶC > = 80 Tại nhà > = 135 VÀ / HOẶC > = 85 11/12/22 4
- CHỈ ĐỊNH ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ (HATN) VÀ HUYẾT ÁP LIÊN TỤC (HALT) 11/12/22 5
- ĐO HUYẾT ÁP LIÊN TỤC 24 GIỜ 11/12/22 6
- SƠ ĐỒ ĐO VÀ CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP THEO HỘI TIM MẠCH VIỆT NAM NĂM 2018. 11/12/22 7
- PHÂN ĐỘ TĂNG HUYẾT ÁP Phân độ THA theo Hội tim mạch Châu Âu 2018 Phân độ THA theo Trường môn Tim mạch học Hoa Kỳ 2017 11/12/22 8
- TĂNG HUYẾT ÁP CẤP CỨU A.ĐỊNH NGHĨA: Tăng huyết áp nặng (độ 3 theo Hội Tim mạch học Châu Âu) 1. Kèm tổn thương cơ quan đích cấp tính 2. Có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân 3. Cần thiết phải hạ huyết áp ngay lập tức, 4. Thuốc hạ áp sẽ được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch. B. BIỂU HIỆN TĂNG HUYẾT ÁP CẤP CỨU CÓ THỂ LÂM SÀNG: - Tăng huyết áp ác tính - Tăng huyết áp cấp cứu gây ra các biến chứng nặng khác như bóc tách động mạch chủ, suy tim cấp, hội chứng mạch vành cấp, tai biến mạch máu não - Phụ nữ có thai kèm tăng huyết áp nặng hoặc sản giật. 11/12/22 9
- NGUYÊN NHÂN • VÔ CĂN: - chiếm tỷ lệ 95% - không có nguyên nhân - bệnh gồm đa yếu tố: di truyền và môi trường - Di truyền: • THA tăng 2-7 lần khi có ba hoặc mẹ bị THA so với dân số chung • THA ở trẻ có ba và mẹ THA cao hơn trẻ chỉ có ba hoặc mẹ bị THA • Tương quan về bệnh THA ở trẻ sinh đôi cùng trứng - Môi trường: ăn mặn, béo phì, stress… 11/12/22 10
- KHI NÀO CẦN TÌM NGUYÊN NHÂN THA? 1. Tuổi khởi phát: dưới 40 với tăng huyết áp độ 2 hoặc tăng huyết áp trẻ em. 2. Huyết áp ≥180/110 mmHg (độ 3) và hoặc tăng huyết áp cấp cứu. 3. Tổn thương nhiều cơ quan đích: - Soi đáy mắt: mức độ trung bình hay ác tính - Creatinin huyết thanh trên 1,5 mg% - Tim lớn hay phì đại thất trái trên x quang ngực 4. Có biểu hiện chỉ điểm nguyên nhân tăng huyết áp - Hạ kali máu - Âm thổi ở bụng - Huyết áp thay đổi kèm với nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, run - Tiền sử gia đình có bệnh thận 5. Đáp ứng kém với điều trị ở bệnh nhân huyết áp ổn định huyết áp trước đây 6. Tăng huyết áp kháng trị 7. Các triệu chứng lâm sàng gợi ý hội chứng ngưng thở lúc ngủ 11/12/22 11 8. Các triệu chứng lâm sàng gợi ý u tuỷ thượng thận hoặc tiền căn gia đình u tuỷ thượng thận
- NGUYÊN NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP THỨ PHÁT 11/12/22 12
- NGUYÊN NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP THỨ PHÁT 11/12/22 13
- CÁC THUỐC VÀ HOẠT CHẤT CÓ THỂ GÂY TĂNG HUYẾT ÁP 11/12/22 14
- TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH Cơ quan Cấp tính Mãn tính Tim Hội chứng mạch vành cấp Hội chứng mạch vành mạn Phù phổi cấp do tăng huyết áp Phì đại thất trái Đợt mất bù cấp của suy tim mạn Suy tim mạn do tăng huyết áp Não Nhồi máu não Nhồi máu não cũ Xuất huyết não Xuất huyết não cũ Cơn thoáng thiếu máu não Động kinh Cơn thoáng thiếu mãu não cũ Hôn mê Thận Tổn thương thận cấp Bệnh thận mạn Mắt Xuất huyết võng mạc Bệnh võng mạc do tăng huyết áp mạn tính Phù gai thị Chia là 4 độ (theo Keith-Wagener – Baker): Độ 1: động mạch co nhỏ, ngoằn ngoèo Độ 2: dấu bắt chéo động tĩnh mạch Độ 3: phù nề, xuất tiết, xuất huyết vocng mạc Độ 4: phù gai thị Mạch máu Bóc tách động mạch chủ, vỡ Phình động mạch chủ Tắc động mạch ngoại biên cấp tính (thiếu máu chi cấp tính) Bệnh mạch máu ngoại biên mạn tính (đau cách hồi) Xơ vữa động mạch: động mạch cảnh… 11/12/22 15
- YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN THA CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC 1. Hút thuốc lá đang hút và đã hút 1. Giới ( nam > nữ) 2. Tăng cholesterol toàn phần và LDL – c 2. Tuổi ( > 65 tuổi) 3. Tăng acid uric 3. Tiền sử gia đình mắc bệnh lý tim mạch sớm ( 4. Đái tháo đường nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi) 5. Béo phì 4. Tiền sử gia đình mắc bệnh lý THA sớm 6. Lối sống tĩnh tại 5. Mãn kinh sớm 6. Yếu tố lâm lý, kinh tế, xã hội 7. Tần số tim lúc nghỉ > 80 l/ph 11/12/22 16
- TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THA TRÊN LÂM SÀNG 1. BỆNH SỬ: - Triệu chứng tăng huyết áp - Triệu chứng tổn thương cơ quan đích: đau ngực, khó thở, yếu liệt, thị lực, nước tiểu, tê đa cách hồi …. - Triệu chứng nguyên nhân tăng huyết áp: cơn, yếu 2 chi, vã mồ hôi, tay chân run 2. TIỀN SỬ: - Yếu tố nguy cơ, Tiền sử bệnh lý có thể là nguyên nhân THA thứ phát: cường giáp, suy giáp, suy thận, tiền sử bệnh lý là tổn thương cơ quan đích ( suy tim, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não , nhồi máu não, bệnh lý võng mạc, suy thận, bệnh động mạch ngoại biên ) - Triệu chứng gợp ý Tăng huyết áp thứ phát: cơn, yếu 2 chi, tay chân run, vã mồ hôi , ngáy to, đau đầu sau khi thức dậy, buồn ngủ ban ngày - Tăng huyết áp: thời gian? Triệu chứng lần đầu tiên chẩn đoán lần đó? Chẩn đoán? Điều trị có thường xuyên? Có biến chứng? Kiểm soát ( huyết áp cao nhất? Thấp nhất? Trung bình?) - Triệu chứng tổn thương cơ quan đích: tim ( đau ngực, khó thở , yếu liệt , nói đớ , đau cách hồi,phù, tiểu ít ) - Sử dung thuốc - Tiền sử gia đình 11/12/22 17
- TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THA TRÊN LÂM SÀNG 3. Thăm khám lâm sàng: - Tổng trạng: tri giác , BMI , Vòng eo, Chỉ số eo – mông, Kiểu hình cushing, Thị lực, da, lông - Đo huyết áp: khi nào cần đo 2 tay, khi nào cần đo tứ chi? - Mạch: tần số ? đều hay không đều ( rung nhĩ ?) - Dấu hiệu tăng cholesterol máu: Xanthomas ? Xanthelasma? - Tuyến giáp - Tim: dấu hiệu lớn tim trái ( nhìn sờ vị trí mỏm tim), lớn tim phải (dấu hazder +) nghe A2 mạnh, âm thổi ( hở van 2 lá cơ năng do dãn buồng tim trái, hở van động mạch chủ cơ năng do tăng áp lực động mạch chủ, hở 3 lá cơ năng do dãn buồng tim phải khi có suy tim toàn bộ) - Bụng: âm thổi - Thần kinh: dấu thần kinh khu trú - Mạch máu: mạch tứ chi?, dấu xe điếu, dấu giật dây chuông - Ngoài ra tìm các dấu hiệu suy tim trái, suy tim phải ( khi có suy tim toàn bộ) 11/12/22 18
- TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THA TRÊN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG: TĂNG HUYẾT ÁP, CƠN THA? NẾU CƠN THA LÀ CẤP CỨU HAY KHẨN CẤP, PHÂN ĐỘ ( KHI LẦN ĐẦU TIÊN CHẨN ĐOÁN, CHƯA ĐIỀU TRỊ), NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG ( TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH), YẾU TỐ NGUY CƠ 11/12/22 19
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam về Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp 2018. 2. ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension 2018. European Heart Journal (2018) 39, 3021–3104 3. ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/ AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults. JACC vol. 71, No. 19, 2018 4. Châu Ngọc Hoa (2020). Tiếp cận bệnh nhân Tăng huyết áp. Tiếp cận các vấn đề nội khoa thường gặp. Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh: 65-73. 5. Trương Quang Bình (2020). Tiếp cận chẩn đoán Tăng huyết áp. Tiếp cận chẩn đoán bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh: 14 -29. 6. Châu Ngọc Hoa (2012). Tăng huyết áp. Bệnh học nội khoa . Nhà xuất bản Y học TPHCM: 57 – 67. 11/12/22 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tiếp cận tiểu máu ở trẻ em
12 p | 140 | 5
-
Bài giảng Tiếp cận triệu chứng âm thổi ở tim - ThS. BS. Nguyễn Thành Sang
40 p | 7 | 3
-
Bài giảng Tiếp cận triệu chứng khó thở - Ths.BS. Nguyễn Thành Sang
28 p | 3 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân suy tim cấp – suy tim mạn từ triệu chứng lâm sàng đến chẩn đoán lâm sàng - ThS.BS. Nguyễn Thành Sang
23 p | 9 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận điều trị bệnh nhân tăng huyết áp - ThS. BS. Nguyễn Thành Sang
46 p | 5 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán bệnh thận mạn - TS.BS Nguyễn Bách
20 p | 8 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân tăng huyết áp - ThS. BS. Nguyễn Thành Sang
39 p | 8 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân sốt - BS. Võ Đình Bảo Văn
29 p | 8 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận và xử trí bệnh nhân sốc - Bs. CK2. Trịnh Xuân Nam
38 p | 6 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa liên quan acid dịch vị - TS.BS. Võ Hồng Minh Công
52 p | 16 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán tràn dịch màng phổi - ThS.BS Nguyễn Quang Huy
26 p | 8 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán Suy tim mạn - TS.BS. Nguyễn Hoàng Hải
35 p | 13 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận khó tiêu - ThS.BS. Nguyễn Thị Bích Duyên
27 p | 1 | 1
-
Bài giảng Tâm lý liệu pháp trong tiếp cận bệnh nhân thừa cân béo phì - ThS. Phạm Thị Minh Châu
20 p | 1 | 1
-
Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân trong bối cảnh y học gia đình - ThS.BS. Nguyễn Thị Bích Duyên
29 p | 2 | 0
-
Bài giảng Tiếp cận trẻ thường xuyên bị bệnh - PGS.TS. Trần Thị Mộng Hiệp
48 p | 1 | 0
-
Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân mắc bệnh nặng trong hành nghề y học gia đình - ThS.BS. Đỗ Ngọc Chánh
56 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn