Bài giảng Tổng quan về chất vấn tại nghị trường - Kỹ năng chất vấn của ĐBDC - Hứa Chu Khem
lượt xem 12
download
Bài giảng Tổng quan về chất vấn tại nghị trường - Kỹ năng chất vấn của ĐBDC bao gồm những nội dung về nguyên nhân đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân chất vấn; các văn bản pháp lý về quyền chất vấn của đại biểu dân cử; mục đích của hoạt động chất vấn; đặc điểm của câu hỏi chất vấn, truy vấn; mối tương quan của hoạt động chất vấn và trách nhiệm chính trị; hệ quả của hoạt động chất vấn; quy trình, thủ tục của hoạt động chất vấn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về chất vấn tại nghị trường - Kỹ năng chất vấn của ĐBDC - Hứa Chu Khem
- TỔNG QUAN VỀ CHẤT VẤN TẠI NGHỊ TRƯỜNG KỸ NĂNG CHẤT VẤN CỦA ĐBDC HỨA CHU KHEM PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐBQH KHÓA 12 TỈNH SÓC TRĂNG
- VÌ SAO ĐBQH, ĐB HĐND CHẤT VẤN ? Đây là một nhu cầu để kiểm tra, giám sát ( của ĐBQH, ĐBHĐND - người chất vấn ) nhằm mục đích, để nhiều người và bản thân mình được hiểu biết, xác định, và làm rõ hơn về nội dung, mục tiêu, yêu cầu phải đạt, khi Tổ chức, Đơn vị, cá nhân đảm nhận đã qua một quá trình thực hiện một nhiệm vụ nào đó đã được pháp luật quy định.
- Kỹ năng : được hiểu là “ khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn “ Chất vấn, trả lời chất vấn: Là nêu câu hỏi, trả lời, đối đáp.
- CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CHẤT VẤN CỦA ĐBDC I. 1- Hiến pháp 1992 : Điều 98 Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản.
- Điều 122 Hiến pháp Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.
- 1.2Luật tổ chức Quốc hội Điều 49 …Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn. Nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.
- 1.3Luật tổ chức HĐND và UBND Điều 41:…Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.
- 1.4Luật hoạt động giám sát của Quốc hội Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- 1.4Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (tiếp theo ) Điều 2. Giải thích từ ngữ (tiếp theo) 2. Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối
- I.5- Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH 1.6- Nội quy kỳ họp Quốc hội (Trong 2 văn bản trên, cũng nêu thêm nhiều nội dung nhắc lại và làm rõ, cụ thể hơn)
- II. MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN Theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chất vấn tại nghị trường Quốc hội, là giám sát tối cao có tác dụng mạnh, thúc đẩy tốt hơn trong thực thi Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU HỎI CHẤT VẤN, TRUY VẤN Câu hỏi chất vấn được viết bằng văn bản, tóm tắt đặt vấn đề và nêu được nội dung muốn hỏi, nên ngắn gọn. Câu hỏi truy vấn lại càng phải ngắn gọn hơn. Không nên nêu câu hỏi quá cụ thể hỏi về một con số tuyệt đối nào đó. Cũng không nên nêu câu hỏi chỉ với mục đích hỏi để biết, Không nên nêu câu hỏi “ Về những vấn đề khi tính thời sự đã đến mức nhạy cảm” liên quan bí mật quốc gia ; an ninh tài chính, tiền tệ, ngoại giao, chủ quyền, biên giới, khủng bố ; an ninh quốc gia… mà khi mổ xẽ ra nghị trường không có lợi cho cái chung ( nếu cần hỏi những vấn đề nầy ĐBDC nên đề nghị được trả lời riêng )
- ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU HỎI (tiếp theo ) Chọn một số ít câu hỏi quan trọng để chất vấn đối với một người, không nên nêu quá nhiều câu hỏi cho một người ( không nên quá 3 cấu hỏi ). Một số cụm từ nên có trong câu hỏi chất vấn : • Xin Bộ trưởng ( hoặc …) vui lòng cho biết giải pháp thực hiện trong thời gian tới, để đảm bảo…? •Xin Bộ trưởng ( hoặc …) vui lòng cho biết đánh giá thế nào về thực trạng…? • Khi vấn đề nêu đã quá rõ ràng, có thể hỏi : Xuất phát từ …Vậy Xin Bộ trưởng ( hoặc …) vui lòng cho biết đến thời gian nào sẽ hoàn thành ; hoặc đến thời gian nào sẽ triển khai, thi công, khắc phục… ;…
- ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU HỎI (tiếp theo ) Để thúc đẩy nhanh tiến độ cần những giải pháp gì ? • Cuối câu hỏi chất vấn, truy vấn, hoặc câu hỏi trực tiếp tại nghị trường cần chú ý không quên nói lời xin cảm ơn Bộ trưởng (hoặc…).
- ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU HỎI (tiếp theo ) Đại biểu có quyền tự do và phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân của mình mà pháp luật đã quy định về hoạt động chất vấn. Tuy nhiên trong thực tế có thể do hoàn cảnh riêng của các đoàn đại biểu, có khi do đoàn đại biểu quy định “ Đại biểu trong đoàn, khi muốn chất vấn câu hỏi gì, chất vấn đến ai, phải trao đổi thống nhất trong đoàn, trước khi nêu và gửi câu hỏi chất vấn” trường hợp như vậy đại biểu phải hết sức tế nhị, cân nhắc khi chất vấn, nói chung là tùy đại biểu quyết định.
- IV. MỐI TƯƠNG QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN VÀ TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ Là người đại biểu dân cử, và với trách nhiệm chính trị của mình. Hoạt động chất vấn phải là một khả năng cần có ( ĐB cần có kỹ năng nầy ) và nên thực hiện. Những trường hợp nào, nếu thông tin nắm chắc được, ĐB nên nêu chất vấn : 1. Khi phát hiện, hoặc tuy chưa phát hiện hết vấn đề, nhưng qua thông tin nắm được thấy có vấn đề gì đó không bình thường, có dấu hiệu sai phạm, 2. Trong thực thi nhiệm vụ có dấu hiệu thực hiện sai nội dung, tiến độ thực hiện quá chậm, có nhiều vướng mắc tồn tại chưa thấy tháo gở, mà cơ chế đúng ra trong thẩm quyền phải làm.
- Những trường hợp nào, nên nêu chất vấn (ti 3. Phát hiện tiêu ếp theo) cực, bao che mà nếu để lâu dài có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu hơn, thiệt hại cho xã hội, cho đất nước nhiều hơn. 4. Khi có vấn đề xã hội. 5. Khi có thiệt hại nghiêm trọng. 6. Người có trách nhiệm nhận thực hiện một nhiệm vụ, nhưng đã khá lâu (gần hết nhiệm kỳ, hoặc thời gian bổ nhiệm ) không thấy tiến triển hay triển khai thực hiện. 7. Khi có dấu hiệu mà mình thấy có thể vi phạm pháp luật.
- Những trường hợp nào, nên nêu chất vấn (tiếp theo) 8.Sự bất hợp lý kéo dài, sự bất cập về cơ chế quản lý, phân phối, điều hành, triển khai… 9.Qua xem xét báo cáo của Tổ chức, Cơ quan, Đơn vị, phát hiện thấy vấn đề cần làm rõ hơn, có thể nêu câu hỏi chất vấn. 10.Khi một vấn đề đã rõ ràng, có thể hỏi với tính chất kiên quyết bao giờ thì thực hiện xong. 11.Những vấn đề khác, thuộc lãnh vực chuyên môn mình nắm vững, thấy có vấn đề cần chất vấn, vv...
- V. HỆ QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN Với những kết quả thu được từ hoạt động chất vấn sẽ giúp cho nhiều người, và cho bản thân ĐB nêu chất vấn suy nghĩ thêm đi đến những quyết định; Thủ trưởng cơ quan bị chất vấn, qua đó có thể phát hiện được thêm những yếu kém, tìm ra những giải pháp tốt hơn. Cụ thể kết quả hoạt động chất vấn có thể sẽ dẫn đến những thay đổi quyết sách, điều chỉnh chỉ tiêu, xác định nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo bằng các giải pháp mới, bổ sung tốt hơn.
- VI. QUY TRÌNH, THỦ TỤC CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN -Mỗi kỳ họp sẽ có rất nhiều câu hỏi chất vấn của đại biểu gửi đến. CTQH sẽ chuyển các câu hỏi đến các cá nhân liên quan, để trả lời bằng văn bản cho ĐB nêu chất vấn. -Do thời gian mỗi đợt chất vấn trong kỳ họp không nhiều 2,5-3 ngày. Nên sau khi nắm đầy đủ các ý kiến chất vấn của đại biểu, UBTVQH sẽ gởi phiếu xin ý kiến : Quốc hội dự kiến sẽ chỉ chọn chất vấn theo một số nhóm vấn đề và chỉ chọn một số vị Bộ trưởng, thành viên chính phủ, Thủ tướng CP…, sẽ trả lời chất vấn trong kỳ họp đó mà thôi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng về Kỹ năng điều hành một cuộc họp
32 p | 949 | 327
-
Bài giảng Kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm - ThS. Lại Thế Luyện (Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, Chất lượng cao)
52 p | 110 | 25
-
Bài giảng Kỹ năng lãnh đạo quản lý hiện đại
46 p | 43 | 24
-
Bài giảng Kỹ năng tư duy sáng tạo: Phần 1 - ThS. Trần Hữu Trần Huy (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao)
91 p | 50 | 16
-
Bài giảng Quản lý học: Bài 6 - PGS.TS.Phan Kim Chiến
37 p | 126 | 15
-
Tìm hiểu Trí nhớ
18 p | 94 | 10
-
Bài giảng Lãnh đạo học - ThS. Đặng Thị Thơi
55 p | 43 | 10
-
Bài giảng Chất vấn - Kỹ năng nêu vấn đề
11 p | 101 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn