Bài giảng Vai trò của nước ối đối với sức khỏe và bệnh tật thai nhi - CKII.BS. Huỳnh Văn Nhàn
lượt xem 4
download
Bài giảng gồm các nội dung: Vai trò của nước ối, thành phần của nước ối, nguồn gốc tạo thành và sự tái hấp thu nước ối, các phương pháp đo lường nước ối, kỹ thuật đo AFI, các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình đo khoang ối trên siêu âm... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vai trò của nước ối đối với sức khỏe và bệnh tật thai nhi - CKII.BS. Huỳnh Văn Nhàn
- VAI TRÒ CỦA NƯỚC ỐI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT THAI NHI BS. CKII. HUỲNH VĂN NHÀN BV TỪ DŨ NĂM 2005
- Vai trò của nước ối 1. Bảo vệ thai nhi chống lại những chấn thương cơ học. 2. Cung cấp 1 môi trường ấm áp ổn định. 3. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi trong giai đoạn đầu. 4. Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. 5. Cho phép thai nhi phát triển co duỗi dễ dàng 6. Cho phép hệ hô hấp, tiêu hóa, cơ xương phát triển một cách bình thường.
- THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC ỐI Nước ối gồm 97% là nước, còn lại là muối khoáng và các chất hữu cơ. Các điện giải chính là Na+, K+, Cl+, ngoài ra còn có phosphor calcium và magnésium. Các thành phần hữu cơ gồm: protein (urea, creatinine, acid uric, protide), glucide, lipide, các hormone (hCG, estrogen…) và chất màu (bilirubine…). Tế bào trong nước ối có nhiều loại gồm: Tế bào da (xuất hiện từ 16 tuần tuổi) Tế bào niêm mạc tróc ra từ niêm mạc của thai nhi Tế bào nhiều nhân, đại thực bào Tế bào không nhân Người ta còn cấy tế bào trong nước ối để khảo sát bất thường nhiễm sắc thể bào thai.
- NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ tinh. Từ ngày thứ 12 28 sau khi thụ tinh, tuần hoàn nhau thai được thành lập, có sự thẩm thấu giữa tuần hoàn và nước ối. Sau đó nước ối được tạo thành từ 3 nguồn gốc: thai nhi, màng ối, mẹ
- NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI Trong giai đoạn đầu, da thai nhi có liên quan đến sự tạo thành nước ối, chỉ khi chất gây xuất hiện, khoảng tuần 20 28 thì con đường này mới chấm dứt. Trong nửa sau của thai kỳ thì thận và phổi thai nhi là 2 nguồn tạo nước ối, đặc biệt là thận của thai Sự chế tiết nước tiểu từ thận thai được ghi nhận từ tuần thứ 12. Vào tuần thứ 18, thận thai sản xuất ra 7 – 17 ml nước tiểu/ ngày và tiếp tục tăng lên trong thai kỳ. Do đó cần bắt buộc khảo sát hệ niệu thai nhi trong trường hợp thiểu ối để tìm những dị dạng như bất sản thận thai thi.
- NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI Thể tích nước ối bình thường ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ là bằng chứng có ít nhất 1 thận của thai hoạt động. Từ tuần thứ 20 xuất hiện nguồn nước ối từ khí – phế quản do huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp. Màng ối bao phủ bánh nhau và dây rốn cũng tiết ra nước ối.
- NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI Sự tái hấp thu nước ối được thưcï hiện chủ yếu qua hệ tiêu hóa của thai nhi (sự nuốt). Từ tuần thứ 20, thai nuốt nước ối. Khi tiêm chất cản quang vào trong buồng ối, sau đó chụp X quang sẽ thấy có chất cản quang trong ruột thai nhi. Trên lâm sàng thường thấy đa ối do hẹp thực quản thai nhi. Ngoài ra nước ối còn được tái hấp thu qua da, dây rốn và màng ối.
- NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI Như vậy, có hiện tượng tuần hoàn của nước ối. Nước ối luôn được tái tạo. Vào cuối thai kỳ, nước ối đổi mới mỗi 3h, tức lưu lượng nước ối tương đương 4 – 8 l/ ngày. Sự tái tạo này tăng dần lên khi thai đủ ngày và giảm dần sau đó.
- NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI Các yếu tố ảnh hưởng lên sự tái tạo – hấp thu nước ối: 1. Tuổi thai 2. Cân nặng thai 3. Huyết động học mẹ: cao huyết áp gây thiểu ối.
- CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ LƯỢNG NƯỚC ỐI Thể tích nước ối thay đổi từ 50 ml ở thai 1 – 2 tháng đến 1000 ml lúc thai 38 tuần Sau đó thể tích nước ối giảm dần còn khoảng 800 ml vào tuần thứ 40 của thai kỳ.
- Các phương pháp đo lường nước ối: 1.Phương pháp chủ quan: + ít ++ hơi ít +++ trung bình ++++ hơi nhiều +++++ nhiều 2.Phương pháp đo khoang ối lớn nhất (MVP): 8 cm đa ối 3.Phương pháp đo chỉ số ối (AFI): Chia tử cung thành 4 vùng, đo độ sâu khoang ối lớn nhất trong từng vùng (cm) rồi sau đó cộng lại ra AFI. 4.Phương pháp đo thể tích toàn phần khối lượng tử cung: 5.Cắt ngang bụng thai nhi thấy khoang nước ối bên cạnh còn đủ chỗ để chứa thêm một bụng thai nhi nữa là đa ối.
- Kỹ thuật đo AFI Tư thế sản phụ: nằm ngửa. Đầu dò: Linear, curvilinear hoặc sector. Tử cung được chia thành 4 phần, bằng cách sử dụng mặt cắt ngang qua rốn mẹ và mặt cắt đứng dọc giữa. Đầu dò phải được giữ song song với mặt phẳng đứng dọc (sagittal plane) và vuông góc với mặt phẳng đứng ngang (coronal plane) của cơ thể mẹ.
- Kỹ thuật đo AFI Chọn khoang ối sâu nhất không chứa dây rốn và các phần thai, rồi đo theo phương thẳng đứng (strictly vertical direction). Quá trình này được lặp lại cho mỗi phần tư của bụng, sau đó cộng cả 4 vùng lại ta có chỉ số AFI. Nếu AFI
- Kỹ thuật đo AFI Hill và Phelan đã nhận thấy cách đo AFI này chưa đề cập đến việc nếu khoang ối có chứa dây rốn có được chọn hay không? Rutherford và cộng sự đã phát biểu rằng: dây rốn hoặc chi thai có thể băng qua khoang ối được đo (hình), nhưng nếu khoang ối này chứa đầy dây rốn hoặc chi thai thì nó không nên được chọn để đo. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng hầu hết các nhà siêu âm đều chọn khoang ối không chứa dây rốn hoặc 1 phần thai (chi thai) để đo.
- Các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình đo khoang ối trên Siêu âm Khoang ối bị lấp đầy bởi dây rốn không nên được dùng để đo thể tích nước ối. (Doppler sẽ xác định sự hiện diện của dây rốn) Thành bụng dầy mỡ cho ảnh giả hoặc sử dụng đầu dò có độ phân giải thấp làm khoang ối đo được nhỏ hơn thực tế. Ơû 3 tháng cuối của thai kỳ, những chất trôi nổi tự do (chất gây) có thể làm cho khoang ối khó quan sát. Hình ảnh chụp tĩnh 1 khoang ối có thể không đại diện cho thể tích nước ối nó chứa đựng.
- THIỂU ỐI (oligohydramnios)
- THIỂU ỐI Định nghĩa: Gọi là thiểu ối khi thể tích nước ối đo được
- THIỂU ỐI Tuy nhiên Rutherford và cộng sự lại dùng ngưỡng AFI
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vitamin
80 p | 755 | 157
-
Bài giảng Giải phẩu - Sinh lý hệ bài tiết (P2)
35 p | 323 | 82
-
Bài giảng Chương 13: Vitamin và một số chất dinh dưỡng
26 p | 157 | 29
-
Bài giảng Bài 34: Vitamin
9 p | 176 | 19
-
Bài giảng Chuyển hóa muối nước
20 p | 159 | 14
-
Bài giảng Vai trò của thuốc ức chế canx trong điều trị tăng huyết áp – PGS. TS Võ Thành Nhân
34 p | 131 | 12
-
Bài giảng Vai trò của dinh dưỡng trong cơ thể
7 p | 139 | 11
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 15 - DS. Trần Văn Chện
9 p | 25 | 8
-
Bài giảng Bệnh Glaucoma - BS. Lê Công Lĩnh
27 p | 98 | 7
-
Bài giảng Vai trò của vitamin & khoáng chất - Bs. Phạm Thị Ngọc Điệp
31 p | 26 | 6
-
Bài giảng Dược liệu 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
49 p | 13 | 6
-
Bài giảng Dinh dưỡng: Chương 2 - Nguyễn Tiến Cường
37 p | 22 | 6
-
Sỏi túi mậtVai trò của túi mật ?
5 p | 91 | 3
-
Bài giảng Vai trò của nước ối đối với sức khỏe và bệnh tật thai nhi
49 p | 66 | 3
-
Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 4 - PGS.TS. Lê Văn Quân
30 p | 5 | 3
-
Bài giảng Giải phẫu học và sinh lý mắt - TS. Lê Minh Lý
22 p | 5 | 2
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải cân bằng acid-base
85 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn