intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vi khuẩn học thú y: Giống Streptococcus - PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên

Chia sẻ: 4584125 4584125 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

104
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng này trang bị cho người học những hiểu biết giống Streptococcus. Thông qua bài giảng này người học có thể biết được: Đặc tính chung của giống Streptococcus, phân loại giống streptococcus, đại cương về bệnh liên cầu khuẩn ở lợn,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vi khuẩn học thú y: Giống Streptococcus - PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên

  1. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài giảng này!
  2. I. ĐẶC TÍNH CHUNG.  Liên cầu khuẩn thường xếp thành chuỗi dài, ngắn như chuỗi hạt, có thể từ 6 - 8 đơn vị hoặc 10 - 100 đơn vị.  Gram +, không di động, không có giáp mô.  Vi khuẩn phân bố rộng trong tự nhiên như đất nước, không khí và trên cơ thể sinh vật  Trong cơ thể động vật và người, VK sống ở phần trên của ống tiêu hóa và hô hấp, phần dưới của ống tiêu hóa, ở các hốc tự nhiên và trên da.
  3.  Ở ngựa: VK gây bệnh viêm hạch truyền nhiễm (adenitisequorum) do streptococcus equi.  Ở bò: VK gây nung mủ ở các vết thương, viêm vú bò sữa, viêm cơ …  Ở dê: VK gây chứng nung mủ, viêm vú viêm phổi và bại huyết.  Ở lợn: VK tác động khá phức tạp, trong đó, các chủng Streptococcus suis gây những bệnh cảnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, thành dịch với tỷ lệ chết cao và có thể lây sang người, đe dọa sinh mạng.
  4. II. Phân loại Giống Streptococcus có nhiều typ huyế thanh học. Hiện tại, có 2 cách phân loạ :  Dựa vào tính chất dung huyết trên thạch máu (ngựa, cừu, thỏ):  Liên cầu dung huyết nhóm anpha (α): trên thạch máu 48h xuất hiện KL màu lục, vòng dung huyết có 2 vùng lục sẫm ở trong và lục nhạt ở ngoài. Loại VK này độc lực không cao.  Nhóm Beta (β): xung quanh KL có vòng dung huyết không màu, đó la những chủng VK có độc lực cao, gây bệnh ở động vật.  Nhóm gamma (γ): không có độc lực, không làm biến đổi thạch máu.
  5.  Phân loại theo cấu tạo kháng nguyên:  Liên cầu khuẩn được chia làm 17 nhóm, ký hiệu từ n óm A đến Q.
  6. III. Đại cương về bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn  Bệnh liên cầu khuẩn (Streptococcosis) là một bệnh truyền nhiễm ở h u hết các loài thú.  Bệnh thường gặp ở ợn và ở Người.  Newson (1937) – Hoa Kỳ - apse vùng cổ l  Jansen và Van Dorsen (1951) – Hà Lan - lợn nhiễm trùng huyết, viêm họng, viêm khớp..
  7. World map of human Streptococcus suis cases with background pig density data. Hughes J M et al. Clin Infect Dis. 2009;48:617-625 © 2009 by the Infectious Diseases Society of America
  8. IV. ĐẶC TÍNH SINH HỌC 4.1. Hình thái: o Các loài liên cầu khuẩn đều có dạng hình cầu, ovan, , xếp thành chuỗi dài hay chuỗi ngắn từ 4 – 6 (Streptococcus suis, S. equisimilis, S. feacalis...); xếp chuỗi 2 vi khuẩn với nhau (Streptococcus pneumonia = Diplococcus pneumonia). o Bắt màu gram (+) 4.2. Nuôi cấy:  Trên môi trường thạch máu: vi khuẩn phát triển các khuẩn lạc nhỏ: đường kính 0,8 – 2mm, bóng, nhẵn; đặc biệt gây dung huyết (tan hồng cầu ngựa, lợn, cừu...) dạng  và dạng . 4.3. Đặc tính sinh hóa:  Vi khuẩn có thể lên men đường: mannitol, sorbitol, raffinose, melibinose, xyclose, lactose, glucose... và arginin, tùy từng chủng khác nhau. 4.4. Cấu trúc kháng nguyên: vi khuẩn có vỏ bền vững bằng Polysaccharit. Trong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn tiết ra men Streptokinase, Streptodorkinase làm phân huỷ Streptomycin và kháng sinh thuộc nhóm này.
  9. 4.5. Sức đề kháng:  Bình thường lợn khỏe mạnh mang vi khuẩn ở hạch hầu và niêm mạc mũi từ 1 – 3 tháng, với tỷ lệ 10 – 15%. Khi lợn gặp các yếu tố bất lợi (stress), vi khuẩn cường độc và gây bệnh.  Trong tự nhiên, vi khuẩn tồn tại 2 – 4 tuần ở chuồng trại, môi trường chăn thả lợn và không khí ẩm ướt.  Vi khuẩn bị diệt dưới ánh sáng mặt trời sau 40 – 60 phút và các thuốc sát trùng: NạOH – 3%; Formol –3%; Cresyl: 3 – 5%; nước vôi 10%; vôi bột.  Mầm bệnh có thể từ lợn lây sang người: S. suis, S. feacalis; S. equisimils (nhóm L, theo Pedro Acha, 1989).
  10. 4.6. Đặc tính gây bệnh.  Trong tự nhiên:  Vi khuẩn Streptococcus suis: Thuộc nhóm D có 9 serotyp;nhóm R và nhóm S có 2 serotyp gây ra các thể bệnh viêm họng, nhiễm trùng huyết và viêm khớp ở lợn.  Vi khuẩn Streptococcus suis: thuộc nhóm E có 6 Serotype, Ký hiệu I – VI, gây các thể bệnh apse hạch và các nội quan khác.  Vi khuẩn Streptococcus suis: thuộc nhóm L và nhóm C gồm 11 Serotype gây các thể bệnh nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc và viêm đa khớp ở lợn.  S. equisimilis nhóm C còn gây ra các thể bệnh viêm tử cung âm đạo, sảy thai, chết thai; gây viêm vú, cạn sữa và viêm não ở lợn.  S. facealis: nhóm K và nhóm N gây viêm bộ máy sinh dục và đường tiết niệu ở lợn.  VK có thể lây sang và gây bệnh cho người.  Trong phòng thí nghiệm:  Có thể dùng Chuột nhắt trắng, thỏ và lợn khỏe mạnh.để gây bệnh
  11. Triệu chứng:  Thời gian ủ bệnh: Từ 6 giờ đến 3 ngày  Thể nhiễm trùng huyết  Thể viêm não tủy  Thể viêm nội tâm mạc  Thể viêm họng, phế quản phổi  Thể viêm hạch  Thể viêm đường sinh dục và tiết niệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2