intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vi phạm pháp luật và trách nhiện pháp lý

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:40

320
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Vi phạm pháp luật và trách nhiện pháp lý được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật; cấu thành của vi phạm pháp luật; phân loại vi phạm pháp luật; trách nhiệm pháp lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vi phạm pháp luật và trách nhiện pháp lý

  1. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ  TRÁCH NHIỆN PHÁP LÝ Presented by: Phan Nhat Thanh
  2. NỘI DUNG  1. Khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật 2. Cấu thành của vi phạm pháp luật 3. Phân loại vi phạm pháp luật 4. Trách nhiệm pháp lý
  3. I. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU CỦA VI PHẠM  PHÁP LUẬT 1.  Khái  niệm:  là  hành  vi  (hành  động  hay  không  hành  động),  trái  pháp  luật,  có  lỗi,  do  chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực  hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan  hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
  4. 2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật   Là hành vi xác định của con người;  Trái pháp luật;  Có lỗi;  Do  chủ  thể  có  năng  lực  trách  nhiệm  pháp  lý  thực hiện.
  5. Hành vi xác định của con người VPPL  trước  hết  phải  là  hành  vi  xác  định  của  chủ thể, tức là hành vi đó phải được thể hiện  ra  thế  giới  khách  quan  bên  ngoài,  biểu  hiện  dưới dạng hành động và không hành động. 
  6. Hành  vi  của  con  người  phải  mang  tính  nguy  hiểm cho xã hội  ở những mức độ nhất định thì  mới bị coi là vi phạm pháp luật. 
  7. Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc hành  vi đó đã xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các  quyền,  lợi  ích  cơ  bản,  chính  đáng  của  nhà  nước, tập thể, cá nhân hoặc các quan hệ xã hội  được nhà nước xác lập và bảo vệ. 
  8. Cần  lưu  ý  những  hành  vi  trái  pháp  luật  được  thực  hiện  do  sự  kiện  bất  ngờ  hoặc  trong  tình  thế cấp thiết…tức là chủ thể không thấy trước  và không buộc phải thấy trước hậu quả có thể  xẩy ra.
  9. Trái pháp luật Tính trái pháp luật của hành vi mà chủ thể thực  hiện, thể hiện ra bên ngoài dưới dạng, hành vi  đó  đã  gây  thiệt  hại,  đe  dọa  gây  thiệt  hại  đến  các quan hệ xã hội được Nhà nước xác lập và  bảo vệ. 
  10. Chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm. Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn  mà pháp luật cho phép. Chủ  thể  không  thực  hiện  nghĩa  vụ  mà  nhà  nước bắt buộc .
  11. Có lỗi  Lỗi  là  thái  độ  tâm  lý  đối  với  hành  vi  vi  phạm  pháp luật do mình thực hiện và đối với hậu quả  của hành vi  ấy được thể hiện dưới  hình thức  cố ý hoặc vô ý.
  12. (Quan điểm pháp lý dân sự, thương mại) Lỗi dựa trên sự quan tâm, chu đáo của chủ thể  đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Một  cá nhân hay pháp nhân, được coi là không có lỗi  nếu áp dụng tất cả mọi biện pháp để thực hiện  đúng  nghĩa  vụ  đã  biểu  hiện  sự  quan  tâm  chu  đáo mà tính chất của nghĩa vụ và điều kiện lưu  thông dân sự yêu cầu đối với họ.
  13. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực  hiện Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của  chủ thể vi phạm pháp luật, vào thời điểm thực  hiện  hành  vi,  họ  hoàn  toàn  có  khả  năng  nhận  thức  được  tính  chất  nguy  hiểm  cho  xã  hội  và  hậu  quả  của  hành  vi  mà  mình  thực  hiện;  khả  năng  điều  khiển  được  hành  vi;  khả  năng  tự  chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. 
  14. II. CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT 1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật – Là  những  biểu  hiện  ra  bên  ngoài  của  vi  phạm  pháp  luật  mà  con  người  có  thể  nhận  thức được bằng trực quan sinh động. 
  15. Mặt khách quan là của vi phạm pháp luật gồm: Hành  vi  trái  pháp  luật:  thể  hiện  dưới  dạng  hành  động  hay  không  hành  động,  trái  pháp  luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại  cho xã hội. 
  16. Sự thiệt hại của xã hội  là  những  tổn  thất  thực  tế  về  mặt  vật  chất,  tinh  thần  mà  xã  hội  phải  gánh  chịu;  hoặc  nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại về vật chất  hoặc  tinh  thần  nếu  hành  vi  trái  pháp  luật  không được ngăn chặn kịp thời.
  17. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp  luật và sự thiệt hại cho xã hội:  hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên  nhân  trực  tiếp,  còn  sự  thiệt  hại  của  xã  hội  đóng vai trò là kết quả tất yếu. 
  18. Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố  khác  thuộc  mặt  khách  quan  của  vi  phạm  pháp  luật  như:  công  cụ  thực  hiện  hành  vi  vi  phạm  (dao,  súng…),  thời  gian,  địa  điểm  thực  hiện  hành vi vi phạm…vv.
  19. 2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật  Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi  phạm pháp luật. 
  20. ­ Lỗi Lỗi  là  trạng  thái  tâm  lý  phản  ánh  thái  độ  tiêu  cực  của  chủ  thể  đối  với  hành  vi  trái  pháp luật của mình và hậu quả do hành vi  đó gây ra. Có các hình thức sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2