intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài học lễ nghĩa

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy trẻ lễ phép là điều mà không ít bậc phụ huynh băn khoăn. Dạy như thế nào cho hiệu quả? Phải chăng bài học về lễ nghĩa quá “khó nuốt” đối với trẻ? Chị Hạ Vi (Biên Hòa, Đồng Nai) tâm sự: “Để giáo dục con cái biết sống lễ phép, tôi thường đưa ra yêu cầu, chẳng hạn như con phải biết vâng lời mẹ, phải chào hỏi khi gặp mọi người, phải thật thà, không được nói dối”… Nhưng xem ra đây là cách giáo dục mang tính áp đặt và không đem lại hiệu quả....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài học lễ nghĩa

  1. Bài học lễ nghĩa
  2. Dạy trẻ lễ phép là điều mà không ít bậc phụ huynh băn khoăn. Dạy như thế nào cho hiệu quả? Phải chăng bài học về lễ nghĩa quá “khó nuốt” đối với trẻ? Chị Hạ Vi (Biên Hòa, Đồng Nai) tâm sự: “Để giáo dục con cái biết sống lễ phép, tôi thường đưa ra yêu cầu, chẳng hạn như con phải biết vâng lời mẹ, phải chào hỏi khi gặp mọi người, phải thật thà, không được nói dối”… Nhưng xem ra đây là cách giáo dục mang tính áp đặt và không đem lại hiệu quả. Áp lực đó khiến bé cảm thấy những bài học lễ nghĩa trở nên khô khan, đáng ghét. Hậu quả là trẻ nhỏ sẽ quên nhanh những điều cha mẹ vừa dạy bảo. Người lớn làm gương Trước tiên các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh nhận ra rằng trẻ còn quá non nớt để hiểu được thế nào là lễ nghĩa, đúng, sai. Khi được bốn - năm tuổi, trẻ có thể nắm bắt được nhiều điều. Đây là thời điểm thuận lợi để dạy những điều lễ nghĩa cho trẻ. Tâm lý lứa tuổi này là bé bắt chước thái độ và hành vi của người lớn rất nhanh. Trẻ thường học hỏi từ những thói quen của cha mẹ. Vì thế, cách nói năng, cư xử của phụ huynh chính là bài học đầu đời của con trẻ.
  3. Chị Nguyệt (Q.1, TP.HCM) có hai đứa con rất ngoan, học giỏi. Cậu nhóc mới năm tuổi cứ tíu tít chào khách và cảm ơn khi được cho quà với vẻ mặt tươi vui. Trong khi đó, không ít những đứa trẻ cùng tuổi vẫn nói trống không với mọi người. Chị Nguyệt tiết lộ “bí kíp” của mình: Thỉnh thoảng, chị nhờ các con lấy giùm đồ đạc trong nhà. Khi nhận được chị liền cảm ơn ngay. Bé sẽ cảm thấy rất vui khi hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều lần như vậy, không cần phải dạy những câu từ về đạo đức một cách rối rắm, con chị cũng bắt chước cảm ơn mỗi khi nhận được bất cứ thứ gì từ người khác. Khi mắc lỗi hoặc vô ý làm bé đau, chị đã thành thật xin lỗi con. Việc làm đó đã giúp bé hình thành được ý niệm khi không làm điều tốt cho người khác thì phải nói lời xin lỗi. Thực tế đã chứng minh dạy trẻ bằng những việc làm cụ thể có hiệu quả gấp nhiều lần so với việc cứ lặp đi lặp lại câu nói suông: “Con cảm ơ n đi!”. Một hành động gương mẫu của cha mẹ còn giá trị hơn hàng trăm bài thuyết trình hàng ngày. Bài học được minh họa sinh động
  4. Những bài học lễ giáo căn bản đầu tiên cho bé là cách chào hỏi, thái độ lễ phép với người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ phải biết truyền đạt, thuyết phục sao cho gần gũi, dễ hiểu. Những minh họa thực tế sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn. Cha mẹ có thể dùng những bài thơ, bài hát vui nhộn, dễ thương có nội dung hướng dẫn cách chào hỏi để đọc, hát cho bé nghe. Khi dạy trẻ hành vi lễ phép với mọi người, cha mẹ cần phải nhẹ nhàng, tận tâm. Trẻ thường luôn mong muốn được người lớn đối xử dịu dàng. Cha mẹ cần tâm sự, chia sẻ với con như một người bạn. Thủ thỉ với con trước khi ngủ những bài lễ nghĩa cũng là cách “dễ thấm” đấy. Hãy để ý những hành vi lễ phép của trẻ và động viên kịp thời khi trẻ hành động đúng. Nếu vô tình bạn bắt gặp bé con của mình chân thành xin lỗi một em bé vì nó vừa va quệt, bạn đừng tỏ thái độ quá ngạc nhiên khiến con e ngại. Nhân tình huống đó bạn nên khích lệ con phát huy và khen con đã làm gương tốt cho em bé kia. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng nên trao đổi với con cách giải quyết một số tình huống. Khuyến khích con đề xuất cách bày tỏ lời xin lỗi, nói lời cảm ơn hay đưa ra lời chào hỏi làm cho tình huống sinh động. Cha mẹ dạy cho trẻ hiểu lời cám ơn không chỉ thể hiện sự biết ơn của mình mà nó có tác dụng động viên, khuyến khích người ta tốt hơn. Tuy nhiên, hiện
  5. nay có một số bậc phụ huynh lại quan niệm việc chào hỏi cũng như nói lời xin lỗi hay cám ơn là khách sáo, gò bó, khó gần. Quan niệm này ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và thái độ của trẻ. Cha mẹ lưu ý, đừng dạy lễ giáo cho con bằng quát mắng và đòn roi. Biện pháp này sẽ phản tác dụng. Trẻ không những không vâng lời mà còn làm trái ý cha mẹ để chống đối. Vì vậy, để những bài học về lễ nghĩa không còn khô khan, cha mẹ phải biết lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của trẻ trước khi giáo huấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2