Bài học từ việc thông đồng trong kinh doanh
lượt xem 69
download
Trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh luôn là rất cần thiết đối với các công ty. Đây là cơ sở cho công ty có những bước phát triển vững chắc. Tuy vậy, có nhiều công ty chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt dẫn đến có hành vi vi phạm Luật cạnh tranh, mà phổ biến nhất là hành vi thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để nâng giá sản phẩm, dịch vụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học từ việc thông đồng trong kinh doanh
- Bài học từ việc thông đồng trong kinh doanh Trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh luôn là rất cần thiết đối với các công ty. Đây là cơ sở cho công ty có những bước phát triển vững chắc. Tuy vậy, có nhiều công ty chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt dẫn đến có hành vi vi phạm Luật cạnh tranh, mà phổ biến nhất là hành vi thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để nâng giá sản phẩm, dịch vụ.
- Từ những đối thủ cạnh tranh của nhau, giờ đây những công ty này đã trở thành “những người bạn tốt” cùng vi phạm pháp luật, chuyển từ cạnh tranh bình đẳng sang lạm dụng để độc quyền. Hai Shan và T’ai Feng Công ty phát thanh cáp Hai Shan và Công ty phát thanh cáp T’ai Feng, là hai nhà cung cấp hệ thống cáp duy nhất tại một địa phương ở Đài Loan. Họ thường thu phí sử dụng truyền hình cáp của người dân địa phương là 300 đôla Đài Loan/tháng và những người dân ngoài địa phương là 400-500 đôla Đài Loan/tháng. Tuy nhiên, từ giữa năm 2003, Hai Shan và T’ai Feng đã cùng gửi thư đến những người sử dụng dịch vụ của họ để thông báo về việc tăng phí. Theo Luật thương mại lành mạnh Đài Loan, hành vi thông đồng được sử dụng trong Luật thương mại lành mạnh có nghĩa là hành động của một công ty thông đồng với một hoặc một số công ty khác, mà họ có quan hệ cạnh tranh, dưới hình thức ký kết một hợp đồng, một thỏa thuận hoặc ngầm đồng ý để quyết định giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ của họ, ...từ đó kiềm chế hoạt động lẫn nhau. Ngoài ra, điều 2 của các nguyên tắc thực hiện Luật thương mại lành mạnh quy định rằng, thuật ngữ “hành vi thông đồng” nhằm để chỉ các công ty ở cùng một quy mô sản xuất hoặc phân phối nên có thể ảnh hưởng đến sản xuất hoặc chức năng cung cầu của một thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ. Thuật ngữ “các hình thức ngầm hiểu khác” được đề cập tại Luật thương mại lành mạnh nhằm để chỉ các mối liên hệ ngoài hợp đồng hoặc thỏa thuận mà bất chấp việc tôn trọng pháp luật của họ nhằm dẫn tới các hành động chung. Trong trường hợp này, cả Hai Shan và T’ai Feng đều là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp ở địa phương. Họ cũng là hai nhà cung cấp dịch vụ duy nhất ở khu vực này, họ có cùng quy mô sản xuất hoặc phân phối, và vì vậy họ có quan hệ cạnh tranh theo chiều dọc. Lập luận của hai công ty là thừa nhận do chi phí cho
- các kênh chương trình tăng giá và sự cạnh tranh khốc liệt lãng phí giữa họ nên cả hai đều phải chịu thua lỗ. Vì vậy, Hai Shan và T’ai Feng đã thỏa thuận với nhau và quyết định chấm dứt cạnh tranh về giá và xóa bỏ việc giảm giá cho những người sử dụng cư trú ở các khu nhà ở và các khu liên hợp. Hai bên cũng nhất trí là sẽ điều chỉnh giá dịch vụ. Tuy nhiên, Hai Shan và T’ai Feng cho rằng họ không thực hiện hành vi thông đồng vì mức phí sử dụng và nội dung chương trình của họ vẫn khác nhau. “Hành vi thông đồng” theo quy định tại Luật thương mại lành mạnh không chỉ rõ là cần có sự liên kết về giá. Mặc dù vậy, theo đúng quy định thì các hành động kiềm chế hoạt động của các công ty có liên quan, chẳng hạn như cùng quyết định về giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc áp dụng những hạn chế về số lượng, công nghệ, sản phẩm, trang thiết bị, các đối tác thương mại và các khu vực thương mại cũng bị coi như là hành vi thông đồng. Điều đó đúng với trường hợp này, Hai Shan và T’ai Feng không liên kết về giá nhưng sau khi họ tham khảo với nhau đã đồng thời chấm dứt điều khoản giảm giá đặc biệt đối với dân cư sinh sống tại địa phương và tăng mức giá ban đầu. Hành động này tương đương với hành vi thông đồng về giá của hàng hóa hoặc dịch vụ từ đó kiềm chế hoạt động lẫn nhau. Hơn nữa, vì không còn nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nào trong khu vực nên hành vi thông đồng giữa Hai Shan và T’ai Feng nhằm tăng phí sử dụng có thể ảnh hưởng mạnh đến chức năng cung cầu của thị trường truyền hình cáp. Người ta cho rằng hành động “thảo luận” hay “tham khảo” không nhất thiết có nghĩa là một hợp đồng hay thỏa thuận nhưng thực sự đã có hành vi thông đồng vì có sự liên lạc giữa các bị cáo. Dựa trên tình hình thực tế, hành động cùng nhất loạt chấm dứt việc giảm giá đặc biệt cho những người sử dụng cư trú tại địa phương và tăng phí sử dụng của Hai Shan và T’ai Feng đã tạo nên hành vi thông đồng theo định nghĩa của Luật thương mại lành mạnh Đài Loan. Theo quyết định Uỷ ban cạnh tranh Đài Loan,
- Hai Shan và T’ai Feng bị yêu cầu chấm dứt việc thực hiện hành động trên. Đối với trách nhiệm hình sự của họ, vụ việc này sẽ được chuyển cho công tố viên để điều tra thêm. Sáu trường luyện thi Đầu năm 2003, Phòng điều tra kinh doanh ở tỉnh Koshiung Đài Loan có gửi cho Uỷ ban cạnh tranh Đài Loan một tài liệu khuyến mại của sáu trường luyện thi là Li Hsing, Chien Chih, Ju Lin, Hung Ju, Yan Tung, Pi Ch’eng cùng công bố vào cuối năm 2002 ở tỉnh Kaoshiung. Tài luyện khuyến mại có tên “Chính sách đặc được đang được áp dụng 3-4-5” nói rằng, bất kỳ sinh viên nào chưa đăng ký học ở một trong những trường luyện thi lớn tại Kaoshiung, sẽ được hưởng một sự giảm giá đặc biệt nếu đăng ký học trước cuối năm vào bất kỳ trường nào trong số 6 trường nói trên cho kỳ học tiếp theo của khoá học luyện thi vào cao đẳng, đại học. Chính sách 3-4-5 được áp dụng có nghĩa là 30.00 đôla Đài Loan cho một nhóm 3 người, 40.000 USD cho một nhóm nhóm 4 người, 50.000 USD cho một nhóm 5 người cùng nộp đơn (chỉ áp dụng cho các sinh viên chuyên ngành xã hội). Theo nội dung ghi tại tài liệu khuyến mại, 6 trường đại học đã vi phạm Luật thương mại lành mạnh vì có hành vi thông đồng để quy định mức học phí. Uỷ ban cạnh tranh Đài Loan yêu cầu hiệu trưởng của 6 trường đại học trên đến gặp Uỷ ban và giải thích. Tất cả họ đều thừa nhận là đã cùng nhau đưa ra tài liệu khuyến mại. Hiệu trưởng trường Li Hsing, Chang Wan Pang, tiết lộ rằng tài liệu khuyến mại là một sản phẩm chung của các hiệu trưởng 6 trường và được đưa ra để khuyến mại cho khoá học do các trường cung cấp. Lúc đầu, sáu hiệu trưởng bị cáo buộc rằng đưa ra tài liệu khuyến mại với tư cách cá nhân nhằm mục đích thúc đẩy nguồn thu từ học phí, hơn là để khuyến mại cho các khoá học hiện có của trường. Tuy nhiên, cuộc điều tra của Uỷ ban cho thấy các tài liệu khuyến mại được công bố dưới tên của 6 trường. Điều này dẫn
- đến kết luận việc công bố tài liệu là hành động chung của tất cả các trường chứ không phải riêng gì các hiệu trưởng. Ngoài ra, “số điện thoại giải đáp thắc mắc và nơi biến ước mơ của bạn trở thành hiện thực” như đã được sử dụng trong tài liệu khuyến mại là số điện thoại và địa chỉ của các trường. Xem xét câu chữ trong tài liệu khuyến mại, có thể thấy tài liệu có mục đích thu hút sinh viên đăng ký nhập học vào các khoá học tại các cơ sở của sáu trường. Rõ ràng sự thống nhất của các trường đã làm ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường và các nỗ lực chung của họ nhằm quy định mức học phí chung đã tạo nên hành vi thông đồng, vi phạm điều 14 Luật thương mại lành mạnh Đài Loan. Các trường đã bị Uỷ ban phạt khoản tiền 100.000 USD Đài Loan/trường và huỷ bỏ ngay tài liệu khuyến mại phù hợp với điều 41 Luật thương mại lành mạnh. Qua vụ việc Hai Shan và T’ai Feng, cũng như sáu trường luyện thi, các công ty có thể thấy “sự nguy hiểm” như thế nào của việc “thông đồng” để cùng kinh doanh có lợi. Bạn hãy sử dụng chính năng lực cạnh tranh và khả năng thực tế của mình để thu hút khách hàng, có thế tuy không thu được lợi nhuận lớn ngay trước mắt, nhưng về lâu về dài, tốc độ phát triển và lợi nhuận sẽ tăng một cách vững chắc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài học tận dụng truyền thông xã hội từ NGOs
5 p | 277 | 99
-
Bài giảng quản trị học - Chương 1
27 p | 349 | 95
-
Bài học thương hiệu từ vụ iPhone ở Việt Nam
8 p | 212 | 55
-
Bài 17: Các hệ số về khả năng sinh lời
12 p | 228 | 41
-
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội - Chương 1
10 p | 132 | 20
-
PR – Niềm đam mê của người năng động
3 p | 146 | 16
-
BÀI THẢO LUẬN E-MARKETING Xem xét tình huống E-Marketing của 1 doanh nghiệp
46 p | 118 | 16
-
War Beer: Bài học về quảng bá thương hiệu cho các hãng bia độc
6 p | 94 | 11
-
Xây dựng “bản mô tả tiêu chí” cho hiệu quả của các hoạt động truyền thông marketing - phần 2
6 p | 106 | 9
-
Phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử trong kỷ nguyên điện toán đám mây
14 p | 22 | 7
-
Kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử tại một số quốc gia: Bài học cho Việt Nam
6 p | 57 | 7
-
Mô hình huy động vốn từ cộng đồng: kinh nghiệm cho Việt Nam
12 p | 161 | 6
-
Xây dựng bản mô tiêu chí cho hiệu quả hoạt động truyền thông Phần 1
5 p | 94 | 5
-
Tăng tốc việc phân tích chuỗi thời gian với phương pháp máy học tự động hóa
12 p | 14 | 4
-
Bài giảng Quản trị học - Chương 3: Nguyễn Minh Đức
20 p | 76 | 4
-
Hướng tiếp cận truyền thông số mới của TBWA: Digital Arts Network
5 p | 66 | 4
-
Tác động của marketing online đến hành vi sử dụng ứng dụng Gojek của khách hàng
4 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn