Bài tập kinh tế vĩ mô - Cầu, cung và co giãn
lượt xem 1.673
download
Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, sinh viên cao đẳng đại học - Bài tập kinh tế vĩ mô - Cầu, cung và co giãn
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập kinh tế vĩ mô - Cầu, cung và co giãn
- Topic 2: Cầu, cung và co giãn 1. (a) Giả sử đường cầu và đường cung của hàng hoá X cho như sau: QD = 200 – 5P QS = -25 + 4P ( đơn vị tính của giá P: USD) (i) Vẽ đường cầu và đường cung. (ii) Thuật ngữ “ceteris paribus” có nghĩa là gì trong đường cung ở trên? (iii) Tính giá cân bằng của X, số lượng cầu cung tại điểm cân bằng, tổng tiêu dùng của người mua và tổng thu nhập của người bán. (b) Cho phương trình đường cung: QS = -7 + 4P (i) Tính giá và sản lượng cân bằng mới. (ii) Sự sụt giá có làm dịch chuyển đường cung, đường cầu và tăng tiêu dùng sản phẩm X? 2. Giả sử đường cầu và đường cung của hàng hoá Y được cho như sau: QD = 600 – 7.5P QS = -100 + 4P (giá P: USD, sản lượng Q: 1000 Kg) (a) Vẽ đường cung, đường cầu của Y. (b) Tính giá cả và sản lượng cân bằng. (c) Nếu giá của hàng hoá thay thế Y tăng lên, nêu những ảnh hưởng đến đường cung và đường cầu ở trên. Do đó ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng cân bằng như thế nào? (d) Với giả định tương tự câu (c), giá của lao động được sử dụng để sản xuất hàng hoá Y tăng lên, nêu những ảnh hưởng đến đường cung và đường cầu ở trên. Do đó ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng cân bằng lúc này như thế nào? 3. Giả sử đường cầu và đường cung của hàng hoá Y được cho như sau: QD = 600 – 7.5P QS = -100 + 4P (giá P: USD, sản lượng Q: 100 Lít) (a) Vẽ đường cung, đường cầu của Y. (b) Cho biết giá và sản lượng cân bằng? (c) Giải thích ý nghĩa của thặng dư tiêu dùng và tính giá trị của nó tại mức giá cân bằng. (d) Giải thích thặng dư sản xuất và tính giá trị của nó tại mức giá cân bằng. 4. Giả định số lượng cung, cầu ở Victoria tại các mức giá được cho như sau: Giá xe đạp (USD) Số lượng cầu trong năm Số lượng cung 120 24000 9000 160 20000 16000 200 17000 21000 240 15000 24000 (a) Vẽ đường cung, đường cầu. Từ đó xác định giá cả và sản lượng cân bằng. (b) Tính hệ số co giãn vòng cung của cầu giữa 2 mức giá 160$ và 200$ và và giải thích. Cầu xe đạp co giãn hay ko co giãn theo mức giá trên? 1
- (c) Tính hệ số co giãn vòng cung của cung với 2 mức giá như trên câu (b) và giải thích. 5. Giải thích rõ tại sao không cần phải ước lượng độ lớn co giãn về giá của cầu mà đơn giản chỉ cần xem độ dốc của đường cầu. 6. Một cửa hàng cho thuê phim truyện đang cho thuê với giá 4$/DVD, trung bình mỗi tuần cho thuê 1800 DVD. Để đối phó với việc tăng chi phí, cửa hàng đã tăng giá thuê là 5$/DVD, kết quả cho thấy số lượng DVD được thuê đã giảm xuống còn 1250. (a) Tính và giải thích hệ số co giãn vòng cung về giá của cầu của những DVD ở cửa hàng. (b) Giải thích tại sao doanh thu của cửa hàng giảm xuống mặc dù tăng giá thuê DVD. 7. “Đường cầu luôn có độ dốc âm”. Thảo luận. 8. Hãy nhận định mức cầu đối với các sản phẩm dưới đây là tương đối co giãn hay không co giãn. Ở mỗi trường hợp hãy nêu ra các nhân tố có khả năng quan trọng quyết định đến độ co giãn về giá của sản phẩm: (a) Thuốc lá (b) Một nhãn hiệu xà phòng nổi tiếng 9. Giải thích sự co giãn khác nhau của cầu giữa các sản phẩm sau đây: (a) Gạo và mì (b) Điện và bếp điện (c) Túi giấy, túi nhôm, túi nhựa 10. Bookworm và easyread là hai nhà xuất bản tiểu thuyết lớn. (a) Giả định rằng cầu tiểu thuyết của Bookworm thì co giãn. (i) Giải thích ý nghĩa của từ gạch dưới. (ii) Nêu ra 1 nhân tố quan trọng mà theo bạn nó quyết định đến độ lớn hệ số co giãn về giá. (iii)Sự giảm giá của Bookworm sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu của họ như thế nào? (b) Khi giá tiểu thuyết của Easyread tăng từ 20$ lên 23$, số lượng bán ra của Bookworm tăng từ 105000 lên 120000 tiểu thuyết. Tính hệ số co giãn vòng cung. Tiểu thuyết của 2 nhà xuất bản này có thay thế cho nhau không? Giải thích. (c) Hàng tuần lợi nhuận tăng trung bình từ 290$ lên 310$ có được là do số lượng bán ra của Bookworm tăng từ 120000 lên 130000 tiểu thuyết. Tính và diễn giải độ giãn của lợi tức thu được. (d) Khi giá tạp chí phụ nữ tăng bình quân 6% thì cầu của tiểu thuyết tăng 2%/tháng. Số liệu này cho thấy rằng tiểu thuyết và tạp chí phụ nữ thuộc về cùng 1 thị trường? Giải thích. 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải bài tập kinh tế vĩ mô
6 p | 6599 | 2224
-
Bài tập kinh tế vi mô - Chương I: Cung cầu và giá cả thị trường
18 p | 6816 | 1847
-
Bài tập kinh tế vĩ mô - ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CUNG CẦU
2 p | 2548 | 991
-
Bài tập kinh tế vĩ mô - SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ
4 p | 2472 | 884
-
Bài tập kinh tế vĩ mô - CẠNH TRANH HOÀN HẢO
3 p | 2198 | 741
-
Bài tập kinh tế vi mô - ĐH Ngoại thương
19 p | 3176 | 681
-
Bài tập kinh tế vĩ mô - CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ TẬP QUYỀN
3 p | 1508 | 563
-
Bài tập kinh tế vĩ mô - ĐỘC QUYỀN
2 p | 1071 | 542
-
Bài tập kinh tế vĩ mô - Thất bại thị trường
1 p | 941 | 482
-
Phương pháp giải bài tập: Kinh tế vĩ mô
2 p | 2212 | 339
-
Bài tập kinh tế vi mô
9 p | 1938 | 262
-
Bài tập kinh tế vi mô - Mô hình Mundell - Fleming
6 p | 832 | 156
-
Bài tập và bài giải kinh tế vĩ mô- Lạm phát và thất nghiệp
7 p | 2306 | 153
-
Bài tập Kinh tế vi mô 2
14 p | 1180 | 95
-
Câu hỏi và bài tập kinh tế vĩ mô 1 - Lê Khương Ninh
7 p | 449 | 61
-
Bài tập Kinh tế vĩ mô - Bài tập nhóm
9 p | 440 | 50
-
Bài tập Kinh tế vĩ mô - Lê Đình Thái
185 p | 71 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn