Bài tập phát triển kỹ năng quản trị 2
lượt xem 30
download
Bài tập “Soi mình qua gương” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Khánh 34k16, lớp PTKNQT 03 Thưa cô, em thường xuyên theo dõi chuyên mục “Chuyện khó tin nhưng có thật” đăng trên báo An ninh thế giới
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập phát triển kỹ năng quản trị 2
- Bài tập “Soi mình qua gương” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Khánh 34k16, lớp PTKNQT 03 Thưa cô, em thường xuyên theo dõi chuyên mục “Chuyện khó tin nhưng có thật” đăng trên báo An ninh thế giới cuối tháng. Từ những câu chuyện ở đó, em nhận ra được nhiều bài học bổ ích,chúng giúp em thay đổi trong cách nghĩ để hoàn thiện bản thân mình, giúp em vững tin vào những điều tốt đẹp luôn ở quanh ta, giúp em dần trả lời câu hỏi: Ta tồn tại vì ai ?Vì điều gì?Mỗi ngày trôi qua ta phải làm gì? Mục tiêu của ta hướng đến là gì? Sống không có lý tưởng thì thật vô nghĩa phải không cô ??? Ở đó có hơn 100 câu chuyện nhưng em xin được trích nguyên văn câu chuyện thứ 97 : “Tôi là một người cha tội lỗi” Phần 1: Câu chuyện “Tôi có một nỗi khổ trong lòng, chôn giấu suốt bao nhiêu năm nay. Càng cố quên thì càng nhớ, càng cố chôn giấu lại càng không thể xóa bỏ được. Năm nay cũng đã ngoài 70 tuổi rồi, thời gian hữu hạn, tôi nghĩ chỉ có việc nói ra nỗi khổ của lòng mình với thiên hạ, với trời đất, may ra tôi mới thanh thản, để mai này nhắm mắt xuôi tay linh hồn tôi mới siêu thoát được trong cõi vĩnh hằng. Tôi nguyên là một bác sỹ nghỉ hưu. Vợ tôi cũng trong ngành Y, bà ấy từng là y tá giỏi của trạm y tế nơi tôi làm Trạm trưởng. Cả hai cùng làm nghề y nên việc cứu người coi như là nhiệm vụ và bổn phận. Không kể bất kỳ đêm hôm, mưa gió, ai đau ốm, ai sinh nở, ai không kịp đến trạm y tế xã, hễ cứ có người gọi là vợ chồng tôi lại bươn bả tới tận nhà khám và cho thuốc để chữa trị kịp thời. Dân làng kính trọng vợ chồng tôi như một người có ân đức lớn. Gia đình chúng tôi sống hạnh phúc và êm ấm trong vòng tay yêu thương của dân làng. Ngày mùa, có củ khoai ngon, cân nếp dẻo mọi người đều mang đến cho vợ chồng tôi coi như món quà trả ơn nghĩa những lúc vợ chồng tôi giúp họ trong cơn hoạn nạn. Vợ chồng tôi sinh được hai đứa con, một trai một gái. Hai đứa con tôi nổi tiếng trong làng bởi chăm ngoan học giỏi. Nhất là cậu con trai đầu lòng càng lớn càng khôi ngô tuấn tú. Cháu mang dáng dấp cao lớn của bố và gương mặt thuần hậu đẹp đẽ của mẹ. Nhiều lúc nhìn hai đứa con, vợ chồng chúng tôi lấy làm mãn nguyện và cảm ơn số phận đã mang hạnh phúc đến tròn đầy cho gia đình tôi. Con trai tôi từ nhỏ cháu đã tâm nguyện lớn lên theo nghề bố mẹ để cứu người. Tốt nghiệp lớp 12, cháu thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội. Con gái tôi lại mơ làm cô giáo dạy văn, nên cháu vào Đại học Sư phạm Hà Nội. Hai đứa vào đại học lần lượt cách nhau 3 năm. Cùng một lúc nuôi hai đứa con đi học đại học những năm tháng đất nước vừa qua bao cấp, kinh tế rất khó khăn, lương công chức của hai vợ chồng rất thấp, nên cuộc sống của chúng tôi vô cùng vất vả. Vợ chồng tôi phải xin ruộng để làm thêm, trồng lúa, trồng khoai sắn, chăn nuôi lợn gà để cải thiện cuộc sống và dành cả 2 suất lương cho con đi học. Mấy năm đầu, con trai tôi chi tiêu rất tiết kiệm, nhưng đến năm thứ 3, thứ 4, đặc biệt là hai năm cuối của đại học, cháu chi tiêu rất nhiều, tháng nào vợ chồng tôi cũng phải bán lợn để gửi cho con. Việc học của con trai rất tốn kém, cháu xin tiền liên miên, bao nhiêu tiền gửi cho cháu chỉ được dăm bữa nửa tháng là hết sạch. Thương con, cứ nghĩ là con học năm cuối, phải đi thực tập, vất vả nhiều, chi phí nhiều nên hai vợ chồng cứ cặm cụi làm và dồn hết cho con. Chính sự chủ quan quá tin vào con mình nên vô tình vợ
- chồng chúng tôi đã để cháu tuột khỏi sự quản lý của gia đình mà rơi vào vòng xoáy cuộc đời. Bất hạnh cũng giáng xuống đầu vợ chồng tôi kể từ đó. Sau 6 năm học, con tôi tốt nghiệp ra trường. Khi vào trường cháu là một thanh niên tuấn tú khỏe mạnh và rất đẹp trai, ngày ra trường cháu ốm yếu xanh xao và gầy gò. Cứ nghĩ do việc học y khoa vất vả, hai vợ chồng rất thương, cứ ra sức bồi bổ cho con khỏe, để chuẩn bị xin cho con đi làm. Chúng tôi đâu hề hay biết rằng con tôi đã bị nghiện ma túy nặng. Phải rất lâu sau đó, chúng tôi mới biết được sự thật kinh hoàng này. Đó là thời điểm tôi dẫn cháu đi xin việc, giục con ra Hà Nội lấy bằng tốt nghiệp để về nộp lên tổ chức thì thấy cháu cứ khất lần chối quanh. Khi tôi buộc cháu đi thì cứ mỗi lần đi là cháu lại xin rất nhiều tiền, đi được dăm bữa về tiền tiêu hết sạch mà bằng tốt nghiệp chẳng thấy đâu. Cháu lấy lý do lúc thì cô văn thư đi vắng, lúc thì thầy hiệu trưởng không có nhà, đủ mọi lý do khác nhau để không thể lấy được bằng tốt nghiệp. Sinh nghi ngờ vì thấy tâm tính con thay đổi, tôi quyết định bảo với vợ để tôi ra trường của con hỏi tình hình cụ thể xem sao. Không ngờ, ra đến nơi tôi mới hay con tôi đã vi phạm kỷ luật, bị đuổi học trước đó 2 năm trời mà vợ chồng tôi không hề hay biết. Linh cảm của người cha biết con mình đã trượt ngã, nhưng trượt ngã bởi lý do gì thì tôi đang phân vân. Trên đường về nhà tôi đã nghĩ đến hàng ngàn vạn lý do để có thể con tôi rơi vào trường hợp đó. Nào là con tôi bị kẻ xấu lôi kéo, hoặc có thể con tôi bị rơi vào một hoàn cảnh bất đắc dĩ nào đó mà phải đền tiền cho người ta, hoặc con tôi đánh bài, cắm quán, chểnh mảng học hành... Trớ trêu thay ma túy là thứ mà tôi không bao giờ đặt ra giả thiết với con trai tôi cho dù thời điểm này, ở Hà Nội, ma túy đã trở thành một tệ nạn trong giới trẻ. Đơn giản vì con tôi có học hành tử tế, có nhận thức, được nuôi dạy trong một môi trường tốt, tôi tin con tôi không thể sa ngã như thế được. Về đến nhà, tôi đã gọi con tôi ra ngoài nói chuyện riêng, tôi đã tát con trai tôi 3 cái tát như trời giáng. Bao nhiêu giận dữ, tôi trút vào mấy cái tát nảy lửa đấy và tôi khóc. Đây là lần đầu tiên tôi đánh con trai tôi, và cũng là lần đầu tiên tôi khóc vì con. Tôi hỏi con trai tôi vì sao con là đứa con trai học giỏi ngoan ngoãn là niềm tự hào của bố mẹ mà lại bị đuổi học? Con trai tôi gục đầu xuống, im lặng và không nói một lời nào cả. Mặc cho tôi quát tháo, giận dữ. Cho đến khi nhìn thấy những giọt nước mắt của bố nhỏ xuống, con trai tôi mới run rẩy cho tôi biết cái sự thật kinh hoàng kia. Con tôi đã dính nghiện ma túy. Đó là một ngày mà thế giới như đã sụp đổ quanh tôi, một ngày buồn đau nhất trong đời. Tiếp theo đó là những ngày vợ chồng tôi cạn nước mắt theo con trai. Chúng tôi gần như tập trung sức lực để cai nghiện cho con. Những ai đã từng có con nghiện trong nhà mới thấu hiểu nỗi cơ cực, đau đớn ê chề. Cai nghiện hôm trước, hôm sau đã có bạn nghiện mang thuốc đến chích cho tại nhà. Cắt được cơn vật vã đói thuốc, hôm sau bạn xấu đã đến. Không biết bao nhiêu lần cai nghiện cho con, lên bờ xuống ruộng vì con nhưng ma túy đã chiếm đoạt và giết chết con tôi rồi. Tôi gần như sạt nghiệp trắng tay vì con. Cuối cùng, cực chẳng đã, tôi phải gửi cháu đi cai nghiện ở trại hơn một năm trời. Sau khi cai nghiện xong, con trai tôi đi ôn thi lại để quyết tâm thi vào đại học. Có cha mẹ nào không muốn tin tưởng ở con và mong con mình phục thiện. Có ngờ đâu, bao nhiêu tiền mang đi ôn thi, con tôi ra Hà Nội và đốt hết cùng dân nghiện. Tiếp đó là những ngày tháng cháu bỏ đi lang thang không về nhà. Vợ chồng tôi tìm cháu hết ngày này qua tháng khác. Thi thoảng cháu trở về nhà chủ yếu là để trộm đồ trong nhà mang đi bán. Đến khi nhà không còn gì để trộm được nữa thì cháu đi lừa đảo bạn bè, bà con lối xóm để mượn xe đạp, xe máy đi cắm. Hơn mười năm trời cả gia đình tôi điêu đứng vì con. Cô con gái vì mang tiếng nhà có người nghiện nên không ai dạm hỏi, cuối cùng phải ưng thuận đi lấy chồng xa. Nhưng đỉnh điểm của bi kịch là cái ngày vợ tôi ốm nặng nằm ở nhà, con trai tôi mò về nhà để năn nỉ xin tiền mẹ. Mẹ không còn tiền để cho, cháu đã cầm con dao ra và dọa đâm mẹ chết nếu mẹ không đưa tiền. Vợ tôi đã tăng xông mà bị tai biến mạch máu não. Nếu lúc đó, tôi không về kịp thì không thể cấp cứu được cho vợ tôi.
- Sau lần đó tôi đã xích cháu lại ở cột nhà và quyết tâm tự mình cai nghiện cho con. Than ôi, tôi không thể làm một người cha tốt khi tôi không cứu vớt được đời con tôi. Nhìn thân hình con tiều tụy, lở loét, ma túy đã ăn ruỗng mòn vào máu, vào cơ thể. Mỗi lần lên cơn, con trai tôi như một con chó dại cắn xé và mất hết nhân tính, bài tiết ngay tại chỗ, không kiểm soát được tình hình khiến cho cả nhà rất khổ tâm và mệt mỏi. Con nghiện nặng, vợ ốm nằm liệt một chỗ, đó là những tháng ngày cùng quẫn của gia đình tôi và bản thân tôi. Tất cả tối tăm và mờ mịt. Nhà nghèo xác xơ, con trai tôi cắm nợ chồng chất. Khi bị xích lại ở cột nhà, cháu gầy như que củi, không ăn uống được gì, chỉ vật vã đòi thuốc, kêu khóc van lạy bố. Thương con không cầm lòng nổi, sợ con vã thuốc mà chết mất, đã có những lần tôi bất lực mà tìm mua ma túy về và trực tiếp chích cho con. Chích xong cho con trai, tôi lại ôm mặt khóc rưng rức. Những lúc ấy, tỉnh táo hơn vì có thuốc, con trai tôi đã van lạy tôi rằng đời cháu đã bị ma túy hủy hoại rồi, rằng cháu không thể làm lại được cuộc đời của mình nữa, cháu cũng không muốn sống khổ sở như thế này, cháu muốn tôi giúp cháu kết thúc cuộc sống càng nhanh càng tốt. Các anh chị ơi! Trong một phút bất lực của chính mình, tôi đã nghe theo lời khẩn cầu của con trai tôi, tôi đã đồng ý để cho cháu được tìm đến cái chết. Và chính tôi, người đã rứt ruột đẻ cháu ra, nhưng lại tự tay kết thúc cuộc sống của con trai mình như kết thúc một món nợ đời đau xót nhất. Sau bao nhiêu ngày tháng kiệt quệ, chiến đấu cùng với ma túy để giành giật lại đứa con trai độc nhất, tôi biết tôi đã hoàn toàn thua cuộc. Sau khi khẩn cầu bố, con trai tôi đã đưa cho tôi một tờ giấy ghi kết quả xét nghiệm dương tính HIV và van vỉ tôi cho cháu được kết thúc cuộc sống càng nhanh càng tốt. Khoảnh khắc ấy, tôi đã khóc như mưa gió. Ôi, giọt nước mắt của người cha nhỏ trong đêm sâu, trước mặt đứa con trai tiều tụy vì ma túy thật bi thảm não nùng. Con trai tôi nói rằng, đây là kết quả xét nghiệm của cháu hồi còn ở trường đại học. Một người bạn nghiện của cháu đã bị chết vì HIV/ AIDS nên cháu đã lo sợ mà đi xét nghiệm máu vì có những lần lên cơn nghiền, không đủ tiền mua ma túy và kim tiêm riêng để chích, cháu và bạn đã chích chung. Đêm ấy, sau khi tìm mua ma túy về chích cho con trai để cháu qua cơn vật vã, đợi lúc cháu thiu thiu ngủ, tôi đã tiêm cho cháu một mũi thuốc độc để con trai tôi mãi mãi không bao giờ còn có thể tỉnh lại được nữa. Để cháu vĩnh viễn ra đi trong sự êm dịu mà không đau đớn về thể xác hay tinh thần. Có ai có thể thấu hiểu được nỗi đau của người cha khi buộc phải tự tay kết thúc cuộc sống của con mình. Vợ và con gái tôi không hay biết chuyện, chỉ biết rằng, cháu chích quá liều sốc thuốc mà chết. Từ bấy đến nay, con trai tôi đã yên nghỉ được hơn mười năm rồi. Vợ chồng tôi đã xây phần mộ cho cháu đàng hoàng, ngày nào vợ chồng tôi cũng hương khói trên bàn thờ để chuộc lỗi với cháu. Mọi chuyện đã lùi sâu vào ký ức, con gái tôi giờ đã đề huề chồng con, tôi đã có hai cháu ngoại và cuộc sống gia đình đã yên bình hạnh phúc hơn xưa. Thế nhưng tôi luôn ám ảnh bởi việc tôi đã tự tay kết thúc cuộc sống của con trai mình. Nỗi đau ấy, nỗi ám ảnh ấy biết đến bao giờ mới nguôi ngoai được. Cho đến lúc này, quỹ thời gian của tôi phía trước không còn nhiều nữa. Nhiều lúc tôi tự hỏi có phải tôi đã nhúng tay vào một tội ác kinh khủng không, có phải hành động của tôi là phạm pháp không? Và tòa án lương tâm của tôi sẽ không bao giờ phán xử cho tôi, một người cha tội lỗi đã không thể có phương cách gì để cứu được đứa con trai độc nhất của mình. Suốt bao nhiêu ngày tháng năm dài, tôi đã khóc thương cho linh hồn tội nghiệp của con trai.” Phần 2: Suy nghĩ của bản thân Đây là 1 câu chuyện buồn. Công bằng trước luật pháp, hành vi của người cha là hành vi phạm pháp và ông phải trả giá cho hành động của mình. Nhưng có một hình phạt còn dai dẳng hơn, đớn đau hơn là hình phạt của tòa án lương tâm, và ông đang ngày đêm phải trả giá. Chính người con
- của ông, người ông đặt hết niềm tin đã đẩy ông đến hành động mà không người cha nào muốn nghĩ đến chứ chưa nói là thực hiện. Việc tự tay kết thúc cuộc đời đứa con trai yêu quý của mình khiến ông dằn vặt đau khổ không nguôi. Nhưng xét về khía cạnh riêng tư nào đó, ông có quyền làm như thế đối với những bi kịch của riêng mình. Ông có quyền kết thúc mọi nỗi đau, kết thúc cái ung nhọt khủng khiếp đã bung vỡ, bởi đứa con của ông đã không còn là một công dân lương thiện nữa. Về phía người con, những gì anh đã làm khiến em phải suy nghĩ rất nhiều. Hành động của anh thật đáng trách và không thể tha thứ. Chưa xét đến những gì anh gây ra cho xã hội, từ xa xưa ông bà ta đã dạy chữ hiếu phải được đặt lên hàng đầu, Phật cũng đã dạy tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu, vậy mà anh đã không làm chủ được bản thân để phạm vào sai lầm đó. Là con mà làm cho cha mẹ đau khổ vì mình,mất lòng tin vì mình,xấu hổ vì mình thì thật không xứng đáng là người con phải đạo. Suy ngẫm lại bản thân mình, từ nhỏ đến lớn em đã được bố mẹ nuôi dưỡng trong tình thương, được bố mẹ chăm lo từ cái ăn, cái mặt đến giải quyết cho mình những chuyện rắc rối gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Có thể gia đình em không giàu có về mặt vật chất nhưng nhìn những em nhỏ không nơi nương tựa em cảm thấy mình thật may mắn biết bao. Điều đó thức tỉnh em phải biết trân trọng những gì bản thân đã và đang có, không bao giờ được làm cho cha mẹ thất vọng về mình. Mọi người thường nói :”có con mới hiểu hết được lòng cha mẹ”. Tuy bây giờ em chưa có con, có thể em chưa hiểu hết những gì tốt đẹp cha mẹ dành cho mình vì thế có những lúc em đã có hành động sai trái với cha mẹ khiến cha me buồn. Qua câu chuyện trên 1 lần nữa em thực sự cảm thấy xấu hổ vì những gì mình đã làm. Tự hứa với bản thân sẽ thay đổi ngay từ bây giờ. Sống cho xứng đáng với tình cảm, sự kỳ vọng cha mẹ đã dành cho mình. Đừng chậm trễ dù chỉ 1 giây để đến khi nhận ra thì đã muộn.Em xin mượn lời dạy của đức Phật để kết thúc bài viết của mình: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy, cha che chở đời con. Ai còn mẹ- xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con” Em chào cô, em rất mong nhận được lời khuyên của cô. Địa chỉ hộp mail của em là: nvk_danang@yahoo.com. Em chúc cô sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống. Tuần Tiêu đề Tổng kết Lòng tự trọng. Tài liệu tham khảo (Sưu tầm) Chương 1_Tự nhận thức Tài liệu tham khảo Chương 2_Quản trị Stress Tài liệu tham khảo Sinh viên các lớp vào lấy tài liệu về bài Bài tập tình huống liên quan đến chương 1_Tự tập tình huống đề in ra để chuẩn bị cho nhận thức các buổi học cần thiết Bài tập tình huống_"Tội lỗi của người cha"_Bài Các bạn vào lấy về in ra và khi học tại sưu tập của sinh viên Nguyễn Văn Khánh lớp lớp thì có các bài tập này PTKN_03 kỳ 1 nămg 09-10
- Các anh chị có thể đọc bài làm của sinh Bài làm của sinh viên Nguyễn Văn Khánh lớp viên Nguyễn Văn Khánh, xem như một PTKN_03 kỳ 1 năm học 09-10 bài đọc thêm Bài tập tình huống của chương trình 1 Sinh viên lấy về in và khi đến lớp cần có, để làm bài tập tại lớp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng - Kỹ năng lắng nghe
55 p | 1331 | 413
-
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
50 p | 1169 | 215
-
Bài 1: Kiến thức và kỹ năng cơ bản cho hoạt động nhóm
24 p | 289 | 87
-
QUẢN TRỊ DOANH NGHIÊP - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
8 p | 228 | 79
-
Sắp xếp thời gian học tập
5 p | 366 | 66
-
Những cách đơn giản giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc
7 p | 133 | 44
-
Bài tập phát triển kỹ năng quản trị - Tự nhận thức
1 p | 244 | 36
-
Vận dụng kỹ thuật 5W1H trong phát triển tư duy phản biện của sinh viên
6 p | 267 | 30
-
Phát triển kỹ năng thuyết trình: Phần 1 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
124 p | 20 | 14
-
Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên
6 p | 99 | 12
-
Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả: Phần 2
143 p | 32 | 10
-
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ: Trường hợp nghiên cứu điển hình
10 p | 132 | 7
-
Phát triển trí thông minh EQ - IQ ở trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Phần 2
38 p | 42 | 7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Hình thành và phát triển kỹ năng mềm năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 22 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Hình thành và phát triển kỹ năng mềm năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 20 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Hình thành phát triển kỹ năng mềm năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 20 | 4
-
Sự dụng hệ thống bài tập như một phương tiện hữu hiệu trong việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp
4 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn