Bài tập tốt nghiệp: Một số biện pháp bồi dưỡng ban chỉ huy chi đội ở liên Đội THCS Tiến Thịnh
Chia sẻ: Dangnguyen260581 Dangnguyen260581 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34
lượt xem 12
download
Bài tập tốt nghiệp "Một số biện pháp bồi dưỡng ban chỉ huy chi đội ở liên đội THCS Tiến Thịnh" trình bày về cơ sở lí luận của biện pháp bồi dưỡng ban chỉ huy Đội, thực trạng của bồi dưỡng ban chấp hành tại liên Đội ở THCS Tiến Thịnh, biện pháp bồi dưỡng ban chấp hành chi Đội tại liên Đội THCS Tiến Thịnh,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập tốt nghiệp: Một số biện pháp bồi dưỡng ban chỉ huy chi đội ở liên Đội THCS Tiến Thịnh
- THÀNH ĐOÀN HÀ NỘI TRƯỜNG LÊ DUẨN Họ và tên: Đặng Văn Nguyên MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG BAN CHỈ HUY CHI ĐỘI Ở LIÊN ĐỘI THCS TIẾN THỊNH Bài tập tốt nghiệp Giáo viên – TPT Đội TNTP Hồ Chí Minh Khoá 19
- 2 HÀ NỘI – 2015 THÀNH ĐOÀN HÀ NỘI TRƯỜNG LÊ DUẨN Họ và tên: Đặng Văn Nguyên MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG BAN CHỈ HUY CHI ĐỘI Ở LIÊN ĐỘI THCS TIẾN THỊNH Bài tập tốt nghiệp Giáo viên – TPT Đội TNTP Hồ Chí Minh Khoá 19 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Linh
- 3 HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Nguyễn Thị Thùy Linh (Viện nghiên cứu thanh niên) – Người đã thông cảm, tận tâm hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành Bài tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy tại Trường Lê Duẩn đã giảng dạy, định hướng và xây dựng cho em nhiều ý kiến quý báu. Xin chân thành cảm ơn BGH, các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh Trường THCS Tiến Thịnh đã hợp tác, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu, thực nghiệm để hoàn thành Bài tập tốt nghiệp này. Do điều kiện thời gian còn có hạn, Bài tập này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để thực tế công tác Tổng phụ trách ở trường THCS ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2015. Đặng Văn Nguyên
- 4 (Giáo viên trường THCS Tiến Thịnh). MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ ……………………………………………………………......1 Lời cảm ơn ………………………………………………………………......2 Mục lục ……………………………………………………………………...3 Danh mục các kí hiệu viết tắt ……………………………………………......5 Mở đầu ……………………………………………………………………...6 1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu ………………………………………..6 2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………...7 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ………………………………....7 3.1. Khách thể nghiên cứu …………………………………………...7 3.2. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………...7 4 Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………...7
- 5 4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận .. ……………………………………….7 4.2. Nghiên cứu thực trạng …………………………………………...7 4.3. Đề xuất một số giải pháp ………………………………………...7 4.4. Tổ chức thực nghiệm …………………………………………….7 5 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………..7 5.1. Nhóm nghiên cứu lí luận …………………………………... …....7 5.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn ………………………... …………....8 5.3. Nhóm tổng hợp, thống kê ………………………………………..8 6 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ………………………………... ………8 Nội dung …………………………………………………………..………. 9 1 Cơ sở lí luận của biện pháp bồi dưỡng ban chỉ huy Đội ………….....9 2 Thực trạng của bồi dưỡng BCH tại liên Đội ở THCS Tiến Thịnh .....11 3 Biện pháp bồi dưỡng BCH chi Đội tại liên Đội THCS Tiến Thịnh ...12
- 6 4 Thực nghiệm khoa học và kết quả ………………………………….19 Kết luận và khuyến nghị …………………………………………....……. 22 1 Kết luận: Những kết luận quan trọng được rút ra từ đề tài …………22 2 Khuyến nghị: Những khuyến nghị đối với các cấp ............................23 Các hình ảnh minh họa ...................................................................................26 Tài liệu tham khảo ..........................................................................................29
- 7 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT BCH: Ban chỉ huy. BGH: Ban giám hiệu. THCS: Trung học cơ sở. TNTP: Thiếu niên tiền phong. TPT: Tổng phụ trách. GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo. HĐĐ: Hội đồng Đội. GVCN: Giáo viên chủ nhiệm. XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
- 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu. Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp Đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tuỳ tiện chủ quan. Bác Hồ nói: "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ...". Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh "Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng".
- 9 Trong bức thư gửi cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945 Bác nói: "... Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu...". Trong liên Đội THCS Tiến Thịnh, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia công tác Đội. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Bác Hồ viết: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ đó tốt hay chưa tốt". Đội thiếu niên tiền phong là tổ chức của các em, do các em điều hành. Vì vậy cần có một lực lượng có năng lực tổ chức, đó là BCH Đội. BCH Đội đại diện cho số đông Đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Chi đội TNTP là nơi biến nghị quyết của liên Đội thành chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của mình từng tuần, tháng, học kỳ... chi Đội là nơi trực tiếp giao việc và động viên từng Đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để bình xét thi đua, kết nạp Đội viên mới và giới thiệu cho Đoàn những Đội viên ưu tú, phân công Đội viên phụ trách sao. Vì vậy một liên Đội được đánh giá là xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của BCH liên Đội và đặc biệt là sự điều hành của BCH chi Đội. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng BCH chi Đội là yếu tố quan trọng và vô cùng
- 10 cấp thiết. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp bồi dưỡng BCH chi Đội ở THCS”. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng bồi dưỡng Ban chỉ huy tại liên Đội THCS Tiến Thịnh đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng BCH chi Đội trong thời gian tới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu. Công tác bồi dưỡng ban chỉ huy Đội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp bồi dưỡng BCH chi Đội tại liên Đội THCS Tiến Thịnh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận công tác bồi dưỡng BCH chi Đội. 4.2. Nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng BCH chi Đội tại liên Đội THCS Tiến Thịnh. 4.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng BCH Đội. 4.4. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất ở mục 4.3. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Nhóm nghiên cứu lí luận. Hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. 5.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn.
- 11 Phương pháp quan sát sư phạm mang lại hiệu quả cao, sự khách quan của phương pháp này sẽ giúp Đội viên thu nhận thực tế, chân thật, liên tục trong quá trình nghiên cứu. Nó giúp các Đội viên trong các hoạt động, đồng thời thấy được biểu hiện của các em để từ đó tìm ra những hình thức tổ chức phù hợp với các em nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội trong liên Đội THCS. Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp dùng lời nói để trao đổi, trực tiếp nói chuyện với người được nghiên cứu và nghi nhận ý kiến của họ. Phương pháp này có ưu điểm là dễ khai thác thông tin và ít tốn kém. Cụ thể bao nhiêu? Với những đối tượng nào? Phương pháp tọa đàm là phương pháp được sử dụng để tham khảo ý kiến của giáo viên, TPT nhằm tìm ra các biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các hoạt động Đội trong liên Đội THCS. 5.3. Nhóm tổng hợp, thống kê. Phương pháp tổng hợp tài liệu là phương pháp tìm hiểu những người đi trước đã liên quan đến tài liệu như thế nào? Đã giải quyết như thế nào. Phương pháp thống kê là những số liệu, thông tin thu thập được từ thực tiễn, bằng phương pháp thống kê sẽ đưa ra được những kết luận khoa học và từ đó tìm ra thêm các biện pháp tốt nhằm bồi dưỡng công tác Đội trong nhà trường THCS. 6. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng BCH chi Đội tại liên Đội THCS Tiến Thịnh. Giới hạn nghiên cứu: Năm học 2014 – 2015. NỘI DUNG
- 12 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. 1.1. Khái niệm Bồi dưỡng là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng. Ban chỉ huy là đội ngũ điều khiển các hoạt động tập thể có tổ chức nhằm thực hiện một số mục đích nhất định, gắn liền với hoạt động cụ thể có tính cấp bách, khẩn trương và đòi hỏi phải có sự phục tùng tuyệt đối ngay lập tức của cấp dưới. BCH Chi đội là đội ngũ Đội viên điều khiển các hoạt động Đội trong nhà trường theo sự hướng dẫn của BGH và TPT. Bồi dưỡng BCH chi đội là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh. 1.2. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng BCH Chi đội Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu cho Đội viên, giúp đỡ Đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập và trong hoạt động Đội, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và
- 13 chăm sóc trẻ em. Mục đích của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Mục đích hoạt động của Đội cũng thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường trung học. Chính vì thế, tổ chức Đội phải cùng với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ để giáo dục các em ở cả trường học, trên địa bàn dân cư, trong giờ học và ngoài giờ học. Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất đặc trưng đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi và đảm bảo các nguyên tắc giáo dục trẻ em. Trong điều 5 chương II điều lệ Đội ghi rõ "Đội tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội". Cũng vì lẽ đó mà Đội TNTP Hồ Chí Minh có một lực lượng cán bộ Đội rất quan trọng, đó là BCH chi Đội BCH liên Đội và đặc biệt là BCH chi Đội. BCH Đội là đại diện cho số đông Đội viên trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động của Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và mục tiêu trước mắt là trở thành Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. BCH Đội luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là đơn vị trực tiếp biến nghị quyết của liên Đội trong mọi hoạt động của trường. Như vậy BCH chi Đội có giỏi, có năng lực thì công việc của Tổng phụ trách sẽ đỡ vất vả hơn, các em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình. Vì vậy việc bồi dưỡng BCH chi Đội là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nói cách khác, bồi dưỡng BCH chi Đội là nâng cao những phẩm chất, những năng lực cần có của BCH chi Đội, phát huy được sở trường, tư
- 14 chất của BCH chi Đội. Bồi dưỡng chi Đội tốt cần hoạt động Đội ở trường sẽ diễn ra sôi nổi hơn, lôi cuốn nhiều em Đội viên tham gia. Đồng thời việc bồi dưỡng này phải diễn ra thường xuyên và liên tục bởi các em còn rất nhỏ (từ 11 đến 15 tuổi) nên việc lĩnh hội có thể rất nhanh nhưng cũng sẽ rất chóng quên nếu như không được thường xuyên nhắc đến. Công tác bồi dưỡng BCH là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ. Quá trình bồi dưỡng BCH đòi hỏi phụ trách vừa làm vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội. Vậy một liên Đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do BCH chi Đội đã luôn được bồi dưỡng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả. 2. Thực trạng công tác bồi dưỡng ban chỉ huy Chi đội tại liên Đội ở THCS Tiến Thịnh. Thuận lợi : Liên đội luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của: Phòng GD&ĐT, HĐĐ huyện Mê Linh, Đảng, Đoàn xã Tiến Thịnh, Chi bộ Đảng, BGH, Đoàn thanh niên của nhà trường, hội cha mẹ học sinh, các thầy cô trong nhà trường và đội ngũ cán bộ Đội nhiệt tình, năng động, chăm ngoan. Khó khăn: Đời sống, kinh tế của nhân dân gặp nhiều khó khăn chủ yếu là tiểu thương. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, trang thiết bị phục vụ cho công tác Đội còn hạn chế.
- 15 Đầu năm học 2014 2015, sau khi tổ chức đại hội chi Đội và đại hội liên Đội. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của ban chỉ huy Đội và Đội viên: * Nội dung khảo sát: Phương pháp tổ chức hội họp, tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội, tác phong chỉ huy, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội và công tác ghi chép hồ sơ, sổ sách, thông tin báo cáo, kỹ năng xử lý các tình huống về công tác Đội. * Bảng 1: Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài: Phân loại đội viên Số lượng Tỉ lệ Tổng số đội viên. 497 100% Tổng số chi đội. 16 100% Số Chi Đội được xếp loại xuất sắc. 1 6,25% Số chi Đội xếp loại khá. 10 62,5% Số chi Đội xếp loại trung bình. 5 31,25% Số Đội viên xếp loại xuất sắc. 100 20,12% Số Đội viên xếp loại khá. 226 45,47% Số Đội viên xếp loại trung bình. 171 34,41% Số Đội viên được cấp giấy khen cháu ngoan bác 125 25,15% Hồ. 200 40,24% Số Đội viên đạt từ 5 chuyên hiệu trở lên. 3. Một số biện pháp bồi dưỡng ban chỉ huy chi Đội tại liên Đội THCS Tiến Thịnh. Bồi dưỡng BCH Đội là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của phụ trách. Bồi dưỡng BCH Đội là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội.
- 16 Bồi dưỡng BCH Đội là nâng cao và phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy. 3.1. Nội dung bồi dưỡng. * Bồi dưỡng phương pháp công tác của BCH. Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản nghị quyết Đại hội Đội, lời điều khiển của chương trình hoạt động Đội, dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách. Phương pháp tổ chức họp BCH Đội. Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, kế hoạch thi đua). Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, các hoạt động tập thể (sinh hoạt các cấp cán bộ Đội, đại hội Đội...). Phương pháp chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm. * Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH. Các thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức: (lễ trưởng thành, lễ phát động chủ đề, sinh hoạt Đội...). Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sôi nổi hấp dẫn giáo dục Đội viên theo mục tiêu của Đội. Sinh hoạt Đội có nhiều hình thức như: sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất thường, sinh hoạt vui chơi ... có thể bồi dưỡng các kỹ năng như: + Cách tập hợp điều khiển buổi sinh hoạt Đội. + Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn sao cho đơn vị thực hiện tốt nội dung chương trình đề ra. + Cách hướng dẫn đơn vị hoạt động vui chơi, văn nghệ tập thể.
- 17 + Cách nhận xét, đánh giá. Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội nhằm phát huy quyền dân chủ, tự quản để lựa chọn BCH và xây dựng nghị quyết của Đội. Đại hội Đội mỗi năm một lần đối với liên Đội cũng như chi Đội, cần bồi dưỡng về các nội dung: + Điều khiển nghi lễ thủ tục: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chào cờ, giới thiệu chủ tịch Đoàn điều khiển Đại hội. + Điều khiển Đại hội: (viết báo cáo tổng kết và phương hướng công tác Đội, hướng dẫn Đội viên thảo luận, bầu BCH Đội, thông qua nghị quyết Đại hội). + Tổ chức các hoạt động chào mừng (văn nghệ, trò chơi, thi báo tường...). Hoạt động lớn của Đội: Là những nội dung sinh hoạt mang màu sắc của Đội, được diễn ra trong thời gian dài như: Phát động chủ đề, hoạt động thi đua... Mục đích: Tập hợp Đội viên, tạo phong trào thi đua cho Đội viên rèn luyện theo chủ đề: Có thể bồi dưỡng những nội dung sau: + Công tác chuẩn bị cho hoạt động: Họp BCH, định hướng nội dung và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, phổ biến nội dung hoạt động, phân công nhiệm vụ tới từng người trong BCH. + Tổ chức hoạt động: Theo nội dung đã bàn, biết lựa chọn các hình thức cho phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các Đội viên nòng cốt để tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động, có kiểm tra đánh giá. + Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động... * Bồi dưỡng tác phong BCH.
- 18 Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công: Giúp các em thạo việc, hiểu người trong hoạt động chuyên môn và hoạt động chung, có bản lĩnh trong giao tiếp và phối hợp với người khác. Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học. Bồi dưỡng BCH trở thành những cán bộ Đội mẫu mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể. * Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội. Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức. Các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, tổ chức trại, hoạt động xã hội, tham quan ... Các bài hát, điệu múa, trò chơi (nút dây, dẫn đường, mật thư...). Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như: Tập luyện cho đội nòng cốt. Thực hiện tập luyện chung. Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi ... Tóm lại: Nội dung bồi dưỡng chỉ huy nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín. 3.2. Hình thức bồi dưỡng BCH. a) Bồi dưỡng định kỳ. Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng BCH vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.
- 19 Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cách tổ chức điều khiển Đại hội Đội các cấp, phương pháp xây dựng, kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách ... Giữa năm: Bồi dưỡng cho BCH kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như nghi thức, múa hát, trò chơi ... và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể... Cuối năm: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận liên, chi Đội mạnh... b) Bồi dưỡng thường xuyên. Tổng phụ trách cần có chương trình bồi dưỡng BCH Đội trong kế hoạch hoạt động của liên Đội ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan tới chức năng chuyên môn của từng uỷ viên và của từng cấp Đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ. BCH liên Đội: 2 đợt một kì (Nội dung hoạt động, biện pháp tiến hành). BCH chi Đội: 1 tháng một lần (Hướng dẫn nội dung yêu cầu cách tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm, chuyên đề, định kỳ ...). c) Bồi dưỡng theo chuyên đề. Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng cấp chỉ huy hoặc BCH ở các khối lớp (lớp 8; lớp 9) nhằm trao đổi rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động giữa các khối lớp, tổ chức cho BCH tham quan dự các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của các chi đội. d) Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn. Bằng các hoạt động chung của liên Đội, cần thu hút và phân công BCH các chi Đội tham gia như: "Hội thi chi Đội trưởng giỏi", "Hội thi vẻ đẹp Đội viên", "Hội trại, hội thi nghi thức..." Qua các hoạt động, với công
- 20 việc được phân công, được tham gia quan sát, BCH tự rút ra nhiều bài học thực tiễn quý giá. 3.3. Phương pháp bồi dưỡng BCH. Công tác bồi dưỡng BCH Đội chính là quá trình tổ chức học đi đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt được mục tiêu, chất lượng BCH Đội tại mỗi đơn vị. Có 2 phương pháp chủ yếu sau: a) Phương pháp mở lớp. Lớp tập trung theo đợt ngắn ngày hay dài ngày (trong năm học hoặc trong dịp hè) cần chú ý: Chương trình cụ thể cho từng loại lớp, từng loại đối tượng. Tài liệu hướng dẫn cho các em học tập, Tổng phụ trách phải có phương pháp giảng dạy về công tác Đội, tức là vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức thực hành để rèn kỹ năng công tác Đội cho chỉ huy như: phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ. Các loại hình phù hợp với khả năng tổ chức của đơn vị: Lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ... Tổ chức lớp: Lên kế hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị giáo viên biên chế các lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm... b) Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế. Phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện. c) Bồi dưỡng qua các cuộc họp BCH. Họp định kỳ: Duy trì họp theo lịch quy định. Nội dung họp phải đảm bảo việc kiểm tra thực hiện nghị quyết, đánh giá tình hình thi đua, bàn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp " quy trình sản xuất của công ty "
47 p | 1864 | 567
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ô tô tại công ty cổ phần TM-DV Phú Mẫn
45 p | 1701 | 488
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng"
66 p | 734 | 412
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng tài nguyên và môi trường huyện Phổ Yên
18 p | 1239 | 100
-
Luận văn tốt nghiệp: Một cách tiếp cận bài toán về hàm số
22 p | 397 | 100
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công trình giao thông công chính
37 p | 438 | 86
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
51 p | 521 | 58
-
Đồ án tốt nghiệp Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội
12 p | 236 | 51
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh - Bùi Thanh Sang
24 p | 246 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học chương Oxi - lưu huỳnh lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình - yếu
156 p | 190 | 37
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không và đánh giá chung tình hình doanh thu tại Công ty TNHH NSX
54 p | 356 | 34
-
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp: Hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm thuốc của Công ty TNHH Dược phẩm An Vượng
37 p | 182 | 31
-
Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
19 p | 358 | 28
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tổ chức và thực hiện nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu đường hàng không tại công ty TNHH NSX
71 p | 280 | 23
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tổ chức công tác thẩm định thuế của Chi nhánh Công ty Cổ phần Tư vấn Ernst & Young Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 40 | 22
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
72 p | 152 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
92 p | 158 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn