intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công trình giao thông công chính

Chia sẻ: Đá Cuoi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:37

439
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn nắm bắt được các bước khảo sát thiết kế xây dựng một công trình giao thông hoặc xây dựng dân dụng bước lập báo cáo đầu tư, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, công tác thiết kế một công trình hay hạng mục công trình giao thông,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng công trình Minh Việt dưới đây. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công trình giao thông công chính

  1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CÔNG TRÌNH BỘ MÔN: CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHÓA: 2011­2016 Chuyên nghành: Công trình giao thông công chính Võ Khắc Hạnh Page 1
  2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT MỤC LỤC Võ Khắc Hạnh Page 2
  3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT Lời mở đầu Thực tập tốt nghiệp là quá trình rất quan trọng giúp sinh viên nắm bắt được thực   tế  trong  quá  trình  làm  việc  và  làm  đồ  án  tốt  nghiệp  của  mình.Nó  có  ý  nghĩa  rất  lớn  đối  với  sinh  viên  sắp  ra  trường  và  tạo  điều  kiện  tốt  cho  mình  khi  ra  trường  đi  làm.Nó  được  tổng  kết cả quá trình học tập của sinh viên tại trường để áp dụng vào thực tế khi về cơ quan công  tác. Thực  tập  tốt  nghiệp  giúp  sinh  viên  có  điều  kiện  so  sánh  những  kiến  thức  đã  học  được trong trường và việc áp dụng chúng vào thực tế ra sao và từ đó có sự liên tưởng giữa  sách vở và thực tế.Trong thời gian thực tập tốt nghiệp sinh viên sẽ thu được những  thông tin  kiến thức thực tế mà bấy lâu tích lũy được ở giảng đường đại học. Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên kì thực tập tốt nghiệp là dịp để sinh viên  học hỏi  kinh nghiệm của những người đi trước cũng như tận mắt chứng kiến và có thể bắt  tay vào  một hoặc một phần công việc của mình sau này đi làm khi tốt nghiệp ra trường Nhằm giúp cho sinh viên sắp sửa tốt nghiệp ra trường có điều kiện thâm nhập thực tế  và  làm quen với những công việc kĩ thuật trong lĩnh vực xây dựng cầu đường: Cập nhật và bổ  sung các kiến thức chuyên môn qua các hoạt động thực tiễn ở cơ sở nơi thực tập,trước mắt  là tích cực chuẩn bị cho việc làm đồ án tốt nghiệp,sau này là trang bị cho mỗi một sinh viên  một kiến thức khá vững chắc khi thực sự bắt tay vào thiết kế  xây dựng một công  trình, bộ  môn Công Trình Giao Thông Công Chính _Trường Đại Học GTVT đã tạo điều kiện cho em  được thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Minh Việt. Từ  ngày 10/08/2014 đến 19/09/2014 Em được thực tập tại công ty. Trong thời gian   thực tập  em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô VŨ NGỌC PHƯƠNG   và cán bộ của công ty, giúp  em bồi dưỡng thêm kiếm kiến thức và thu thập thêm số liệu phục vụ làm đồ  án tốt nghiệp.  Bên cạnh đó em cũng đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được  giao trong đợt thực tập này. Em  xin chân thành cảm ơn cô và Bộ môn CTGTCC đã phân công hướng dẫn em hoàn thành kì tốt  nghiệp này.Em xin chân thành cảm ơn!! NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA EM GỒM 4 PHẦN:  thực tập tốt nghiệp Đề cương nhiệm vụ  Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Minh Việt  Khái quát về công trình  Chuyên đề tìm hiểu Hà Nội. ngày 28 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện: Võ Khắc Hạnh Page 3
  4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT Võ Khắc Hạnh PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Nhằm giúp sinh viên thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao trong kì TTTN cuối khóa,Bộ môn  CTGTCC đã đưa ra đề cương nhiệm vụ để sinh viên bám sát suốt quá trình thực tập tốt  nghiệp như sau: ĐỀ CƯƠNG (CHUYÊN NGANH: CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CÔNG CHINH) ̀ ́ 1. Mục đich:  ́ ­  Giúp sinh viên bước đầu vận dụng và củng cố  kiến thức đã được học trong Nhà  trường vào thực tế sản xuất trong ngành xây dựng công trình nói chung, ngành giao thông   nói riêng.  ­  Tìm hiểu cơ  cấu tổ  chức, quản lý của một Công ty, công tác chuyên môn của   ̃ ật. Phong ky thu ̀ ­  Thu thập tài liệu phục vụ việc làm đồ án tốt nghiệp. ­  Thực hiện chuyên đề (do Giảng viên hướng dẫn) phục vụ một phần nội dung đồ  án tốt nghiệp. 2. Nôi dung: ̣ Tìm hiểu và nắm bắt được ít nhất là một trong các nội dung chính sau (tuy c ̀ ơ  quan nơi thực tập):  ­  Mục đích và nội dung các bước khảo sát thiết kế  xây dựng một công trình giao  thông hoặc xây dựng dân dụng (bước lập báo cáo đầu tư, thiết kế  sơ  bộ, thiết kế  kỹ  thuật, thiết kế bản vẽ thi công).  ­  Tham gia công tác thiết kế một công trình hay hạng mục công trình giao thông. ­  ̉ ạo thi công một công trình hay hạng mục công trình giao thông. Tham gia chi đ ­  Các công việc khác: thu thập tài liệu phục vụ việc làm đồ án tốt nghiệp, tìm hiểu   tổ chức bộ máy Công ty (phân cấp quản lý, quy mô các bộ phận, cơ cấu hoạt động….). Với các nội dung trên, sinh viên được tổ chức thực tập tại các Đội khảo sát, Xưởng thiết   kế  của đơn vị  Tư  vấn thiết kế, phong K ̀ ế  hoạch ky thu ̃ ật, Ban điều hành công trường   của đơn vị thi công. 3. Yêu cầu khac. ́ Võ Khắc Hạnh Page 4
  5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT ­  Tuân thủ nội quy cũng như yêu cầu an toàn lao động và sự phân công của Cơ quan   nơi thực tập. ­  Nếu có bất cứ điều gì nằm ngoài kế hoạch phải báo ngay cho Bộ môn, Giáo viên   hướng dẫn và Cơ quan nơi thực tập để kịp thời giải quyết.  ­  Viết báo cáo thực tập (có xác nhận của Cơ quan nơi thực tập) và bảo vệ trước Bộ  môn. Kết quả bảo vệ sẽ được cho điểm và tương ứng với môn học 4 đơn vị học trình.  ­        Sinh viên phải tự túc phương tiện đi lại, tự lo ăn uống sinh hoạt trong thời gian   thực tập.  BỘ MÔN CÔNG TRÌNH GTCC & MT Trưởng Bộ môn TS.HỒ ANH CƯƠNG PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP 1. Thông tin về Công ty: ­ Tên Công ty : Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Minh Việt. ­ ĐKKD số : 0103006637 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 04/02/2005. ­ Trụ sở chính : Số  nhà 39, tập thể  Công ty Xây lắp điện 1, xã Xuân Phương, huyện Từ  Liêm, TP Hà Nội. ­ VPGD : Phòng 1105, CC cảnh sát 113, đường Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP Hà  Nội. ­ Điện thoại : 04. 37648341        Fax: 04. 37870543 ­ Vốn điều lệ : 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng chẵn). Năm 2010 và 2011, Công ty cổ phần xây dựng công trình Minh Việt được vinh dự đứng trong  tốp 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam – Fast 500 do Công ty cổ phần Báo cáo   Đánh giá Việt Nam (Vietnam report) phối hợp với báo VietNamnet tổ chức. 2. Tài chính: 2.1 Giới thiệu chung: Dựa trên các thế mạnh: ­ Chế độ quản lý tài chính hợp lý; ­ Khả năng thi công nhanh, dứt điểm; Võ Khắc Hạnh Page 5
  6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT ­ Năng lực thu hồi vốn kịp thời. Chúng tôi luôn đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, tạo cơ  sở thực hiện tốt các hợp  đồng tiếp theo. 2.2 Báo cáo kiểm toán năm 2011, 2012, 2013: Đơn vị tính: VNĐ đồng TT Thông tin tài chính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng số tài sản có 137.092.189.077 135.006.444.925 162.368.472.473 2 Tổng nợ phải trả 43.587.734.568 41.661.230.441 73.618.565.377 3 Tài sản ngắn hạn 128.745.812.224 115.577.946.500 144.548.467.876 4 Tổng nợ ngắn hạn 41.746.222.109 40.171.534.291 71.911.854.365 5 Doanh thu 259.451.734.682 263.852.120.303 259.123.497.093 6 Lợi nhuận trước thuế 11.115.583.967 13.137.546.634 18.331.854.290 7 Lợi nhuận sau thuế 8.336.687.975 9.853.159.976 13.748.890.718 3. Lực Lượng: 3.1 Giới thiệu chung: Với nhận thức tầm quan trọng hàng đầu của nguồn lực con người, chiến lược thu hút, sử  dụng và bồi dưỡng, đào tạo con người luôn được chúng tôi tập trung chú trọng thực hiện và đã  phát huy hiệu quả. Hiện tại Công ty đã xây dựng được một đội ngũ có khả năng công tác cao và  tiềm năng phát triển lớn, bao gồm các kỹ sư, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn, giàu kinh  nghiệm và lực lượng công nhân có tay nghề, được đào tạo và qua thử thách công việc, có thể đảm  đương thực hiện thi công các công trình xây dựng ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau (xây  dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,...) với mọi  quy mô, hình thức, điều kiện. 3.2  Lực lượng nhân sự: Kinh nghiệm  STT Nghề nghiệp Chuyên ngành Số lượng công tác Xây dựng dân dụng và  1 Thạc sỹ xây dựng 5 7 năm công nghiệp 2 Thạc sỹ kinh tế  Quản trị Kinh doanh 5 18 năm 3 Kỹ sư xây dựng Xây dựng dân dụng và  25 3­21 năm công nghiệp Vật liệu xây dựng 6 7 năm Võ Khắc Hạnh Page 6
  7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT Máy xây dựng 5 6 năm 4 Kiến trúc sư Xây dựng 5 3­6 năm Công trình cầu, đường 20 4­ 15 năm 5 Kỹ sư giao thông Công trình hầm 10 5 năm 6 Kỹ sư thuỷ lợi Công trình thuỷ lợi 4 10 năm 7 Kỹ sư trắc địa  Trắc địa công trình 4 22 năm Tài chính­ Kế toán 7 4­6 năm 8 Cử nhân kinh tế Kinh tế xây dựng 3 5 năm Kỹ thuật viên trung  Xây dựng   7 2­23 năm 9 cấp Giao thông 5 2­ 8 năm Vận hành máy 95 3­21 năm Bảo dưỡng, sửa chữa  15 5­15 năm máy Thép 70 2­ 11 năm 10 Công nhân  Ván khuôn 55 2­ 14 năm Nề­ Hoàn thiện 60 1­ 20 năm Điện, nước 9 5­9 năm Trải thảm 112 5.15 ăm 4. Tổ chức: 4.1 Giới thiệu chung: Dựa trên việc nghiên cứu các đặc thù của công tác tổ chức sản xuất trong ngành xây dựng,  rút kinh nghiệm từ các mô hình tổ chức đã được áp dụng từ trước tới nay, căn cứ vào đặc điểm và  năng lực của các cá nhân trong Công ty và áp dụng các kiến thức khoa học quản lý hiện đại, chúng  tôi đã tiến hành xây dựng Công ty với mục tiêu: Hiệu quả trong sản xuất, linh hoạt trong thị  trường, vững bền trong phát triển. Mô hình tổ chức như giới thiệu dưới đây đã được thử nghiệm và phát huy hiệu quả. Với mô  hình này chúng tôi có thể linh động triển khai cùng lúc nhiều công trình khác nhau cũng như tập  trung nhân lực, thiết bị cho các công trình lớn khi cần thiết.    4.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự: Sơ đồ 1­ Tổ chức chung Võ Khắc Hạnh Page 7
  8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT Sơ đồ 2­ Tổ chức công trường (điển hình) 5. Máy móc thiết bị: Giới thiệu chung: Nhận thấy được vai trò ngày càng lớn của máy móc thiết bị trong thi công xây dựng, đặc  biệt đối với các công trình hạ tầng đô thị, giao thông, thuỷ lợi, chúng tôi đã có chính sách ưu tiên  đầu tư cho máy móc, thiết bị thi công. Với lực lượng thiết bị đa dạng, hiện đại, lực lượng công  nhân vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa được đào tạo cơ bản và có tay nghề cao, cùng với kinh  Võ Khắc Hạnh Page 8
  9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT nghiệm, năng lực điều hành thi công cơ giới, hoàn toàn tin tưởng khả năng thực hiện tốt các  công trình có khối lượng thi công cơ giới lớn. Hiện nay, Công ty chúng tôi đã đầu tư một hệ thống máy móc thiết bị thi công hiện đại  với hàng chục máy xúc, ủi, lu, ô tô và đã đầu tư 04 dây chuyền sản xuất bê tông nhựa asphalt,  cùng với các thiết bị máy rải thảm, lu đồng bộ Công ty cổ phần xây dựng công trình Minh Việt  đã thi công cả phần nền và mặt các công trình trên địa bàn các tỉnh Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ,  Tuyên Quang, Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái, Đắk Lắk... Danh sách: Tình trạng  STT Chủng loại thiết bị Số lượng Xuất xứ thiết bị 1 Dây chuyền nghiền đá 3 Nhật 90% 2 Dây chuyền trải thảm 3 CHLB Đức và Nhật 95% Trạm trộn bê tông nhựa  3 2 Việt Nam 100% asphalt 90­104tấn/h 4 Máy xúc 0.4m3 5 Nhật Bản 85% 5 Máy xúc 0.8m3 5 Nhật Bản 70% 6 Máy xúc 1,2m3 5 Nhật Bản 70% CHLB Đức, Nhật  7 Máy ủi 110CV ­ 180 CV 3 70%­80% Bản CHLB Đức, Nhật  8 Lu rung 24Tấn ­ 27Tấn 8 70%­80% Bản 9 Lu tĩnh 8 Tấn ­ 12 Tấn 7 Nhật Bản 70%­80% 10 Máy san gạt 5 Nhật Bản 70%­80% 11 Máy tưới nhựa 7 Việt Nam 80% 12 Máy nén khí 8 Trung Quốc 70%­80% 13 Máy phát điện  3 Nhật Bản 90% 14 Máy bơm nước 18 Nhật Bản 80%­85% Nhật Bản, Trung  15 Đầm bê tông 16 70%­100% Quốc 16 Ô tô tải 13 tấn 10 Trung Quốc 80% 6. Kinh nghiệm: Giới thiệu chung: Từ khi thành lập đến nay, chúng tôi đã tham gia nhiều dự án, công trình với các quy mô khác  nhau, chủng loại công trình khác nhau. Dưới đây là một số dự án, công trình điển hình: Các dự án, công trình tiêu biểu đã và đang tham gia thực hiện: (Bảng 5 ­ Danh sách dự án, công trình chính đã tham gia thực hiện).    Các đối tác: Các đối tác lớn Ban QLDA 2. Võ Khắc Hạnh Page 9
  10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT Tập đoàn Nam Cường. Tập đoàn Hưng Thịnh Phát. Tập đoàn Đại Dương. Công ty Thành An. Công ty CP Đầu tư Phát triển Đô Thị và Khu Công Nghiệp Và các đơn vị khác.    Cung ứng tài chính: Ngân hàng Đại Dương – Ocean bank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Hai Bà Trưng – Hà Nội. Trong Đầu tư, tư vấn và thi công xây dựng các công trình, Công ty CP XDCT Minh Việt đã thi  công cho nhiều dự án, công trình lớn (danh sách kèm theo). Qua thực tế thi công xây dựng, các  công trình này đều đáp ứng tốt các chỉ tiêu về kỹ thuật, mỹ thuật. Công ty chúng tôi đã được các  đối tác đánh giá cao về chất lượng, tính ổn định cũng như mỹ thuật của công trình và trở thành  Nhà thầu có uy tín. Cuối cùng chúng tôi xin bày tỏ mong muốn được tham gia đầu tư và xây dựng các dự án của Quý  ban. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MINH VIỆT Võ Khắc Hạnh Page 10
  11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT PHẦN III: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH 1. CĂN CỨ LẬP BẢN VẼ THI CÔNG 1.1 Tên dự án. ­ Tên dự án: Đường Hồ Chí Minh, đoạn Tân Cảnh ­ Buôn Mê Thuột ­ Phân đoạn Km720+805.11 ­ Km733+853.55 (Nâng cấp mở  rộng QL14 đoạn phía Nam thành   phố Buôn Ma Thuột và cầu EATAM).            + Gói thầu số 1: Km720+805 – Km723+00            + Gói thầu số 2: Km723+000 – Km725+464            + Gói thầu số 3: Km725+464 – Km733+854            + Gói thầu số 4: Cầu Eatam và cầu Duy Hòa ­ Đại diện Chủ đầu tư  : Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh. 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ­ Thuyết minh này đề cập đến Gói thầu số 2: Đoạn tuyến Km723+00 – Km725+464.00, có tổng   chiều dài tuyến L=2269.10m. (không tính phạm vi cầu Duy Hòa L=129.06m, thuộc gói thầu số 4) ­ Điểm đầu tại Km723+00:            + Địa điểm: thuộc phạm vi nút giao thông QL14 với đường Phan Huy Chú bên cạnh Đài   truyền hình Đắk Lắk             + Tọa độ: X = 1398516.78; Y=447327.48      ­ Điểm cuối tại Km725+464.00:           + Địa điểm: thuộc phạm vi nút giao thông QL14 với TL2 (đi Krông Ana).             + Tọa độ:  X=1396903.58; Y=445587.47. 1.3. Đơn vị thiết kế bản vẽ thi công. ­ Công ty cổ phần xây dựng công trình Minh Việt + Người thiết kế:   Nguyễn Duy Thắng                                Phạm Duy Khánh + Người kiểm tra: Bùi Đình Nam 1.4. Đơn vị tư vấn giám sát. ­ TVGS Q.C.I Việt Nam – Văn phòng Buôn Ma Thuột + Người kiểm tra:    Đặng Minh Giao + Người phê duyệt: Rogelio Noa 1.5. Các căn cứ lập bản vẽ thi công. Võ Khắc Hạnh Page 11
  12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT ­ Căn  cứ   Quyết  định  số   1976/QĐ­BGTVT  ngày  04/7/2008 và  số  01/QĐ­BGTVT  ngày 04/01/2010 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án   đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn phía Nam TP Buôn Mê Thuột và cầu EaTam,  tỉnh Đắk Lắk thuộc dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh; ­ Căn cứ  Quyết định số  3983/QĐ­BGTVT ngày 31/12/2008, số  1470/QĐ­BGTVT  ngày 31/5/2010 và số  3030/QĐ­BGTVT ngày 20/10/2010 của Bộ  Giao thông vận tải về  việc   phê   duyệt   thiết   kế   kỹ   thuật   và   thiết   kế   kỹ   thuật   điều   chỉnh,   bổ   sung   đoạn  Km720+805,11 – Km725+464, Dự  án đầu tư  nâng cấp, mở  rộng Quốc lộ  14 đoạn phía  Nam TP Buôn Mê Thuột và cầu EaTam, tỉnh Đắk Lắk thuộc dự án xây dựng đường Hồ  Chí Minh; ­ Căn cứ  Quyết định số  2065/QĐ­BGTVT ngày 16/7/2009 của Bộ  GTVT về  phê  duyệt kết quả đấu thầu Gói thầu số 02: Xây dựng đoạn tuyến Km723+00 – Km725+464  (bao gồm cả  thiết kế  BVTC), Dự  án đầu tư  nâng cấp, mở  rộng Quốc lộ  14 đoạn phía  Nam TP Buôn Mê Thuột và cầu EaTam, tỉnh Đắk Lắk thuộc dự án xây dựng đường Hồ  Chí Minh;  ­ Căn cứ  Hợp đồng thi công xây dựng số  47/2009/HĐTC­Đ ngày 10/8/2009   giữa   Ban QLDA đường Hồ  Chí Minh và Công ty TNHH Xây dựng công trình Minh Việt về  việc thi công Gói thầu số 02: Xây dựng đoạn tuyến Km723+00 – Km725+464 (bao gồm  cả  thiết kế  BVTC), Dự  án đầu tư  nâng cấp, mở  rộng Quốc lộ  14 đoạn phía Nam TP   Buôn Mê Thuột và cầu EaTam, tỉnh Đắk Lắk thuộc dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh. 2. KẾT QUẢ THIẾT KẾ BVTC 2.1. Hướng tuyến: ­ Hướng tuyến tuân thủ theo hướng tuyến bước thiết kế kỹ thuật điều chỉnh được duyệt. Nhìn   chung hướng tuyến theo hướng Đông bắc – Tây nam, bám theo đường cũ. ­ Tổng chiều dài thiết kế Gói thầu số 2: L =2269.10m.  2.2. Bình đồ: ­ Bình đồ  được thiết kế với bán kính tối thiểu 200m, châm chước đoạn vào nút giao với đường  Phan Huy Chú với bán kính R=150m.  ­ Kết quả thiết kế như sau : TT Hạng mục Đơn vị Số lượng Tổng đường cong đỉnh 7 1 130 
  13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT 3 R > 500 đỉnh 2 4 Không đóng cong đỉnh 2 2.3. Trắc dọc: ­ Đường đỏ  thiết kế  dạng đường bao theo đường hiện hữu, tôn cao trung bình 32­70cm tương   ứng với kết cấu áo đường làm mới.  ­ Kết quả  thiết kế  : Độ  dốc dọc thiết kế  lớn nhất  I max = 4.4% (dài 203.52m), cao độ  thiết kế  thay đổi từ (+409.21m)   (+380.62m), tổng chiều dài các đoạn dốc như sau : TT Độ dốc dọc I Đơn vị  Chiều dài thiết kế (m) Tổng chiều dài M 2269.10 1 0.0% 
  14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT 2.5. Kết cấu áo đường:      Kết cấu mặt đường được thiết kế với quy mô: Cấp cao A1, tải trọng trục 100KN, P=0.6MPa,   D=33cm, môduyn đàn hồi yêu cầu mặt đường Eyc > 155MPa, nền đường phạm vi xây dựng mới  Eo>50Mpa.Toàn bộ  phạm vi mặt đường cũ được bóc bỏ  lớp bê tông nhựa và thiết kế  kết cấu   như ở phạm vi mặt đường làm mới. ­  Kết cấu xây dựng mới (theo thứ tự từ trên xuống): + Bê tông nhựa chặt hạt nhỏ D15 dày 5cm. + Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5lít/m2. + Bê tông nhựa chặt hạt trung D25 dày 7cm. + Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1.2lít/m2. + Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax = 25 mm dày 20cm. + Cấp phối đá dăm loại 2 Dmax = 37.5 mm dày 30cm. 2.6. Hệ thống vỉa hè & dải phân cách: ­  Vỉa hè: Bó vỉa dạng chữ L vát dốc cho xe lên xuống cao 15cm so với mặt đường, kết cấu bằng   bêtông M200 đá 1x2 đổ  tại chỗ  trên lớp dăm sạn đệm dày 10cm, bề  mặt vỉa hè lát gạch block   dày 6cm trên lớp cát đệm đầm chặt dày 10cm. Võ Khắc Hạnh Page 14
  15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT ­   Dải phân cách: Bó vỉa dạng hình thang cao 30cm so với mặt đường, kết cấu bằng bê tông   M200 đá 1x2 đổ tại chỗ trên lớp dăm sạn đệm dày 10cm, lòng dải phân cách đổ đầy đất hữu cơ  dày 40cm trên lớp đất sét phòng nước dày 10cm. 2.7. Nút giao thông: ­ Phạm vi tuyến: bao gồm nút giao với TL2 đi Krông Ana (Km725+392.5). Nút giao TL2 được   thiết kế  dạng giao bằng tự  điều khiển, bố  trí đảo kết hợp vạch sơn phân luồng. Toàn bộ  nút  giao bố  trí hệ  thống báo hiệu đường bộ  hoàn chỉnh, sử  dụng kết cấu mặt đường như  tuyến  chính. Kết quả thiết kế:  Kiểu  TT Lý trình Góc giao KCAĐ Ghi chú nút giống  1 Km725+392.5 Ngã ba 140 04'26" o KCAĐ  Đi KrôngAna tuyến chính 2.8. Hệ thống đường dân sinh: a. Phạm vi nghiên cứu :       Đường dân sinh được thiết kế đảm bảo trả  lại hiện trạng lưu thông như  trước khi chưa có   dự án. Xem xét thiết kế các đường dân sinh chênh cao lớn so với tuyến chính, các đường còn lại  thiết kế vuốt nối trên cắt ngang tuyến chính (chi tiết xem bảng thống kê).  b. Giải pháp thiết kế :  ­ Bề rộng: theo hiện trạng đường dân sinh hiện hữu. ­ Dốc dọc : id  7.0m 2.5
  16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT + Cấp phối đá dăm dày 15cm. ­ Nền đường: Đất đắp đầm chặt K≥0.98 dày 30cm trên cùng, đất nền đầm chặt K≥0.95. c. Kết quả thiết kế :  ­ Đường dân sinh ngang: 24 vị trí 2.9. Công trình an toàn giao thông:    Các công trình phục vụ an toàn giao thông như: Biển báo, vạch sơn,... được thiết kế theo điều   lệ  báo hiệu đường bộ  22TCN237­01. Với lưu ý : kích thước các biển báo hiệu phải được nhân  hệ số 1.3.  Kết quả thiết kế như sau: TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng 1 Biển báo 78 ­ Biển báo hình tam giác Biển 50 ­ Biển báo hình tròn  Biển 12 ­ Biển báo hình vuông (105x105cm) Biển 16 2 Sơn  ­ Sơn nhiệt phản quang bình thường m2 2133.65 PHẦN IV: PHẦN CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ THI CÔNG PHẦN  ÁO  ĐƯỜNG VÀ LÁT GẠCH VỈA HÈ GÓI THẦU SỐ 2: ĐOẠN TUYẾN Km723+00 – Km725+464.00 Võ Khắc Hạnh Page 16
  17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT A. THI CÔNG VỈA HÈ, BÓ VỈA Để  tránh  chồng  chéo  trong  quá  trình  thi  công,  phần  vỉa  hè  và  bó  vỉa  được  tiến hành  sau khi thi công xong hệ thống thoát nước và lớp sấp phối sỏi đỏ. 1. Công tác chuẩn bị: ­ Kiểm tra khôi phục lại hệ thống tim, mốc định vị. xác định chính xác vị trí  đặt bó vỉa  và gờ chặn vỉa hè. ­ Kiểm tra cao độ, độ  chặt  và  độ  bằng phẳng tại  vị  trí đặt bó vỉa, vỉa hè. Nếu  mặt  bằng  không  bằng  phẳng  thì  dùng  máy  san  san  gạt  lại,  bù  vào  hoặc  lấy  bớt  đất  ra  để đảm  bảo sau khi lu lèn sẽ đạt được cao độ đúng như thiết kế. 2 Thi công bó vỉa, gờ chặn: ­ Khi  mặt  bằng  đã  chuẩn  bị  xong  ta  tiến  hành  thi  công  lớp  đá dăm sạn đệm dày  10cm, vật liệu thi công được tập kết dọc theo tuyến đường bên cạnh vị trí thi công. ­ Kiểm tra ván khuôn trước khi đưa vào thi công lắp đặt, ván khuôn phải được  vệ sinh  sạch sẽ và không bị cong vênh. ­ Đổ bê tông bó vỉa dạng chữ L vát dốc cho xe lên xuống cao 15cm so với mặt đường,  kết cấu bằng bêtông M200 đá 1x2 đổ tại chỗ Hình II.1: Bó vỉa và gờ chặn 3 Thi công vỉa hè: ­ Khi công tác chuẩn bị mặt bằng thực hiện xong, tiến hành thi công lớp bê  tông lót đá  1x2M200, sau đó làm lớp cát đệm đầm chặt tạo mặt bằng và tiến hành lót gạch dày 6cm Võ Khắc Hạnh Page 17
  18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT Hình II.2: Thi công lát gạch vỉa hè B. THI CÔNG ÁO ĐƯỜNG Kết cấu mặt đường  được thiết kế  với quy mô: Cấp cao A1, tải trọng trục 100KN,  P=0.6MPa, D=33cm, môduyn đàn hồi yêu cầu mặt  đường Eyc  >  155MPa, nền đường  phạm vi xây dựng mới Eo>50Mpa.Toàn bộ  phạm vi mặt đường cũ được bóc bỏ  lớp bê  tông nhựa và thiết kế kết cấu như ở phạm vi mặt đường làm mới. ­  Kết cấu xây dựng (theo thứ tự từ trên xuống): + Bê tông nhựa chặt hạt nhỏ D15 dày 5cm. + Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5lít/m2. + Bê tông nhựa chặt hạt trung D25 dày 7cm. + Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1.2lít/m2. + Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax = 25 mm dày 20cm. + Cấp phối đá dăm loại 2 Dmax = 37.5 mm dày 30cm. 1.Thi công lớp Cấp phối đá dăm (theo quy trình 22TCN334­06)  Cấp phối đá dăm được thi công làm 2 lớp, lớp thứ nhất là cấp phối đá dăm  loại 2 Dmax = 37.5 mm dày 30cm. Lớp thứ 2 là Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax = 25 mm  dày 20cm 1.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với Cấp phối đá dăm. Võ Khắc Hạnh Page 18
  19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT ­ Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp phải tập kết đến bãi chứa tại chân công trình  để tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vật liệu làm cơ sở để tư vấn  giám sát  chấp nhận đưa vật liệu vào sử dụng thi công công trình. ­ Bãi chứa vật liệu được bố trí gần vị trí thi công, lượng vật liệu tập kết tối   thiểu  phải đáp ứng đủ cho 1 ca thi công. ­ Bãi chứa vật liệu được gia cố để không bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của  các  phương tiện di chuyển, thi công, không bị  ngập nước, không bị  bùn đất hoặc vật  kiệu  khác lẫn vào. ­ Không tập kết nhiều nguồn vật liệu trên cùng một vị trí ­ Trong  quá  trình  vận  chuyển  tập  kết  luôn  có  biện  pháp  xử  lý  để  không  xảy  ra  hiện tượng phân tầng vật liệu. 1.2 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công: ­ Tiến hành khôi phục, kiểm tra hệ  thống cọc định vị tim và mép đường ­ Việc thi công lớp CPĐD chỉ  được  tiến hành khi mặt bằng thi công đã được  nghiệm  thu. Khi cần thiết có thể tiến hành kiểm tra  lại các chỉ tiêu kỹ thuật quy định của mặt bằng  thi  công đặc biệt là độ chặt lu lèn thiết kế. Hình 1.1: chuẩn bị mặt bằng thi công 1.3 Công tác chuẩn bị thiết bị thi công chủ yếu và thiết bị phục vụ thi công ­ Huy động đầy đủ các trang thiết bị thi công chủ yếu như máy rải hoặc máy san,  các  loại  lu,  ô  tô  tự đổ chuyên chở  vật  liệu,  thiết bị  khống chế độ  ẩm,  máy  đo đạc  cao  độ, thiết bị khống chế chiều dày... các thiết bị kiểm tra độ chặt, độ ẩm hiện trường. Võ Khắc Hạnh Page 19
  20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                                                                              BM CT  GTCC &MT Công tác tập kết vật liệu vào thi  công ­ Vật  liệu  CPĐD sau  khi  được  chấp  thuận đưa vào  sử dụng thi  công  công trình,  được tập kết đến mặt bằng thi công bằng cách: + Đổ  thành các đống trên mặt bằng thi công (chỉ  đối với lớp móng và được  tư  vấn  giám  sát  cho  phép  rải  bằng  máy  san)  khoảng  cách  giữa  các  đống  vật  liệu  phải  được tính toán và không quá 10m. +  Sơ  đồ vận hành của các  xe tập  kết  vật liệu, khoảng cách  giữa các đống vật liệu  phải được dựa vào  kết quả của công tác thi công thí điểm. ­ CPĐD  khi  vận  chuyển  đến  công  trình  sẽ  được  thi  công  ngay  nhằm  tránh  ảnh  hưởng đến chất lượng và gây cản trở giao thông. 1.4 Độ ẩm của vật liệu CPĐD ­ Phải  đảm  bảo  vật  liệu  CPĐD  luôn  có  độ  ẩm  nằm  trong  phạm  vị  độ  ẩm  tối  ưu  (Wo ±2%) trong suốt quá trình chuyên chở, tập kết san hoặc rải và lu lèn. 1.5 Công tác san, rải CPĐD ­ Đối với lớp móng trên, vật liệu CPĐD được rải bằng máy rải ­ Đối với lớp móng dưới, có thể  rải vật liệu CPĐD bằng máy san khi có  biện  pháp  chống phân tầng. ­ Căn cứ vào tính năng của các thiết bị thi công, chiều dày thiết kế có thể phân thành  các lớp thi công. Chiều dày của mỗi lớp sau khi lu lèn không nên quá 18cm  đối với  lớp  móng  dưới  và  15cm đối  với  lớp  móng trên.  Chiều  dày  tối  thiểu  của  mỗi  lớp không được nhỏ hơn  3 lần cỡ hạt danh định lớn nhất Dmax. ­ Phải thường xuyên  kiểm tra cao  độ,  độ bằng phẳng và  độ dốc  ngang,  độ dốc dọc,  độ ẩm, độ đồng đều của vật liệu CPĐD trong suốt quá trình san, rải. 1.6 Công tác lu lèn ­ Phải lựa chọn và phối hợp các loại lu trong sơ  đồ  lu lèn. Thông thường sử  dụng lu  nhẹ với vận tốc chậm để lu những lượt đầu, sau đó sử dụng lu có tải trọng nặng lu tiếp cho  đến khi đạt độ chặt yêu cầu. ­ Số  lần lu lèn phải đảm bảo đồng đều với tất cả  các điểm trên mặt đường (kể  cả  phần mở rộng), đồng thời phải đảm bảo độ bằng phẳng sau khi lu lèn. ­ Việc lu lèn phải được thực hiện từ chổ thấp đến chổ cao, vệt bánh lu sau  chồng lên  vệt  bánh  lu  trước  từ  20­25cm.  Những  đoạn  thẳng,  lu  từ  mép  vào  tim  đường  và  ở các đoạn  đường cong, lu từ phía bụng đường cong dần lên phía lưng đường cong. ­ Ngay  sau  giai  đoạn  lu  lèn  sơ  bộ,  phải  tiến  hành  ngay  công tác  kiểm  tra  cao  độ, độ  dốc ngang, độ bằng phẳng và phát hiện những chổ lồi lõm, phần tầng để bù phụ  và sữa chửa  kịp thời. Võ Khắc Hạnh Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0