intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập về các hợp chất lưỡng tính

Chia sẻ: Lê Quang Phát | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

418
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với dạng bài tập này phương pháp tối ưu nhất là phương pháp đại số: Viết tất cả các PTHH xảy ra, sau đố dựa vào các dữ kiện đã cho và PTHH để tính toán. Một số vấn đề cần chú ý : cần phải hiểu téh nào là hợp chát lưỡng tính....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập về các hợp chất lưỡng tính

  1. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính BÀI TẬP VỀ CÁC HỢP CHẤT LƯỠNG TÍNH 1. Phương pháp giải chung - Với dạng bài tập này phương pháp tối ưu nhất là pp đại số: Viết tất cả các PTHH xảy ra, sau đó dựa vào các dữ kiện đã cho và PTHH để tính toán - Một số vấn đề cần chú ý: + Cần phải hiểu thế nào là hợp chất lưỡng tính( vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazo) bao gồm muối HCO3-, HSO-3, các oxit: Al2O3, ZnO, Cr2O3, các hiđroxit như: Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3 + Bài toán về sự lưỡng tính của các hidroxit có 2 dạng như sau: Ví dụ về Al(OH)3 * Bài toán thuận: Cho lượng chất tham gia phản ứng , hỏi sản phẩm VD: Cho dung dịch muối nhôm ( Al3+) tác dụng với dung dịch kiềm ( OH-). Sản phẩm thu được gồm những chất gì phụ thuộc vào tỉ số k = nOH-/nAl3+ + Nếu k≤ 3 thì Al3+ phản ứng vừa đủ hoặc dư khi đó chỉ có phản ứng Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓ ( 1) ( k= 3 có nghĩa là kết tủa cực đại) + Nếu k ≥ 4 thì OH-phản ứng ở (1) dư và hòa tan vừa hết Al(OH)3 theo phản ứng sau: Al(OH)3 + OH- → Al(OH)4- (2) + Nếu 3< k < 4 thì OH- dư sau phản ứng (1) và hòa tan một phần Al(OH)3 ở (2) * Bài toàn nghịch: Cho sản phẩm , hỏi lượng chất đã tham gia phản ứng VD: Cho a mol OH- từ từ vào x mol Al3+, sau phản ứng thu được y mol Al(OH)3 ( x, y đã cho biết). Tính a? Nhận xét: nếu x=y thì bài toán rất đơn giản, a= 3x=3y Nếu y< x Khi đó xảy ra một trong hai trường hợp sau: + Trường hợp 1: Al3+ dư sau phản ứng (1) Vậy a = 3y Trường hợp này số mol OH- là nhỏ nhất + Trường hợp 2: Xảy ra cả (1) và (2) vậy: a= 4x-y Trường hợp này số mol OH- là lớn nhất + Muốn giải được như bài toán trên chúng ta cần quy về số mol Al3+ trong AlCl3, Al2(SO4)3.. và quy về số mol OH- trong các dd sau: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 + Cần chú ý đến kết tủa BaSO4 trong phản ứng của Al2(SO4)3 với dung dich Ba(OH)2. Tuy cách làm không thay đổi nhưng khối lượng kết tủa thu được gồm cả BaSO4 + Trong trường hợp cho OH- tác dụng với dung dịch chứa cả Al3+ và H+ thì OH- sẽ phản ứng với H+ trước sau đó mới phản ứng với Al3+ + Cần chú ý các dung dịch muối như Na[Al(OH)4], Na2[Zn(OH)4]... khi tác dụng với khí CO2 dư thì lượng kết tủa không thay đổi vì: Na[Al(OH)4] + CO2→ Al(OH)3↓ + NaHCO3, Còn khi tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng thì lượng kết tủa có thể bị thay đổi tùy thuộc vào lượng axit: HCl + Na[Al(OH)4] → Al(OH)3 ↓+ NaCl + H2O Nếu HCl dư: Al(OH)3 + 3HCl→ AlCl3 + 3H2O Truonghocso.com Page 1
  2. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính 2. Một số ví dụ cụ thể 1. DẠNG 1: Cho từ từ b mol OH  vào dung dịch chứa a mol Al 3 thu được c mol kết tủa . Tính c theo a,b. Khi cho từ từ OH  vào dung dịch chứa Al 3 thì xuất hiện kết tủa Al (OH )3 ( trắng keo), sau đó kết tủa tan dần. Các phản ứng xảy ra : Al 3 + 3 OH   Al (OH )3  (1) Al (OH )3  + OH   [ Al (OH )4 ] (dd ) (2) TH1: xảy ra 1 phản ứng , khi đó OH  hết , Al 3 có thể dư hoặc hết . Số mol kết tủa tính theo số mol OH  . Al 3 + 3 OH   Al (OH )3  b b  b  3 3 b b b nAl 3  a   n  c  . Khi a  thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất . 3 3 3 TH2 : Xảy ra 2 phản ứng , khi đó Al 3 hết , OH  có thể hết hoặc dư .Số mol tham gia phản ứng (1) được tính theo Al 3 . Al 3 + 3 OH   Al (OH )3  (1) a  3a  a Al (OH )3  + OH   [ Al (OH )4 ] (dd ) (2) x  x nOH   3a  x  b     c  4a  b n  a  x  c   b Để có kết tủa Al (OH )3 thì c  4a  b  0 hay a  4  b  nOH   b  3a  n  3 (nmax khi b  3a)  Vậy 3a  nOH   b  4a  n  4a  b  n  4a  khoâng coù keát tuûa  OH   2. DẠNG 2: Cho từ từ b mol OH  vào dung dịch chứa a mol Al 3 thu được c mol kết tủa . Tính b theo a,c. Khi c  a (lượng kết tủa thu được là lớn nhất )  b  3a  b  3a(1 phaûn öùng) Khi c  a    b  4a  c(2 phaûn öùng) Lưu ý : Khi sục CO2 vào dung dịch sau phản ứng sẽ xuất hiện lại kết tủa nếu trong dung dịch có [ Al (OH )4 ] . Truonghocso.com Page 2
  3. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính CO2 + [ Al (OH )4 ]  Al (OH )3  + HCO3 3. DẠNG 3 : Cho từ từ b mol H  vào dung dịch chứa a mol [ Al(OH )4 ] thu được c mol kết tủa . Tính c theo a,b. Khi cho từ từ H  vào dung dịch chứa [ Al(OH )4 ] thì xuất hiện kết tủa trắng keo Al (OH )3 , lượng kết tủa tăng dần đến cực đại . Sau đó kết tủa tan dần. Các phản ứng xảy ra : H  + [ Al(OH )4 ]  Al (OH )3  + H2O (1) Al (OH )3  + 3 H   Al 3 + 3 H2O (2) TH1 : Xảy ra 1 phản ứng , khi đó H  hết , [ Al(OH )4 ] có thể dư hoặc hết .Lượng kết tủa tính theo số mol H  . H  + [ Al(OH )4 ]  Al (OH )3  + H2O (1) b  b  b n[ Al (OH ) ]  a  b  n  c  b . Lượng kết tủa lớn nhất khi a  b . 4 TH2 : Xảy ra 2 phản ứng , khi đó [ Al(OH )4 ] hết , H  có thể hết hoặc dư . Số mol các chất tham gia phản ứng (1) được tính theo [ Al(OH )4 ] . H  + [ Al(OH )4 ]  Al (OH )3  + H2O (1) a  a a Al (OH )3  + 3 H  Al 3 + 3 H2O (2)  x  3x nH   3a  x  b     c  4a  b n  a  x  c   Để có kết tủa Al (OH )3 thì c  4a  b  0 hay b  4a .  nH   b  a  n  b(nmax khi b  a)  a  nH   4a  n  4a  b Vậy   nH   4a  khoâng coùkeát tuûa 4. DẠNG 4 : Cho từ từ b mol H  vào dung dịch chứa a mol [ Al(OH )4 ] thu được c mol kết tủa . Tính b theo a,c. Khi c  a (lượng kết tủa thu được lớn nhất)  b  a .  b  a(1phaûn öùng) Khi c  a    b  4a  c(2 phaûn öùng) Truonghocso.com Page 3
  4. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính 5. DẠNG 5 : Cho từ từ b mol OH  vào dung dịch chứa a mol Zn2 thu được c mol kết tủa. Tính c theo a,b Khi cho từ từ OH  vào dung dịch chứa Zn2 thì xuất hiện kết tủa Zn(OH )2 , lượng kết tủa tăng dần đến cực đại. Sau đó kết tủa tan dần . Các phản ứng xảy ra : Zn2 + 2 OH   Zn(OH )2  (1) Zn(OH )2 + 2 OH   [Zn(OH )4 ]2 (dd) (2) TH1: xảy ra 1 phản ứng , khi đó OH  hết, Zn2 có thể dư hoặc hết .Lượng kết tủa tính theo OH  . Zn2 + 2 OH   Zn(OH )2  b b  b  2 2 b b b nZn2  a   n  . Lượng kết tủa lớn nhất khi a  2 2 2 2 TH2: Xảy ra 2 phản ứng , khi đó Zn hết , OH có thể hết hoặc dư . Các chất tham gia phản  ứng (1) được tính theo Zn2 . Zn2 + 2 OH   Zn(OH )2  a  2a  a Zn(OH )2 + 2 OH   [Zn(OH )4 ]2 (dd) x  2x nOH   b  2a  2 x   4a  b c  n  c  a  x   2 4a  b Để thu được kết tủa thì c   0 hay b  4a 2  b  nOH   b  2a  n  2 .(nmax khi b=2a)  4a  b Vậy 2a  nOH   4a  n   2   nOH   4a  khoâng coù keát tuûa.  6. DẠNG 6 : Cho từ từ b mol OH  vào dung dịch chứa a mol Zn2 thu được c mol kết tủa. Tính b theo a,c. Khi a  c (lượng kết tủa thu được lớn nhất)  b  2c .  b  2c(1phaûn öùng) Khi c  a    b  4a  2c(2 phaûn öùng) 3. Một số bài tập tham khảo Truonghocso.com Page 4
  5. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính Bài 1. Lấy 20 g hỗn hợp bột Al và Fe2O3 ngâm trong dung dịch NaOH(dư), phản ứng xong người ta thu được 3, 36l khí hidro (đktc). Khối lượng Fe2O3 ban đầu là: A. 13,7 gam B. 17,3 gam C. 18 gam D. 15,95gam Bài 2. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc); - Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43. Bài 3. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 36,7. B. 48,3. C. 45,6. D. 57,0. Bài 4. Chia 20g hỗn hợp X gồm Al; Fe; Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 5,6lít khí ở đktc. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36lít khí ở đktc. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là: A. 8,5% B. 13% C. 16% D. 17% Bài 5. Cho m gam Na vào 50 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì thu được V lít khí (đktc), dung dịch X và 1,56 gam kết tủa.Khi thổi CO2 dư vào dung dịch X lại thấy xuất hiện thêm kết tủa.Khối lượng Na ban đầu là: A. 4,14 g B. 1,44 g C. 4,41 g D. 2,07 g Bài 6. Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27) A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2. Bài 7. : Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là A. 0,55. B. 0,60. C. 0,40. D. 0,45. Bài 8. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch B. Cho dung dịch B vào 200 ml dung dịch NaAlO2 0,2M thu được 2,34 gam kết tủa. Tính nồng độ của dung dịch HCl. A. 1,15M B. 1,35M C. 1,15M và 1,35M D. 1,2M. Bài 9. Cho m gam kim loại Na vào 200 gam. dung dịch Al2(SO4)3 1,71%. Sau khi phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa. m có giá trị là A. 0,69 gam. B. 1,61 gam. C. cả A và B đều đúng. D. đáp án khác Bài 10. Cho 0,54 gam Al vào 40 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X thu được kết tủa. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất cần thể tích dung dịch HCl 0,5M là A. 110 ml. B. 90 ml. C. 70 ml. D. 80 ml. Bài 11. Hỗn hợp A gồm Na và Al4C3 hòa tan vào nước chỉ thu được dung dịch B và 3,36 lít khí C. Khối lượng Na tối thiểu cần dùng là: A. 0,15g B. 2,76g C. 0,69g D. 4,02g Bài 12. Hỗn hợp A gồm Na, Al , Cu cho 12 gam A vào nước dư thu 2,24 lít khí (đktc) , còn nếu cho vào dung dịch NaOH dư thu 3,92 lít khí ( đktc) . % Al trong hỗn hợp ban đầu ? Truonghocso.com Page 5
  6. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính A. 59,06% B. 22,5% C. 67,5 % D. 96,25% Bài 13. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al hoà tan hết vào H2O dư thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan duy nhất có nồng độ 0,2M. Giá trị của m là : A. 2,32 B. 3,56 C. 3,52 D. 5,36 Bài 14. Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,125. B. 12,375. C. 22,540. D. 17,710. Bài 15. Hỗn hợp X gồm các kim loại Al; Fe; Ba. Chia X thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với nước dư thu được 0,04 mol H2. - Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,07 mol H2. - Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,1 mol H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol Ba, Al, Fe trong 1 phần của hỗn hợp X lần lượt là: A. 0,01; 0,04; 0,03 B. 0,01; 0,02; 0,03 C. 0,02; 0,03; 0,04 D. 0,01; 0,03; 0,03 Bài 16. : Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện, cho Na = 23, Al = 27) A. 77,31%. B. 39,87%. C. 49,87%. D. 29,87%. Bài 17. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 10,8. B. 5,4. C. 7,8. D. 43,2. Bài 18. Cho a gam Na hòa tan hết vào 86,8 gam dung dịch có chứa 13,35 gam AlCl3, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (ở 0oC, 2atm). Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. m = 100,6 gam và dung dịch X có 3 chất tan. B. m = 100,6 gam và dung dịch X có 2 chất tan. C. m = 100 gam và dung dịch X có 3 chất tan. D. m = 100 gam và dung dịch X có 2 chất tan. Bài 19. Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 2,688 lit khí (đktc). Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 8, 064 lít khí(đktc). Xác định m. A. 10,05 gam B. 12,54 gam C. 20,76 gam D. đáp án khác. Bài 20. Cho m gam hỗn hợp (Na, Al) vào nước dư thấy thoát ra 8,96 lít khí (đktc) và còn lại 2,7 gam kim loại không tan. Khối lượng m của hỗn hợp ban đầu là A. 12,7 gam. B. 9,9 gam. C. 21,1 gam. D. tất cả đều sai Bài 18. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na; K và Al (trong đó Na và K có tỷ lệ mol là 1 : 1) vào một lượng nước dư thu được dung dịch Y; 2,7g chất rắn Z và 8,96lít khí T ở đktc. Giá trị của m là: A. 17g B. 11,6g C. 14,3g D. 16,1g Bài 21. Cho 38,775 gam hỗn hợp bột Al và AlCl3 vào lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch A (kết tủa vừa tan hết) và 6,72 lít H2 (đktc). Thêm 250ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 21,84 gam kết tủa. Nồng độ M của dung dịch HCl là : A. 1,12M hoặc 2,48M B. 2,24M hoặc 2,48M Truonghocso.com Page 6
  7. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính C. 1,12M hoặc 3,84M D. 2,24M hoặc 3,84M Bài 22. Cho 23,45 gam hỗn hợp X gồm Ba và K vào 125 ml dung dịch AlCl3 1M thu được V lít khí H2(đktc); dung dịch A và 3,9 gam kết tủa. V có giá trị là : A. 10,08 lít B. 3,92 lít C. 5,04 lít D.6,72 lít Bài 23: Thêm 150 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ xM, khuấy đều thu được 0,1 mol kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, khuấy đều thì thu được 0,14 mol kết tủa. Giá trị của x là A. 1,2. B. 1,6. C. 0,8. D. 2,0. 4. Bài tập tự luyện có đáp án 1) Một cốc thuỷ tinh chứa 200ml dung dịch AlCl3 0,2M. Cho từ từ vào cốc V ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng kết tủa nhỏ nhất khi V biến thiên trong đoạn 200ml-V280ml. A. 1,56g B. 3,12g C. 2,6g D. 0,0g 2) Hoà tan hoàn toàn 8,2 gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất. Tính thể tích CO2 (đktc) cần để phản ứng hết với dung dịch A. A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 3,36 lít 3) Thêm 150ml dung dịch NaOH 2M vào một cốc đựng 100ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,1 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,14 mol chất kết tủa. Tính x. A. 1,6M B. 1,0M C. 0,8M D. 2,0M 4) Cho m gam hỗn hợp B gồm CuO, Na2O, Al2O3 hoà tan hết vào nước thu được 400ml dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn G chỉ gồm một chất. Lọc tách G, cho luồng khí H2 dư qua G nung nóng thu được chất rắn F. Hoà tan hết F trong dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m. A. 34,8g B. 18g C. 18,4g D. 26g 5) Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M thu được một kết tủa keo, đem sấy khô cân được 7,8 gam. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M lớn nhất dùng là bao nhiêu? A. 0,6 lít B. 1,9 lít C. 1,4 lít D. 0,8 lít 6) Thêm NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3. Lượng kết tủa thu được lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH lần lượt là: A. 0,04 mol và 0,05 mol B. 0,03 mol và 0,04 mol C. 0,01 mol và 0,02 mol D. 0,02 mol và 0,03 mol 7) Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. Giá trị của V là? A. 1,2 lít B. 1,1 lít C. 1,5 lít D. 0,8 lít 8) Cho m gam Kali vào 250ml dung dịch A chứa AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít khí (đktc) và một lượng kết tủa. Tách kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Tính x. A. 0,15M B. 0,12M C. 0,55M D. 0,6M 9) Cho dung dịch chứa 0,015 mol FeCl2 và 0,02 mol ZnCl2 tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn tách lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 1,605 gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng chất rắn trên là: Truonghocso.com Page 7
  8. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính A. 70m B. 100ml C. l40ml D. 115ml 10) Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được dung dịch trong suốt A. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch A nhận thấy khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100ml còn khi cho vào 200ml hoặc 600ml dung dịch HCl 1M thì đều thu được a gam kết tủa. Tính a và m. A. a=7,8g; m=19,5g B. a=15,6g; m=19,5g C. a=7,8g; m=39g D. a=15,6g; m=27,7g 11) Cho 200ml dung dịch KOH vào 200ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch KOH đã dùng là: A. 1,5M hoặc 3,5M B. 3M C. 1,5M D. 1,5M hoặc 3M 12) Cho m gam Na vào 50ml dung dịch AlCl31M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,56 gam kết tủa và dung dịch X. Thổi khí CO2 vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Tính m. A. 1,44g B. 4,41g C. 2,07g D. 4,14g 13) Thêm 240ml dung dịch NaOH 1M vào một cốc thuỷ tinh đựng 100ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,08 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 1M vào cốc, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,06 mol chất kết tủa. Tính x. A. 0,75M B. 1M C. 0,5M D. 0,8M 14) Trong một cốc thuỷ tinh đựng dung dịch ZnSO4. Thêm vào cốc 200ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l thì thu được 4,95 gam kết tủa. Tách kết tủa, nhỏ dung dịch HCl vào nước lọc thì thấy xuất hiện kết tủa trở lại, tiếp tục cho HCl vào đến khi kết tủa tan hết rồi cho dung dịch BaCl2 dư vào thì thu được 46,6 gam kết tủa. Tính x. A. 2M B. 0,5M C. 4M D. 3,5M 15) Cho m gam Na vào 200 gam dung dịch Al2(SO4)3 1,71%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,78 gam kết tủa. Tính m. A. 1,61g B. 1,38g hoặc 1,61g C. 0,69g hoặc 1,61g D. 1,38g 16) Dung dịch A chứa m gam KOH và 40,2 gam K[Al(OH)4]. Cho 500 ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch A thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị của m là? A. 22,4g hoặc 44,8g B. 12,6g C. 8g hoặc22,4g D. 44,8g 17) Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Nồng độ mol/l nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là? A. 0,15M B. 0,12M C. 0,28M D. 0,19M 18) Cho V lít dung dịch NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là: A. 0,9 B. 0,45 C. 0,25 D. 0,6 19) Cho 120 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l lớn nhất của NaOH là? A. 1,7M B. 1,9M C. 1,4M D. 1,5M 20) Một cốc thuỷ tinh chứa 200ml dung dịch AlCl3 0,2M. Cho từ từ vào cốc V ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng kết tủa lớn nhất khi V biến thiên trong đoạn 250mlV320ml. A. 3,12g B. 3,72g C. 2,73g D. 8,51g 21) Hoà tan hoàn toàn 19,5 gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được 500ml dung dịch trong suốt A. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch A đến khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa Truonghocso.com Page 8
  9. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính thì dừng lại nhận thấy thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100ml. Tính nồng độ mol của các chất tan trong dung dịch A. A. [Na[Al(OH)4]]=0,2M; [NaOH]=0,4M B. [Na[Al(OH)4]]=0,2M; [NaOH]=0,2M C. [Na[Al(OH)4]]=0,4M; [NaOH]=0,2M D. [Na[Al(OH)4]]=0,2M 22) Cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M cần cho vào 500 ml dung dịch Na[Al(OH)4]0,1M để thu được 0,78 gam kết tủa? A. 10 B. 100 C. 15 D. 170 23) Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M vào dung dịch có chứa 58,14 gam Al2(SO4)3 thu được 23,4 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là? A. 2,68 lít B. 6,25 lít C. 2,65 lít D. 2,25 lít 24) Rót V ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 300 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M thu được một kết tủa. Lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. V có giá trị lớn nhất là? A. 150 B. 100 C. 250 D. 200 25) Cho 100 ml dung dịch Al2(SO4)30,1M. Số ml dung dịch NaOH 0,1M lớn nhất cần thêm vào dung dịch trên để chất rắn có được sau khi nung kết tủa có khối lượng 0,51 gam là bao nhiêu? A. 500 B. 800 C. 300 D. 700 26) Cho dung dịch NaOH 0,3M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được một kết tủa trắng keo. Nung kết tủa này đến khối lượng không đổỉ được 1,02 gam chất rắn. Thể tích dung dịch NaOH lớn nhất đã dùng là? A. 2 lít B. 0,2 lít C. 1 lít D. 0,4 lít 27) Hoà tan m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch B. Tiến hành 2 Thí nghiệm sau: TN1: Cho dung dịch B tác dụng với 110ml dung dịch KOH 2M thu được 3a gam kết tủa. TN2: Cho dung dịch B tác dụng với 140ml dung dịch KOH 2M thu được 2a gam kết tủa.Tính m. A. 14,49g B. 16,1g C. 4,83g D. 80,5g 28) Thêm dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol NaOH và 0,1 mol Na[Al(OH)4] thu được 0,08 mol chất kết tủa. Số mol HCl đã thêm vào là: A. 0,16 mol B. 0,18 hoặc 0,26 mol C. 0,08 hoặc 0,16 mol D. 0,26 mol 29) Cho 250ml dung dịch NaOH 2M vào 250ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Tính x. A. 1,2M B. 0,3M C. 0,6M D. 1,8M 30) Trong 1 cốc đựng 200 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Rót vào cốc 100 ml dung dịch NaOH, thu được một kết tủa, đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi thu được 1,53 gam chất rắn. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là? A. 0,9M B. 0,9M hoặc 1,3M C. 0,5M hoặc 0,9M D. 1,3M 31) Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch Ba(OH)2 0,25M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là? A. 2,4 lít B. 1,2 lít C. 2 lít D. 1,8 lít 32) Thêm dần dần Vml dung dịch Ba(OH)2 vào 150ml dung dịch gồm MgSO4 0,1M và Al2(SO4)3 0,15M thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tách kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m. A. 22,11g B. 5,19g C. 2,89g D. 24,41g 33) Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng Y lớn nhất thì giá trị của m là: Truonghocso.com Page 9
  10. Chuyên đề hợp chất lưỡng tính A. 1,71g B. 1,59g C. 1,95g D. 1,17g 34) Hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 1,8:10,2. Cho A tan hết trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch B và 0,672 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với 200ml dung dịch HCl thu được kết tủa D, nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 3,57 gam chất rắn. Tính nồng độ mol lớn nhất của dung dịch HCl đã dùng. A. 0,75M B. 0,35M C. 0,55M D. 0,25M 35) Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 200 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 1,485 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là? A. 1 lít B. 0,5 lít C. 0,3 lít D. 0,7 lít 36) Cho p mol Na[Al(OH)4] tác dụng với dung dịch chứa q mol HCl. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ : A. p: q < 1: 4 B. p: q = 1: 5 C. p: q > 1:4 D. p: q = 1: 4 37) Cho dung dịch A chứa 0,05 mol Na[Al(OH)4] và 0,1 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl 2M lớn nhất cần cho vào dung dịch A để xuất hiện 1,56 gam kết tủa là? A. 0,06 lít B. 0,18 lít C. 0,12 lít D. 0,08 lít 38) Khi cho V ml hay 3V ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với 400ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l ta đều cùng thu được một lượng chất kết tủa có khối lượng là 7,8 gam. Tính x. A. 0,75M B. 0,625M C. 0,25M D. 0,75M hoặc 0,25M 39) Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp K2O, Al2O3 vào nước được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất. Cho từ từ 275ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch A thấy tạo ra 11,7 gam kết tủa. Tính m A. 29,4 gam B. 49 gam C. 14,7 gam D. 24,5 gam 40) Cho 200 ml dung dịch NaOH tác dụng với 500 ml dung dịch AlCl3 0,2M thu được một kết tủa trắng keo, đem nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 1,02 gam chất rắn. Nồng độ mol/l lớn nhất của dung dịch NaOH đã dùng là? A. 1,9M B. 0,15M C. 0,3M D. 0,2M Tài liệu được tổng hợp bởi: Lê Quang Phát. Mọi thắc mắc liên hệ: Mail: Phatlequang@gmail.com Yahoo: phatlq1991@yahoo.com SĐT : 0166.804.2268 Truonghocso.com Page 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2