intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tổng hợp các dạng bài tập về ancol

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:44

92
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tổng hợp các dạng bài tập về ancol" đối với bộ môn hóa học thì thường có hai dạng bài tập là bài tập định tính và bài tập định lượng .Với hai dạng bài tập này thì có thể dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc phương pháp tự luận để học sinh làm quen. Để giúp học sinh có kiến thức tổng hợp về ancol là một trong những loại hợp chất quan trọng trong trương trình hóa học 11.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tổng hợp các dạng bài tập về ancol

  1. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ MỤC LỤC  A. MỞ ĐẦU :                I.   Tên   đề  tài ......................................................................................... ....................2               II.   Lí   do   chọn   đề  tài...................................................................................................2 B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Tình   trạng   thực   tế   khi   chưa   thực   hiện   đề  tài..........................................................3 II. Các   biện   pháp   thực  hiện........................................................................................3 C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ   sở   lí   thuyết   c ủa   phương  pháp...........................................................................4 II. Bài  tập....................................................................................................................6          1.DẠNG 1:   Đồng phân­ Tên gọi­   Xác định công thức phân tử­ Phản  ứng   cháy......6          2.   DẠNG   2:    Tác   dụng   với   Na...................................................................................10           3.   DẠNG   3:      Phản   ứng   tách   nước............................................................................15        4. DẠNG 4 : Phản  ứng với Cu(OH)2­ Phản  ứng OXH không hoàn toàn bằng   CuO.24        5.   DẠNG   5 :       Bài   tập   về   độ   rượu   –   Hiệu   suất ..........................................................31 III.Những   kết   quả   sau   khi   thực   hiện   đề  tài...............................................................38  1/44
  2. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ D.   KẾT   LUẬN   VÀ   NHỮNG   KIẾN   NGHỊ   ĐỀ   XUẤT  ..........................................38 A. MỞ ĐẦU:  1 .    Tên đ   ề tài : TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL  2 .    Lý do ch   ọn đề tài : Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những  đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế ­ xó hội, nghị quyết trung ương   Đảng lần thứ  IV đó chỉ  ra “... giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều   kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kinh tế  ­ xã hội, xây dựng và bảo   vệ đất nước...”. Để  thực hiện quan điểm trên, Hội nghị  lần thứ  IV của ban chấp hành trung   ương Đảng khóa VII về việc tiếp tục đổi mới sự  nghiệp giáo dục và đào tạo chỉ  ra: “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, các bậc học, kết hợp  tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm với nghiên cứu khoa   học, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để  bồi   dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, do đó đặt ra   2/44
  3. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để  đào tạo con   người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của cuộc cách mạng lớn của   thời đại: Cách mạng truyền thông, công nghệ thông tin, cách mạng công nghệ, một  trong những sự  đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng   hoạt động hóa người học, trong việc tổ  chức quá trình lĩnh hội tri thức lấy học   sinh làm trung tâm, theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ  chức và điều khiển   học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới. Trong sự  đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ  các phương pháp truyền   thống mà cần tìm ra những yếu tố  tích cực, sáng tạo trong từng phương pháp để  thừa kế  và phát triển những phương pháp đó, cần sử  dụng sáng tạo các phương   pháp dạy học phù hợp, trong dạy học hóa học việc tăng cường sử  dụng phương   pháp nghiên cứu kết hợp với thí nghiệm hóa học cũng là phương hướng đổi mới  phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Để  thực hiện tốt mục   tiêu giáo dục, người giáo viên cần có sự hiểu biết và nắm bắt chắc chắn những sự  thay đổi về  nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như  những yêu cầu trong   công tác đổi mới phương pháp – đó chính là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy   tính tích cực học tập của học sinh. Học sinh tự tìm tòi kiến thức, vận dụng những  kiến thức đó học vào quá trình giải các bài tập, vào thực tế đời sống.      Đối với bộ môn hóa học thì đây là một môn khoa học thực nghiệm, học sinh cần   nghiên cứu các kiến thức trên cơ sở các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành   v.v. Qua đó học sinh phải biết tổng hợp kiến thức đồng thời vận dụng các kiến   thức đã học vào giải các dạng bài tập là một vấn đề hết sức quan trọng. Thông qua  việc giải các bài tập ấy nhằm giúp học sinh cũng cố các kiến thức đã học một cách  có hệ  thống, đồng thời phân loại được các dạng toán, các dạng bài tập một cách  vững chắc .         Đối với bộ môn hóa học thì thường có hai dạng bài tập là bài tập định tính và  bài tập định lượng .Với hai dạng bài tập này thì có thể  dùng phương pháp trắc  nghiệm khách quan hoặc phương pháp tự  luận để  học sinh làm quen. Để  giúp học   sinh có kiến thức tổng hợp về  ancol là một trong những loại hợp chất quan trọng   trong trương trình hóa học 11 tôi xin giới thiệu đề  tài : “  Tổng hợp các dạng bài   tập về ancol”.  3/44
  4. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­  B.    QUÁ TR Ì  NH TH   ỰC HIỆN ĐỀ TÀI  I­ Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện. Khi thực hiện việc ôn tập trên lớp cho các em tôi thấy rất khó và vất vả mới   có thể  chuyển tải được hết lượng kiến thức của bài luyện tập cũng như  ôn tập,  học sinh cũng thấy kiến thức nặng, với thời gian ít ỏi không thể làm tất cả các bài  tập. Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, việc giải nhanh bài tập hóa học   là yêu cầu hàng đầu của học sinh, yêu cầu tìm ra cách giải toán hóa một cách   nhanh nhất, đi bằng con đường ngắn nhất không những giúp học sinh tiết kiệm  thời gian mà còn rèn luyện được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề của học sinh *) Kết quả kiểm tra trước khi thực hiện đề tài: Loại  Loại  Loại  Loại  Lớp      Sĩ số giỏi khá TB yếu (9­10) (7 ­ 8) (5 ­6) (1 ­4) 11A3 47 21,3% 48,9% 29,8% 0 11A4 46 17,4% 39,1% 43,5% 0 II. Các biện pháp thực hiện: Để thực hiện đề tài, tôi thực hiện các bước cụ thể sau: + Chọn bài phù hợp với phương pháp giảng dạy (từ dễ đến khó) + Sử dụng phương pháp theo tiến trình từng bước sao cho phù hợp tâm lý, nhận   thức,   không   gây   biến   động   trong   quá   trình   tiếp   thu   của   học   sinh.   Sử   dụng  phương pháp trên cơ  sở  kết hợp với các phương pháp khác như  so sánh, khai   thác, phát vấn .. nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của từng học sinh.  + Sơ  đồ  hoá kiến thức phải gọn, dễ  hiểu, dễ  nhớ  phản ánh được bản chất và  mối liên hệ của hệ thống kiến thức, từ đó dễ khái quát, dễ tái hiện kiến thức cũ. + Ôn tập cho học sinh những kiến thức về ancol: đồng đẳng, đồng phân, danh  pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế. C.  NỘI DUNG ĐỀ TÀI  4/44
  5. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ I.Cơ sở lí thuyết của phương pháp: 1. Công thức chung của ancol:  ­ Rượu no, đơn chức :  ↔  ­ Rượu no, đa chức :  ↔  ­ Rượu không no, đơn chức :  ↔  ­ Rượu không no, đa chức :    ↔  Ancol không no chỉ bền khi nhóm – OH liên kết với nguyên tử C no. Nếu nhóm –  OH liên kết với C không no thỡ ancol khụng bền và bị chuyển húa thành anđehit  hoặc xeton. Trong  ancol   no,  đa  chức:   mỗi  nhóm  –  OH  chỉ  liên  kết   trên  mỗi  nguyên  tử  Cacbon. Nếu nhiều nhóm – OH cùng liên kết trên một nguyên tử C thì phân tử ancol   tự tách nước để tạo thành anđehit, xeton hoặc axit.  2. Đồng phân, danh pháp :  2.1. Đồng phân: Từ C3H8O mới có đồng phân. + Đồng phân mạch cacbon. + Đồng phân vị trí nhóm chức + Đồng phân loại nhóm chức ( từ C2) 2.2. Danh pháp ­ Tên thông thường: Tên gọi= ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic             Ví dụ: C2H5OH : ancol etylic   C6H5CH2OH : ancol benzylic ­ Tên thay thế:  Tên gọi = tên hiđrocacbon tương ứng mạch chính+ chỉ  số vị trí nhóm OH   + ol            Ví dụ :         CH3 – CH2 – CH2­ OH   : ancol propylic hay propan – 1­ ol                                CH3 – CH (OH) – CH3    ancol isopropylic hay propan – 2 – ol  3. Tính chất vật lí :   5/44
  6. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Các ancol có nhiệt độ  sôi cao hơn các hiđcacbon có cùng phân tử  khối hoặc đồng   phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol  có liên kết hiđro  Ảnh hưởng đến độ  tan ­ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước vỡ cú liờn kiết H với nước ­ Độ rượu: = (Vancol nguyên chất / Vdd ancol). 100   4. Tính chất hóa học:  4.1. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH: a) Tính chất chung của ancol: phản ứng với kim loại kiềm C2H5OH  + Na     2C2H5ONa + H2               TQ:   2ROH  + Na     2RONa + H2 b) Tính chất đặc trưng của glixerol 2C3H5 (OH)3 + Cu(OH)2    [C3H5 (OH)2O]2Cu + H2O                                                     Đồng (II) glixerat Phản  ứng này dùng để  phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có 2 nhóm ­  OH cạnh nhau trong phân tử 4.2 . Phản ứng thế nhóm OH: a) Phản ứng với axit vô cơ   C2H5OH  + HBr   to   C2H5Br + H2O b) Phản ứng với ancol:      C2H5OH  + HOC2H5  H 2 SO4 d 140o C C2H5 ­ O ­ C2H5 + H2O 4.3. Phản ứng tách H2O: H 2 SO4 d H – CH2 – CH2 – OH  170o C CH2 = CH2 +  H2O 4.4. Phản ứng oxi hoá:  3n a) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn: CnH2n +2  +  O2   nCO2 + (n +1)H2O 2 b) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn ancol bậc I  + CuO ,t o  anđehit. ancol bậc II  + CuO ,t o  xeton ancol bậc III  + CuO ,t o  khó bị oxi hoá Ví dụ:   CH3 – CH2 – OH + CuO   to  CH3 – CHO + Cu + H2O                           CH3 – CH OH– CH3 + CuO   to  CH3 – CO – CH3 + Cu + H2O 5. Điều chế 5.1. Phương pháp tổng hợp a) Etanol: từ etilen   CH2 = CH2 + H2O     CH3CH2OH  6/44
  7. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ 5.2. Phương pháp sinh hoá: từ tinh bột, đường …. + H 2O enzim (C6H5OH)n  t o , xt C6H12O6  C2H5OH II. BÀI TẬP:  1.DẠNG 1:  Đồng phân ­ Tên gọi ­  Xác định công thức phân tử ­ Phản ứng cháy  * Đồng phân:  + Đồng phân mạch cacbon: (từ C4 trở lên mới có đồng phân) khi viết đồng phân đầu  tiên là viết mạch C không phân nhánh, sau đó ngắt từng C tạo nhánh, trong trường   hợp này phải giữ nguyên vị trí nhóm – OH đầu mạch và chỉ tạo ancol bậc 1 + Đồng phân vị  trí nhóm chức: Với những mạch C đó tạo được  ở  trên, di chuyển  nhóm – OH vào trong mạch để  tạo ancol bậc II, bậc III, ta sẽ  thu được các đồng  phân vị trí nhóm chức. * Đốt cháy ancol no, mạch hở: 3n + 1 − x CnH2n+2Ox +     nCO2 + (n+1) H2O 2 Ta luôn có:  nH 2O > nCO2  và  nancol = nH 2O − nCO2 * Đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở  3n CnH2n+2O +     nCO2 + (n+1) H2O 2 Ta luôn có:  nH 2O > nCO2  và  nancol = nH 2O − nCO2 3 nO2 phản ứng =  nCO 2 2 * Lưu ý: Khi đốt cháy một ancol (A): ­ Nếu:  nH O > nCO  2 2  (A) là ancol no: CnH2n+2Ox và  nancol = nH O − nCO 2 2 ­ Nếu:  nH O = nCO  2 2  (A) là ancol chưa no (có một liên kết đ): CnH2nOx ­ Nếu: nH O < nCO   (A) là ancol chưa no có ít nhất 2 liên kết đ trở lên  2 2 CTTQ:CnH2n+2­2kOx (với k≥2)  khi đó nancol  = (nCO2 – nH2O)/(k­1) 1.1. Bài tập có lời giải: Câu 1.Ứng với công thức phân tử ancol C4H10O có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của  nhau A. 3. B. 5. C. 4.  D. 2. Hướng dẫn:                                                                            CH3  7/44
  8. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ CH3­ CH2 ­ CH2 ­ CH2­ OH;   CH3 ­ CH ­ CH2 ­ OH;   CH3 ­C ­ OH        CH3                                                CH3 CH3­ CH2 ­ CH­ CH3    ;                                                                                                                       OH Câu 2. Cho sơ đồ chuyển hóa: But – 1 – en     HCl    A      NaOH      B        H SO  , 170 C    E o 2 4 đăc Tên của E là A. propen. B. iso – butilen. C. đibutyl ete. D. but – 2 – en. Câu 3. Số ancol bậc I là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O là A. 8. B. 1. C. 4. D. 3. Hướng dẫn: CH3­ CH2­ CH2­ CH2­ CH2­ OH;             CH3­ CH­ CH2­ CH2 ­ OH ;                                                                             CH3  CH3­ CH2­ CH­ CH2­ OH ;                    CH3                    CH3                            CH3­ C­ CH2­ OH                                                                 CH3                                                       Câu 4. X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi,   thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là          A.  C3H5(OH)3.      B.  C3H7OH.  C.  C2H4(OH)2.  D.  C3H6(OH)2.  Hướng dẫn: Công thức ancol no mạch hở CnH2n +2Ox (n≥ 3) CnH2n +2Ox  +    3n+2 1­ x O2  → nCO2   + (n  + 1)H2O Số mol H2O = số mol CO2 + số mol X  = 0,2  Số nguyên tử C = số mol CO2/ số mol X = 3 Bảo toàn O: 0,05x + 0,175.2 = 0,15.2  + 0,2  → x = 3  Câu 5. Ancol no  mạch hở. đơn chức có phần trăm khối lượng oxi bằng 26,67%.  CTPT của X  A. C2H6O.    B. C3H8O  .          C. C2H4O2.                  D. C4H10O. Hướng dẫn: Công thức chung của ancol no mạch hở đơn chức CnH2n +2O (n≥ 1) Ta có tỉ lệ: 16: M = 26,67: 100 → M = 60 → n = 3   8/44
  9. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Câu 6. Ancol no đa chức mạch hở X có CTTN là (CH3O)n. Công thức Phân tử của X  là A. CH4O                         B. C3H8O3                      C.C2H6O2                               D.C4H12O4. Hướng dẫn:   (CH3O)n hoặc CnH3nOn vỡ là hợp chất no nên  Số nguyên tử H = 2 số nguyên tử C + 2 → 3n = 2n + 2 → n = 2  Câu 7. Gọi tên ancol sau đây:                            CH3                  C2H5–C–CH2–CH–C2H5                           OH        CH3 A. 4­etyl­2,4­dietyl hexan­2­ol                      C. 5­etyl­3,5­dimetylheptan­3­ol B. 2,4­dietyl­4­metylhexan­2­ol               D. 3,5­dimetylheptan­3­ol. Câu 8. (CĐ­A­ 07) Có bao nhiêu ancol bậc 2, no, đơn chức, mạch hở  là đồng phân  cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng C bằng 68,18%?  A. 2.                      B. 3.                      C. 4.                     D. 5.  Hướng dẫn CTPT của ancol no, đơn chức mạch hở: CnH2n+2O.  12n %mC  =  .100 = 68,18%   n = 5.   C5H12O 14n + 18 Có 3 đồng phân ancol bậc 2: CH3­CH2­CH2­CH(OH)­CH3                                             CH3­CH2 ­CH(OH) ­CH2­CH3                                             CH3­CH(CH3) ­CH(OH) ­CH3                 1.2. Bài tập không có lời giải: Câu 1. Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là A. CnH2n + 1OH .        B. CnH2n + 2O .          C. R – OH.           D. Tất cả đều đúng. Câu 2. Số lượng các đồng phân ancol có công thức phân tử C5H12O là : A. 6.                     B. 7                                C. 8.               D. 9 Câu 3: Một rượu no đơn chức A có % oxi theo khối lượng là 34,78% .Tìm công thức  phân tử của rượu A  9/44
  10. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ A. C2H5OH               B. C3H7OH                      C.CH3OH                D.C4H9OH Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn một rượu đơn chức A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi  qua bỡnh đựng nước vôi trong dư   thấy khối lượng bình tăng 14,2 gam đồng thời  suất hiện 20 gam kết tủa .Công thức phân tử của rượu A  A. C3H7OH           B. C2H5OH            C. C4H9OH            D. C5H11OH. Câu 5.  Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) đa chức, mạch hở X, thu được H 2O và  CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3:2. Công thức phân tử của X là A. C3H8O2.                         B. C4H10O2.                       C. C2H6O.              D. C2H6O2 Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một rượu A thu được 3,3 gam CO 2 và 1,8 gam  H2O. Xác định công thức phân tử  A. C3H8O          B. C3H8O2                   C. C3H8O3               D. đáp án khác Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu no đơn chức liên tiếp nhau trong dãy  đồng đẳng ta thu được 4,5 gam H2O và 3,36 lít CO2 (đktc).Xác định CTPT hai rượu A. CH4O và C3H8O                                              C. C2H6O và C3H8O B. C2H6O và CH4O                                             D. C4H10O và C3H8O Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol no A cần 3,5 mol O2. Công thức phân tử của A là A. C3H6O2 . B. C3H8O3 . C. C2H6O . D. C2H6O2 . Câu 9.  Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no A mạch hở  cần ít nhất 0,25 mol O 2.  Công thức phân tử của ancol A là  A. C2H6O2.                  B. C3H8O2.             C. C3H8O3.                D. C2H6O Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn một ancol đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2  với tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2. Công thức phân tử của X là A. C2H6O2.    B. C2H6O.              C. C3H8O2.                D. C4H10O2. Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương  ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2  thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là A. C3H8O3.     B. C3H4O.               C. C3H8O2.          D. C3H8O. Câu 12. Hợp chất X ( chứa C, H, O) có M
  11. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Câu 13.  Cho  hỗn  hợp  X gồm hai  ancol  đa  chức,  mạch  hở,  thuộc  cùng  dóy  đồng  đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2  và H2O có tỉ lệ  mol tương  ứng  là 3 : 4. Hai ancol đó là A. C3H5(OH)3  và C4H7(OH)3. B. C2H5OH và C4H9OH. C. C2H4(OH)2  và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2  và C3H6(OH)2. Câu 14. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu  được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là V V V V A. m = 2a − 22,4 .   B.  m = 2a − 11,2 .    C.  m = a + 5,6 .      D.  m = a − 5,6 .               Câu 15. Tỉ lệ CO2 và hơi H2O (T) biến đổi như  thế nào khi đốt cháy hoàn toàn các  rượu thuộc dóy đồng đẳng của rượu etylic A. 0,5 ≤ T 
  12. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ A. rượu no .                B. rượu không no            C. rượu thơm          D. Kết quả  khác Câu 22. Một hỗn hợp X gồm một rượu đơn chức no và một rượu hai chức no (cả 2   rượu này đều có cùng số  cacbon và trong hỗn hợp có số  mol bằng nhau). Khi đốt  0,02 mol X thì thu được 1,76 gam CO2. Công thức của 2 rượu là: A. C2H5OH, C2H4(OH)2.   C. C4H9OH, C4H8(OH)2. B. C5H11OH, C5H10(OH)2. D. C6H13OH, C6H12(OH)2. Câu 23. Đốt 11gam chất hữu cơ  X được 26,4g CO2 và 5,4 g H2O. Biết  MX   trong hỗn hợp 2  nancol 2 ancol có 1 ancol đa chức. +) Trong phản ứng thế của ancol đơn chức với Na/ K ta luôn có:  nNa = 2nH 2 +) Để giải nhanh bài tập dạng này nên áp dụng các phương pháp như: Định luật   bảo toàn khối lượng, phương pháp tăng giảm khối lượng, phương pháp trung   bỡnh ...                                                                      khối lượng muối – khối lượng ancol     số mol Hlinh động    =  số mol Naphản ứng  =                              22 +) Trong bài tập tổng hợp giữa đốt cháy và nhóm chức phản ứng trong ancol                      Số mol OH = số mol Hlinh động = số molOphản ứng 2.1. Bài tập có lời giải:  12/44
  13. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Câu 1.  Cho 0,15 mol ancol  tác dụng với Na dư  thu được 3,36 lít H2  ở  ĐKTC. Số  nhóm chức ancol là A. 1                               B. 2                                C. 3                    D. 4 Hướng dẫn:                                             2.Số mol H2                2.0,15                                        Số nhóm chức ancol = x=                          =                       = 2                                                  số mol ancol                0,15 Câu 2.  Khi cho 1 ancol tác dụng với kim loại mạnh vừa đủ hoặc dư. Nếu thể tích  H2 sinh ra bằng ½  thể tích hơi rượu đo ở cùng điều kiện thì đó là ancol nào sau đây? A. Đa chức.          B. Đơn chức. C. Êtilen glycol. D. Glyxerol. Hướng dẫn: Ở cùng điều kiện tỉ lệ thể tích = tỉ lệ mol → Số mol ancol = 2 số mol H2  → x = 1 → Đáp án B Câu 3. Cho 8,7 g ancol Z tác dụng với Na dư cho 0,075 mol H2. Công thức của Z là? A.C3H5OH                   B. C3H7OH.        C.C4H9OH.             D. C4H7OH. Hướng dẫn: Từ đáp án thấy ancol đơn chức → số mol ancol = 2.số mol H2 = 0,15 mol    KLPT ancol M= 8,7/ 0,15 = 58 → Đáp án A Câu 4. Cho 7,6 g hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng hết với Na. Sau phản  ứng thu  được 10,9 g chất rắn và V lít H2 ở ĐKTC. Giá trị của V là A. 2,24                            B. 5,6                           C. 1,68                  D. 3,36 Hướng dẫn:                                                             khối lượng muối – khối lượng ancol        10,9 – 7,6       Số mol Na     =                                                         =                      = 0,15 mol                                                     22                                            22          Số mol H2 = 1/2. số mol Na = 0,075 mol    → VH2 = 1,68 (l) → Đáp án C Câu 5.  Đốt cháy hoàn toàn 3,075g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức và cho sản phẩm  lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH rắn. Tính khối lượng    13/44
  14. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ các bình tăng lên biết rằng nếu cho lượng rượu trên tác dụng với Na dư thấy bay ra  0,672 lít H2 ở đktc.  A. Bình 1 tăng 3,645g, bình 2 tăng 6,27g      B. Bình 1 tăng 6,27g, bình 2 tăng 3,645g C. Bình 1 tăng 3,645g, bình 2 tăng 5,27g        D. Bình 1 tăng 3,645g, bình 2 tăng 7,27g Hướng dẫn: Đặt CTPT chung của 2 rượu là C n H 2 n +1OH      3n Ta có          C n H 2 n +1OH     +     O2     →  n  CO2   + ( n +1) H2O       (1) 2     2 C n H 2 n +1OH     +  2 Na      →  2 C n H 2 n +1ONa  + H2        (2) 0, 672   Theo (2)  Số mol hỗn hợp rượu = 2 n H2 = 2.  = 0,06 mol 22, 4 3, 075 51, 25 − 18 M =  0, 06 = 51,25 = 14 n + 18;  n  =   = 2,375 14 Theo (1): Bình 1 tăng: 0,06 (2,375 +1). 18 = 3,645g                 Bình 2 tăng: 0,06. 2,375. 44 = 6,27g                   Đáp án A Câu 6. Cho 18,0 g hỗn hợp hai ancol gồm một ancol no đơn chức và một ancol đơn   chức có một liên kết đôi trong phân tử có số mol bằng nhau tác dụng hết với Na thu   được 4,48 lít H2 ở đktc. Xác định CTCT hai ancol.  A. CH3CH2OH và CH2=CH­CH2OH              B. CH3CH2CH2OH và CH2=CH­CH2OH C. CH3OH và CH2=CH­CH2OH                  D. Phương án khác.  Hướng dẫn Đặt CTPT chung của hai ancol là  R OH.  Ta có:    2 R OH  + 2Na  →   2 R ONa  + H2   4, 48 Theo (2)  Số mol hỗn hợp ancol = 2 n H2 = 2.  = 0,04 mol 22, 4 18 M =  0, 4 = 45   Như vậy trong 2 ancol phải có 1 ancol có phân tử khối nhỏ hơn 45   ancol đó là CH3OH. Ancol còn lại có CTPT là CxH2x­1OH (có 1 liên kết đôi trong  phân tử). Do hai ancol có số  mol bằng nhau nên khối lượng mol trung bình của 2  ancol là trung bình cộng của phân tử khối của 2 ancol.   Do đó ancol còn lại có phân tử khối là: 45. 2 ­ 32 =58   14x +16 = 58  x = 3 Vậy ancol còn lại là C3H5OH ứng với CTCT CH2=CHCH2OH    Đáp án C  14/44
  15. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Câu 7. (ĐH­ A­ 07) Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau  trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được  24,5 gam chất rắn. Hai  ancol đó là A. CH3OH và C2H5OH                                B. C3H7OH và C4H9OH C. C2H5OH và C3H7OH                             D. C3H5OH và C4H7OH Hướng dẫn Đặt công thức phân tử chung của 2 ancol là  R OH Ta có      R OH   + Na      R ONa + 1/2 H2    Theo định luật bảo toàn khối lượng        m ancol + m Na = m chất rắn + m H2 (vì đề bài cho ancol tác dụng hết với Na nên Na có thể phản ứng vừa hết hoặc còn  dư, do đó chất rắn có thể  là muối natri ancolat hoặc hỗn hợp gồm natri ancolat và  natri dư) 0,3  m H2 = 15,6 + 9,2 ­ 24,5 = 0,3 gam   số mol H2 =   = 0,15 mol 2 Theo phương trình số mol rượu là 0,15. 2 = 0,3 mol 15, 6 Vậy  M ancol =  = 52  R  + 17 = 52    R = 35 0,3 Do hai ancol là đồng đẳng liên tiếp nên hai ancol đó là   C2H5OH (M =46) và C3H7OH  (M = 60)                        Đáp án C  Câu 8 : Hỗn hợp X gồm 3 ancol C 2H5OH, C4H8(OH)2, C6H11(OH)3. Cho m gam hỗn  hợp X tác dụng với Na dư thu được 8,064 lít hiđro (đktc). Đốt m gam hỗn hợp X thu  được 33,12 gam H2O. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt 12 gam hỗn hợp X là:  A. 15,68 lít                B. 16,55 lít                     C. 17,89 lít                 D. 19,53 lít Hướng dẫn Số mol Otrong ancol = số mol nhóm –OH = 2 số mol H2 = 2.(8,064/22,4) = 0,72 mol Số mol Ctrong ancol = 2 số mol Otrong ancol = 1,44 mol = số mol CO2 Số mol Htrong ancol = 2 số mol H2O = 2.(33,12/18) = 3,68 mol Ta có m = mC + mH  + mO = 1,44*12 + 3,68 + 0,72*16 = 32,48 gam  Gọi số mol O2 cần dùng để đốt cháy hết m gam hỗn hợp X là: a Bảo toàn nguyên tố O:  Số mol Otrong ancol + 2a = 2 số mol CO2+ số mol H2O    a= 2 mol  15/44
  16. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ số mol O2  cần dùng đốt cháy 12 gam X = 12*2/32,48 = 0,7389 mol  Vo2= 16,55 l 2.2. Bài tập không có lời giải: Câu 1. Cho 9,2g một ancol no, đơn chức X tác dụng với Na dư  thu được 2,24 lít  (đktc) H2. CTPT của ancol X là A. CH4O                 B. C2H6O           C . C3H8O               D. C4H10O Câu 2. Cho 3,35g hh X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng   phản ứng với Na dư thu được 0,56 lit H2 (đktc). CTCT thu gọn của 2 ancol đó là A. C2H6O, C3H8O     B. C3H8O, C4H10O       C. C4H10O, C5H12O      D. C5H12O, C6H14O Câu 3. Cho 6,44 g hỗn hợp 2 ancol tác dụng hết với K thấy thoát ra 1,792 lít H 2 (ở  đktc) và thu được m gam muối kaliancollát. Giá trị của m là? A. 11,56                     B. 12,25.                     C.15,22                        D. 12,52               Câu 4. Lấy 18,8 gam hỗn hợp X gồm C 2H5OH và một ancol A no, đơn chức tác  dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của A là: A. C3H7OH              B. CH3OH                   C. C4H9OH              D. C5H11OH. Câu 5. Cho natri kim loại tác dụng với 1,06gam hỗn hợp hai rượu đồng đẳng liên  tiếp của rượu metylic thấy thoát ra 224ml hiđro (đo ở đktc). Xác định công thức phân  tử mỗi rượu. A. CH3OH và C2H5OH                                       B.C2H5OH  và C3H7OH C. C4H9OH và C5H11OH                                     D. Kết quả khác Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 ancol no đơn chức X, Y là đồng  đẳng liên tiếp thu được 11,2 lít CO2 cũng với lượng hỗn hợp trên cho phản ứng với  Na dư thì thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). Công thức phân tử của 2 ancol trên là A. C2H6O; C3H8O.                            B. CH4O; C3H8O         C. C4H10O; C3H8O                             D. C2H6O ; CH4O Câu 7. Ancol A tác dụng với Na dư cho số mol H 2 bằng số mol A đã dùng. Đốt cháy  hoàn toàn A được mCO2 = 1,833mH2O. A có cấu tạo thu gọn là A. C2H4(OH)2.      B. C3H6(OH)2.            C. C3H5(OH)3. D. C4H8(OH)2. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế  tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn   16/44
  17. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của  X, Y là: A. C2H6O, CH4O.                               B. C3H6O, C4H8O.         C. C2H6O, C3H8O.                            D. C2H6O2, C3H8O2 Câu 9: Cho 15,2 gam hỗn hợp các ancol tác dụng với Na vừa đủ thu được 21,8 gam   chất rắn và V ml khí H2 đktc. Xác định V.   A. 1,12 lít    B. 2,24 lít                   C. 3,36 lít       D. 4,48 lít khí H2 Câu 10: Cho 2,84 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ. Cô cạn  dung dịch thu được 4,6 gam chất rắn và V lít khí H2 đktc. Xác định V? A. 0,896 lít               B. 1,792 lit                  C.2,24 lít                D. 1,12 lít Câu 11: Trong phân tử chất hữu cơ X phần trăm khối lượng cacbon, hiđro lần lượt   bằng 38,71% và 9,68%, còn lại là oxi. Khi X tác dụng với natri dư thu được số mol   H2 bằng số mol X phản ứng. Công thức phân tử của X là A. C4H10O2 B. C3H8O2                C. C2H2O4     D. C2H6O2 Câu 12: Hợp chất X trong phân tử  chỉ  có một loại nhóm chức, có phần trăm khối   lượng cacbon, hiđro lần lượt bằng 55,81% và 6,98%, còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của   X so với không khí gần bằng 2,9655. Khi cho 4,3 gam X tác dụng với natri dư  thu  được 1,12 lít khí H2 (đktc) và X hòa tan được Cu(OH)2.   Công thức cấu tạo của X là A. HC≡ C–CH(OH)CH2OH          B. HOCH2–C≡C–CH2OH C. CH2=CHCH2COOH                              D. CH3CH=CHCOOH Câu 13: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glixerol và một rượu đơn chức, no A phản ứng   với Na thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2  thì hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức của A là             A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. CH3OH. D. C4H9OH. Câu 14: Cho 14(g) hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư  thu được  2,24 lít H2 (đktc). % khối lượng mỗi chất tương ứng trong A? A. 32,85% và 67,15%     B. 29,75% và 70,25%        C. 70,25% và 29,75% D. 67,14% và 32,86%  3. DẠNG 3:   Phản ứng tách nước:   17/44
  18. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ * Tách nước tạo anken : xúc tác H2SO4 đặc ở to ≥  170oC 170o CnH2n+1OH CnH2n + H2 O H2SO4 ,®Æc Sản phẩm chính được xác định theo quy tắc Zaixep.  Quy tắc Zaixep: Nhóm ­OH  ưu tiên tách ra cùng với H  ở  cacbon bậc cao hơn bên  cạnh  để tạo thành liên kết đôi C=C mang nhiều nhóm ankyl hơn.  ­ Nếu một ancol tách nước cho ra anken duy nhất  ancol đó là ancol no đơn chức  có số C ≥ 2 ­ Nếu một hỗn hợp 2 ancol tách nước cho ra một anken duy nhất   trong hỗn hợp  2 ancol phải có ancol metylic (CH3OH) hoặc 2 ancol là đồng phân của nhau. ­Ancol bậc bao nhiêu, tách nước cho ra tối đa bấy nhiêu anken   khi tách nước  một ancol cho một anken duy nhất thì ancol đó là ancol bậc 1 hoặc ancol có cấu   tạo đối xứng cao. ­ Trong phản ứng tách nước tạo anken ta luôn có: Σnancol = Σnanken = ΣnH 2O Σmancol = Σmanken + ΣmH 2O * Tách nước tạo ete: xúc tác H2SO4 đặc ở to = 140oC 140o ROH + R'OH ROR' + H2O H2SO4 ,®Æc n(n + 1) ­ Tách nước từ  n phân tử  ancol cho ra   ete, trong đó có n phần tử  ete đối  2 xứng. ­ Trong phản ứng tách nước tạo ete ta luôn có: Σnancol bi ete hoa = 2Σnete = 2ΣnH 2O Σmancol = Σmete + ΣmH 2O ­ Nếu hỗn hợp cỏc ete sinh ra có số mol bằng nhau thì hỗn hợp các ancol ban đầu   cũng có số mol bằng nhau. * Lưu ý: Trong phản ứng tách nước của ancol X, nếu sau phản ứng thu được chất  hữu cơ Y mà: M dY/X  1 hay  M Y > 1 chất hữu cơ Y là ete. X Đặc biệt:  Riêng với etanol có khả năng tách nước tạo but­1,3­ đien:  18/44
  19. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Al2O3, ZnO 2C2H5OH CH2=CH­ CH=CH2 + 2H2 + 2H2O 450o 3.1. Bài tập có lời giải: Câu 1: Có mấy ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C 5H12O  khi  tách nước đều cho hỗn hợp 2 anken  A. 3.                       B. 4.                          C. 5.                           D. 6. Hướng dẫn: Ancol bậc bao nhiêu, tách nước cho ra tối đa bấy nhiêu anken → ancol bậc 2 không đối xứng CH3­CHOH­ CH2­CH2­CH3     CH3­(CH3)C(OH)­CH2­CH3   CH3­COH­CH(CH3)­CH3 Câu 2: Chỉ ra chất tách nước tạo 1 anken duy nhất: A.metanol; etanol; butan ­1­ol. B.Etanol; butan ­1,2­ diol; 2­metyl propan­1­ol      C.Propanol­1; 2 metyl propan­1­ol; 2,2 dimetyl propan ­1­ol. D.Propan­2­ol; butan ­1­ol; pentan ­3­ol.    Hướng dẫn: Khi tách nước một ancol cho một anken duy nhất th ì ancol đó là ancol bậc 1 hoặc  ancol có cấu tạo đối xứng cao. Câu 3 (ĐH­08­A): Khi tách nước từ rượu (ancol) 3­metylbutanol­2  (hay 3­metylbutan­2­ol), sản phẩm chính thu được là  A. 3­metylbuten­1 (hay 3­metylbut­1­en). B.2­metylbuten­2 (hay 2­metylbut­2­en).  C. 3­metylbuten­2 (hay 3­metylbut­2­en).  D. 2­metylbuten­3 (hay 2­metylbut­3­en). Hướng dẫn: Sản phẩm chính được xác định theo quy tắc Zaixep.  Quy tắc Zaixep: Nhóm ­OH  ưu tiên tách ra cùng với H  ở  cacbon bậc cao hơn bên  cạnh  để tạo thành liên kết đôi C=C mang nhiều nhóm ankyl hơn.  Câu 4. (CĐ­ A­07) Khi thực hiện phản  ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ  thu được một anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít  CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?  A. 5.                           B. 4.                 C. 3.                   D. 2.   19/44
  20. TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Hướng dẫn Vì loại nước thu được anken nên X là ancol no, đơn chức  Đặt CTPT  của X là CnH2n+2O Đốt cháy 1 mol X thu được n mol CO2 và (n+1) mol H2O Theo đề : Số mol CO2 là 5,6 : 22,4 = 0,25 mol                 Số mol H2O là 5,4 : 18 = 0,3 mol      n = 5 Vậy CTPT  là C5H12O X có 4 CTCT phù hợp là CH3­CH2­CH2­CH2­CH2OH         CH3­CH2­CHOH­CH2­CH3                                        CH3­CH(CH3)­CH2­CH2OH          CH3­CH2­CH(CH3)­CH2OH  Câu 5. Chia một lượng hỗn hợp hai ancol no, đơn chức thành hai phần bằng nhau: ­ Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 l CO2 (đktc) ­ Phần 2 đem tách nước hoàn toàn thu được hỗn hợp hai anken.  Đốt cháy hoàn toàn hai anken thu được bao nhiêu gam nước?               A. 1,2g                B. 1,8g                  C. 2,4g                D. 3,6g   Hướng dẫn Đặt công thức phân tử chung của 2 ancol là C n H 2 n +1OH      3n               C n H 2 n +1OH     +     O2           n  CO2   + ( n +1) H2O     (1) 2                    C n H 2 n +1OH        C n H 2 n  + H2O                      (2) H 2 SO4 170o C 3n                C n H 2 n      +     O2           n  CO2   +  n  H2O                     (3) 2 Ta có : Số mol H2O  (3) =  n . Số mol anken =  n . Số mol ancol (1) = số mol CO2 (1)  2, 24  Số mol H2O =  22, 4 = 0,1 mol   Khối lượng H2O = 18. 0,1 =1,8 gam  → Đáp án B Câu 6: (ĐHA­ 10)Một hỗn hợp gồm C2H5OH và ankanol X. Đốt cháy cùng số  mol  mỗi ancol thì lượng H2O sinh ra từ  ancol này bằng 5/3 lượng H2O sinh ra từ  ancol  kia. Nếu đun nóng hỗn hợp trên với H2SO4 đặc ở 1700C thì chỉ thi được 2 anken. X  có công thức cấu tạo là:  A. C3H8O                     B. CH3CH(CH3)CH2OH     C. CH3CH2CH2CH2OH                     D. CH3CH2CH2CH2CH2OH Hướng dẫn  20/44
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2