Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
.............................................................................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
<br />
Việc dạy và học toán có sự hỗ trợ của máy tính đã trở nên rất phổ biến trên <br />
toàn thế giới. Trong các tài liệu giáo khoa của các nước có nền giáo dục tiên tiến <br />
luôn có thêm chuyên mục sử dụng máy tính để giải toán.<br />
<br />
Ở nước ta, kể từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các kì thi <br />
học sinh giỏi “Giải toán trên máy tính cầm tay” cho học sinh phổ thông ở các cấp, <br />
bậc học. Đội tuyển học sinh giỏi “Giải toán trên máy tính cầm tay” huyện Krông <br />
Ana những năm gần đây luôn đạt kết quả cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc <br />
gia. <br />
<br />
Tuy nhiên, khi tổ chức kỳ thi cấp huyện thì những học sinh đạt giải cao chủ <br />
yếu tập trung ở một số trường như trường THCS Buôn Trấp, THCS Lương Thế <br />
Vinh, … Một số trường trong huyện, nhiều năm vẫn chưa có học sinh tham gia <br />
hoặc có tham gia nhưng kết quả đạt được chưa cao, nguyên nhân do kiến thức về <br />
sử dụng máy tính bỏ túi còn mới mẻ nên bước đầu giáo viên còn bỡ ngỡ, gặp <br />
nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu và tìm tòi tài liệu. Do đó mà nhiều giáo viên <br />
còn ngại khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi giải toán trên <br />
máy tính điện tử. Mặt khác các tài liệu để giáo viên tham khảo còn ít và chưa thực <br />
sự có tính hệ thống.<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
1<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
Trong khi đó nhu cầu học hỏi của học sinh ngày càng cao, các em thích tìm <br />
hiểu ham học hỏi, khám phá những kiến thức mới lạ trên máy tính điện tử. Còn về <br />
phía giáo viên lại không được đào tạo cơ bản về nội dung này, hầu hết giáo viên tự <br />
tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về máy tính điện tử.<br />
<br />
Trong các dạng toán về máy tính cầm tay thì dạng toán về dãy số truy hồi là <br />
dạng toán khá phổ biến nhưng nhiều giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn <br />
trong việc tìm lời giải, cách trình bày bài giải. Với kinh nghiệm nhiều năm bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay tôi xin mạnh dạn viết sáng <br />
kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, <br />
tích n số hạng đầu tiên của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
<br />
Đề tài đưa ra các dạng toán về dãy số truy hồi và các phương pháp phân tích <br />
bài toán. Bằng các phương pháp nghiên cứu để tìm biện pháp, giải pháp tối ưu <br />
nhất, hiệu quả nhất. <br />
<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng đội tuyển <br />
học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay với dạng toán dãy số truy hồi. Đề ra <br />
giải pháp khi làm các bài toán về dãy số, từ phân tích bài toán để tìm lời giải đến <br />
cách trình bài bài giải một cách thống nhất và hợp lý nhất. Đề tài là nguồn tài liệu <br />
cho giáo viên và học sinh khi nghiên cứu, giải toán trên máy tính cầm tay. Từ đó <br />
giúp các giáo viên và học sinh có hứng thú, say mê hơn với dạng toán dãy số.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
Một số bài toán về dãy số truy hồi.<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
2<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
Một số phương pháp phân tích dạng toán truy hồi.<br />
<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
Một số dạng toán dãy số truy hồi đối với nội dung giải toán trên máy tính <br />
cầm tay.<br />
<br />
Đối tượng khảo sát là học sinh khá, giỏi khối 8, 9 trường THCS Dur Kmăn.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu: Các năm học 20132014, 20142015, 20152016.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
<br />
Phương pháp thực nghiệm.<br />
<br />
Phương pháp trao đổi.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
<br />
Chúng ta đã biết rằng môn học giải toán trên máy tính cầm tay là môn học <br />
mới đối với học sinh THCS, vì vậy để học sinh tiếp cận và vận dụng được máy <br />
tính bỏ tay vào giải Toán thì giáo viên không phải cứ hướng dẫn học sinh làm bài <br />
tập theo kiểu dạy nhồi nhét, thụ động. Dạy như vậy thì học sinh học đâu quên đó, <br />
làm bài tập nào biết bài tập đó, giải hết bài này đến bài khác, tốn rất nhiều công <br />
sức mà không đọng lại trong đầu học sinh điều gì đáng kể. Ngay cả những học <br />
sinh khá giỏi cũng vậy, mới chỉ đầu tư vào giải hết bài toán khó này đến bài toán <br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
3<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
khó khác mà vẫn chưa phát huy được tính tư duy sáng tạo, chưa có phương pháp <br />
làm bài. Đặc biệt là đối với dạng toán dãy số, một dạng toán đòi hỏi khả năng tư <br />
duy, lập luận cao. <br />
<br />
Qua một số năm thực hiện hướng dẫn học sinh giải toán trên máy tính bỏ túi <br />
và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho bộ môn này, tôi xin đưa ra một số giải <br />
pháp của bản thân về việc: Phân tích tìm lời giải và cách trình bày bài toán về dãy <br />
số.<br />
<br />
2. Thực trạng:<br />
<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn:<br />
<br />
a) Thuận lợi: <br />
<br />
Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục huyện Krông Ana, Ban giám <br />
hiệu, tổ chuyên môn trường THCS Dur Kmăn. Được sự tư vấn, giúp đỡ của một <br />
số giáo viên có nhiều kinh nghiệm dạy bồi dưỡng “Giải toán trên máy tính cầm <br />
tay” trong huyện. Bản thân cũng là một giáo viên nhiều năm dạy bồi dưỡng học <br />
sinh, tham gia chấm bài thi của học sinh nên cũng phát hiện ra những mặt mạnh, <br />
mặt yếu, những thiếu sót hay mắc phải của học sinh khi làm dạng toán dãy số.<br />
<br />
Do nhu cầu học hỏi của học sinh ngày càng cao, các em học sinh thích tìm <br />
hiểu, ham học hỏi, khám phá những kiến thức mới lạ trên máy tính điện tử. Các em <br />
thấy ngay được sự hữu dụng khi vận dụng máy tính vào giải toán nói riêng và các <br />
môn học khác nói chung, vì vậy môn học dễ gây hứng thú học tập cho học sinh, <br />
kích thích các em tìm tòi và vận dụng máy tính vào giải toán.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
4<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
Trong chương trình dạy học môn Toán cấp THCS, đã có những tiết dạy, <br />
luyện tập, bài đọc thêm lồng ghép hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay (máy tính <br />
CASIO). Hằng năm, cũng có nhiều đợt tập huấn các kiến thức giải toán trên máy <br />
tính cầm tay cho giáo viên ở các cấp, bậc học.<br />
<br />
Tài nguyên học tập dễ kiếm tìm từ các nhà sản xuất máy tính đến những tài <br />
liệu từ mạng internet.<br />
<br />
b) Khó khăn:<br />
<br />
Giá thành của máy tính cầm tay tương đối cao so với những học sinh ở <br />
những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.<br />
<br />
Trình độ của học sinh không đồng đều, tính tự giác, khả năng tư duy còn hạn <br />
chế, một số học sinh chưa chăm học. Môn học này cần sự cần cù, việc tự học là <br />
rất quan trọng, song rất ít học sinh có tinh thần tự học, tự tìm hiểu thêm qua mạng.<br />
<br />
Mặc dù nội dung giải toán trên máy tính cầm tay đã được lồng ghép vào <br />
chương trình dạy học bộ môn Toán nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự quan <br />
tâm, giảng dạy cho học sinh, từ đó học sinh thiếu những kỹ năng cơ bản, dẫn đến <br />
gặp nhiều khó khăn khi làm dạng toán dãy số. Một số giáo viên chưa thực sự đam <br />
mê với nội dung giải toán trên máy tính cầm tay.<br />
<br />
2.2. Thành công, hạn chế:<br />
<br />
a) Thành công:<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài đã được một số giáo viên nhiều năm dạy <br />
bồi dưỡng “Giải toán trên máy tính cầm tay” trong huyện nghiên cứu, áp dụng và <br />
cho thấy những thành công nhất định. Bên cạch đó có nhiều nguồn thông tin từ tài <br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
5<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
liệu, từ mạng internet, sách, … nên khi viết về đề tài tôi có nhiều nguồn tư liệu để <br />
phục vụ cho quá nghiên cứu.<br />
<br />
b) Hạn chế:<br />
<br />
Trong đề tài này tôi chỉ đưa ra được một số ví dụ về các dạng toán, phương <br />
pháp phân tích các dạng toán tính số hạng n, tính tổng n số hạng đầu tiên, tính tích <br />
n số hạng đầu tiên của dãy số truy hồi chứ chưa đưa vào khai thác các dạng toán <br />
khác như viết công thức truy hồi, ứng dụng của dãy số truy hồi vào các dạng toán <br />
khác, …<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
<br />
a) Mặt mạnh:<br />
<br />
Mặt mạnh của đối tượng nghiên cứu là dễ áp dụng vào thực tiễn và có thể <br />
áp dụng một cách thường xuyên vào các tiết dạy. Cách phân tích các dạng toán <br />
ngắn gọn, logic.<br />
<br />
b) Mặt yếu:<br />
<br />
Nội dung đề tài tương đối mới, chưa có một tài liệu chính thức nào nói đến. <br />
Cách tiếp cận từ dễ đến khó, từ việc phân tích bài toán đến trình bày bài giải. Tuy <br />
nhiên khi nghiên cứu đề tài, giáo viên và học sinh phải có những hiểu biết cơ bản <br />
về máy tính cầm tay, các thao tác, quy ước cơ bản đã được các nhà sản xuất máy <br />
tính cung cấp cùng máy tính trong quyển “Hướng dẫn sử dụng máy tính”.<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
6<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
Sự phối hợp giữa các giáo viên dạy bộ môn Toán giữa các khối lớp. Nếu <br />
ngay từ các khối lớp 6, 7, 8, 9 các giáo viên bộ môn Toán đã quan tâm, lồng ghép <br />
hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay vào các tiết dạy thì học sinh sẽ nắm được <br />
những kỹ năng, thao tác cơ bản. Từ đó, việc giải quyết các dạng toán khó như <br />
dạng toán dãy số sẽ có nhiều thuận lợi, tiếp thu một cách dễ dàng. <br />
<br />
Một số giáo viên còn có những suy nghĩ nếu hướng dẫn học sinh sử dụng <br />
máy tính cầm tay sẽ làm cho các em mất các kỹ năng tính toán. Tuy nhiên, theo sự <br />
phát triển xu thế của xã hội, việc học phải gắn liền với thực tiễn, việc hướng dẫn <br />
học sinh sử dụng máy tính cầm tay là cần thiết. Giáo viên phải định hướng cho học <br />
sinh khi nào thì được sử dụng máy tính cầm tay, khi nào là không được sử dụng. <br />
Việc sử dụng và vận dụng máy tính cầm tay thành thạo sẽ bổ trợ cho học sinh rất <br />
nhiều trong việc học tập của các em, phát triển khả năng tư duy, ham mê học hỏi, <br />
khám phá cái mới.<br />
<br />
Sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng giáo dục, lãnh đạo, tổ chuyên môn, đối <br />
tượng học sinh cũng ảnh hưởng nhiều đến thành công của đề tài. <br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:<br />
<br />
Xuất phát từ thực tiễn, học sinh có nhu cầu giải toán trên máy tính và các <br />
dạng toán về dãy số truy hồi thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi thực hành <br />
trên máy tính ở các cấp. Những năm trước chưa áp dụng đề tài này cho học sinh thì <br />
bài làm của các em chất lượng không cao, hiệu quả thấp. Đề tài này áp dụng cho <br />
các dạng toán về dãy số, nhằm phục vụ cho đối tượng là các em học sinh ham <br />
thích học hỏi về lập trình trên máy tính cầm tay. Giải toán bằng máy tính cầm tay <br />
(máy tính CASIO) đã có nhiều tác giả viết sách hướng dẫn, nhưng dạng bài tập về <br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
7<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
dãy số còn tản mạn, hệ thống bài tập chưa đa dạng và các phương pháp giải chưa <br />
được liệt kê một cách tường minh.<br />
<br />
Nhiều giáo viên và học sinh còn có những suy nghĩ chưa đúng về giải toán <br />
trên máy tính cầm tay nói chung và giải toán dãy số nói riêng là chỉ bấm máy tính, <br />
không đòi hỏi khá năng tư duy, suy luận. Nhiều học sinh khi làm bài toán tính số <br />
hạng n, tính tổng, tích của n số hạng đầu tiên của dãy số truy hồi còn bấm máy <br />
trực tiếp để ghi kết quả hoặc bỏ qua. Điều này là không đúng mà chúng ta phải <br />
viết thuật toán, quy trình bấm phím (lập trình bài giải sau đó thực hiện các thao tác <br />
trên máy tính cầm tay).<br />
<br />
Một số giáo viên khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi “Giải toán trên máy tính <br />
cầm tay” về dạng toán dãy số còn chưa chú ý đến cách phân tích bài toán, trình bày <br />
bài toán mà chỉ dạy các ví dụ cụ thể sau đó đòi hỏi học sinh học thuộc một cách <br />
máy móc. Dẫn đến khi gặp các bài toán tương tự, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn.<br />
<br />
Vì lẽ đó, tôi nghiên cứu viết đề tài này nhằm cung cấp các dạng toán cơ bản <br />
về dãy số truy hồi và nêu ra những cách phân tích, giúp học sinh bổ sung kiến thức <br />
giải toán, nâng cao kỹ năng thực hành.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Đối với dạng toán dãy số thì có nhiều cách giải, quy trình bấm phím khác <br />
nhau (lập trình trên máy tính). Trong đề tài này sẽ hướng đến phân tích bài toán dãy <br />
số theo các dạng cơ bản, tìm ra lời giải bài toán tối ưu, dễ thực hiện nhất sao cho <br />
khi gặp các bài toán dãy số tương tự thì học sinh cũng có thể thực hiện được.<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
8<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
Đối với dạng toán tính số hạng, tính tổng, tích, … của các dãy số truy hồi <br />
thì phân tích bài toán là quan trọng, để các em hiểu được bản chất của mỗi dãy số <br />
từ đó lập quy trình bấm phím cho mỗi bài toán, trách tình trạng học sinh nhớ quy <br />
trình bấm phím một cách máy móc, học vẹt, …<br />
<br />
Quy trình bấm phím trong đề tài này tôi thực hiện trên máy tính CASIO fx <br />
570VN PLUS.<br />
<br />
Ngoài các phím cơ bản trên máy tính, có một số quy ước khi lập trình trên <br />
máy tính như sau:<br />
<br />
bấm phím SHIFT RCL (chức năng gán biến)<br />
<br />
Ví dụ: 1 A bấm phím: 1 SHIFT RCL ALPHA ()<br />
<br />
= bấm phím ALPHA CALC <br />
<br />
Ví dụ: A = B bấm phím ALPHA () ALPHA CALC ALPHA 0’’’ <br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
PHẦN 1: Các bài toán cơ bản của dạng toán dãy số (dãy truy hồi):<br />
<br />
* Dạng 1: Cho u1 = a, u2 = b, un+1 = mun + kun1 (với n 2. a, b là hai số tùy <br />
ý nào đó).<br />
<br />
Phân tích bài toán:<br />
<br />
U1= a U2=b U3=mU2+kU U4=mU3+kU2<br />
1<br />
=mC+kB<br />
= mB+kA<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
9<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
Gán cho A Gán cho B Gán cho C Để sử dụng mB+ kA thì phải có <br />
<br />
A=a B=b A=B và B=C<br />
<br />
Quy trình bấm:<br />
<br />
a A <br />
<br />
b B<br />
<br />
2 D<br />
<br />
D=D+1:C=mB+kA:A=B:B=C <br />
<br />
Sau đó nhấn phím CALC = = …=<br />
<br />
Với cách phân tích bài toán như trên thì quy trình bấm phím thực hiện trên <br />
một vòng lặp nên việc bấm phím ít hơn, học sinh ít bị nhầm lẫn. Ngoài ra ta cũng <br />
có thể phân tích bài toán theo hướng khác, quy trình bấm phím trên hai vòng lặp <br />
như sau:<br />
<br />
U1= a U2=b U3=mU2+kU U4=mU3+kU U5=mU4+kU U6=mU5+kU4<br />
1 2 3<br />
= mA+kB<br />
= mB+kA =m A+kB =m B+kA<br />
<br />
Gán cho Gán cho Gán cho A Gán cho B Giống U3 Giống U4<br />
A B<br />
<br />
A=a B=b<br />
<br />
Quy trình bấm:<br />
<br />
a A <br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
10<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
b B<br />
<br />
2 D<br />
<br />
D=D+1:A = mB+kA:D=D+1:B = mA+kB<br />
<br />
Sau đó nhấn phím CALC = = …=<br />
<br />
D là biến đếm, những ví dụ sau, để học sinh chỉ chú ý đến cách phân tích <br />
bài toán, thuật toán nên tôi không cho biến đếm vào quy trình bấm phím. Với hai <br />
cách phân tích bài toán như trên ta được hai quy trình bấm phím khác nhau. Trong <br />
quá trình giảng dạy học sinh tôi nhận thấy với cách làm thứ nhất học sinh dễ nắm <br />
bắt hơn, đỡ bị sai sót, nhầm lẫn khi thực hiện quy trình bấm phím nên tôi chọn <br />
cách thứ nhất. Tuy nhiên, với một số bài toán dãy số truy hồi không phân tích được <br />
như cách thứ nhất thì cũng hướng các em phân tích theo cách thứ hai ví dụ như dãy <br />
số truy hồi theo số hạng chẵn, lẽ thì có hai dãy khác nhau. Sau đây là một số ví dụ <br />
về phân tích theo cách thứ nhất.<br />
<br />
Ví dụ: Cho dãy u1 = 8, u2 = 13, un+1 = 3un + 2un1 (n 2). Lập qui trình bấm <br />
phím liên tục để tính un+1?<br />
<br />
Phân tích bài toán:<br />
<br />
U1= 8 U2=13 U3=3U2+2U1 U4=3U3+2U2<br />
<br />
= =3C+2B<br />
3B+2A<br />
<br />
Gán cho A Gán cho B Gán cho C Để sử dụng 3B+ 2A thì phải có <br />
<br />
A= 8 B=13 A=B và B=C<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
11<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
Quy trình bấm:<br />
<br />
8 A <br />
<br />
13 B<br />
<br />
C=3B+2A:A=B:B=C<br />
<br />
* Dạng 2 (Dãy phi tuyến dạng): Cho u1 = a, u2 = b, un+1 = A u2n + B un2−1 (với n <br />
2).<br />
<br />
Ví dụ: Cho dãy u1 = 1, u2 = 2, un+1 = 3u2n + 2un2−1 (n 2). Lập qui trình bấm phím <br />
liên tục để tính un+1?<br />
<br />
Phân tích bài toán:<br />
<br />
U1= 1 U2=2 U3=3U22+2U21 U4= 3U23+2U22<br />
<br />
= 3B2+2A2 = 3C2+2B2<br />
<br />
Gán cho A Gán cho B Gán cho C + Để sử dụng 3B2+2A2 thì phải có <br />
<br />
A= 1 B=2 A=B và B=C<br />
<br />
Quy trình bấm:<br />
<br />
1 A <br />
<br />
2 B<br />
<br />
C= 3B2+2A2: A=B:B=C<br />
<br />
* Dạng 3 (Dãy Fibonacci suy rộng dạng): Cho u1 = u2 = 1; u3 = 2; un+1 = un + <br />
un1 + un2 (với n 3).<br />
<br />
Ví dụ: Tính số hạng thứ 10 của dãy u1 = u2 = 1; u3 = 2; un+1 = un + un1 + un2?<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
12<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
Phân tích bài toán:<br />
<br />
U1= U2= U3= U4=U3+U2+U1 U5=U4+U3+ U6=U5+U4+ U3<br />
1 1 2 = C+B+A U2=D+C+B = E+D+C<br />
<br />
A= B=1 C=2 Gán cho D Gán cho E Phải có:<br />
1 D=C+B+A E=D+C+B A=C:B=D:C=<br />
E<br />
<br />
Quy trình bấm:<br />
<br />
1 A <br />
<br />
1 B<br />
<br />
2 D<br />
<br />
D=C+B+A:E=D+C+B:A=C:B=D:C=E<br />
<br />
* Dạng 4 (Dãy truy hồi dạng tổng quát): Cho u1 = a, u2 = b, un+1 = mun + <br />
kun1+ f(n) (với n 2)<br />
<br />
1<br />
Ví dụ: Cho dãy u1 = 8, u2 = 13, un+1 = 3un + 2un1 + (n 2). <br />
n<br />
<br />
a) Lập qui trình bấm phím liên tục để tính un+1? <br />
<br />
b) Tính u7?<br />
<br />
Phân tích bài toán:<br />
<br />
U1= 1 U2=2 n = 2 1 1<br />
U3=3U2+2U1+ U4=3U3+2U2+<br />
2 3<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
13<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
1 1<br />
=3B+2A+ = 3D+2B+<br />
C C +1<br />
<br />
Gán cho A Gán cho B Gán cho Gán cho D 1<br />
+ Để sử dụng 3B+2A+ <br />
C<br />
A= 8 B=13 C<br />
thì phải có A=B, B=D và <br />
C=2<br />
C=C+1<br />
<br />
Quy trình bấm:<br />
<br />
8 A <br />
<br />
13 B<br />
<br />
2 C <br />
<br />
1<br />
D=3B+2A+ :C=C+1:A=B:B=D<br />
C<br />
<br />
* Dạng 5: Tính tổng n số hạng đầu tiên của dãy số<br />
<br />
Ví dụ: Cho dãy số Un xác định bởi: U1 = 1; Un+1 = 5Un – 2n . Tính U20 và <br />
tổng của 20 số hạng đầu tiên.<br />
<br />
Phân tích bài toán: Giống như các ví dụ trên. Chỉ thêm biến tính tổng.<br />
<br />
Quy trình bấm:<br />
<br />
1 A <br />
<br />
1 X<br />
<br />
0 C<br />
<br />
C=C+A:B=5A2X:X=X+1:A=B<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
14<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
* Dạng 6: Tính tích của n số hạng đầu tiên của dãy số<br />
<br />
Ví dụ: Cho dãy số Un xác định bởi: U1 = U2 = 1; Un + 2 = Un + 1 + 2Un . <br />
Tính tích của 10 số hạng đầu của dãy. <br />
<br />
Phân tích bài toán: Giống như các ví dụ trên. Chỉ thêm biến tính tích.<br />
<br />
Quy trình bấm:<br />
<br />
1 A <br />
<br />
1 B<br />
<br />
1 C<br />
<br />
C=C.B : D=B+2A : A=B : B=D<br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Với các bài toán về dãy số truy hồi, khi tính số hạng thứ n, tích tổng của n số <br />
hạng đầu tiên, tính tích của n sống hạng đầu tiên thì có nhiều cách phân tích bài <br />
toán, nhiều phương pháp làm khác nhau, từ đó quy trình bấm phím khác nhau. Với <br />
cách phân tích bài toán như trên thì quy trình bấm phím sẽ ít biến, thuật toán dễ <br />
nhớ, ngắn gọn nên học sinh ít bị nhầm lẫn, sai sót. Vì những ưu điểm đó nên không <br />
những với học sinh có học lực khá giỏi mà chỉ cần học sinh có học lực trung bình <br />
khá cũng có thể dễ dàng dễ dàng làm được.<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Hầu hết các bài toán tính tính số hạng thứ n, tích tổng của n số hạng đầu <br />
tiên, tính tích của n sống hạng đầu tiên đều thực hiện được theo cách phân tích bài <br />
toán và quy trình bấm phím một vòng lặp. Tuy nhiên cũng có một số bài toán nếu <br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
15<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
khó thực hiện được theo cách trên thì cũng có thể hướng học sinh theo cách phân <br />
tích bài toán, quy trình bấm phím hai vòng lặp. <br />
<br />
4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
Qua kết quả khảo nghiệm áp dụng cho đối tượng học sinh khá giỏi lớp 8, 9 <br />
cho thấy học sinh đã không còn sợ dạng toán dãy số truy hồi mà còn rất thích thú, <br />
ham mê. Kết quả học sinh giỏi “Giải toán trên máy tính cầm tay” của trường đạt <br />
kết quả càng cao theo từng năm học. Việc học sinh giải toán trên máy tính cầm tay <br />
tốt có thể giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ thi, đặc biệt là thi toán trên <br />
mạng internet. Ngoài ra còn bổ trợ nhiều cho các em trong việc học tập các môn tự <br />
nhiên như toán, lý, hóa, …<br />
<br />
Kết quả học sinh giỏi “Giải toán trên máy tính cầm tay các năm của trường” <br />
cụ thể như sau:<br />
<br />
Năm học Năm học Năm học<br />
<br />
20132014 20142015 20142015<br />
<br />
Số lượng học sinh tham 02 04 02<br />
gia thi HSG cấp huyện:<br />
<br />
Số lượng đạt HSG cấp 01 03 02<br />
huyện<br />
<br />
Số lượng học sinh tham 0 02 0<br />
gia thi HSG cấp tỉnh:<br />
<br />
Số lượng đạt HSG cấp 0 01 0<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
16<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
huyện<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
<br />
1. Kết luận:<br />
<br />
Đối với dạng toán tính số hạng n, tính tổng, tích n số hạng đầu tiên của dãy <br />
số truy hồi trong giải toán trên máy tính cầm tay có nhiều cách giải khác nhau, có <br />
nhiều cách lập trình quy trình bấm phím khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng học <br />
sinh, từng bài toán cụ thể khác nhau mà các thầy cô có thể áp dụng những cách giải <br />
khác nhau khi dạy học sinh.<br />
<br />
Đối với bản thân tôi, khi áp dụng cách dạy đã được nêu trong đề bài cho đối <br />
tượng học sinh chỉ ở mức học lực khá, từ việc phân tích bài toán, lập quy trình <br />
bấm phím đã cho những kết quả nhất định. Học sinh đã không còn sợ dạng toán <br />
dãy số mà còn rất thích thú, ham mê. Kết quả học sinh giỏi “Giải toán trên máy tính <br />
cầm tay” của trường đạt kết quả càng cao theo từng năm học. Việc học sinh giải <br />
toán trên máy tính cầm tay tốt có thể giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ thi, <br />
đặc biệt là thi toán trên mạng internet. Ngoài ra còn bổ trợ nhiều cho các em trong <br />
việc học tập các môn tự nhiên như toán, lý, hóa, …<br />
<br />
Tuy nhiên do đề tài chỉ mới áp dụng cho một số ít đối tượng học sinh, chủ <br />
yếu là học sinh khá giỏi lớp 8, 9 của trường THCS Dur Kmăn nên chắc chắn không <br />
tránh khỏi những suy nghĩ chủ quan của bản thân. Rất mong nhận được nhiều ý <br />
kiến góp ý, đề xuất những kinh nghiệm hay khi dạy học sinh dạng toán dãy số <br />
trong giải toán trên máy tính cầm tay để ngày càng nâng cao chất lượng học sinh <br />
giỏi của trường, của huyện.<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
17<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
Phòng giáo dục, cụm chuyên môn nên tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyên <br />
môn về giải toán trên máy tính cầm tay cho nhiều đối tượng học sinh. Có thể kết <br />
hợp với đại diện các hãng sản xuất máy tính để tập huấn, vừa nâng cao năng lực <br />
chuyên môn, vừa nâng cao được kỹ năng sử dụng máy tính. Bên cạnh đó, hằng năm <br />
vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cho học sinh lớp 9, có <br />
thể mở rộng cho đối tượng học sinh lớp 8.<br />
<br />
Lãnh đạo, tổ chuyên môn các trường khuyến khích các giáo viên lồng ghép <br />
hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay vào các tiết dạy. Tuyên truyền để giáo viên, <br />
học sinh có cách suy nghĩ đúng về kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay. Việc học <br />
sinh sử dụng máy tính một cách hợp lý không những không làm các em mất các kỹ <br />
năng tính toán cơ bản mà còn phát triển khả năng tư duy, tinh thần say mê, ham học <br />
hỏi ngày càng nâng cao.<br />
<br />
Giáo viên bộ môn Toán nên trao đổi các tài liệu, mạnh dạn đề xuất những <br />
sáng kiến, kinh nghiệm của bản thân khi dạy giải toán trên máy tính cầm tay nói <br />
chung và dạng toán dãy số truy hồi nói riêng để các đồng nghiệp góp ý, tư vấn. Từ <br />
đó những phương pháp hay, phù hợp với đối tượng học sinh được trao đổi cho <br />
nhau để về dạy học sinh đạt hiệu quả cao nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
18<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT TÊN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT BẢN<br />
<br />
Hướng dẫn giải toán trên máy tính Công ty CP XNK Bình Tây<br />
01<br />
CASIO fx 570VN PLUS<br />
<br />
Các trang Wed: http://www.bitex.com.vn/, <br />
02<br />
http://dethi.violet.vn/, …<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
19<br />
Kinh nghiệm phân tích dạng toán tính số hạng n; tính tổng, tích n số hạng đầu tiên <br />
của dãy số truy hồi khi giải toán trên máy tính cầm tay<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Trí Hiệp – Giáo viên trường THCS Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
20<br />