intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 2 (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 2 (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh hệ thống hóa lại toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản về các các đơn chất nitrogen, sulfur, ammonia và các hợp chất ammonium, một số hợp chất với oxygen của nitrogen. Sulfur dioxide, sulfuric c acid và muối sulfate. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến kiến thức của chương; giải được bài tập tính khối lượng, thể tích trong bài toán cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 2 (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. Trường THPT Cao Bá Họ và tên giáo viên Quát Đoàn Thị Ngọc Lệ Tổ: Hóa Học BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 Tuần: Tiết: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU  Về năng lực chung -Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong bài ôn tập. -Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chương. -Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo.  Năng lực hóa học Hệ thống hoá được kiến thức về: + Đơn chất nitrogen: Trạng thái tự nhiên, tính trơ của đơn chất nitrogen, khả năng hoạt động hóa học của nitrogen khi ở nhiệt độ cao (nitrogen chủ yếu thể hiện tính oxi hóa, thể hiện tính khử khi tác dụng với oxygen). Quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa. Ứng dụng của nitrogen. + Ammonia và hợp chất ammonium: Cấu tạo phân tử của ammonia, tính chất vật lí, tính chất hóa học (tính base, tính khử), viết được phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của ammonium, ứng dụng và phương pháp tổng hợp ammonia. Tính chất vật lí, hóa học và nhận biết ion ammonium. + Một số hợp chất với oxygen của nitrogen: Nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây mưa axit. Cấu tạo, tính acid, tính oxi hóa mạnh và ứng dụng của HNO3. Nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng. + Sulfur, sulfur dioxide: Cấu tạo, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của nguyên tố sulfur. Tính oxi hóa, tính khử và ứng dụng của sulfur dioxide. Sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên. Tác hại của sulfur dioxide và biện pháp làm giảm sulfur dioxide trong không khí. + Sulfuric acid và muối sulfate: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng của dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc, các bảo quản và sử dụng sunfuric acid. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Viết được phương trình hóa học về mối liên hệ giữa: Nitrogen, ammonia và hợp chất ammonium, một số hợp chất với oxygen của nitrogen. Sulfur, sulfur dioxide, sulfuric acid và muối sulfate. + Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến kiến thức của chương. + Giải được bài tập tính khối lượng, thể tích trong bài toán cụ thể. Về phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học. - Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận
  2. dụng, mở rộng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU  Giáo viên - Máy chiếu, Laptop, phiếu học tập, nam châm, bảng phụ.  Học sinh - Chuẩn bị các phiếu học tập và nội dung kiến thức tại nhà, bút, bảng phụ. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (.. phút) a. Mục tiêu - Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả. b. Nội dung CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: Có thể nhận biết 4 dung dịch không dán nhãn gồm: nitric acid (HNO 3), sodium nitrate (NaNO3), sulfuric acid (H2SO4) và sodium sulfate (Na2SO4) bằng 2 thuốc thử được không? Câu 2: Đề xuất phương án nhận biết các dung dịch trên, cho biết hiện tượng cụ thể và viết các phương trình phản ứng minh hoạ? c. Sản phẩm TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: Có thể. Câu 2: Sử dụng thuốc thử là dung dịch quỳ tím và dung dịch barium hydroxide (Ba(OH)2) để nhận biết 4 dung dịch với 4 hiện tượng khác nhau. - Với quỳ tím thì chia thành 2 nhóm: + Nhóm 1: Làm quỳ tím hóa đỏ là nitric acid (HNO3) và sulfuric acid (H2SO4). + Nhóm 2: Không đổi màu quỳ tím là sodium nitrate (NaNO3) và sodium sulfate (Na2SO4). -Nhận lần lượt nhóm 1 và nhóm 2 bằng dung dịch barium hydroxide (Ba(OH)2): + Nhóm 1: Sulfuric acid (H2SO4) có kết tủa trắng bền, còn nitric acid (HNO3) không hiện tượng. H2SO4(aq) + Ba(OH)2(aq) → BaSO4(s) + 2H2O(aq) + Nhóm 2: Sodium sulfate (Na 2SO4) có kết tủa trắng bền, còn sodium nitrate (NaNO 3) không hiện tượng. Na2SO4 (aq) + Ba(OH)2(aq) → BaSO4(s) + 2NaOH(aq) d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
  3. Hoạt động hệ thống hóa kiến thức về nitrogen và sulfur (.. phút) a. Mục tiêu - Giúp học sinh hệ thống hóa lại toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản về các các đơn chất nitrogen, sulfur, ammonia và các hợp chất ammonium, một số hợp chất với oxygen của nitrogen. Sulfur dioxide, sulfuric c acid và muối sulfate. - Giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, làm việc nhóm. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Hoàn thiện nội dung trên các phiếu bài tập được phát cho từng học sinh trước ở nhà. 2. Ghi kết quả vào phiếu học tập số 01, đại diện một số học sinh trình bày trước lớp. Cấu tạo phân Trạng thái tự Tính chất vật Tính chất hóa Ứng dụng và tử nhiên lí học sản xuất N2(Nitrogen) NH3 (Ammonia) NH4+ (Muối ammonium) Nitrogen oxide HNO3 (nitric acid) S (Sulfur) SO2 (Sulfur dioxide) H2SO4 (sulfuric acid) SO42- (Muối sulfate) c. Sản phẩm: Cấu tạo phân tử Trạng thái tự Tính chất vật Tính chất hóa Ứng dụng, sản nhiên lí học xuất N2(Nitrogen) N≡N Đơn chất và Chất khí, Ở nhiệt độ -Ứng dụng: hợp chất không màu, cao, nitrogen Sản xuất NH3, không mùi, hoạt động hóa môi trường tro nhẹ hơn học mạng. trong ngành không khí, ít -Tính oxi hóa: điện tử, luyện tan trong Tác dụng H2. kim. Bảo quản nước, không -Tính khử: máu và mẫu duy trì sự Tác dụng O2. phẩm sinh học. cháy và sự sống. NH3 (Ammonia) H-N-H Chất khí, -Tính base - Tổng hợp │ không màu, yếu: Tác dụng ammonia từ H mùi khai xốc, với H2O, nitrogen và nhẹ hơn dung dịch hydrogen (380- không khí. acid. 4500C, 25-200 Ammonia tan -Tính khử bar, xt bột Fe) nhiều trong mạnh: Tác nước tạo dung dụng với
  4. dich oxygen. ammonia. NH4+ (Muối Là tinh thể -Tác dụng - Làm phân ammonium) ion, tan tốt dung dịch bón trong nông trong nước và kiềm (đun nghiệp là chất điện li nóng): tạo khí mạnh. ammonia mùi khai -Phản ứng nhiệt phân Nitrogen oxide Được hình Là khí độc, là thành từ hiện nguyên nhân tượng trong gây nên mưa tự nhiên hoặc acid và hiệu các thiết bị ứng nhà kính. hoạt động ở nhiệt độ cao. HNO3 (nitric H-O-N->O Tinh khiết là -Tính acid: - Sản xuất acid) ║ chất lỏng Quỳ hóa đỏ, thuốc nổ, phân O không màu, tác dụng với bón, phẩm bốc khói base, oxide nhuộm. mạnh trong base, một số không khí ẩm, muối (số oxi tan tốt trong hóa của ion nước. Nitric kim loại acid thương không đổi mại có nồng hoặc cao độ 68%. nhất). - Tính oxi hóa mạnh: S (Sulfur) S8 -Gồm 8 -Ở điều kiện -Có tính khử: - Sản xuất Để đơn giản, nguyên tử thường, S là Tác dụng diêm, sulfuric dùng kí hiệu là lưu huỳnh chất rắn màu oxigen. acid, thuốc trừ S liên kết với vàng, không - Có tính oxi sâu, cao su lưu nhau tạo tan trong hóa:Tác dụng hóa,…Dược thành mạch nước, tan với kim loại phẩm, phẩm vòng, nhiều trong và hydrogen. nhuộm, … benzene, … SO2 (Sulfur Là chất khí, Trong phản - Sulfur dioxide) không màu, ứng hóa học, dioxide có mùi xốc. sulfur dioxide nhiều ứng dụng là chất lỏng trong đời sống có tính khử và sản xuất. Là (khi tác dụng khí chủ yếu với chất oxi gây ô nhiễm hóa mạnh như môi trường và Br2, KMnO4, có hại cho sức … khỏe người.
  5. H2SO4 (sulfuric Là chất lỏng, -Dung dịch - Dùng sản acid) sánh như dầu, loãng là một xuất bình ắc không màu, acid mạnh: quy, chất tẩy không bay Có đầy đủ rửa, phân bón, hơi, nặng gấp tính chất sơn, … 2 lần nước chung của - Sử dụng cẩn (nồng độ đậm acid. thận, tuân thủ đặc 98%, - Dung dich đúng quy tắc D=1,84 đậm đặc: Có an toàn. g/cm3) tính oxi hóa -Sản xuất mạnh và tính sulfuric acid háo nước. qua 3 giai đoạn: Nguyên liệu chính là quặng pyrite sắt. SO42- (Muối -Là hợp chất sulfate) quan trọng, được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. - Nhận biết: + Thuốc thử: Ion Ba2+ + Hiện tượng: tạo kết tủa BaSO4 màu trắng. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho từng HS Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện 9 HS ( mỗi học sinh báo cáo kết Báo cáo sản phẩm quả của một nội dung) Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và dẫn dắt vào bài. 3. Hoạt động: Luyện tập 3.1. Củng cố kiến thức chương bằng chuỗi phản ứng: a. Mục tiêu GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực hoá học cho cả chương. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
  6. Hoàn thành phương trình hóa học của dãy chuyển hóa sau, kèm theo điều kiện nếu có: 1. NH4NO2 N2 NO NO2 HNO3 NH4NO3 NH3 NH4Cl 2. H2S S SO2 H2SO4 CuSO4 BaSO4 c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 PT Chuỗi 1: 1. NH4NO2 N2 + 2H2O 2. N2 + O2 2NO 3. 2NO+ O2 2NO2 4. 4NO2+ O2+ 2H2O 4HNO3 5. HNO3 + NH3 NH4NO3 6. NH4NO3 + NaOH NaCl + NH3 + H2O 7. NH3 + HCl NH4Cl Chuỗi 2: 1. 2H2S + SO2 3S + 2H2O 2. S + O2 SO2 3. SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr 4. H2SO4 + CuO CuSO4 + H2O 5. CuSO4 + BaCl2 BaSO4 + CuCl2 d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 4 nhóm Cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn. Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu bất kì 2 HS trong lớp lên bảng giải lại các Giải bài tập trên bảng bài tập đã thảo luận (mỗi HS 1 bài). Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức 3.2. Củng cố kiến thức chương 2 bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm a. Mục tiêu Vận dụng kiến thức đã học giải nhanh các bài tập trắc nghiệm b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Chất nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa? A. N2. B. NH3. C. HNO3. D. H2SO4. Câu 2: Chất làm phenolphtalein hóa hồng là A.N2. B. NH3. C. HNO3. D. H2SO4. + Câu 3: Để nhận biết cation NH4 ta dùng thuốc thử A. dung dịch NaCl. B. dung dich HCl. C. dung dịch NaOH. D. phenolphtalein. Câu 4: Liên kết hóa học trong phân tử NH3 là liên kết
  7. A. ion. B. kim loại. C. cộng hóa trị. D. cho nhận. Câu 5: Cho cân bằng: N2 (g) + H2 (g) 2NH3 (g) ; 0298= -92 KJ. Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi A. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ. C. tăng áp suất, giữ nhiệt độ vừa phải. D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ. Câu 6: Chất gây nên hiệu ứng nhà kính và mưa acid là A. NH3. B. N2. C. HNO3. D. NO2. Câu 7: Cho các phản ứng sau, có bao nhiêu phản ứng mà sulfur đóng vai trò là chất khử? a) S + O2 SO2 b) Hg + S -> HgS c) S + 2H2SO4 (đ) 3SO2 +2H2O A. 1. B. 2. C. 3. D. 0. Câu 8: Tính chất hóa học không phải của sulfuric acid đặc là tính A. oxi hóa. B. acid. C. háo nước. D. khử. Câu 9: Để nhận biết anion (SO42-) trong dung dịch, không thể dùng thuốc thử A. BaCl2. B. Ba(NO3)2. C. Ba(OH)2. D. MgCl2. Câu 10: Chất có khả năng bốc khói trong không khí ẩm là A. NO. B. NH3. C. HNO3. D. H2SO4 c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: A Câu 6: D Câu 2: B Câu 7: B Câu 3: C Câu 8: D Câu 4: C Câu 9: D Câu 5: C Câu 10: C d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS luyện tập 10 câu hỏi trắc nghiệm bằng Nhận nhiệm vụ trò chơi ai nhanh hơn Kết thúc trò chơi, HS nào có vị thứ cao nhất sẽ nhận được một phần quà của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS HS hoạt động cá nhân. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Sau khi trò chơi kết thúc, GV gọi một số HS giải HS giải thích các câu trả lời. thích vì sao chọn được đáp án đúng. Bước 4: Kết luận và nhận định Ghi nhớ kiến thức Nhận xét và chốt kiến thức 4. Hoạt động: vận dụng a. Mục tiêu Vận dụng được kiến thức đã học về nguyên tử để giải bài tập cơ bản. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Bài tập 1: Hòa tan m gam kim loại Fe cần vừa đủ 200 ml dung dich sulfuric acid 1M. Tìm m. Bài tập 2: Từ 17 g NH3 thì điều chế được bao nhiêu gam dung dịch HNO3 10%, hiệu suất cả quá trình 78%.
  8. c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Bài tập 1: nH2SO4 = 0,2. 1 = 0,2 mol Pt: Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2 0,2 mol 0,2 mol  mFe = 0,2.56 = 11,2 g Bài tập 2: NH3 NO NO2 HNO3 1 mol 1mol = > mddHNO3 = ( 1.63. 100)/ 10. (78/100) = 49,14 g d.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Giao nhiệm vụ hoạt động cá nhân (5 phút) - HS nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ. Hỗ trợ khi cần - HS hoạt động cá nhân thiết. Bước 3: Kết quả, thảo luận - GV chọn ngẫu nhiên 2 HS báo cáo kết quả (mỗi học - Nhận xét câu trả lời của bạn sinh 1 câu hỏi). Bước 4: Kết luận - GV dẫn dắt để HS tự rút ra kết luận. Nhận xét sản phẩm của HS khác IV. PHỤ LỤC (Nếu có). Hồ sơ dạy học. 1. Phiếu học tập. 2. Bảng kiểm (dùng để đánh giá kết quả hoạt động của nhóm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2