Bài tham luận kinh tế vĩ mô: Đánh giá Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 va ̀ giaỉ phaṕ
lượt xem 186
download
I.Đặt Vấn Đề Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thực sự có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mình hay không lại phụ thuộc vào quá trình sử dụng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển đúng hướng và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tham luận kinh tế vĩ mô: Đánh giá Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 va ̀ giaỉ phaṕ
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU KHOA KINH TẾ - LUẬT BÀI THAM LUẬN KINH TẾ VI MÔ ĐỀ TÀI Đánh giá Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và giải pháp NHÓM TH: Lâm Phong Cảnh Nguyễn Đức Trung Dương Tiền Sang GVHD: ThS. Phan Văn Đàn Bạc Liêu, 1/2011 Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 1
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 I.Đặt Vấn Đề Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thực sự có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mình hay không lại phụ thuộc vào quá trình sử dụng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển đúng hướng và phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa tỏ ra nhạy bén và các chính sách của Ngân hàng nhà nước chưa linh hoạt. Sau một thời gian dài chuẩn bị về hàng lang pháp lý, trang thiết bị, nhân lực, … nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức khai trương vào ngày 12/7/2000. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, nhu cầu đổi mới và hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trưởng mở là hết sức cấp bách và cần thiết. Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và giải pháp” làm bài tham luận của nhóm mình với mong muốn đóng góp tiếng nói của mình vào việc sử dụng Nghiệp vụ thị trường mở để ngày càng hoàn thiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đây là một vấn đề đang còn mới, do đó không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế, em mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô. Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 2
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 II. Nội Dung 1.Thực Trạng Thực tiễn điều hành nghiệp vụ thị trường mở thời gian gần đây cho thấy, NHNN đã giúp các ngân hàng thương mại gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 7,5% - 7%/năm và tương đối ổn định suốt thời gian qua. Lãi suất của kỳ hạn 28 ngày cũng giảm xuống ở mức khoảng 8%/năm. Hoạt động thị trường mở được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu (loạt phiên trong thời gian trở lại đây) liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 - 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia. Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy NHNN đang bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các NHTM. Trong tháng 2/2010, khối lượng trúng thầu loạt phiên trong khoảng 2 tuần trở lại đi phổ biến là khối lượng thấp, dưới 1.000 tỷ đồng, một số phiên đạt từ 4.000 – 6.000 tỷ đồng, do khó khăn thanh khoản hệ thống ngân hàng, thị trường biết đến lượng vốn mỗi ngày Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ qua thị trường mở có từ 12.000 – 15.000 tỷ đồng; nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường 2 phiên/ngày. Trong ngày 3/3 vừa qua, kết quả đấu thầu cũng lên tới 10.005 tỷ đồng qua 2 phiên.Trong khi đó , trong tháng 3 trở đi phổ biến là khối lượng thấp dưới 1.000 tỷ đồng, một số phiên đạt từ 4.000 – 6.000 tỷ đồng, kết quả đấu thầu cũng lên tới 10.005 tỷ đồng qua 2 phiên. Tuy nhiên, kể từ ngày 4/3 đến nay, lượng tiền “bơm” qua thị trường mở đã giảm mạnh và hiện chỉ còn duy trì mỗi ngày 1 phiên. Cụ thể, khối lượng trúng thầu ngày 4/3 chỉ có 3.200 tỷ đồng, đến ngày 10/3 là 2.983 tỷ đồng; đặc biệt trong các ngày 11, 12 và 15/3, lượng tiền chỉ còn tương ứng 796,454 và 742 tỷ đồng, cá biệt đột biến tới 12.000 tỷ đồng ( phiên 93, ngày 22/3). Lãi suất hình thành qua nhưng phiên đầu thầu vừa qua ổn định ở 8%/năm, bằng với lãi suất tái cấp vốn hiện hành, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 14 ngày. Trong những thời điểm căng thẳng về vốn khả dụng, lãi suất hình thành qua đấu thầu có thể cao hơn lãi suất tái cấp vốn.. Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 3
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 Kết quả đấu thầu trên thị trường mở các tuần tháng 7-9/2010. Nguồn(Bloomberg) Trong các tuần kết thúc vào các ngày 13/8 và 20/8, nhu cầu vay vốn trên thị trường mở đột ngột giảm mạnh, thể hiện qua lượng đăng ký đấu thầu và khối lượng trúng thầu. Đặc biệt trong tuần kết thúc ngày 20/8, khối lượng đăng ký và trúng thầu chỉ ở mức 7.718 tỷ đồng; trong khi nhiều tuần liên tiếp trước đó ghi nhận các con số có từ 45.000 đến trên 90.000 tỷ đồng đăng ký và từ 20.000 đến 56.000 tỷ đồng trúng thầu. Tuy nhiên, trong ba tuần gần đây, kết thúc vào các ngày 27/8, 1/9 và 10/9, quy mô các phiên đấu thầu đã tăng mạnh trở lại, đặc biệt là ở lượng đăng ký. Cụ thể, lượng đăng ký lần lượt qua các tuần nói trên là 43.982 tỷ đồng, 43.218 tỷ đồng và tuần kết thúc ngày 10/9 vừa qua lên tới 90.950 tỷ đồng. Tương tự, khối lượng trúng thầu lần lượt là 36.110 tỷ đồng, 23.000 tỷ đồng và 46.179 tỷ đồng. khối lượng bơm ròng trên thị trường mở cũng vừa có tuần ở mức cao, đạt tới 8.020 tỷ đồng, sau khi hút ròng -2.502 tỷ đồng tuần trước đó và chỉ bơm ròng 1.269 tỷ đồng ở tuần liền trước. Sau một thời gian dài ổn định các kỳ hạn, điều chỉnh mới đây của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở thu hút sự chú ý của một số nhà đầu tư. Cụ thể, từ ngày 15/10 trở lại đây, các phiên đấu thầu giấy tờ có giá trên thị trường này được ấn định ở hai kỳ hạn: 28 ngày và 7 ngày. Đây là thay đổi đáng chú ý khi một thời gian dài trước đó Ngân hàng Nhà nước gần như cố định hai kỳ hạn 28 ngày và 14 ngày. Một số nhận định cho rằng: việc thay kỳ hạn 14 ngày bằng 7 ngày có thể là một tín hiệu thắt chặt tiền tệ. Theo đó, có thể hiểu Ngân hàng Nhà nước đã giảm bớt sự hỗ trợ vốn ở kỳ hạn dài hơn (14 ngày), thay bằng kỳ hạn ngắn (7 ngày). Bình luận trên được đặt trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để có chính sách, cơ chế phù hợp cho phép các Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 4
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 ngân hàng thương mại có thể rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông để giảm bớt áp lực tăng giá; hay “yêu cầu” hạn chế cung tiền khi lạm phát đã có xu hướng tăng mạnh trở lại… Ngày Số lượng thành Loại hình Khối lượng Lãi suất trúng viên dư thầu giao dịch trúng thầu thầu 23/11/2010 17 Mua GTCG 3.000 tỷ đồng 8.75%/năm kỳ hạn 7 ngày 26/11/2010 17 Mua GTCG 8.000 tỷ đồng 8.75%/năm (Phiên 440) kỳ hạn 7 ngày 26/11/2010 11 Mua GTCG 2.148 tỷ đồng 8.75%/năm (Phiên 441) kỳ hạn 7 ngày 29/11/2010 12 Mua GTCG 2.948 tỷ đồng 8.75%/ năm (Phiên 443) kỳ hạn 7 ngày Các Phiên đấu thầu tháng 11/2010. Nguồn Ngân Hàng Nhà Nước Lãi suất chào mua trên thị trường mở , đã có sự gia tăng đáng chú ý trong khoảng một tháng trở lại đây; mốc hiện tại ghi nhận ở 10%/năm. Kết quả của phiên đấu thầu gần nhất dừng lại ở ngày 26/11/2010, phiên thứ 441 với 11 thành viên dự thầu, mua giấy tờ có giá kỳ hạn 7 ngày, khối lượng trúng thầu 2.148 tỷ đồng và lãi suất trúng thầu là 8,75%/năm, lãi suất chào mua nghiệp vụ thị trường mở kỳ hạn 7 ngày đã lên 10%/năm, tăng mạnh so với mức 8,75%/năm theo kết quả đấu thầu được cập nhật cuối tháng 11 vừa qua. Đó cũng là sự gia tăng đáng chú ý khi lãi suất này ở kỳ hạn 7 ngày thời điểm đầu năm chỉ ở mức 7%/năm, rồi lên 8%/năm và qua lần tăng đồng loạt các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước (từ ngày 5/11/2010) lên 8,75%/năm, hiện đã lên 10%/năm. Bên cạnh lãi suất, thời gian qua một số tổ chức đầu tư đưa ra thông tin tham khảo là Ngân hàng Nhà nước đã nối lại kỳ hạn 14 ngày trên thị trường mở. Tuy nhiên, kết quả cập nhật chính thống hiện chưa khẳng định điểm này, ngoài trạng thái duy nhất 1 kỳ hạn là 7 ngày. 2.Thuận Lợi NHNN đã chủ động tăng lượng tiền cung ứng thông qua điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn. Bên cạnh đó, NHNN còn hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng. Ba lĩnh vực chính được xác định cần bơm vốn là xuất khẩu, khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa (có đủ điều kiện vay).Điều này có ý nghĩa quan trọng : Thứ nhất, các NHTM có thêm vốn để cấp tín dụng, tức là gia tăng được lượng vốn khả dụng. Thứ hai, lãi Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 5
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 suất cho vay có điều kiện giảm do các NHTM có nhiều vốn để cho vay hơn. Thứ ba, các chủ thể kinh tế nhờ đó gia tăng được cơ hội tiếp cận nguồn vốn do lượng cung nhiều hơn và lãi suất giảm thấp hơn. Cùng với các biện pháp tiền tệ như tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các NHTM quy mô nhỏ, giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,… việc NHNN mua vào giấy tờ có giá với lãi suất thấp hơn đã góp phần không nhỏ ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng. Theo thông tin từ Ngân Hàng Nhà Nước vừa công bố, cơ quan này điều hành lượng tiền cung ứng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cả năm 2010 tăng khoảng 20% - 25%.Việc bổ sung hoặc thay đổi các kỳ hạn trên thị trường mở của ngân hàng nhà nước gắn với từng thời điểm và mang tính ngắn hạn được cân nhắc từ thực tế cung – cầu , hay trạng thái vốn khả dụng của hệ thống tại thời điểm đó. Các thành viên tham gia thị trường theo đó có thêm lựa chọn để phù hợp hơn với nhu cầu vốn của mình. Ngày 26/2, tại Hà Nội, NHNN đã tổ chức Lễ bàn giao Dự án “Trang thiết bị, máy móc, nối mạng và thiết kế phần mềm nghiệp vụ thị trường tiền tệ và lưu ký giấy tờ có giá - Giai đoạn I” (gọi tắt Dự án AFD) về Sở Giao dịch NHNN. Dự án AFD có nhiệm vụ nâng cấp và đồng bộ hoá chương trình phần mềm ứng dụng của nghiệp vụ thị trường tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ chiết khấu, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, thấu chi và cho vay qua đêm; xây dựng chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch NHNN nhằm quản lý theo dõi và thanh toán giấy tờ có giá của NHNN và của các tổ chức tín dụng (TCTD), tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá. Trong quá trình triển khai, Dự án đã nối mạng với các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD là thành viên thị trường tiền tệ, với Trung tâm lưu ký chứng khoán, các chi nhánh NHNN như Trung tâm thanh toán Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Dự án đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực thi các nghiệp vụ thị trường tiền tệ của NHNN, giúp NHNN nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường để đưa ra các quyết định sát thực và chính xác. Cụ thể như giúp NHNN thực hiện giao dịch qua mạng, không chỉ với các TCTD trên địa bàn Hà Nội mà còn giao dịch được với các TCTD có trụ sở chính tại các thành phố khác; nâng cao độ an toàn, chính xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ; tăng hiệu quả của hoạt động nhờ rút ngắn thời gian giao dịch, tăng tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế; cải thiện các quy trình quản lý và nghiệp vụ nhờ hệ thống công nghệ hiện đại; đồng thời góp phần tạo nên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại của hệ thống ngân hàng, từ đó gián tiếp giúp các TCTD đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ có tiện ích cao, phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội. 3.Khó Khăn Mối quan tâm của NHNN là sự đứng giữa một bên là yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất, một bên là xem xét hạn chế cung tiền góp phần kiềm chế lạm phát. Nếu rút Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 6
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 dần và thu hẹp các kỳ hạn trên thị trường mở được xem như là biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát thì cần phải xét thêm các yếu tố lãi suất , hay lượng vốn bơm ròng, hút ròng… Khi đưa vào vào hoạt động cổng thông tin mới, thông tin về hoạt động đấu thầu và kết quả đấu thầu trên thị trường này cũng đã được Ngân Hàng Nhà Nước cập nhật khá đều đặn , nhưng không phản ánh rõ diễn biến của nguồn vốn. Thực tế cho thấy hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Còn một bộ phận không ít các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này. Hiện mỗi phiên giao dịch chỉ nhận được sự tham gia đặt thầu của khoảng 10-15 tổ chức tín dụng. Đây là con số khá khiêm tốn so với lực lượng tổ chức tín dụng đông đảo hiện đang hoạt động tại Việt Nam. 4.Giải Pháp Và Định Hướng Năm 2011 Ngân Hàng Nhà Nước nên đa dạng loại hàng hóa giao dịch trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở. NHNN cần tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá. Hệ thống công nghệ thông tin cần được không ngừng nâng cấp nhằm hỗ trợ NHNN nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường (nhu cầu vốn của nền kinh tế, khả năng thanh khoản của các NHTM,...) để đưa ra các quyết định sát thực và chính xác. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng nâng cao độ an toàn, chuẩn xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ, tăng hiệu quả hoạt động (nhờ rút ngắn thời gian giao dịch), cũng như cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch NHNN nhằm theo dõi và thanh toán giấy tờ có giá của NHNN và của các tổ chức tín dụng. Song song với cải tiến, nâng cấp công nghệ ngân hàng, NHNN cần không ngừng bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện các quy trình liên quan đến NVTTM, như đặt thầu, xét thầu; các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá; thủ tục về lập hợp đồng, quy trình giao dịch qua mạng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tham gia giao dịch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch. NHNN nên nghiên cứu tăng thêm số phiên giao dịch. Hiện số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch 14 ngày và 28 ngày. Tăng phiên giao dịch đồng nghĩa với việc tăng thời gian tiếp xúc của các tổ chức tín dụng với NHNN. Nhờ đó, sự hỗ trợ của NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng sẽ tốt hơn. Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 7
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 Một vấn đề quan trọng nữa đó là cần tìm giải pháp thiết thực để gia tăng hơn nữa số lượng thành viên (tổ chức tín dụng) tham gia thị trường mở. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiện nay thị trường mở Việt Nam đã có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần,… Gia tăng số lượng thành viên cũng góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của NVTTM trong việc điều hành lượng tiền trong lưu thông của NHNN, nhờ đó tăng được độ sâu và độ rộng (lan toả) của chính sách tiền tệ. III. Kết Luận Nền kinh tế của nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức của nhu cầu mở cửa và hội nhập, để đáp ứng đòi hỏi của thị trường mang tính toàn cầu hoá, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước tăng lên, NHNN cũng đang chuyển từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp với điều hành chính sách tiền tệ điển hình là công cụ nghiệp vụ TTM. Việc điều hành CSTT giống như các nước phát triển trên thế giới đòi hỏi tiền đề là thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán chính phủ và thị trường hối đoái phải phát triển ở mức khá hoàn thiện, trình độ quản lý vốn khả dụng của NHTW ở mức khá cao, trang bị kỹ thuật hiện đại trong hoạt động giao dịch trên thị trường phải có cơ sở một nền tài chính và tiền tệ khá ổn định, vững chắc, hệ thống ngân hàng phát triển càng cao, mạng lưới thanh toán và bù trừ đáng tin cậy. Tất cả những điều kiện đó Việt Nam đều chưa có. Do đó trong những năm tới nghiệp vụ TTM chưa thể phát huy hiệu quả tối đa của nó. Vì vậy ngân hàng cần thực hiện các giải pháp cơ bản trên để công cụ nghiệp vụ TTM trở thành công cụ chủ yếu của chính sách tiện tệ và phát huy được hiểu quả tối đa của nó. IV.Suy Nghĩ Bản Thân Tôi nghĩ rằng NHNN có thể thực hiện việc mua lạ trái phiếu chính phủ cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp , nhằm hỗ trợ thanh khoản và giảm chi phí vốn đầu vào cho ngân hàng thương mại với mục tiêu hạ dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Việc NHNN mua lại trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp là cách thức cung tiền dài hạn hơn so với cung tiền trên thị trường OMO , việc mua lại trái phiếu trên thị trường sơ cấp ( trái phiếu Chính phủ phát hành lần đầu) sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ xuống mức hợp lý, giảm gánh nặng trả lãi cho ngân sách nhà nước , gián tiếp giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng , đồng thời cũng sẽ giúp đảm bảo rằng việc NHNN mua trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp sẽ không gây ra áp lực tăng lãi suất trái phiếu chính phủ phát hành lần đầu. Phương pháp nêu trên tương tự Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ ( FED) thực hiện gói nới lỏng định lượng 2 (QE2) mà họ mới Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 8
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 công bố vào cuối năm 2010 và được biết tới tại Việt Nam như là “ gói hỗ trợ kinh tế lần hai trị giá 600 tỷ USD”. Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 9
- Trường Đại Học Bạc Liêu – Khoa Kinh Tế – Luật Lớp 3KT2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kinh tế Vĩ Mô TS. Dương Tấn Diệp 2.Website Ngân Hàng NNVN 3.Website Vietstock 4. Tiểu Luận SV: Nguyễn Thế Hùng KHDT3 Bài Tham Luận Kinh Tế Vĩ Mô Trang 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Bài tập lớn Kinh tế vi mô
21 p | 5703 | 2693
-
BÀI TIỂU LUẬN: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT THẠCH DỪA
28 p | 1067 | 321
-
Bài thảo luận môn kinh tế vĩ mô
8 p | 829 | 260
-
Tiểu luận Kinh tế vĩ mô: Chính sách tài khóa và tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay
24 p | 606 | 118
-
Bài tiểu luận: Phân tích các chính sách kinh tế vĩ mô của Singapore giai đoạn từ 2000 đến nay
35 p | 518 | 81
-
Bài thuyết trình Chính sách tiền tệ kinh tế vĩ mô
22 p | 373 | 43
-
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ - Đề bài: NGÀNH DỆT MAY- NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
12 p | 264 | 31
-
Thảo luận: Kinh tế vĩ mô
29 p | 179 | 30
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Phân biệt đối xử trên thị trường lao động
21 p | 173 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các cú sốc tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam
74 p | 124 | 23
-
Bài thuyết trình Kinh tế vĩ mô về các hàm
20 p | 206 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của giá dầu và giá lương thực thế giới lên nền kinh tế Việt Nam
72 p | 30 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam
78 p | 54 | 9
-
Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Rác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam và một số quốc gia ở Đông Nam Á
75 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam
97 p | 106 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam
88 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại Việt Nam
60 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn