intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của giá dầu và giá lương thực thế giới lên nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

31
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra xem liệu các cú sốc giá dầu và giá lương thực trên thế giới có tác động đến nền kinh tế Việt Nam thông qua các biến số kinh tế vĩ mô hay không? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của giá dầu và giá lương thực thế giới lên nền kinh tế Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------∞--------- HOÀNG THỊ ÁNH HỒNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU VÀ GIÁ LƢƠNG THỰC THẾ GIỚI LÊN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Hoàng Thị Ánh Hồng, tác giả của luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu tác động của giá dầu và giá lƣơng thực thế giời lên nền kinh tế Việt Nam”. Tôi xin cam đoan: Nội dung của luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có số liệu rõ ràng, đƣợc lấy từ phần mềm kinh tế lƣợng, không sao chép từ nguồn khác. Tất cả tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. TP Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015 Ngƣời cam đoan Hoàng Thị Ánh Hồng
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT ...................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................2 1.1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................5 1.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................6 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................6 1.5. Nội dung và cấu trúc của bài nghiên cứu .............................................................6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU VÀ GIÁ LƢƠNG THỰC ................................................................7 2.1 Kênh truyền dẫn tác động của các cú sốc giá dầu và giá lƣơng thực thế giới lên nền kinh tế trong nƣớc ................................................................................................7 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giá dầu và giá lƣơng thực đến nền kinh tế .................................................................................................................11 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................21 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................21 3.2 Dữ liệu .............................................................................................................23 3.3 Các biến sử dụng .............................................................................................24 3.4. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................27 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................33 4.1 Thống kê mô tả....................................................................................................33 4.2. Các kiểm định ban đầu ....................................................................................34 4.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị................................................................................34
  4. 4.2.2. Kiểm định độ trễ tối ƣu của mô hình ..............................................................36 4.2.3. Kiểm định tính ổn định của mô hình ..............................................................39 4.3 Tác động của cú sốc giá dầu thế giới và giá lƣơng thực thế giới lên nền kinh tế Việt Nam. ..................................................................................................................40 4.3.1 Tác động của cú sốc giá dầu thế giới lên nền kinh tế Việt Nam. .....................40 4.3.1.1 Phân tích hàm phản ứng đẩy của cú sốc giá dầu thế giới. ............................40 4.3.1.2 Phân tích phân rã phƣơng sai của cú sốc giá dầu thế giới. ...........................45 4.3.2 Tác động của cú sốc giá lƣơng thực thế giới lên nền kinh tế của Việt Nam ...48 4.3.2.1 Phân tích hàm phản ứng đẩy của cú sốc giá lƣơng thực thế giới. .................48 4.3.2.2 Phân tích phân rã phƣơng sai của cú sốc giá lƣơng thực thế giới. ................51 4.4 Các hàm ý về mặt chính sách .............................................................................52 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tác động truyền dẫn của giá dầu và giá lƣơng thực thế giới đến các biến kinh tế vĩ mô trong nƣớc .............................................................................................9 Hình 2: Phản ứng của sản lƣợng, cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái thực, lạm phát đối với cú sốc giá dầu ................................................................................................41 Hình 3: Hàm phản ứng đẩy của cung tiền và lạm phát trƣớc cú sốc giá dầu............43 Hình 4: Phản ứng của sản lƣợng, cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái thực, lạm phát đối với cú sốc lƣơng thực thế giới.............................................................................48 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Các biến trong mô hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ (SVAR) .......................24 Bảng 2: Kiểm định Unit Root bằng phƣơng pháp ADF ..........................................36 Bảng 3: Kiểm định độ trễ tối ƣu của mô hình SVAR ...............................................37 Bảng 4: Kiểm định Portmanteau ...............................................................................38 Bảng 5: Kiểm định LM test .......................................................................................39 Bảng 6: Tính ổn định của các biến trong mô hình ....................................................40 Bảng 7: Kết quả phân rã phƣơng sai của cú sốc giá dầu ...........................................46 Bảng 8: Kết quả phân rã phƣơng sai của cú sốc giá lƣơng thực ...............................51
  6. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về sự tác động của cú sốc giá dầu và cú sốc giá lƣơng thực thế giới lên các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam bao gồm lạm phát, sản lƣợng, cung tiền, lãi suất và tỷ giá hối đoái thực từ quí 1 năm 2001 đến quí 2 năm 2014 theo mô hình cấu trúc tự hồi quy véctơ (SVAR). Trong đó hàm phản ứng đẩy và phân tích phân rã phƣơng sai đƣợc sử dụng để theo dõi ảnh hƣởng của giá dầu và giá lƣơng thực thế giới lên nền kinh tế Việt Nam. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng lạm phát và cung tiền phản ánh mạnh trƣớc cú sốc của giá dầu, lãi suất ít bị ảnh hƣởng hơn và tỷ giá hối đoái thực chỉ chịu tác động không đáng kể. Khi có cú sốc lƣơng thực thế giới xảy ra thì kết quả này lại cho mạnh hơn đối với ảnh hƣởng của cú sốc giá dầu, trong đó biến cung tiền và lãi suất bị tác động mạnh nhất sau đó đến biến sản lƣợng, lãi suất và tỷ giá hối đoái.
  7. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Sự thay đổi giá dầu và giá lƣơng thực thế giới trong thời gian gần đây đƣợc xem nhƣ là một trong những nguyên nhân gây ra các biến động kinh tế vĩ mô, tạo nên những áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế quốc gia. Có thể thấy rõ nhất là sự bùng nổ giá cả hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là giá dầu và giá lƣơng thực trong những năm 2007 đến 2008 đã đẩy chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến sản lƣợng tăng trƣởng của thế giới bị chậm lại, cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới và suy thoái kinh tế của Mỹ lúc đó đã và đang đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho rằng sự thay đổi giá hàng hóa thế giới đƣợc xem nhƣ là một sự bắt đầu của chu kì kinh doanh, và một mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa giá hàng hóa thế giới và các biến kinh tế vĩ mô ở những nƣớc nhập khẩu mặt hàng này thông qua các kênh cung cầu. Cú sốc giá dầu bắt đầu vào năm 1970 đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nó đƣợc coi là một trong nhiều lý do tạo nên suy thoái kinh tế toàn cầu đặc biệt là đối với các nƣớc nhập khẩu dầu (Hamilton 1983, Hamilton 1996, Hamilton 2003). Giá lƣơng thực tăng cao trong năm 1970 cũng đã tạo ra những cuộc khủng hoảng lớn trên toàn thế giới dẫn đến nạn đói năm 1973. Tiếp đó từ khoảng 18usd/ thùng trong những năm 1990, 40usd/ thùng năm 2004 đã tăng vọt lên 70usd/thùng năm 2007 và còn tăng hơn 147usd/thùng năm 2008, sự gia tăng nhanh chóng này gây ra tác động không tốt đối với ngƣời tiêu dùng và các nhà sản xuất ở các nƣớc nhập khẩu thông qua tác động truyền dẫn từ các sản phẩm đƣợc hình thành từ nguồn nguyên liệu này. Đối với ngƣời tiêu dùng thì chi phí hóa đơn năng lƣợng gia tăng, đối với nhà sản xuất thì phải chịu thêm sự gia tăng trong chi phí cho một đơn vị sản phẩm (Lescaroux và cộng sự 2008). Tƣơng tự ta thấy giá lƣơng thực cũng tăng cao bắt đầu từ năm 2007, đến năm 2008 vƣợt 39% so cùng
  8. 3 kỳ ở vào điểm cùng kỳ (Jongwapick và cộng sự 2009), cũng đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn lƣơng thực lớn trên toàn cầu và tác động xấu đến nền kinh tế. Có thể nói giá dầu gia tăng cũng kéo theo sự gia tăng trong giá lƣơng thực, và tác động của sự gia tăng hai mặt hàng này tác động không tốt đến nền kinh tế. Dầu là nguồn nhiên liệu chủ yếu cho các hoạt động kinh tế và do đó tăng giá dầu tác động trực tiếp trên nhiều hoạt động kinh tế và tác động gián tiếp đến ngƣời tiêu dùng. Giá dầu tăng, chi phí đầu vào tăng và năng suất sản xuất giảm, từ đó tạo ra ảnh hƣởng xấu đến tiền lƣơng thực tế và việc làm, giá cả và lạm phát cơ bản, lợi nhuận, đầu tƣ cũng nhƣ giá trị thị trƣờng của công ty ( Lescaroux và cộng sự 2008). Bên cạnh đó giá lƣơng thực cũng tăng cao kể từ năm 2007 đã tác động lớn đến đến giá tiêu dùng trong nƣớc bởi vì lƣơng thực chiếm phần lớn trong rổ hàng hóa tiêu dùng ở các nƣớc đang phát triển ( Jongwanich và cộng sự 2011). Phần lớn các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của cú sốc của giá cả các loại hàng hóa thế giới, trong đó chủ yếu là giá dầu lên hoạt động kinh tế đều đƣợc thực hiện ở các nƣớc phát triển, còn những nghiên cứu liên quan đến sự tác động này lên nền kinh tế ở các nƣớc đang phát triển thì rất ít. Điều này một phần là do vẫn bị hạn chế về mặt số liệu và sự phụ thuộc vào dầu mỏ và lƣơng thực không nhiều của các nƣớc đang phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu và giá lƣơng thực thế giới đến các chỉ số kinh tế Việt Nam có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Việt Nam đang đƣợc xem là nƣớc đang phát triển với lƣợng xuất khẩu dầu thô với 16 đến 18 triệu tấn mỗi năm, chiếm 20% trong tổng xuất khẩu, đóng góp 18-20% trong GDP và 25-30% trong nguồn thu của chính phủ. Tuy nhiên trƣớc năm 2009 Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn dầu mỏ đã qua tinh chế để tiêu dùng trong nƣớc, đến tháng 2/2008 đã sản xuất đƣợc sản phẩm dầu tinh khiết đầu tiên nhƣng chỉ đáp ứng đƣợc 1/3 nhu cầu trong nƣớc. Do đó giá cả trong nƣớc vẫn chịu nhiều ảnh hƣởng từ sự biến động giá cả trên thị trƣờng thế giới, đặc biệt là
  9. 4 giá dầu càng trở nên quan trọng trƣớc định hƣớng trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020 của Việt Nam. Việt Nam hiện tại đang có ƣu thế về xuất khẩu lƣơng thực, trong đó chủ yếu là gạo, hiện tại Việt Nam đang ở vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Năng lực sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam vừa đƣợc ADB xếp vào vị trí Top 5 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới gồm Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ do 5 quốc gia này chiếm 87% thƣơng mại gạo toàn cầu. Trong khi đó, theo Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam (VFA), đến cuối tháng 10/2012, Việt Nam đã vƣơn lên vị trí thứ nhất về xuất khẩu gạo và ngành gạo đang nỗ lực để trong năm nay Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan trở thành nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tính đến cuối tháng 10/2012, Việt Nam xuất khẩu đƣợc 5,949 triệu tấn gạo, thứ nhì là Ấn Độ 5,814 triệu tấn gạo, kế đến mới là Thái Lan 5,360 triệu tấn. Chính vì vậy, sự biến động của giá cả lƣơng thực thế giới chắc chắn sẽ có ảnh hƣởng đến nền kinh tế Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ việc Việt Nam gia nhập nhiều tổ chức kinh tế thế giới nhƣ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (World Bank), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM), hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tế Á Châu – Thái Bình Dƣơng (APEC),… hay Hiệp định tự do thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam đã ký với tƣ cách quốc gia hay tƣ cách thành viên nhƣ Việt Nam – Asean, Việt Nam – Nhật Bản, Asean – Trung Quốc,… Điều này đã đặt Việt Nam vào sân chơi chung của thế giới, chịu ảnh hƣởng của nhiều tác động đến từ nội tại nền kinh tế cũng nhƣ đến từ bên ngoài quốc gia. Dẫn chứng cụ thể đó là, ngay sau khi Việt Nam chính thức đặt chân vào sân chơi bình đẳng WTO đầu năm 2007 thì cuối năm đó, kinh tế toàn cầu đã biến động phức tạp, giá dầu tăng mạnh kỷ lục có lúc tới 147 USD/thùng, giá lƣơng thực leo thang. Cuối năm 2008, suy thoái kinh tế của Mỹ bùng nổ kéo theo cả nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng, hàng loạt ngân hàng
  10. 5 và tập đoàn phá sản. Điều này đã tác động thông qua sự hội nhập của Việt Nam theo hai chiều trái ngƣợc nhau. Việt Nam, một quốc gia chƣa tự sản xuất đƣợc nhiều nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, vốn dĩ phụ thuộc tới 80% vào bên ngoài nên khi hội nhập kinh tế sâu rộng, việc giá dầu thô, lƣơng thực và nguyên vật liệu leo thang đã ngay lập tức tác động xấu tới nền kinh tế. Kinh tế các nƣớc bạn hàng chính của Việt Nam bƣớc vào suy thoái cũng ảnh hƣởng tiêu cực tới xuất khẩu và thu hút FDI của Việt Nam. Hậu quả là sức ép lạm phát tăng cao và tăng trƣởng kinh tế thấp đi. Nhƣng ngƣợc lại, Việt Nam vẫn đƣợc hƣởng lợi từ sự leo thang của giá cả thế giới, của dầu thô và lƣơng thực khi đây cũng chính là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhờ tăng giá và việc mở rộng đƣợc thị trƣờng đã tác động tích cực tới tăng trƣởng. Nhờ đó, GDP 2008 của Việt Nam giữ đƣợc mức 6,3%. Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, tác giả đã tiến hành thực hiện bài nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của giá dầu và giá lƣơng thực thế giới lên nền kinh tế Việt Nam”, góp phần giải thích sự biến động của các chỉ số kinh tế Việt Nam trƣớc những biến động của giá cả hàng hóa thế giới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mục đích kiểm tra xem liệu các cú sốc giá dầu và giá lƣơng thực trên thế giới có tác động đến nền kinh tế Việt Nam thông qua các biến số kinh tế vĩ mô hay không ? Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đƣa ra gồm: - Cú sốc giá dầu và giá lƣơng thực trên thế giới có thực sự tác động đến nền kinh tế Việt Nam hay không? - Nếu có thì chiều hƣớng và mức độ tác động của các cú sốc này đến các chỉ số kinh tế Việt Nam nhƣ thế nào?
  11. 6 1.3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động của cú sốc giá dầu và giá lƣơng thực trên thế giới đến các chỉ số kinh tế Việt Nam, cụ thể là sản lƣợng đầu ra đƣợc thể hiện bởi tổng sản phẩm quốc nội, cung tiền, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, tỷ giá hối đoái thực hiệu lực trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2014. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên các lý thuyết cơ bản và các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về tác động của các cú sốc giá dầu và giá lƣơng thực đến nền kinh tế trong nƣớc, tác giả sử dụng ý tƣởng bài nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2011) với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng theo mô hình tự hồi quy véc tơ cấu trúc (Structural Vector Autoregression Structural VAR), viết tắt là SVAR để phân tích sự truyền dẫn của các cú sốc giá dầu và giá lƣơng thực lênn nền kinh tế Việt Nam. Phần mềm sử dụng trong bài nghiên cứu là phần mềm Eviews 6.0. 1.5 Nội dung và cấu trúc của bài nghiên cứu Các phần của bài nghiên cứu đƣợc trình bày nhƣ sau: Chƣơng 1: Giới thiệu bài nghiên cứu Chƣơng 2: Tổng quan các bài nghiên cứu trƣớc đây về tác động của giá dầu và giá lƣơng thực thế giới lên nền kinh tế Chƣơng 3: Phƣơng pháp và mô hình nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận.
  12. 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU VÀ GIÁ LƢƠNG THỰC THẾ GIỚI LÊN NỀN KINH TẾ 2.1 Kênh truyền dẫn tác động của các cú sốc giá dầu và giá lƣơng thực thế giới lên nền kinh tế trong nƣớc Cú sốc bên ngoài tác động đến nền kinh tế vĩ mô trong nƣớc qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau và theo các mức độ khác nhau. Theo nghiên cứu của Muhammad Arshad Khan và cộng sự (2011), có sáu kênh truyền dẫn tác động của cú sốc giá dầu đến các biến số kinh tế vĩ mô trong nƣớc bao gồm: hiệu ứng từ phía cung, hiệu ứng chuyển giao tài sản, hiệu ứng lạm phát, hiệu ứng điều chỉnh ngành và hiệu ứng tâm lý (Hình 1), đối với cú sốc giá lƣơng thực thì thông qua kênh xuất khẩu ròng. Kênh thứ nhất: hiệu ứng từ phía cung. Giá dầu tăng dẫn đến việc giảm sử dụng của các yếu tố đầu vào cơ bản cho quá trình sản xuất làm giảm các sản lƣợng tiềm năng (Lardic và Mignon 2008), đồng thời làm tăng chi phí biên sản xuất, giảm tăng trƣởng sản lƣợng và năng suất sản xuất (Lescaroux và Mignon 2008, Tang cộng sự 2010), kéo theo là việc ảnh hƣởng không tốt đến việc làm và thu nhập thực tế của ngƣời lao động (Kumar 2009, Chuku và cộng sự 2010). Thông qua hình 1 ta có thể thấy hiệu ứng từ phía cung khi giá dầu tăng làm giảm sản lƣợng sản xuất trong ngắn hạn do việc suy giảm các năng lực sản xuất dẫn đến thất nghiệp gia tăng và thu nhập thực tế bị giảm theo. Kênh thứ hai: hiệu ứng chuyển giao tài sản. Kênh truyền dẫn này giả định rằng việc gia tăng giá dầu làm thay đổi sức mua từ các nƣớc nhập khẩu dầu sang các nƣớc xuất khẩu dầu. Sự gia tăng liên tục của giá dầu làm gia tăng đáng kể thu nhập và cải thiện cán cân thanh toán của các nƣớc xuất khẩu dầu, còn đối với nƣớc nhập khẩu thì tổng cầu tiêu dùng của mặt hàng này bị giảm xuống (Galesi và
  13. 8 cộng sự 2009) đây đƣợc coi là hiệu ứng chuyển giao tài sản. Đối với các nƣớc nhập khẩu, khi có cú sốc giá dầu dẫn đến giá cả hàng hóa trong nƣớc gia tăng từ đó làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ giảm xuống thông qua các hiệu ứng: hiệu ứng thu nhập tùy dụng, hiệu ứng không chắc chắn, hiệu ứng tiết kiệm phòng ngừa và hiệu ứng chi phí vận hành (Kilian 2010, Chuku và cộng sự 2010). Điều này nói lên rằng thƣơng mại của các nƣớc nhập khẩu dầu sẽ giảm khi có cú sốc xảy ra (Dohner 1981). Kênh thứ ba: hiệu ứng lạm phát. Giá dầu tăng tạo áp lực gây ra lạm phát lên nền kinh tế (Hooker 2002, Tang và cộng sự 2010). Điều này đƣợc giải thích bởi những sản phẩm quan trọng trong việc tính toán chỉ số giá tiêu dung đều sử dụng nguyên liệu từ dầu. Giá dầu ảnh hƣởng đến lạm phát theo hai cơ chế, thứ nhất giá dầu ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lạm phát. Ảnh hƣởng trực tiếp khi giá dầu tăng thì các nhóm hàng hóa nhất định trong thành phần tính toán chỉ số giá tiêu dùng tăng lên nhƣ nhóm xăng dầu, nhiên liệu. Ảnh hƣởng gián tiếp khi hàng hóa trung gian tăng làm cho chi phí sản xuất tăng lên và tăng giá bán thành phẩm tạo ra lạm phát từ chi phí đẩy. Thứ hai, giá dầu ảnh hƣởng đến lạm phát qua kênh cung cầu, sự tăng giá dầu làm cho tổng cung và tổng cầu suy giảm khi thị trƣờng cân bằng, nhƣng khi có sự tăng giá dầu dẫn đến chi phí sản xuất tăng làm lợi nhuận doanh nghiệp giảm sản xuất giảm theo. Đầu tiên, giá dầu tăng cao gây ra sự gia tăng đột ngột của lạm phát, tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng truyền dẫn phụ thuộc vào phản ứng trong nƣớc đối với cú sốc này (Galesi và Lombardi 2009, Barsky và Kilian 2004). Sau đó, cú sốc giá dầu tạo ra cú sốc trong chi phí sản xuất, sản lƣợng đầu ra giảm tạo áp lực làm tăng giá cả hàng hóa (Ibid 2010). Các nghiên cứu trƣớc đây cho kết quả khi có cú sốc giá dầu thì lạm phát tăng và sản lƣợng giảm (Chuku và cộng sự 2010, Barsky và cộng sự 2004).
  14. 9 Hình 1: Tác động truyền dẫn của giá dầu và giá lƣơng thực thế giới đến các biến kinh tế vĩ mô trong nƣớc Giá dầu ↑ Cú sốc ngoại sinh Giá lƣơng thực ↑ Sản lƣợng ↓ Thất nghiệp ↑ (ngắn hạn) Thu nhập ↓ (Nguồn lực ↓) Sản lƣợng ↓ (dài hạn) Lạm phát ↑ PPI ↑ Lợi nhuận Đầu tƣ ↓ (Nguồn lực ↓) ↓ Md ↓ Chi phí đời Md ↓ CPI ↑ Số dƣ tiền↓ sống ↑ Lãi suất ↑ Chính sách tiền tệ: Sản lƣợng ↓ (dài hạn) Lãi suất ↑ Đầu tƣ ↓ Kiểm soát lạm phát (Nguồn lực ↓) Tỷ giá hối đoái ↓ Xuất khẩu ròng ↓ Nguồn: tổng hợp của tác giả Tang và cộng sự (2010), Alom (2011) Kênh thứ tƣ: hiệu ứng số dư tiền. Sự gia tăng giá dầu sẽ kéo theo gia tăng nhu cầu về tiền, nếu chính phủ không thể đáp ứng đủ cầu tiền trong thực tế sẽ dẫn đến sự gia tăng của lãi suất làm cho tăng trƣởng kinh tế sẽ bị chậm lại (Brown và Yucel 2002, Kumar 2005). Chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng, giúp chính phủ có thể đối phó lại với cú sốc giá dầu, chẳng hạn sử dụng chính sách thắt chặt
  15. 10 tiền tệ thông qua việc gia tăng lãi suất để đối phó với áp lực lạm phát do giá dầu tăng cao, điều này làm cho nhà sản xuất thấy lợi nhuận giảm từ đó giảm đầu tƣ đầu kéo theo là tác động sản lƣợng trong dài hạn cũng sẽ bị giảm theo (Tang và cộng sự 2010, Chuku và cộng sự 2010). Brenankeet và cộng sự (1997) đã chứng minh đƣợc rằng chính sách thắt chặt tiền tệ và cú sốc giá dầu đã tạo ra hiệu ứng làm suy yếu nền kinh tế thực. Kênh thứ năm: hiệu ứng điều chỉnh ngành. Làm rõ tác động bất cân xứng của cú sốc giá dầu đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Khi giá dầu tăng cao, các hoạt động kinh tế tăng trƣởng chậm hơn bởi các chi phí điều chỉnh, ngƣợc lại khi giá dầu giảm xuống, các hoạt động kinh tế đƣợc kích thích phần nào đƣợc bù đắp bởi các chi phí điều chỉnh (Brown và Yucel 2002, Chuku và cộng sự 2010). Brown và Yucel (2002) đã lập luận rằng chi phí điều chỉnh bắt nguồn từ sự không chắc chắn về môi trƣờng đầu tƣ, sự bất cân xứng trong giá thành các sản phẩm từ dầu và cách ứng xử của những nhà làm chính sách tiền tệ ( Lardic và Mignon 2008, Lescarroux và Mignon 2008) Kênh thứ sáu: hiệu ứng tâm lý. Kênh này thể hiện qua việc không chắc chắn giá dầu sẽ tăng trong bao lâu dẫn đến nhu cầu đầu tƣ và tiêu dùng giảm gây tác động không tốt đến nền kinh tế.Sự không chắc chắn làm cho các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng không có sự thay đổi kịp thời về đầu tƣ và tiêu dùng khi xảy ra cú sốc giá dầu (Ferderer 1996, Galesi và Lombardi 2009).Sự không chắc chắn về giá dầu trong tƣơng lai gây ra sự biến động lên và xuống của các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ và khi giá dầu trong tƣơng lai ngày càng trở nên không chắc chắn giá trị của các quyết định trì hoãn đầu tƣ hay tiêu dùng ngày càng tăng, và việc khuyến khích đầu tƣ hay tiêu dùng sẽ giảm do đó làm giảm kỳ vọng về tổng sản lƣợng trong dài hạn (Chuku và cộng sự 2010). Giá lƣơng thực tăng thể hiện thông qua kênh xuất khẩu ròng, khi giá lƣơng thực tăng đối với các nƣớc nhập khẩu thì hóa đơn của các hàng hóa nhập khẩu
  16. 11 tăng dẫn đến xuất khẩu ròng giảm, đối với các nƣớc xuất khẩu thì nhu cầu về xuất khẩu hàng hóa lƣơng thực trên thế giới giảm cũng làm giảm xuất khẩu ròng điều này ảnh hƣởng đến một phần của thu nhập quốc gia (Alom 2011). Khi giá lƣơng thực thế giới gia tăng các quốc gia nhập khẩu đòi hỏi một lƣợng nhu cầu về tiền tệ quốc tế gây ra áp lực đối với việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong nƣớc. Tóm lại, việc định lƣợng ảnh hƣởng của sự thay đổi giá dầu và giá lƣơng thực tác động lên nền kinh tế không phải dễ dàng thực hiện, tác động truyền dẫn của những biến động trong giá cả hàng hóa thế giới này đến giá cả hàng hóa trong nƣớc có thể đƣợc phân tích theo ba chiều hƣớng. Thứ nhất, tác động trực tiếp là việc gây ra sự tăng giá đối với các sản phẩm năng lƣợng. Thứ hai, tác động gián tiếp thể hiện thông qua việc truyền dẫn tăng chí phí sản xuất làm ảnh hƣởng đến hàng hóa và dịch vụ đƣợc tiêu dùng. Thứ ba, sự gia tăng của chi phí sinh hoạt đòi hỏi yêu cầu tăng lƣơng của công nhân để duy trì thu nhập thực tế của họ (Galesi và Lombardi 2009). Ảnh hƣởng của hai kênh đầu tiên hầu nhƣ xảy ra trong ngắn và trung hạn, ảnh hƣởng của kênh thứ ba thƣờng xảy ra trong dài hạn sự kéo dài của nó có thể gây ra lạm phát giục tốc (Galesi và Lombardi 2009). 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giá dầu và giá lƣơng thực đến nền kinh tế Một trong những nghiên cứu đầu tiên về cú sốc giá dầu lên các biến kinh tế vĩ mô là của Hamilton (1983), tác giả đã sử dụng phƣơng pháp tự hồi qui véc tơ VAR của Sim (1980) để phân tích tác động cú sốc giá dầu lên nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1980, kết quả cho thấy sự thay đổi trong giá dầu thế giới là nguyên nhân tác động lên GNP thực tế và GNP danh nghĩa, tỷ lệ thất nhiệp, giá cả trong nƣớc, giá cả hàng hóa, lãi suất thông thƣờng và lãi suất trái phiếu. Kết quả này đƣợc các nhà nghiên cứu khác cho rằng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, tác giả đã mở rộng thêm nghiên cứu về vấn đề cú sốc giá dầu vào năm 1996 và năm 2003. Kết quả cho thấy không phải tất cả những
  17. 12 thay đổi về cú sốc giá dầu đều có ảnh hƣởng nhƣ nhau đến nền kinh tế. Sự sụt giảm giá dầu không có khả năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển giống nhƣ cách mà việc giá dầu tăng làm sụt giảm sự phát triển kinh tế. Hamilton (1996) đã đề xuất một sự thay đổi trong giá dầu thô so với giá dầu thông thƣờng. Đặc biệt, một cú sốc giá dầu bằng với chênh lệch giữa giá dầu hiện tại và giá dầu cao nhất trong bốn hoặc mƣời hai quý trƣớc đó. Sự thay thế phƣơng pháp đo lƣờng cú sốc giá dầu này cho thấy một mối quan hệ ngƣợc chiều và ổn định đối với sự tăng trƣởng của tổng sản lƣợng trong tƣơng lai. Phát triển thêm các nghiên cứu của Hamilton, các bài nghiên cứu sau này đã cung cấp thêm nhiều bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và phát triển kinh tế. Burbidge và Harrison(1984) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của việc tăng giá dầu đến nền kinh tế của năm nƣớc Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Canada bằng phƣơng pháp VAR, trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 6 năm 1982. Với các biến giá dầu thế giới, sản lƣợng công nghiệp, lãi suất cho vay ngắn hạn, khối tiền M, thu nhập trung bình trong sản xuất, và chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả chứng minh rằng giá dầu có ảnh hƣởng xấu đến kinh tế vĩ mô biến trong năm quốc gia OECD, tuy nhiên cú sốc giá dầu giai đoạn năm 1973-1974 là khác so với giai đoạn 1979-1980, ảnh hƣởng của giá dầu trong năm 1973-1974 lên các biến kinh tế vĩ mô là khá mạnh. Hooker (1996) bằng cách sử dụng thử nghiệm đa biến quan hệ nhân quả Granger, không có mối quan hệ tuyến tính hoặc không đối xứng giữa giá dầu và các biến kinh tế vĩ mô. Khi đề cập đến giá dầu nhƣ là một biến nội sinh Hooker chỉ ra rằng giá dầu không có quan hệ nhân quả Granger đối với nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô của Mỹ sau năm 1973 mặc dù có những bằng chứng đƣợc tìm thấy trƣớc năm 1973. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác của của tác giả Carruth và cộng sự (1998) cho thấy giá dầu là nguyên nhân gây ra thất nghiệp ở Mỹ. Phù hợp với Hooker (1996), Segal (2007) lập luận, cú sốc giá dầu không còn là một cú sốc, với lý do chính sách tiền tệ là một trong những tuyến đƣờng quan trọng của truyền
  18. 13 dẫn giá dầu. Tác giả cho rằng khi có cú sốc giá dầu sẽ có sự phản ứng của chính sách tiền tệ để điều hành lãi suất và kiểm soát lạm phát nhƣng kết quả của nó là làm chậm tăng trƣởng kinh tế nên sự tác động của giá dầu lên nền kinh tế là không còn đáng kế nữa Lee và Ni (2002) trong “Sự tác động của giá dầu lên các ngành công nghiệp”, đã sử dụng phƣơng pháp VAR nghiên cứu sự tác động của cú sốc giá dầu lên cung và cầu trong ngành công nghiệp ở nƣớc Mỹ. Kết quả chỉ ra rằng đối với những ngành công nghiệp có chi phí đầu vào phần lớn là dầu, chẳng hạn nhƣ ngành lọc dầu hay ngành hóa chất thì một sự tăng giá dầu làm giảm sản lƣợng cung cấp ra thị trƣờng. Đối với ngành công nghiệp khác nhƣ ngành sản xuất ô tô thì một sự tăng giá dầu làm giảm nhu cầu tiêu thụ của ngƣời sử dụng. Nhƣ vậy khi có cú sốc giá dầu tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào thì có sự trì hoãn trong quyết định tiêu thụ hàng hóa lâu bền. Leduc và Still (2004) đã nghiên cứu xem các hậu quả do các cú sốc giá dầu gây ra là do chính bản thân của cú sốc giá dầu hay là do chính sách thắt chặt tiền tệ đƣợc đƣa ra để đối phó với lo ngại lạm phát gia tăng khi giá dầu tăng và hệ thống các chính sách tiền tệ có thể đƣợc sử dụng để giảm bớt tác động của các cú sốc giá dầu gây ra cho nền kinh tế. Kết quả cho thấy các chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm khuếch đại tác động của cú sốc giá dầu lên sản lƣợng đầu ra và lạm phát. Mặt khác, các tác giả còn cho thấy một chính sách tiền tệ nhằm vào mức giá chung sẽ làm giảm bớt đáng kể tác động của các cú sốc giá dầu. Lardic và Mignon (2006) đã nghiên cứu mối tƣơng quan giữa giá dầu và tăng trƣởng GDP trên bảy nƣớc thuộc khối OECD gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh và Nauy kết quả ƣớc lƣợng cũng cho ra quan hệ bất đối xứng của hai biến đƣợc nghiên cứu. Mối tƣơng quan hai chiều giữa thay đổi giá dầu và tăng trƣởng GDP đƣợc thực hiện cho mỗi quốc gia, phƣơng trình hồi qui với biến tăng trƣởng GDP với độ trễ của nó cùng biến thay đổi giá dầu, giá dầu tăng và giá dầu giảm
  19. 14 trong thực tế sẽ là các biến riêng biệt để kiểm tra sự bất cân xứng ở các nƣớc. Kết quả phân tích hai chiều cho thấy có mối tƣơng quan nghịch giữa GDP và tăng giá dầu. Nauy là quốc gia có mối tƣơng quan dƣơng giữa hai biến này bởi vì Nauy là nƣớc có ngành công nghiệp về dầu phát triển và một trong những nƣớc dẫn đầu về xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới. Một sự giảm giá dầu thì cũng sự tƣơng quan nghịch với tăng trƣởng GDP, nhƣ vậy giá dầu thế giới sụt giảm củng làm sụt giảm sự phát triển chung tại các nƣớc trong khối OECD này. Bartosz Mackowiak (2006) đã nghiên cứu tác động của các cú sốc ngoại sinh và chính sách tiền tệ ở Mỹ đến sự biến động của các biến số vĩ mô ở các nền kinh tế mới nổi. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình SVAR với các biến kinh tế vĩ mô của Mỹ và một số nền kinh tế mới nổi, bao gồm Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan, Chi Lê, Mexico và giá cả hàng hóa thế giới. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1/1986 đến tháng 12/2000. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cú sốc ngoại sinh đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô tại các thị trƣờng mới nổi, tuy nhiên, mức độ giải thích này khác nhau giữa các thị trƣờng. Qua bài nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất rằng các cú sốc ngoại sinh nên đóng một vai trò quan trọng trong các mô hình áp dụng cho thị trƣờng mới nổi. Những thay đổi trong tỷ giá bên ngoài có thể có ảnh hƣởng khác nhau đến nền kinh tế phụ thuộc vào việc có hay không việc chúng phản ánh cú sốc với chính sách tiền tệ của Mỹ hay phản ứng mang tính hệ thống từ lãi suất của Fed đến các loại cú sốc khác, cũng nhƣ làm thế nào để giữ cân bằng nền kinh tế trƣớc ảnh hƣởng của các cú sốc bên ngoài. Rafiq và cộng sự (2008), sử dụng mô hình tự hồi qui VAR cho dữ liệu từ 1993 đến 2006 nghiên cứu tác động của giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô ở Thái Lan, gồm sản lƣợng, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ lạm phát, lãi suất, thâm hụt ngân sách, đầu tƣ và cán cân thƣơng mại. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger chỉ ra rằng sự bất ổn của giá dầu là nguyên nhân một chiều tác động lên đầu tƣ, tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát và cán cân thƣơng mại.Phân tích hàm phản ứng xung và phân rã
  20. 15 phƣơng sai trong ngắn hạn cho thấy tỉ lệ thất nghiệp chịu ảnh hƣởng của của cú sốc giá dầu là nhiều nhất. Jongwanich và Donghyun Park (2009), trong bài nghiên cứu của mình đã tiến hành xem xét mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây ra lạm phát ở các nƣớc Châu Á phát triển. Đặc biệt, kiểm tra xem việc lạm phát gia tăng đột biến trong giai đoạn 2007-2008 có phải do các cú sốc bên ngoài bao gồm cú sốc giá dầu và giá lƣơng thực gây ra hay không. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng tiến hành kiểm tra mức độ truyền dẫn của các cú sốc bên ngoài đến giá cả hàng hóa trong nƣớc. Kết quả khá bất ngờ và ngƣợc lại so với những nghiên cứu trƣớc đây, lạm phát ở Châu Á phần lớn là do tổng cầu tăng vƣợt và kỳ vọng lạm phát, chứ không phải là do các cú sốc bên ngoài gây ra. Điều này ngụ ý rằng chính sách tiền tệ vẫn là một công cụ mạnh mẽ và có giá trị trong công cuộc chống lạm phát ở các nƣớc Châu Á. Một phát hiện quan trọng khác là tác động truyền dẫn của các cú sốc bên ngoài đến giá cả hàng hóa nội địa hiện nay vẫn bị hạn chế. Tuy nhiên, việc loại bỏ các khoản trợ cấp của chính phủ hầu hết đều dẫn đến việc tác động truyền dẫn của các cú sốc bên ngoài sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong tƣơng lai. Sajal Ghosh (2009) nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô ở các nƣớc đang phát triển nhập khẩu dầu. Bài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tác động tuyến tính và phi tuyến tính của các cú sốc giá dầu đến một số biến kinh tế vĩ mô ở các nƣớc đang phát triển nhập khẩu dầu, cụ thể là Ấn Độ, với dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 1991 đến tháng 1 năm 2009, sử dụng mô hình VAR. Bài viết đã tiến hành xác định mối quan hệ nhân quả thông qua kiểm định Granger giữa cú sốc giá dầu và các biến kinh tế vĩ mô. Đồng thời, tiến hành phân tích hàm phản ứng xung và hàm phản ứng đẩy để xem ảnh hƣởng của các biến kinh tế vĩ mô trƣớc các cú sốc giá dầu. Kết quả cho thấy sự biến động trong giá dầu có tác động ngoại sinh đối với sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô và sự ảnh hƣởng của cú sốc giá dầu là ảnh hƣởng bất cân xứng phù hợp với
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2