Bài thu hoạch: Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học - Module 41
lượt xem 3
download
Bài thu hoạch "Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học - Module 41" có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các hoạt động giáo dục. Cụ thể bài thu hoạch sẽ tìm hiểu về các nội dung: khái quát chung về kỹ năng sống, các hoạt động giáo dục, nội dung kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục, các phương pháp và kỹ thuật giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch: Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học - Module 41
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 41 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG……………………. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN Module TH41: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các hoạt động giáo dục Năm học: .............. Họ và tên: ................................................................................................. Đơn vị: ..................................................................................................... Nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp cũng như tạo thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã trở thành một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục tiểu học. Khóa học bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học này, đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức hữu ích và rút ra những bài học ý nghĩa cho bản thân. Dưới đây là những kiến thức và bài học tôi đã tích lũy được: 1. Khái quát chung về kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là giáo dục cho các em cách sống tích cực, xây dựng hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực nhằm mục đích giúp cho người học có cả iến thực, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp. Khi giáo dục kỹ năng cho học sinh tiểu học cấn đảm bảo các nguyên tắc sau nhằm giúp cho công tác này đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết, khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần đảm bảo tính mục đích của giáo dục kỹ năng sống về cả mục đích ngắn hạn và dài hạn. Việc giáo dục kỹ năng sống xuất phát từ những mục đích ngắn hạn như biết cách giải quyết một số tình huống điển hình trong các mối quan hệ, trong các
- hoạt động thường này. Từ đó là tiền đề, là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu dài hạn. Để đảm bảo khả năng tiếp thu và ứng dụng vào thực tiễn của học sinh tiểu, giáo viên cần lựa chọn những nội dung kỹ năng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, môi trường sống của học sinh tiểu học, phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, của đất nước. Nếu cung cấp những kiến thức không phù hợp với lứa tuổi và môi trường sống, các em sẽ không có cơ hội để ứng dụng những kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn để hình thành các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, người giáo viên cần cung cấp đầy đủ khối lượng kiến thức để giúp các em có thể hình thành kỹ năng sống. Quan trọng hơn cả, người giáo viên phải là người bạn đồng hành cùng với các em học sinh trong chặng đường hình thành các kỹ năng sống quan trọng. Là một người bạn đồng hành, giáo viên cần khuyến khích động viên, cổ vũ người và hướng các em đến với các phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Để công tác này đạt hiệu quả cao nhất, nhà trường cần có sự chú trọng trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục kỹ năng sống như Hội phụ huynh học sinh, đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Với vai trò là đại diện cha mẹ học sinh, hội phụ huynh học sinh dễ dàng truyền đạt các thông tin liên quan đến rèn luyện kỹ năng sống cho các bậc phụ huynh, giúp phụ huynh có thể quan tâm sâu sát đến hành vi của các em hằng ngày, từ đó biến đổi các hành vi tiêu cực thành tích cực. Đội thiếu niên tiền phong là một tổ chức cộng sản dành cho thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam. Với vai trò của mình, đội thiếu niên tiền phong tại các cơ sở giáo dục tiểu học có rất nhiều hoạt động bổ ích. Chính vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động của Đội là một kênh giáo dục hiệu quả. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em thường tìm kiếm và bắt chước các hành vi của bạn bè, cha mẹ, thầy cô. Do vậy bản thân mỗi thầy cô, cha mẹ cần có những hành vi đúng mực để trở thành tấm gương cho các em noi theo. Kỹ năng sống không thể hình thành được nếu chỉ thông qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải trải qua quá trình trải nghiệm và tương tác với người khác. Việc nghe giảng và đọc tài liệu chỉ giúp các em thay đổi nhận thức về một vấn đề. Hầu hết các kỹ năng sống được hình thành trong quá trình tương tác với bạn bè, thầy cô và các mối quan hệ khác thông qua hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Kỹ năng sống dễ dàng đượ chình thành khi học sinh được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Do vậy, giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong
- và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự phân thích và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình và người khác. Giáo dục kỹ năng sống cần được thực hiện trong một quá trình nhất định từ nhận thức để hình thành thái độ đến thay đổi hành vi. Là một giáo viên, cần nắm được đặc điểm của học sinh để tác động lên bất kỳ giai đoạn phát triển kỹ năng sống nào của học sinh để thúc đẩy quá trình hình thành kỹ năng sống cho học sinh của mình. 2. Các hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục bao gồm các hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu. Hoạt động giáo dục trong lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp bậc tieur học do Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chới, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa,.... Mục tiêu cơ bản của hoạt động giáo dục là nhằm hình thành kỹ năng cho các lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày, phát triển năng khiếu của học sinh trong một số lĩnh vực ngành nghệ thuật, thể thao và phát triển tình cảm đạo đức của con người với con người và với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, giáo dục một lối sống lành mạnh tiết kiệm, chia sẻ, tự chủ, có văn hóa, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm rèn luyện kỹ năng sống trong thực tiễn. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thực chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 3. Nội dung kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục Thông qua hoạt động giáo dục, nhà trường rèn luyện các kỹ năng sống quan trọng như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng. Đây có thể nói là những kỹ năng sống vô cùng quan trọng cuộc sống, nó là tiền đề, là cơ sở để một người có thể thành công.
- Như vậy, những kỹ năng sống này sẽ theo các em suốt quãng đời tương lai. Chính vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế xã hội trong nước và quốc tế liên tục biến đổi, giáo viên cần trang bị cho học sinh đầy đủ các kỹ năng này để các em vững bước trong tương lai. 4. Các phương pháp và kỹ thuật giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục 4.1. Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục Dưới đây là một số phương pháp phổ biến giúp giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động giáo dục. Thứ nhất, phương pháp học nhóm, Với bản chất là một hình thức xã hội của dạy học, phuong pháp dạy học nhóm yêu cầu học sinh trong lớp chia thành các nhóm nhỏ trong thời gian nhất đinh, mỗi nhóm phải thực hiện các nhiệm vụ học tập dựa trên sự phân công và hợp tác làm việc. Thông qua hợp tác làm việc nhóm sẽ góp phần hình thành sự tự lực, sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, thái độ đoàn kết, trách nhiệm, năng lực giao tiếp và sự tự tin cho học sinh. Thứ hai, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. Phuong pháp này được sử dụng tương đối phổ biến. Với phương pháp này, giáo viên sử dụng câu chuyện có thật hoặc được viết dựa trên những sự kiện có thật để chứng minh một vấn đề. Qua những câu chuyện đó, giúp cho học sinh rút ra những bài học cho bản thân. Câu chuyện dược lựa chọn phải là một câu chuyện điển hình phản ánh tính đa dạng của đời sống thức với các tuyến nhân vật và tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn thuần. Thứ ba, phương pháp giải quyết vấn đề. Bản chất của phương pháp này là xem xét những vấn đề tình huống cụ thể thường gặp trong đời sống hằng ngày và xác định cách giải quyết xử lý vấn đề, tình huống hiệu quả. Thứ tư, phương pháp đóng vai. Đây không phải là một phương pháp mới mà đã được đưa vào nội dung chương trình giáo dục từ rất sớm. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, làm thửu một số cách ứng xử trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa được thục hiện hoặc quan sát được. Đối với phương pháp này, nhiệm vụ chính của học sinh không phải đóng vai mà là tìm ra cách giải quyết cho tình huống. Vì vậy giáo viên cần hiểu rõ để định hướng cách học của học sinh. Với phương pháp này, học sinh được rèn luyện, thực hành nhưng kỹ năng ứng xử và sự bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi áp dụng vào thực tiễn.
- Phương pháp này cũng có tác dụng không nhỏ để gây hứng thú và sự chú ý của học sinh, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của học sinh. Từ đố khích lệ học sinh thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực. Thứ năm, phương pháp trò chơi. Với phương pháp này, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề, hàn hvi, thái độ, việc làm thông qua một trò chơi. Qua các trò chơi này, học sinh có cơ hội được thực hiện các thái độ, hành vi, rèn luyện khả năng lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi thậm chí là đánh giá hành vi. Việc học tập qua trò chơi sẽ giúp các em tiếp tu một cách nhẹ nhàng, sinh động, có dấu ấn. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, bên cạnh việc giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi trong học tập. Tuy nhiên, khi tổ chức các trò chơi, giáo viên cần phải lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và quỹ thời gian, đặc biệt cần đảm bảo an toàn cho học sinh. Thứ sau, phương pháp dự án, đây là một phương pháp dạy học tương đối mới. Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học trong đó học sinh tham gia vào việc tìm hiểu những vấn đề hấp dẫn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự thực hiện đánh giá kết quả và cuối cùng phải tạo ra được những sản phẩm thực thế. Khi được học tập theo phương pháp này, học sinh được rèn luyện tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập. Đặc biệt, các em khi tham gia vào sự ván này sẽ có cơ hội hình thành những kỹ năng phức hợp như tư duy bậc cao, giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp. Bên cạnh đó, các em sẽ được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. 2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực Để ứng dụng những phương pháp trên vào thực tế giáo dục, giáo viên cần nắm rõ các kỹ thuật dạy học tích cực sau: Thứ nhất, kỹ thuật chia nhóm. Có nhiều kỹ thuật chia nhóm khác nhau, tuy nhiên khi chia nhóm giáo viên cần lựa chọn những kỹ thuật chia nhóm phù hợp với học sinh tiểu học, nhằm tạo hứng thúc bước đầu cho các em. Dưới đây là một số kỹ thuật chia nhóm điển hình: Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, theo các mùa trong năm; Chia nhóm theo biểu tượng; Chia nhóm theo hình ghép; Chia nhóm theo sở thích;
- Chia nhóm theo tháng sinh; Chia nhóm theo trình độ; Chia nhóm theo giới tính; Chia nhóm ngẫu nhiên. Để lựa chọn được kỹ thuật chia nhóm phù hợp giáo viên cần linh hoạt lựa chọn phù hợp với tâm lý của từng độ tuổi. Thứ hai, kỹ thuật giao nhiệm vụ. Khi giao nhiệm vụ cho các em , giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, giao cho nhóm nào? Nhiệm vụ là gì? Thời gian thực hiện bao lầu? Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? Sản phẩm cuối cùng cần có những gì? Để tránh tình trạng học sinh lúng túng, dẫn đến làm việc nhóm không hiệu quả. Hơn nữa, khi giao nhiệm vụ, giáo viên cần lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời giankhông gian hoạt động, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thứ ba, kỹ thuật đặt câu hỏi. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinhgiáo viên và học sinhhọc sinh. Việc sử dụng các câu hỏi có hiệu quả rất lớn trong việc kích thích, dẫn dắt suy nghĩ học sinh, tạo điều kiện cho các em có cơ hội tiếp cận với các kiến thức với một tâm thế chủ động. Nhờ vào các câu hỏi tạo điều kiện cho các em tham gia vào quá trình dạy học. Bên cạnh đó, khi học sinh trả lời các câu hỏi cũng góp phần rất lớn vào việc đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh. Các dạng câu hỏi khác nhau kích thích trí tò mò, sự quan tâm, hứng thú ảu các em với bài học. Câu hỏi có hai hình thức thể hiện chính là câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi mà học sinh chỉ có thể trả lời đúng hoặc sai hoặc chỉ có một đáp án chính xác. Câu hỏi này yêu cầu sự chính xác cao, tuy nhiên không kích thích được tư duy đa chiều của các em. Câu hỏi mở là dạng câu hỏi mà có thể đưa nhiều cách trả lời khác nhau. Với dạng câu hỏi này, học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến, quan niệm quan điểm khác nhau. Việc đánh giá câu trả lời đúng hay sai phụ thuộc vào quan điểm của từng giáo viên chính vì vậy giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong việc đánh giá các câu trả lời. Dạng câu hỏi này kích thích sự phát triển trí tuệ và các kỹ năng cần thiết cho học sinh. Khi đặt câu hỏi, giáo viên cần đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ rang, dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh, kích thích suy nghĩ của học sinh, phù hợp với thực tế. Trên đây là những nội dung kiến thức mà tôi đã tiếp thu được qua chuyên đề bồi dưỡng module 41 “giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các hoạt
- động giáo dục. Những kiến thức này đã giúp bản thôi có nhưng thay đổi nhất định trong nhận thức. Tôi tin chắc rằng, bản thân mình sẽ dần hình thành được các kỹ năng cho bản thân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mô đun 15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học - Dương Minh Tiến
8 p | 2545 | 289
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mô đun 23: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh - GV. Nguyễn Thị Tý
5 p | 2386 | 183
-
Kế hoạch học 6 bài lý luận chính trị
2 p | 712 | 86
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mô đun 3: Giáo dục kỹ năng sống học sinh trung học phổ thông
7 p | 507 | 38
-
Bài thu hoạch: Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT
10 p | 78 | 3
-
Bài thu hoạch: Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học - Module 9
9 p | 46 | 3
-
Bài thu hoạch: Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học - Module 20
10 p | 41 | 3
-
Bài thu hoạch: Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học
6 p | 40 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn