intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mô đun 3: Giáo dục kỹ năng sống học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: Dương Minh Tiến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

505
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh (HS) thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức, nạo phá thai, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet, … Gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kỹ năng sống (KNS).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mô đun 3: Giáo dục kỹ năng sống học sinh trung học phổ thông

  1.    SỞ GD – ĐT AN GIANG CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT ĐỨC TRÍ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH  BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3 Năm học 2016­2017 Họ và tên: NGUYỄN THỊ TÝ Tổ bộ môn: SINH ­ KTNN Nội dung thu hoạch: Chuyên đề “ Giáo dục kỹ năng sống học sinh trung học phổ  thông” Tên Mô đun vận dụng:   / 1/ Nêu lý do chọn mô đun: Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận  học sinh (HS) thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô  tâm, thiếu trách nhiệm với  gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức, nạo phá thai, xâm phạm tình  dục, đắm chìm trong thế giới  ảo của Internet, … Gây bức xúc cho nhà trường, gia  đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kỹ năng sống (KNS).    Trước thực trạng đó, Tôi quyết định tìm hiểu nghiên cứu tự bồi dưỡng  chuyên đề “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông (THPT)”  nhằm có định hướng tốt nhất trong cách giáo dục KNS giúp các em phát triển toàn  diện nhân cách trong đó hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản  thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người chung quanh, khả năng ứng phó  tích cực trước các tình huống phức tạp, muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống. 2/ Nêu khái quát nội dung chuyên đề: Theo Tổ chức UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural  Organization), KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia   vào cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:           ­ Học để biết (Learning to know)           ­ Học làm người (Learning to be)
  2.           ­ Học để sống với người khác (learning to live together)           ­ Học để làm (Learning to do)           Trong đó, học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then chốt  của giáo dục hiện đại, giúp con người có được thái độ hoà bình, khoan dung, hiểu biết  và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hoá và tinh thần; bảo vệ môi  trường và tài nguyên thiên nhiên… Trong trường phổ thông cần giáo dục cho học sinh một số KNS cơ bản như sau:           ­ Kỹ năng sống về sức khoẻ: Chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tai  nạn, sức khoẻ sinh sản, tác hại của chất gây nghiện, HIV/AIDS, thư giãn, giải tỏa  stress…           ­ Kỹ năng sống về môi trường: Phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi  trường sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên…           ­ Kỹ năng sống về bản thân: Kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xây dựng  nhân cách, xác định giá trị cuộc sống (tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân   thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do, đoàn  kết)…           ­ Kỹ năng sống về nghề nghiệp: Giao tiếp, so sánh, phân tích, tổng hợp, sáng  tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lý thời gian, làm việc nhóm,  diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị công việc… * KN thể hiện sự tự tin Giúp học sinh giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn trình bày suy nghĩ và ý kiến của   mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề; có niềm tin về tương   lai, có suy nghĩ tích cực và có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. * KN giao tiếp KN này là khả  năng có thể  bày tỏ  ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết   hoặc ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa. Biết lắng nghe, tôn  trọng ý kiến người khác ngay cả  khi bất đồng quan điểm. KN này còn giúp học sinh   biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, hiệu quả, cởi   mở bày tỏ cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác * KN lắng nghe tích cực
  3. KN này trang bị cho học sinh biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan   tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà   không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp. * KN thể hiện sự cảm thông KN này giúp học sinh biết hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người   khác, qua đó hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác; cảm thông với hoàn cảnh   hoặc nhu cầu của họ. từ đó khuyến khích thái độ  quan tâm và hành vi thân thiện, gần  gũi với những người cần sự giúp đỡ. * KN giải quyết mâu thuẫn KN này là khả  năng giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu   thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa   mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một  cách hòa bình. KH này đòi hỏi học sinh phải biết kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động,  nóng vội, giữ  bình tĩnh trước mọi sự  việc để  tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn  cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.  * KN đặt mục tiêu: KN này là khả  năng của con người biết đề  ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc  sống cũng như  lập kế  hoạch để  thực hiện được mục tiêu đó. Giúp chúng ta sống có  mục đích, có kế hoạch, có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình.  * KN hợp tác:  KN này là khả  năng cá nhân biết chia sẻ  trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm  việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.  * KN tư duy phê phán: KN này là khả  năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự  vật, hiện tượng,…xảy ra. KN này rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những   quyết định, những hành động phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà   con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gây cấn của cuộc sống, luôn phải xử lí  nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp,…thì KN này càng trở nên quan trọng đối với  mỗi cá nhân.
  4. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông:           ­ Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên  cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ  những hành vi, thói quen tiêu cực.           ­ Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và  phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nhân cách. KNS không phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá trình học  tập, lĩnh hội và rèn luyện trong suốt cả cuộc đời. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả  trong và ngoài hệ thống giáo dục. Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc (gia  đình, nhà trường và xã hội), trong nhà trường có thể được thực hiện qua các cách thức  sau đây:           ­ Tích hợp với nội dung các bài học ở tất cả các môn học;           ­ Thực hiện trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;           ­ Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội. Tầm quan trọng của giáo dục KNS THPT. ­ KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội ­ Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ ­ Giáo dục KNS gắn với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ­ Giáo dục KNS cho học sinh THPT là xu thế chung, phù hợp thực tiễn giáo  dục giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, người càng có nhiều KNS sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn,  thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, hiệu quả hơn; làm chủ  được bản thân, chắc chắn rằng họ sẽ thành công nhiều hơn trong cuộc sống. Ngược  lại, người thiếu kỹ năng sống thường dễ bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống.           Ví dụ: Người không có kĩ năng giao tiếp sẽ khó xây dựng được mối quan hệ tốt  đẹp với mọi người xung quanh; Người quản lý không có kỹ năng ra quyết định sẽ dễ  mắc sai lầm và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình; người không có kĩ năng  giải tỏa stress thường phản ứng tiêu cực làm ảnh hưởng không tốt đến bản thân, gia  đình và cộng đồng. Ngược lại, người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc (điều chỉnh và thể  hiện cảm xúc một cách phù hợp) thì sẽ làm giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương 
  5. lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa, hợp lý, mang tính xây  dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. Đặc biệt những vụ tai nạn  thương tâm do: Hỏa hoạn xảy ra tại một công ty da giày tư nhân ở Hải Phòng; nổ gas  làm sập nhà ở Hà Nội; xe khách Đăk Nông bị lũ cuốn trôi ở Hà Tĩnh là những minh  chứng cụ thể cho việc thiếu hụt về KNS.           KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là  năng lực của cá nhân. KNS còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển  của lịch sử xã hội đòi hỏi KNS đa dạng và phức tạp hơn, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi  mỗi cá nhân có những KNS thích hợp.  Ví dụ: KNS của người sống ở Tây Nguyên khác với KNS của người sống ở  miền Tây Nam Bộ, KNS của người sống ở vùng nông thôn khác với KNS của người  sống ở thành phố  ...           Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có  nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.  Ví dụ: Nhiều người biết hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi,... nhưng họ vẫn  hút thuốc; dù biết điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng  nhưng tệ nạn này hiện nay vẫn không hề giảm... Đó chính là vì họ đã thiếu KNS. 3/ Trình bày nội dung, giải pháp thực hiện Giáo dục kỹ năng tự tin, đặt ra mục tiêu và kế  hoạch thực hiện trong định hướng   nghề nghiệp, kỹ năng hợp tác, tu duy phê phán. Thông qua tiết thực hành báo cáo hướng nghiệp bộ môn công nghệ. Bước 1: Giáo viên (GV) giới thiệu ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ở địa phương,   nêu thuận lợi và khó khăn. Bước 2: Cho HS xem 1 số mô hình mẫu về việc xây dựng ý tưởng kinh doanh. Bước 3: Cho HS chia nhóm, thảo luận, thống nhất ý tưởng. Bước 4: Các nhóm trình bày ý tưởng và phản biện từ các nhóm khác. 4/ Kết quả, hiệu quả 4.1 Đối với học sinh: Học sinh tham gia tích cực, tiết học sôi động. HS tự  tin thuyết trình và bảo vệ  tư  tưởng của nhóm trên tình thần hợp tác cùng   nghiên cứu của các cá nhân. HS phát huy được khả năng tư duy phê phán trong quá trình phản biện các ý tưởng.
  6. HS biết đặt mục tiêu không xa rời thực tế và kế hoạch thực hiện mục tiêu. HS biết kiềm chế cảm xúc khi có tranh luận với các nhóm khác. 4.2 Đối với giáo viên: Truyền đạt được nội dung giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Phát hiện được những thiếu hụt của HS về  những KNS cần thiết trong quá trình  thực hiện yêu cầu của GV, nhằm giúp GV định hướng tốt hơn trong quá trình hổ  trợ  các em lĩnh hội kiến thức. Nâng cao trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ  nhằm đáp  ứng yêu cầu cấp thiết trong  quá trình đổi mới giáo dục tăng cường giáo dục KNS. Nghiên cứu và xác định đúng trọng tâm hướng dẫn học sinh phương pháp học tập  phù hợp với quá trình đổi mới giáo dục. 5/ Kết luận, đề xuất 5.1 Kết luận: Để  giáo dục KNS cho HS đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư  duy và tiến hành  nhiều giải pháp động độ  của các trường THPT. Đây là một nhiệm vụ  quan trọng và  cấp bách của cấp THPT, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của  mọi hoạt động nhà trường, trong đó hoạt động giáo dục KNS trong tiết SHCN chiếm vị  trí quan trọng. Việc giáo dục KNS  ở  nhà trường THPT có thành công hay không, phụ  thuộc rất  lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của GV. Vì vậy để giáo dục KNS thành công GV   cần nêu gương trong cách ứng xử, trong cách giáo dục nhân cách HS. KNS là một chỉ số thực tế của nhân cách, là mặt biểu hiện của hành vi nhân cách,   đồng thời là yếu tố khách quan khẳng định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về  sự  trưởng thành và phát triển nhân cách con người dưới tác động của môi trường sống  và hoạt động giáo dục. 5.2 Kiến nghị, đề xuất: Lên kế  hoạch lồng ghép giáo dục KNS vào các môn học như: Ngữ  Văn, GDCD,   Sử, Địa, Sinh, … Thực hiện giáo dục KNS chiếm phân nữa lượng thời gian các tiết học ngoài giờ  lên lớp. Tăng cường công tác giám sát GV trong việc giáo dục các HS thiếu hụt về  KNS   khi phát hiện và biện pháp giáo dục.
  7. Tân Châu, ngày 16 tháng 4 năm 2017 Người viết thu hoạch (ký và ghi rõ họ, tên) NGUYỄN THỊ TÝ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ (Tổ trưởng đánh giá, bài thu hoạch của tổ trưởng  phân công tổ phó hoặc thành viên của tổ ghi và kỳ) PAKN.2017.17749  PAKN.2017.17750 PAKN.2017.17750
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1