Bài thuyết trình môn Kinh tế vi mô chuyên đề: Phân tích thị trường
lượt xem 167
download
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với các điều kiện khác không thay đổi. Cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là cầu cá nhân. Cầu thị trường về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân của loại hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Lượng cầu trên thị trường là tổng lượng cầu của mọi người mua...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình môn Kinh tế vi mô chuyên đề: Phân tích thị trường
- Group 6 Chuyên đề: Phân tích thị trường (cung, cầu, giá trị cân bằng của một thị trường bất kỳ trong một khoảng thời gian xác định)
- Group 6 Nguyễn Hồng Nhung(nhóm trưởng) Trần Thu Phương Ngô Thúy Quỳnh Trần An Quân Nguyễn Thị Sinh Lê Công Hải Sơn Nguyễn Hồng Nhung Nguyễn Thị Diễm Quỳnh Lại Đình Anh Quân Đỗ Hồng Sơn
- I. LÝ THUYẾT 1. Cầu 1.1 Khái niệm Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với các điều kiện khác không thay đổi 1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường - Cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là cầu cá nhân - Cầu thị trường về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân của loại hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Lượng cầu trên thị trường là tổng lượng cầu của mọi người mua
- I. LÝ THUYẾT (tiếp) 1.3. Luật cầu Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được yêu cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó giảm xuống trong các điều kiện khác không thay đổi và ngược lại. Nói cách khác giá cả và lượng cầu có mối quan hệ tỉ lệ nghịch. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu - Thu nhập của người tiêu dùng - Giá cả của các loại hàng hóa có liên quan - Sở thích hay thị hiếu - Các chính sách của Chính phủ - Quy mô thị trường (Dân số)
- I.LÝ THUYẾT 2. Cung 2.1. Khái niệm 2.3. Luật cung Cung là số lượng hàng hóa hoặc Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ dịch vụ mà người sản xuất có được cung ứng trong khoảng khả năng và sẵn sàng cung ứng thời gian nhất định tăng lên khi ở các mức giá khác nhau trong giá của nó tăng lên trong các một thời gian nhất định, với các điều kiện khác không thay đổi và điều kiện khác không thay đổi ngược lại. Nói cách khác giá cả 2.2. Cung cá nhân và cung và lượng cung có mối quan hệ tỉ lệ thuận. thị trường - Cung của từng nhà sản xuất 2.4. Các yếu tố ảnh đối với một loại hàng hóa hoặc hưởng đến cung dịch vụ nào đó là cung cá nhân - Công nghệ - Cung thị trường về một loại - Giá của các yếu tố sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng - Chính sách và quy định của tất cả các cung cá nhân của loại Chính phủ hàng hóa hoặc dịch vụ đó. - Số lượng người sản xuất - Các kỳ vọng
- II. THỰC TRẠNG 1. Khái quát về thị trường xe máy ở Việt Nam 1.1. Nhu cầu tiêu thụ xe máy ở Việt Nam Trong những năm gần đây, chiếc xe máy đã trở nên phổ biến hơn và hầu như trở thành phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân. Hiện nay, có những hộ gia đình có 1, 2 thậm chí có đến 3, 4 chiếc xe máy trong nhà. Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, các số liệu cho biết: xe máy chiếm vị trí đầu bảng với tỉ lệ khoảng 61% tổng các phương tiện giao thông. Trong 5 năm trở lại đây, thị trường xe máy đã đa dạng nay còn đa dạng hơn bởi những chiếc xe máy Trung Quốc được nhập khẩu cũng như được sản xuất ồ ạt tại Việt Nam.
- II. THỰC TRẠNG Số lượng ô tô xe máy tăng chóng mặt Qua phân tích trên ta thấy nhu cầu sử dụng xe máy trên thị trường Việt Nam là rất lớn. Trước thực trạng đó, có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức để có thể tiếp tục tạo dựng và duy trì lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam đối với các hãng sản xuất xe máy về những sản phẩm mà công ty đã và đang tiến hành sản xuất - lắp ráp.
- II. THỰC TRẠNG 1.2. Các nhà cung cấp xe máy ở Việt Nam Honda Việt Nam Yamaha Motor Việt Nam SYM Việt Nam Suzuki
- II. THỰC TRẠNG 2. Cung, cầu và giá cả xe máy vào những tháng cuối năm 2009 và dịp Tết Nguyên Đán năm 2010 Theo thống kê của Hiệp hội Ôtô, Xe đạp và Xe máy Việt Nam (VABOMA), năm 2009 thị trường xe máy Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 2,5 triệu xe. Trong đó riêng 4 liên doanh đã chiếm tới gần 70% thị phần, xe nhập khẩu khoảng 5% và các doanh nghiệp khác là 25%. Dẫn đầu là Công ty Honda Việt Nam với 1,1 triệu xe bán ra (tăng 300.000 xe so với năm 2008), tiếp theo là Yamaha Việt Nam với 506.000 xe (tăng 150.000 xe so với 2008). SYM bán được 144.000 xe và còn Suzuki Việt Nam bán được 51.800 xe. Xe Air Blade của Honda Việt Nam bị nhiều cửa hàng xe gắn máy đẩy giá bán lên cao do nhu cầu người tiêu dùng tăng vào dịp Tết. Bên cạnh xe Air Blade, các dòng xe tay ga khác như Lead, hay Click của Honda Việt Nam cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua trong dịp Tết. Thời điểm trước Tết giá hầu hết các loại xe máy sản xuất trong nước luôn được hệ thống đại lý tăng lên vài triệu đồng/chiếc trong khi nguồn cung thiếu hụt.
- II. THỰC TRẠNG 2.2. Tình hình giá cả xe máy trong những ngày giáp Tểt Giá xe may tăng cao vào dịp Tết, Cac cửa ́ ́ hàng xe máy trên địa bàn thành phố, các nhà phân phối, đại lí chính hãng của nhà sản xuất không còn ngần ngại trong việc kêu giá bán trên trời so với giá gốc mà nhà sản xuất đưa ra. Dòng xe Air Balde của Honda Việt Nam vốn đã bị "sốt" khan hiếm hàng kể từ khi mẫu xe này được đưa ra thị trường 2-3 năm trước, giờ đây càng "sốt" hơn khi nhu cầu của người tiêu dùng tiếp tục tăng cao. Nouvo 135 LX So với xe Air Blade FI, dòng xe này bị các đại lý, nhà phân phối đẩy giá bán lên ít hơn, chỉ cao hơn khoảng 2-2,5 triệu đồng/chiếc so với giá gốc, với giá bán từ 38,5-40 triệu đồng/chiếc tùy tem, màu sắc xe...
- II. THỰC TRẠNG 2.2. Tình hình giá cả xe máy trong những ngày giáp Tểt Với dòng xe Air Blade được nhập khẩu từ Thái Lan có giá bán 63 triệu đồng/chiếc.Các dòng xe nhập khẩu khác như SH, PS hay SCR của Honda được các đại lý bán hàng đẩy giá lên cao từ vài trăm đô la Mỹ lên đến 1.000 đô la Mỹ/chiếc. Khảo sát của VTC News cho thấy các mẫu xe số thường bị đẩy giá từ vài trăm nghìn đến 2 triệu đồng còn xe ga tăng giá từ 1-2 triệu đến 6-7 triệu đồng. Chẳng hạn, Honda RSX 110 vành đúc có giá đề xuất là 17,29 triệu đồng nhưng giá thực tế thường ngấp nghé 21 triệu đồng. Yamaha Sirius bản phanh cơ có giá 16 triệu đồng nhưng giá thực tế thường cao hơn 2-3 trăm nghìn.Trong dòng xe ga, giá xe Yamaha Nouvo LX dao động ở mức 33- 34 triệu đồng, cao hơn mức giá niêm yết 2,5 đến 3,5 triệu đồng.
- II. THỰC TRẠNG 2.2. Tình hình giá cả xe máy trong những ngày giáp Tểt Tên xe Giá đề xuất Giá thị trường (đồng) (đồng) Air Blade 28.500.000 34.500.000 - 35.500.000 LEAD màu thường 30.990.000 35.000.000 - 36.000.000 LEAD màu ánh vàng 31.490.000 38.000.000- hoặc ánh hồng 39.000.000 Future Neo F1 (nan 26.000.000 26.500.000 hoa) Future Neo F1 (vành 27.000.000 27.500.000 đúc) Wave RSX (nan hoa) 15.900.000 16.700.000 Wave RSX (vành đúc) 17.900.000 18.900.000
- II. THỰC TRẠNG 2.2. Tình hình giá cả xe máy trong những ngày giáp Tểt Nhận xét: Dựa vào bảng trên có thể thấy hầu hết giá các dòng xe máy của Honda đều tăng trong đó dòng xe tay ga tăng mạnh. từ đó có thể thấy sức ép của cầu đã làm cho giá tăng cao ngất trời. Giải đáp những thắc mắc của người tiêu dùng về việc giá xe bất ngờ tăng mạnh, 100% câu trả lời của nhân viên các đại lý đều là "Do nhu cầu thị trường tăng nên cửa hàng buộc phải tăng giá!". Việc xe máy bị đẩy giá lên cao không chỉ gây thiệt hại cho khách hàng, thất thu cho ngân sách Nhà nước mà còn gây tác động tiêu cực đến tâm lý tiêu dùng, thị trường, nhất là trong dịp Tết.
- III. KẾT LUẬN Thông qua thực trạng cung, cầu và giá cả xe máy đề cập ở trên có thể thấy thị trường xe máy Việt Nam phát triển ngày một mạnh mẽ và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa với nhu cầu về phương tiện đi lại ngày càng tăng của người dân Việt Nam hiện nay. Đồng thời cũng có thể thấy được sự tác động của cung cầu tới giá cả hàng hoá cũng như mối quan hệ giữa cung và cầu. Khi cầu tăng lên thì dẫn đến cung cũng như giá tăng lên nhưng khi cung không đáp ứng đủ cầu thì không những hàng hoá trở nên khan hiếm mà giá hàng hoá sẽ tăng cao vượt quá mức giá ban đầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế quốc tế (Học viện tài chính) - Chương 6
18 p | 513 | 172
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 3 - ThS.Trương Thị Hòa
18 p | 214 | 31
-
Bài thuyết trình môn Kinh tế lượng: Những yếu tố ảnh hưởng đến số tiền nam sinh viên dùng để mua các sản phẩm lăn khử mùi
20 p | 269 | 29
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 1 - Trần Bích Vân
14 p | 194 | 21
-
Bài giảng môn Kinh tế đầu tư: Chương 1
7 p | 154 | 15
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng: Chương 4 - Phạm Trí Cao
17 p | 126 | 14
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 3
18 p | 114 | 10
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng với các ứng dụng - Chương 1: Giới thiệu
16 p | 111 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 1 - Ths. Nguyễn Ngọc Hà Trân
16 p | 123 | 8
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng với các ứng dụng - Chương 5: Đa cộng tuyến
18 p | 72 | 7
-
Bài giảng Nhập môn chính sách công: Bài 5 - Nguyễn Xuân Thành
7 p | 59 | 5
-
Bài thuyết trình môn Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế: Các cách trình bày nghiên cứu khoa học
11 p | 149 | 5
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế (International Economics): Chương 1 - Hồ Văn Dũng
5 p | 74 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Lý thuyết và thảo luận chính sách: Bài 1 - Đỗ Thiên Anh Tuấn
19 p | 16 | 4
-
Sử dụng kinh tế học thí nghiệm trong việc giảng dạy các môn kinh tế học ứng dụng
5 p | 93 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Lý thuyết và thảo luận chính sách: Đề cương môn học
10 p | 87 | 3
-
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 7 - Tăng trưởng kinh tế
17 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn