Bài văn mẫu lớp 12: Tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân
lượt xem 24
download
Cho đến nay và mãi nhiều năm về sau nữa, chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng đầu trong làng văn Việt Nam hiện đại của Nguyễn Tuân. Bài viết Tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài văn mẫu lớp 12: Tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân
- Tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân
- Cho đến nay và mãi nhiều năm về sau nữa, chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng đầu trong làng văn Việt Nam hiện đại của Nguyễn Tuân. "Ông là một trong mấy nhà nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX" (Nguyễn Ðình Thi). Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, gợi nhắc một vùng trời riêng, xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân tộc. Sáng tác của ông tồn tại vừa như những giá trị thẩm mỹ độc lập vừa gợi ý, kích thích tìm tòi, sáng tạo nên các giá trị mới. I. TIỂU SỬ - CON NGƯỜI - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT 1) Nguyễn Tuân sinh ngày 10-7-1910 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Gia đình có truyền thống nho học. Nhưng lúc này nho học đã thất thế, nhường chỗ cho Tây học. Cả một thế hệ vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng dưng trở nên lỗi thời trước xã hội giao thời Tây - Tàu nhố nhăng ; sinh ra tư tưởng bất đắc chí (trong đó có cụ Tú Hải Văn, thân sinh của Nguyễn Tuân). Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu
- sắc trong cá tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Là một trí thức giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng vô cùng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt vọng. - Năm 1929, bị đuổi học và không được vào làm việc ở bất cứ công sở nào trên toàn cõi Ðông Dương (vì tham gia bãi khóa chống giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam, tại trường trung học Nam Ðịnh). Cùng một nhóm bạn, vượt biên giới sang Lào; bị bắt ở Thái Lan, đưa về giam ở Thanh Hóa. Hơn một năm sau, ra tù. Ði trái phép vào Sài Gòn, đến Vinh thì bị bắt và bị quản thúc ở Thanh Hóa. Kể từ đây, Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu sắc. Ông lao vào con đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ "đại bất đắc chí", như một người "hư hỏng hoàn toàn". - Năm 1938, tham gia vào đoàn làm phim "Cánh đồng ma", quay tại Hồng Kông. - Từ 1942 đến 1945, ngày càng bế tắc, suy sụp ; đã có ý định tự sát.
- * Cách mạng tháng Tám đã cứu sống cuộc đời cũng như trang viết Nguyễn Tuân. Ông hân hoan chào đón cuộc đổi đời lịch sử, tự "lột xác" và chân thành đứng vào hàng ngũ nhà văn Cách mạng. - Năm 1950, vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Từ 1948-1958, là tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. - Luôn hăng hái tham gia vào hai cuộc kháng chiến. Tiếp tục đi nhiều, có mặt ở tuyến lửa ác liệt, dùng văn chương ngợi ca đất nước và cùng nhân dân đánh giặc. * Nguyễn Tuân mất ngày 28-7-1987 tại Hà Nội. 2) Nguyễn Tuân là một trí thức dân tộc rất mực tài hoa, uyên bác. Ông am tường cả Hán học lẫn Tây học, đặc biệt, có lòng say mê thiết tha đối với tiếng Việt. Rất mực đề cao và
- chú tâm gìn giữ nhân cách nghệ sĩ, nên Nguyễn Tuân căm ghét thói xấu xa đê tiện, rởm đời, vô văn hóa. Ðọc văn ông, người đọc không chỉ có khoái cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh,... Thực tế ấy chứng tỏ Nguyễn Tuân là một tài năng phong phú, có năng lực ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. 3) Ðời viết văn hơn nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc. Về sau, khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp, ông vẫn không bao giờ tỏ ra lơi lỏng, hời hợt ; mà ngược lại, luôn nghiêm khắc với chính mình. Ðây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa". - Trước Cách mạng tháng Tám, trong bối cảnh nước mất, xã hội đảo điên "lộn tùng phèo"
- mọi thứ quan niệm, mọi giá trị, Nguyễn Tuân đã đứng hẳn về phía dân tộc và truyền thống dũng cảm chống lại sức công phá của lối sống xu thời. Sáng tác của ông thời kỳ này dồn sức chủ yếu vào việc phục hiện lại các giá trị văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần và xã hội. Trên trang viết Nguyễn Tuân, những "vẻ đẹp xưa" chợt sống dậy trong niềm xót xa tiếc nuối khôn nguôi. Dù điều kiện bấy giờ không cho phép nhà văn bộc lộ trực tiếp tâm sự u hoài đối với dân, với nước, người đọc vẫn cảm nhận được một tấm lòng chân thành và rất mực thủy chung. Ông đã ghé vai vào chống chỏi, hàn gắn, sắp xếp lại với kỳ vọng gìn giữ những giá trị thiêng liêng nhất vốn hun đúc nên quốc hồn, quốc túy Việt Nam. Nếu có thể ví trang sách như tấm lá chắn hữu hiệu thì nhà văn Nguyễn Tuân - giai đoạn trước 1945 - chính là người cảm tử quân đang chiến đấu với cái Ác, tử thủ ở thành trì Chân - Thiện - Mỹ. - Từ sau 1945, Nguyễn Tuân viết đều đặn, càng tỏ ra sâu sắc trong tư tưởng nghệ thuật. Nhà văn có dịp đi nhiều, vừa đi vừa mở lòng đón nhận bao nhiêu thanh sắc của cuộc sống mới đang từng giây từng phút sinh sôi. Nếu trước kia chỉ có thể bộc lộ tâm sự yêu nước
- thương dân một cách kín đáo, thì giờ đây con người tài hoa uyên bác ấy như được tháo cũi sổ +++g, phát huy hết mọi sở trường, cất cao lời ngợi ca đất nước và con người Việt Nam trong thời đại mới. Nếu trước Cách mạng tháng Tám, quan niệm về cái Ðẹp của Nguyễn Tuân đậm màu sắc chủ quan, "không bà con gì với luân lý thời đại" thì giờ đây, đã có sự hài hòa cần thiết. Bởi cái Ðẹp giờ hiện hữu trong thực tại, là đời sống muôn màu của Nhân Dân ; như có thể cầm lên tay mà nâng niu ngắm nghía. Hoài cổ không còn mang ý nghĩa níu kéo dĩ vãng mà được nâng lên thành ý thức về sự góp mặt của dĩ vãng ở hiện tại. II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC : * Tác phẩm tiêu biểu : - Trước 1945 : Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc lư đồng mắt cua (1941),
- Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hoài (1943), Nguyễn (1945). - Sau 1945 : Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955, tập II/1956), Sông Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994). 1) Nguyễn Tuân có một khoảng thời gian thử bút ở một số thể loại trước khi dừng lại và tỏa sáng với tùy bút. - Do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hán học, sáng tác của ông, cho đến trước năm 1937, hầu hết được viết theo bút pháp cổ điển. Những sáng tác buổi đầu ấy chưa gây được tiếng vang. Tuy nhiên, có thể bắt gặp ở một số trang viết tiêu biểu như "Giang hồ hành" (thơ), "Vườn xuân lan tạ chủ" (truyện ngắn) những tín hiệu của một phong cách nghệ thuật lớn. Ðó là tinh thần hoài cựu, luôn chăm chút nhặt nhạnh những vẻ đẹp xưa dù đã tàn tạ, cuối
- mùa ; là hệ thống nhân vật tài hoa tài tử, nhuốm chút ngông nghênh kiêu bạc ; là lối văn cầu kỳ trúc trắc mà uyên bác hơn người. - Ðến 1937, Nguyễn Tuân lại xuất hiện trên các báo với những truyện ngắn hiện thực trào phúng, ở đó thường vỡ ra những tràng cười châm biếm thoải mái, đậm đà phong vị dân gian (Ðánh mất ví, Một vụ bắt rượu, Mười năm trời mới gặp lại cố nhân). Tuy nhiên, do trào lưu hiện thực phê phán lúc bấy giờ đã phát triển rất mạnh với nhiều tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao,... cho nên thật không dễ dàng đối với Nguyễn Tuân trong việc tìm một vị trí có hạng trên văn đàn. Vả chăng, có lẽ hơn ai hết, Nguyễn Tuân sớm nhận ra rằng thể loại truyện ngắn vẫn chưa phù hợp với sở trường của mình. - Nguyễn Tuân chỉ thực sự công nhận như một phong cách văn chương độc đáo kể từ tùy bút - du ký "Một chuyến đi", năm 1938. Tác phẩm là tập hợp những trang viết từ chuyến du lịch không mất tiền sang Hương Cảng để tham gia thực hiện bộ phim "Cánh đồng ma"
- - một trong những phim đầu tiên của Việt Nam. Nét đặc sắc nhất ở "Một chuyến đi" chính là giọng điệu. Có thể nói đến đây Nguyễn Tuân mới tìm được cách thể hiện giọng điệu riêng, một giọng điệu hết sức phóng túng, linh hoạt đến kỳ ảo : "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa" (Nguyễn Ðăng Mạnh). Nhân vật chính trong tác phẩm là cái "tôi" ngông nghênh kiêu bạc của nhà văn. Một cái "tôi" sau quá nhiều đắng cay tủi cực đã hầu như hoài nghi tất cả, chỉ còn tin ở cái vốn tình cảm, ý nghĩ, cảm xúc sắc sảo và tinh tế của mình tích lũy được trên bước đường xê dịch. - Một năm sau, 1939, bằng tập truyện "Vang bóng một thời" Nguyễn Tuân đã vươn đến đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm gần đạt đến độ "toàn thiện toàn mỹ" ấy (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. "Vang bóng một thời" vẽ lại những cái "đẹp xưa" của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc,
- thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng. Cũng vào thời ấy, tên đao phủ còn chém người bằng đao, người ta còn đi lại trên đường bằng võng, bằng cáng ; vừa đi vừa dềnh dàng đánh cờ bằng miệng, ... Thời gian hầu như chưa trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với con người, bởi nó còn được đo bằng mùa, bằng tiết. Nhưng những vẻ đẹp có màu sắc truyền thống ấy đang có nguy cơ bị mai một. Ðau đớn nhận ra điều đó, Nguyễn Tuân ra sức níu giữ, gom góp và phục chế lại bằng tất cả tấm lòng thành kính. "Vang bóng một thời", vì thế, có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. - Từ sau "Vang bóng một thời" đến năm 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân dần đi vào ngõ cụt. Nếu như ở "Thiếu quê hương" (1940), "Chiếc lư đồng mắt cua" (1941) tuy mải mê với những lạc thú trần tục, cái "tôi" vẫn còn đầy tự trọng và giữ được ý thức về bản thân mình thì từ 1942, tình hình có khác đi. Vẫn cái "tôi" ấy nhưng đã có vẻ mất tự tin và niềm tin vào cuộc sống. Trong những năm đen tối này, đời sống tinh thần của Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng ngày càng khủng hoảng sâu sắc. Những trang viết thưa dần. Bên cạnh
- những đề tài cũ (vẻ đẹp xưa, đời sống trụy lạc), xuất hiện thêm các đề tài mới hướng về thế giới của yêu tinh, ma quỷ. Ngay tiêu đề các tác phẩm : "Xác ngọc lam", "Ðới roi", "Rượu bệnh", "Loạn âm" cũng đủ nói lên tình trạng bế tắc của ngòi bút Nguyễn Tuân thời kỳ này. * Dõi theo quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, thật dễ nhận ra sự thay đổi rõ rệt về tư tưởng nghệ thuật, nhất là từ "Vang bóng một thời" trở về sau. Ðiều này hoàn toàn có thể lý giải được nếu nhìn vào quy luật của chủ nghĩa lãng mạn : bao giờ cũng khởi đầu thật ấn tượng bằng việc khám phá và đề cao cái "tôi" cá nhân, để rồi sau giây phút choáng ngợp ấy tất cả vụt trở nên nhỏ nhoi, trống vắng và buồn chán đến nao lòng. Dẫu sao, những trang viết của Nguyễn Tuân vẫn luôn được đón nhận bằng thái độ trân trọng và thông cảm sâu sắc; bởi độc giả nhận ra ở đấy một tấm lòng chân thành, cả trong những thời điểm khắc nghiệt nhất. 2) Những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, ngoài một vài tùy bút ngắn ghi lại tâm
- trạng vừa hoang mang vừa đầy ắp hy vọng của một trí thức tự "lột xác" để dấn thân vào cuộc đời mới (Vô đề, Ngày đầy tuổi tôi Cách Mệnh), Nguyễn Tuân còn có "Chùa Ðàn" - một tác phẩm được viết khá công phu và đầy tâm huyết. "Chùa Ðàn" là truyện về một nhân vật mắc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ đến tàn nhẫn ; nhưng từ sau 1945, như được uống liều thuốc cải lão hoàn đồng, tự cải tạo vươn lên thành con người mới, sống chan hòa với xung quanh. Có nhiều ý kiến đánh giá chưa thật thống nhất đối với tác phẩm này. Mới đọc qua, dễ có ấn tượng về một quá trình đổi thay có vẻ giản đơn, công thức. Nhưng nếu xem xét tác phẩm trong cả quá trình sáng tác của nhà văn thì không thể không công nhận "Chùa Ðàn" là một cố gắng đáng trân trọng. - Tiếp theo, hai tập tùy bút : "Ðường vui" (1949) và "Tình chiến dịch" (1950) - ghi nhận chuyển biến thật sự sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Tuân. Ðáp lời kêu gọi của Ðảng, Nguyễn Tuân hăng hái xốc ba lô lên vai dấn thân khắp các nẻo đường chiến dịch. Cái "tôi" giờ đây không còn phá phách, ngông nghênh nữa mà rưng rưng hòa nhập, sẻ chia với đồng bào đồng chí. Giọng điệu văn chương trở nên sôi nổi tin yêu, tràn ngập một tình
- cảm chân thành đến hồn nhiên đối với quê hương đất nước, với Cách mạng và kháng chiến. Ngỡ như sau phút dừng chân bên đường để định phương hướng, Nguyễn Tuân lại tiếp tục bôn ba trên hành trình đi tìm cái Ðẹp, cái Thật. Có điều khác là những giá trị ấy giờ đây không phải mất công tìm kiếm ở cõi quá vãng hoặc vô hình nào mà hiện hữu ngay trong cuộc đời thực đang từng giây từng phút sinh sôi cuồn cuộn trước mắt. Nguyễn Tuân như chuếnh choáng say sưa trước niềm hạnh phúc vô biên ấy. Ông vốc từng vốc lớn chất liệu hiện thực và bày biện một cách hết sức tài hoa, tinh vi lên trang viết để thết đãi cả nhân dân mình. Hàng loạt tùy bút đặc sắc ra đời trong mạch cảm hứng ấy : "Phở", "Cây Hà Nội", "Con rùa thủ đô", "Tìm hiểu Sê Khốp",... - "Sông Ðà", viết từ 1958 đến 1960, là cái mốc quan trọng, đỉnh cao mới trong sáng tác của Nguyễn Tuân từ sau Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm như một dòng thác lớn thanh âm ngôn ngữ, cảm xúc, tư tưởng được khơi đúng nguồn mạch chính, hệt con sông Ðà "hung bạo và trữ tình", chảy băng băng qua vùng Tây Bắc hùng vĩ và ngạo nghễ với thời gian. Ðọc "Sông Ðà", thấy trữ lượng cái Ðẹp - chất "vàng mười" của đất nước và con
- người Việt Nam trong cuộc sống mới - quả là nhiều vô kể. Cánh cửa tâm hồn tài hoa, lãng tử của Nguyễn Tuân như mở toang ra cho cái Ðẹp ùa vào : "Ðời sống Tây Bắc ngày nay là một tấm lòng tin tưởng không bờ bến, tin mình tin người, mấy chục dân tộc miền cao và đồng bằng tin cậy lẫn nhau, và nhất là tin chắc vào cái chế độ đẹp sáng do tay mình đắp cao mãi lên trên chỗ cao nguyên tiềm tàng sức sống này". - Từ sau "Sông Ðà", Nguyễn Tuân tiếp tục đi và viết nhiều, chủ yếu vẫn ở thể tùy bút, được tập trung in trong các tác phẩm tiêu biểu : "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi" (1972), "Ký" (1976), "Hương vị và cảnh sắc đất nước" (1978). Nhìn chung, sáng tác thời kỳ này có thể phân thành hai mảng chính : mảng thứ nhất viết về tình cảm Bắc - Nam và đấu tranh chống Mỹ - Ngụy chia cắt đất nước ; mảng thứ hai tiếp tục khai thác vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, của truyền thống văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Công cuộc chống Mỹ đã đưa dân tộc ta lên tầm cao của thời đại mới. Tinh thần quyết thắng từ tầm cao lịch sử ấy là âm hưởng chung của văn học thời kỳ này. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân
- đã thể hiện tinh thần ấy theo một cách riêng. Dưới ngòi bút của ông, người Việt Nam vừa đánh Mỹ vừa sản xuất trong tư thế ung dung, sang trọng và đầy tài hoa ; tư thế của một dân tộc không chỉ giành được chính nghĩa trong chiến đấu giữ nước mà còn có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Nhiều bài ký khiến người đọc phải ngỡ ngàng trước một sức bút kỳ lạ với vốn sống ngồn ngộn, tinh tế ; vừa đầy ắp liên tưởng bất ngờ, thú vị vừa nóng hổi tính thời sự. Giai đoạn này, bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai như lọt vào đúng tầm ngắm của Nguyễn Tuân. Sự đối lập rõ rệt giữa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta với dã tâm của kẻ thù tạo nên nguồn cảm hứng lớn cho sáng tác. Ông đã nã những phát cực kỳ lợi hại, bóc trần bản chất xảo quyệt của chúng, dù được chúng ngụy trang rất khéo léo ; góp phần động viên và tăng cường nhận thức của quần chúng về chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. III. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT : 1) Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật
- Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...” Ngông là biểu hiện của sự chống trả mọi thứ nền nếp, phép tắc, định kiến cứng nhắc, hẹp hòi của xã hội bằng cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân chơi ngông một cách cực đoan. Mọi sở thích, quan niệm riêng đều được đẩy lên thành các thứ chủ nghĩa : chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa ẩm thực,.... Thực ra, chủ nghĩa độc đáo trong đời sống cũng như trong nghệ thuật mà biểu hiện là thú chơi ngông của Nguyễn Tuân không chỉ đơn thuần là phản ứng tâm lý của một cá nhân trước tấn kịch xã hội. Nó còn bao hàm cái khí khái của người trí thức yêu nước không cam tâm chấp nhận chế độ
- thực dân, tự đặt những nghịch thuyết để tách mình ra và vượt lên trên cái xã hội của những kẻ xu thời, thỏa mãn với thân phận nô lệ. Như vậy, từ bản chất, cái ngông đó bao hàm một nội dung luân lý đạo đức truyền thống. Sau 1945, Nguyễn Tuân không còn lý do để mà gây sự, mà ném đá vào đời như trước nữa. Cái ngông tự mất đi phần cực đoan, chỉ giữ lại cái cốt cách vốn tạo nên nét độc đáo cho trang biết. Thói quen và sở thích tìm cách nói mới lạ, không giống ai khiến ngòi bút ông luôn tràn đầy sáng tạo và có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định : cái ngông tồn tại như hạt nhân, chi phối toàn bộ các phương diện khác của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân ; từ đề tài, hệ thống nhân vật cho đến thể loại, giọng điệu, ngôn ngữ. 2) Mới, lạ, không giống ai - là những đặc điểm dễ nhận thấy ở hệ thống đề tài. Mọi thứ Nguyễn Tuân bày biện đều có hương vị đặc sản, từ những nguồn "chưa ai khơi" nên thường tạo được cảm giác rất mạnh, ấn tượng rất sâu. Ðến với những trang viết của ngòi bút tài hoa ấy một mặt người đọc thấy say sưa trước cảnh, tình và tri thức phong phú các các loại được bày biện một cách đẹp đẽ ; mặt khác, khi cảm giác nhất thời qua đi, bao giờ
- người ta cũng thấy như quý yêu thêm một chút, tự hào thêm một chút về dân tộc mình, về thời đại mình đang sống. Hóa ra những điều tưởng chừng tủn mủn, lặt vặt kia được Nguyễn Tuân gọi về để làm sống dậy trong chúng những ý nghĩa có tính tư tưởng cao cả, chứ không nhằm thỏa mãn cảm giác hiếu kỳ, hời hợt. Hệ thống nhân vật của Nguyễn Tuân bao giờ cũng mang dáng vẻ riêng, độc đáo và rất đẹp - vẻ đẹp của tài hoa, của nhân cách. Ở cả hai giai đoạn sáng tác, nhà văn luôn trân trọng những "đấng tài hoa" và say mê miêu tả, chiêm ngưỡng họ. Mỗi nhân vật thường sành hơn người ở một thú chơi hoặc một ngón nghề nào đó, đầy tính nghệ thuật. Ðó là cụ Kép, cụ Sáu, cụ Nghè Móm, ông Phó Sứ, ông Cử Hai,... những nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật uống trà, uống rượu, chơi đèn kéo quân và đánh bạc bằng thơ (trong "Vang bóng một thời"). Là ông Thông Phu lắm tài nhiều tật, cuối cùng đã gục chết trên một ván cờ đất vì uất ức (trong "Chiếc lư đồng mắt cua"). Tài hoa, một khi đi kèm với nhân cách cao thượng thì càng đáng kính trọng. Nhân vật Huấn Cao tài hoa với khí phách, nghị lực phi thường là một tính cách tiêu biểu, được Nguyễn Tuân rất mực yêu thích.
- Sự chuyển dịch của ý thức nghệ thuật theo hướng đưa văn học về với cuộc sống, phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước đã dẫn tới việc mở rộng thế giới nhân vật của trang viết Nguyễn Tuân. Nhưng không vì thế mà nhà văn đánh mất tính độc đáo, bất biến của phong cách.Ðó là niềm say mê phát hiện và ngợi ca những vẻ đẹp của tài hoa, khí phách, của văn hóa dân tộc : "Có cái như là Hoa Kỳ vừa đánh Hà Nội, vừa thử tài sức và trí lực Hà Nội. Trong cuộc đọ súng đọ lửa với giặc Hoa Kỳ, quân và dân thủ đô càng đánh càng phát huy truyền thống chống xâm lược của dân tộc mình. Chắc tay súng, đúng tầm đạn, chiều 5 tháng 5 vừa qua, tất cả cỡ súng Hà Nội có nòng và tên lửa không nòng đã quần cho một trận tơi bời (...). Chợ Ngọc Hà không phải vỡ chợ, mà chính là xác thù đã vỡ tan trên một buổi chợ chiều : mớ rau, xóc cua đồng, mẹt tôm riu đều nhấp nhánh mảnh vụn đuy ra F.105. Cô gái trại hàng hoa vứt đó cái ô-dòa sắp tưới vườn chiều, cầm vội tay súng và theo dõi trận mưa đuy-ra đang phá vườn hoa hợp tác". Hình ảnh người lao động mới trong "Sông Ðà (1960) cũng thật đẹp đẽ, lung linh giữa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài văn mẫu lớp 12: Cảm nhận về Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải
8 p | 256 | 17
-
Bài văn mẫu lớp 12: Ý kiến của anh chị về tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm trong bài "Đất nước"
11 p | 182 | 15
-
Bài văn mẫu: Phân tích bài thơ số 28 Người làm vườn của Tago trong Ngữ văn lớp 11
3 p | 309 | 14
-
Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
11 p | 185 | 14
-
Bài văn mẫu lớp 12: Trách nhiệm của con đối với gia đình
8 p | 1119 | 11
-
Bài văn mẫu lớp 12: Anh chị trình bày uy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay
7 p | 131 | 9
-
Tổng hợp những bài văn hay lớp 12 (theo chương trình mới)
82 p | 25 | 8
-
Bài văn mẫu lớp 12: Trình bày ý kiến của mình về câu nói sau “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
7 p | 114 | 8
-
Bài văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ của mình về tình “mẫu tử”
7 p | 166 | 8
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình ảnh nắm lá ngón
24 p | 22 | 6
-
Bài văn mẫu lớp 12: Hướng dẫn nghị luận về vấn đề tự học
7 p | 120 | 6
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 p | 21 | 5
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích chất thơ trong Vợ chồng A Phủ
30 p | 26 | 5
-
Bài văn mẫu lớp 12: Tư liệu về Vũ Trọng Phụng.
7 p | 79 | 5
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
13 p | 21 | 4
-
Văn mẫu lớp 12: So sánh sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và Liên
12 p | 19 | 4
-
Bài văn mẫu lớp 12: Bản chất của thành công
7 p | 81 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn