intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài văn mẫu lớp 12: Tư liệu về Vũ Trọng Phụng.

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20/10/1912 và mất ngày 13/10/1939. Ông bắt đầu viết từ năm 1923, cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí đương thời.Bài viết Tư liệu về tác giả Vũ Trọng Phụng mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài văn mẫu lớp 12: Tư liệu về Vũ Trọng Phụng.

  1. Tư liệu về Vũ Trọng Phụng
  2. "Cạm bẫy" người tạo hóa khéo đăng chi Qua "Giông" tố tưởng thêm "Số đỏ" Số độc đắc văn chương vừa trúng thế Bỗng "Dứt tình", "Không một tiếng vang" (Đồ Phồn) Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20/10/1912 và mất ngày 13/10/1939. Ông bắt đầu viết từ năm 1923, cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí đương thời: Hà thành ngọ báo, Công dân, Tương lai, Thời vụ, Sông Hương, Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy, Tao Đàn. Số lượng tác phẩm bao gồm: 6 tập phóng sự, trong đó có 4 phóng sự dài, 9 tập tiểu thuyết, 4 vở kịch, một vở kịch dịch của V.Hugo; ngoài ra còn nhiều truyện ngắn và các bài báo nhỏ...
  3. Vũ Trọng Phụng quê gốc Bần Yên Nhân (Hưng Yên) nhưng lại sinh tại Hà Nội. Bố là công nhân, nhưng gia đình thuộc dạng lý dịch nông thôn bị bần cùng hóa phải ra đô thị kiếm sống. Ông sớm phải viết văn, viết báo lấy tiền nuôi gia đình. "Khổ người cao độ thước sáu, mảnh khảnh, vai vuông và lưng hơi gù" (lời kể của Lam Khai). Sau đó làm việc quá sức, bị bệnh lao phải hút thuốc phiện để có thêm sức viết, nhưng chính điều đó lại sớm dẫn ông đến với cái chết. Trong đời sống hàng ngày, ông có vẻ là người bảo thủ, sinh hoạt theo lối cần kiệm; bút mực chỉ dùng loại rẻ tiền; sợ phải vay mượn của người khác; nhận của ai cái gì đều nghĩ đến chuyện trả lại sòng phẳng, ít mơ mộng và ghét sự bừa bãi. Trong gia đình ông là một người con có hiếu. Ông viết như một sự báo thù cuộc đời đã hành hạ mình; tỏ ra khá thành thạo khi viết về những cảnh sa hoa đàng điếm của những con người thuộc các tầng lớp trên.
  4. Sinh thời đã bị một số báo chí chê là "văn chương dâm uế". Song, đó không hẳn là kinh nghiệm riêng của người viết, mà phần lớn là nghe kể lại (trước khi qua đời, ông cùng gia đình sống ở một căn nhà tồi tàn ở phố Hàng Bạc, thuộc khu vực ăn chơi của Hà Nội cũ). Trong các tiểu thuyết như Số Đỏ, Giông Tố... thường có một nhân vật thầy bói, nói đâu trúng đấy. Đây có lẽ là một trong bằng chứng cho thấy thái độ bi quan và cảm giác bất lực của tác giả trước đời sống đương thời. Ông đương thời đã nổi tiếng như một ông vua phóng sự đất Bắc. Khi mất đi, có mặt nhiều đồng nghiệp là cây bút đương thời đưa tang như : Tam Lang, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Vỹ... (hai người này, mỗi người đọc riêng một bài "diễn văn bên mộ").
  5. Đầu tháng 12/1939, tạp chí Tao Đàn (một trong những tạp chí sang trọng hạng nhất lúc ấy) ra số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, như trước đó đã ra số đặc biệt khi Tản Đà qua đời. Sau năm 1945, ngày 25/9/1946, một buổi kỷ niệm vũ Trọng Phụng đã đuợc tổ chức. Tại hội nghị tranh luận Việt Bắc 1949, Tố Hữu đã khẳng định "Vũ Trọng Phụng không phải là nhà cách mạng nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng Phụng". 1956, tác phẩm Giông Tố được NXB Văn nghệ của Hội văn nghệ Việt Nam cho in lại với lời giới thiệu của Nguyên Hồng. Tiếp đó sách được Nguyễn Tuân giới thiệu trên báo Nhân dân. Nhiều hoạt động kỷ niệm Vũ Trọng Phụng được tiến hành với sự góp mặt của Đào Duy Anh, Trương Tửu, Hoàng Cầm...
  6. 1958, trên báo Nhân dân số ra 6/1 Hoài Thanh cho rằng không nên đề cao Vũ Trọng Phụng quá đáng. Đây cũng là ý kiến được nhiều người tiếp tục chia sẻ: Nguyễn Đình Thi, Vũ Đức Phúc... Từ 1958 đến 1982, không một tác phẩm nào của Vũ Trọng Phụng được in lại. Các giáo trình ĐH ở Hà Nội hông coi Vũ Trọng Phụng là tác giả đáng nghiên cứu riêng. 1983-1984, Từ điển văn học dành cho Vũ Trọng Phụng và ba tác phẩm Giông tố, Số Đỏ, Vỡ đê, mỗi cuốn một mục từ riêng. 1987, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng ra đời (3 tập). Nhiều cuộc hội thảo được tổ chức nhân dịp 75 năm sinh của tác giả.
  7. Những năm 90, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được in lại rộng rãi. Nhà lưu niệm Vũ Trọng Phụng ra đời. Một đường phố thủ đô được mang tên Vũ Trọng Phụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2