intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn chuyện học sao cho dễ nhớ lâu quên

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

140
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân mùa tựu trường, một số học sinh cũng như phụ huynh học sinh muốn KHPT bàn về chuyện “dễ nhớ lâu quên”. Bản thân các em và ngay cả các bậc cha mẹ cũng muốn tìm cho các em một loại thức ăn hoặc thuốc “bổ óc” hoặc thuốc giúp trí nhớ nào đó làm tăng hiệu quả học tập. Sự thật những thuốc này như thế nào? Nó có làm tăng trí nhớ hoặc tăng khả năng học tập hay không? Hay có hại? Muốn giải đáp các vấn đề này ta cần tìm hiểu các yếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn chuyện học sao cho dễ nhớ lâu quên

  1. Bàn chuyện học sao cho dễ nhớ lâu quên Nhân mùa tựu trường, một số học sinh cũng như phụ huynh học sinh muốn KHPT bàn về chuyện “dễ nhớ lâu quên”. Bản thân các em và ngay cả các bậc cha mẹ cũng muốn tìm cho các em một loại thức ăn hoặc thuốc “bổ óc” hoặc thuốc giúp trí nhớ nào đó làm tăng hiệu quả học tập. Sự thật những thuốc này như thế nào? Nó có làm tăng trí nhớ hoặc tăng khả năng học tập hay không? Hay có hại? Muốn giải đáp các vấn đề này ta cần tìm hiểu các yếu tố sau: Bản chất của trí nhớ Để đơn giản hóa, ta có thể hiểu việc đưa kiến thức vào lưu trữ ở não thành trí nhớ cũng như ta ghi những dữ kiện vào một tờ giấy. Giấy tốt, mực tốt, bút tốt, bàn tay và khối óc làm việc có quy cách thì bài viết vào sổ sách tốt, dễ truy tìm những điều đã ghi nhận. “Giấy trắng tốt” vì như học sinh có sức khỏe tốt và biết giữ gìn vệ sinh thân thể. “Bút mực tốt”, là học sinh biết cách ăn uống sao cho cân bằng dưỡng chất, đem lại những chất cần thiết của hoạt động não bộ. Bởi vì những tín hiệu mà tai nghe, mắt thấy, miệng nếm, da sờ, mũi ngửi được dẫn truyền về trung tâm não bộ
  2. thông qua những hóa chất mà người ta gọi là chất dẫn truyền thần kinh (neurrotransmitter) như acetylcholin, dopamin, epinnephrin, norepinephrin, serotonin… là những hóa chất do não và hệ thần kinh nội tiết ra. Tham gia vào quá trình dẫn truyền luồng thần kinh và lưu giữ ký ức trong não bộ (ghi vào giấy) này còn có các chất nội tiết khác như enkephalin, endorphin là những đoạn peptid có tác dụng như chất morphin tham dự. Tất cả những chất này phản ứng và tác động đa dạng đến nỗi phải viết một quyển sách mới có thể giải thích được cơ chế, nhưng với mọi cơ thể học sinh bình thường đều có thể tự sản xuất và tự điều hành được, với điều kiện là các em phải ăn uống cân bằng dưỡng chất. Những thức ăn này cũng không có gì là khó thực hiện. (xem bài “Thức ăn cho trí nhớ” nơi Chuyên đề Sức khỏe KHPT số 187). Người ta chia trí nhớ ra làm ba giai đoạn: (1) trí nhớ tức thì, là những gì ta ghi nhận tại chỗ và có thể lưu lại trong trí nhớ từ vài giờ đến vài ngày; (2) trí nhớ ngắn hạn, lưu lại trong ta từ vài ngày đến vài tuần lễ và (3) trí nhớ vĩnh viễn, lưu lại trong ta từ vài tháng, vài năm hoặc suốt đời, tức là thành ký ức. Làm thế nào để tăng trí nhớ? Trí nhớ tức thì sẽ chuyển thành trí nhớ ngắn hạn hoặc trí nhớ vĩnh viễn nếu những thông tin được lặp đi lặp lại nhiều lần thích hợp, tức là ta biết cách ôn tập. Thí dụ muốn nhớ một bài học, mà sáng nay vừa lên lớp, thì tối nay về, học sinh phải đọc lại ngay và làm dàn bài chi tiết, tô màu xanh, vàng, đỏ, hoặc ghi đậm những chi tiết cần nhớ (đây là cách ôn tập lần thứ nhất - Học sinh thường để bài
  3. học hôm nay đến tuần sau, tối hôm trước ngày đi học theo thời khóa biểu mới đem ra ôn thì kể như các em đọc bài mới vì chẳng còn nhớ gì cả). Vài ngày sau (trong khoảng thời gian còn hiệu lực của trí nhớ tức thời) ta ôn lại bài đó một lần bằng cách đọc lại dàn bài và cố nhớ lại những điều đã học, hoặc thậm chí chỉ cần tối nằm suy nghĩ đến nội dung bài ấy. Liên tưởng lại những điều đã học (vì trong trí còn nhớ). Rồi một tuần sau ôn lại một lần nữa là đã biến trí nhớ tức thì thành trí nhớ ngắn hạn một cách chắc chắn. Nửa tháng hoặc một tháng sau lướt ôn lại lần thứ tư. Ba tháng sau lướt ôn lại lần thứ năm và đến kỳ thi ôn lại lần nữa sẽ dễ dàng làm bài thi thông suốt. Mỗi ngày, bài vở càng chồng chất, nên “kỹ thuật” học này tuy rất hiệu quả nhưng chỉ thực sự hiệu quả khi các em bắt đầu áp dụng ngay từ đầu năm khi mới nhập học, và với một thời khóa biểu ôn tập nghiêm túc “ngày nào bài nấy”, và dĩ nhiên cũng không có gì là vất vả lắm. Muốn làm được điều này, các em phải “biết hẹn”. Hẹn những cuộc chơi, hẹn phim ảnh, tivi, game… lại vào một buổi của ngày chủ nhật mà thôi (một buổi để học bổ sung những bài trong tuần chưa thực hiện được). Với các phương tiện hiện đại mà các em có như hiện nay như máy vi tính, điện thoại di động, email, chat… các em hãy dùng chúng để lưu trữ, sắp xếp vào file/folder theo thứ tự abc… để có thể truy cập ra nhanh chóng và email, chat trao đổi với một vài bạn cùng lớp để hỗ trợ cho nhau, thay vì chat chít tùm lum những chuyện vô bổ rất uổng phí!
  4. Chúc các em thành công. DS. PHAN ĐỨC BÌNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2