intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn có muốn làm nhà lãnh đạo hiệu quả?

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

180
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả, cần phải có những phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo cụ thể bên ngoài những kiến thức chuyên môn. Thậm chí những chuyên gia giỏi nhất cũng không tự có những kỹ năng giao tiếp và quan hệ tốt với người khác. Vậy làm thế nào chúng ta có thể phát triển các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn có muốn làm nhà lãnh đạo hiệu quả?

  1. Bạn có muốn làm nhà lãnh đạo hiệu quả? Để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả, cần phải có những phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo cụ thể bên ngoài những kiến thức chuyên môn. Thậm chí những chuyên gia giỏi nhất cũng không tự có những kỹ năng giao tiếp và quan hệ tốt với người khác. Vậy làm thế nào chúng ta có thể phát triển các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả? Lãnh đạo hiệu quả thật sự là một quá trình cần được học hỏi. Những người có kinh nghiệm “biết” hay “có thể làm việc” là không đủ. Các lãnh đạo muốn phát triển cần biết thay đổi cách hành xử, và những thay đổi đó có được do học hỏi và rèn luyện. Quá trình “lãnh đạo học hỏi” bao gồm chấp nhận thái độ mới và phong cách giao tiếp mới - không phải lúc nào cũng đơn giản như việc thay đổi các hành vi giao tiếp cơ bản. Để trở thành nhà lãnh đạo thành công, bạn phải có khả năng tự đánh giá mình hiệu quả. Cần phải biết cách “bước ra khỏi bản thân” và xem xét hành vi của chính bạn với một mục đích xác định. Điều này sẽ giúp bạn
  2. ra các quyết định cá nhân mạnh mẽ về việc bạn liên kết mọi người như thế nào. Cần phải biết rằng các quan hệ lãnh đạo nhiều hơn là các quan hệ công việc đơn thuần. Một nhà lãnh đạo tốt có thể cung cấp các công cụ hữu ích cho nhân viên của anh ta, những thứ có thể áp dụng không chỉ ở nơi làm việc mà còn được sử dụng tại nhà hay ngoài xã hội. Ví dụ, nhà lãnh đạo người có thể truyền tự tin cho các nhân viên, có thể trông đợi rằng sự tự tin đó có những tác dụng phụ tốt đối với nhân viên, kể cả bên ngoài môi trường làm việc. Những lãnh đạo giỏi nhất sẽ làm tất cả để nhận thức được về thế giới xung quanh họ - những thay đổi văn hóa trong giao tiếp và các chuẩn mực quan hệ…Những lãnh đạo có nhận thức hiện đại nhất phải nhận thức được sự chuyển biến trong các xu hướng xã hội và văn hóa ở nhiều cấp độ đối với cá nhân, các đội và cả tổ chức. Họ sẽ nhận ra rằng những xu hướng văn hóa và xã hội lớn hơn đòi hỏi sự chuyển biến ở mọi cấp độ đối với các cá nhân, các nhóm và toàn bộ tổ chức: - Tính cá nhân và chủ nghĩa cá nhân hợp tác. - Trách nhiệm tổ chức và cá nhân. - Tư vấn và ra quyết định. - Cân đối tập trung vào kết quả và quá trình.
  3. - Cân đối lợi ích tổ chức và cộng đồng. Những chuyển biến đa cấp độ này đòi hỏi nhiều nhà lãnh đạo hiện đại phải học tập và nâng cao kỹ năng. Các tổ chức hiện đại đòi hỏi các thành viên phải có hình ảnh của tổ chức ngay trong bản thân họ. Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo Trong các nhóm và tổ chức phát triển lãnh đạo đang khám phá ra sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo. Sự khác biệt cơ bản là: - Quản lý chủ yếu tập trung vào: + Lên kế hoạch và tổ chức. + Kiểm soát và giải quyết tình hình + Tập trung vào kết quả Lãnh đạo chủ yếu tập trung vào: + Tạo ra tầm nhìn và phát triển chiến lược + Khuyến khích, động viên và khích lệ mọi người + Xây dựng lòng tin + Tạo ra hành động Nhiều tổ chức đã gặp khó khăn trong việc phát triển quản lý và lãnh đạo
  4. vì họ bị nghiêng nhiều về các kỹ năng quản lý. Những kỹ năng này dễ đạt được hơn vì chúng chỉ dựa vào các quá trình logic và lý tính. Nói tóm lại, cách phát triển quản lý truyền thống đưa ra thành công dễ dàng và hấp dẫn trong ngắn hạn nhưng không đạt được sự phát triển lãnh đạo trong dài hạn. Phát triển các kỹ năng lãnh đạo đòi hỏi phải đầu tư thật sự vào các lĩnh vực khó hơn nhiều như các kỹ năng quan hệ, phát triển cá nhân và sự linh hoạt để đối phó với sự phức tạp của bản tính con người. Phát triển kỹ năng lãnh đạo là con đường không bằng phẳng vì rất nhiều lý do, hơn thế nó còn là một con đường không có kết thúc và cũng không có câu trả lời đúng hay sai. Những chướng ngại Những nhân viên phòng nhân sự thiết kế chương trình phát triển lãnh đạo sẽ nhận ra những khó khăn đối với các lãnh đạo tương lai. Họ sẽ phải vượt qua nếu muốn trở thành những lãnh đạo thành công. Những chướng ngại này là: - Không thể trông chờ vào suy nghĩ “Tôi không thể tạo ra sự khác biệt” hay “họ sẽ không cho tôi tạo ra sự khác biệt”. - Nhu cầu hàn gắn quá khứ và sửa chữa những sai lầm của lãnh đạo đi trước.
  5. - Sợ hãi trước những truyền thống xấu của tổ chức - Tự ti, thiếu chín chắn và tinh thần trách nhiệm. Điều này là do họ không có kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ và hay đổ lỗi cho người khác. Bản danh sách trên rõ ràng là chưa thể đầy đủ, nhưng nó phản ánh những khó khăn dễ gặp nhất và có thể dễ dàng vượt qua khi lãnh đạo hiểu về hành vi con người và các kỹ năng giao tiếp được phát triển. Đó là những vấn đề liên quan đến bản chất của con người. Do đó, tự đánh giá bản thân hiệu quả có thể là công cụ hữu hiệu nhất để vượt qua những chướng ngại này và dẫn tới một quá trình quan trọng hơn: trở thành nhà lãnh đạo. Nói cách khác, biết được những lý thuyết về lãnh đạo và có những kỹ năng lãnh đạo không “làm” nên một nhà lãnh đạo. Các ứng viên thường đáp ứng hoàn hảo các kỹ năng lãnh đạo nhưng vẫn thất bại khi ngồi vào vị trí dẫn dắt. Đó là lí do vì sao việc huấn luyện truyền thống dựa trên cung cấp thông tin thường thất bại trong việc mang đến một sự thay đổi hành vi đối với khả năng lãnh đạo. Học để trở thành nhà lãnh đạo Năm 1997, nghiên cứu “Quản lý và Hành vi” của trường đại học Berkeley đã kết luận một phần ba nhà lãnh đạo là những “ví dụ tồi” cho sự phát triển lãnh đạo. Nghiên cứu đó đã đã chỉ ra cách phát triển lãnh đạo bằng cách tìm hiểu về những vị lãnh đạo tồi đó và làm ngược lại
  6. như họ. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhớ rằng không nên quá tập trung vào những điểm xấu của các lãnh đạo đi trước. Tập hợp kỹ năng của bạn chỉ được trang bị đầy đủ nếu như bạn cũng để ý tới các lãnh đạo xung quanh bạn và học hỏi những điểm tốt đẹp của họ. Trong cuốn “Học lãnh đạo” (1992), tác giả J. Conger đã xác định bốn cách tiếp cận phát triển lãnh đạo là: - Các lý thuyết khái niệm - Xây dựng các kỹ xảo - Phát triển nhận thức cá nhân - Học từ người khác Tất cả các quan niệm trên đều không liên quan đến tư duy lý trí thông thường. Để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả, bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng thông thường, cần phải bổ trợ thêm kinh nghiệm và quá trình phát triển cá nhân. Cho dù chúng ta mong muốn có được những giải pháp đơn giản để đáp ứng một mục tiêu nào đó – những giải pháp như vậy rất ít khi tồn tại. Hiểu biết về hành vi phức tạp của con người là một yếu tố nữa để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả. Những mẹo lãnh đạo dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp: - Khiến mọi người cảm thấy họ có giá trị khi:
  7. - Thường xuyên giám sát và khen ngợi từng công việc của từng thành viên trong nhóm. - Chia sẻ lợi ích với nhân viên. - Tạo ra môi trường làm việc tốt bằng cách để cho nhân viên tiếp cận. - Đảm bảo rằng mọi nhân viên đều hiểu tầm quan trọng của sự đóng góp của họ đối với mục tiêu của nhóm. - Đảm bảo rằng mọi người đều hiểu chức năng của tổ chức và vai trò mỗi người trong đó. - Tạo ra thử thách và phát triển bằng: - Đặt ra mục tiêu, sau đó cố vấn và rà soát lại thường xuyên. - Cung cấp các khóa đào tạo, và sử dụng chuyên gia nếu thích hợp. - Tái cơ cấu nhiệm vụ để sử dụng kỹ năng của nhân viên tốt nhất. - Luân chuyển nhân viên để mở rộng kinh nghiệm. - Cung cấp hoàn cảnh và điều kiện để nhân viên có thể nhận nhiều trách nhiệm hơn. - Đào tạo kỹ càng ít nhất là một phụ tá. - Khuyến khích lắng nghe, cho phép nhân viên ra quyết định và thi hành
  8. chúng. - Nhận biết thành tích bằng: - Khen ngợi và thông báo thành tích của từng cá nhân. - Báo cáo thường xuyên tiến độ của nhóm. - Có cuộc gặp gỡ thường xuyên với từng cá nhân để giám sát và cố vấn. Hoàng Anh Theo Allbusiness
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0