intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bản đồ nguy cơ và khả năng ứng phó với các thảm họa tự nhiên và tình huống khẩn cấp của các trạm y tế tỉnh Quảng Bình năm 2000-2014

Chia sẻ: ViAphrodite2711 ViAphrodite2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết xác định tỉ lệ các TYT bị ảnh hưởng bởi các loại thảm họa tự nhiên từ năm 2000-2014. Lập bản đồ nguy cơ các loại thảm họa tự nhiên ảnh hưởng đến các TYT. Xác định khả năng ứng phó với thảm họa tự nhiên và các tình huống khẩn cấp của các TYT tỉnh Quảng Bình, năm 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bản đồ nguy cơ và khả năng ứng phó với các thảm họa tự nhiên và tình huống khẩn cấp của các trạm y tế tỉnh Quảng Bình năm 2000-2014

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br /> <br /> <br /> BẢN ĐỒ NGUY CƠ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ<br /> VỚI CÁC THẢM HỌA TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP<br /> CỦA CÁC TRẠM Y TẾ TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2000-2014<br /> Lê Thị Ngọc Ánh*, Nguyễn Quang Huy*, Vũ Quang Hiếu**, Lê Vinh*, Lê Văn Tuân**, Lê Thị Nga*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Đặt vấn đề: Quảng Bình là một trong số các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các thiên<br /> tai, thảm họa hàng năm. Trong đó các cơ sở y tế cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, làm hư hại về cơ sở vật chất<br /> và các trang thiết bị, cũng như không thể duy trì được các hoạt động thiết yếu cho việc khám chữa bệnh cho người<br /> dân, đặc biệt là vào thời điểm bệnh nhân đang có nhu cầu tăng cao. Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp<br /> các thông tin và bằng chứng giúp các trạm y tế (TYT) lập kế hoạch phòng chống và ứng phó với các các thảm họa<br /> tự nhiên và các tình huống khẩn cấp được tốt hơn.<br /> Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các TYT bị ảnh hưởng bởi các loại thảm họa tự nhiên từ năm 2000-2014. Lập bản<br /> đồ nguy cơ các loại thảm họa tự nhiên ảnh hưởng đến các TYT. Xác định khả năng ứng phó với thảm họa tự<br /> nhiên và các tình huống khẩn cấp của các TYT tỉnh Quảng Bình, năm 2014.<br /> Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên toàn bộ 159 TYT xã, phường<br /> của tỉnh Quảng Bình. Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn để phỏng vấn trực tiếp cán bộ y tế quản lý công tác<br /> phòng chống và ứng phó với thiên tại, thảm họa tại các trạm y tế. Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Epidata<br /> 3.1 và xử lý bằng Stata 12.0 và bản đồ nguy cơ được vẽ bằng phần mềm Acrgis 9.3.<br /> Kết quả: có 84,9% TYT của tỉnh Quảng Bình nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa tự<br /> nhiên. Từ năm 2000-2014, có 6 loại thảm họa tự nhiên xảy ra gây ảnh hưởng đến các TYT trên địa bàn tỉnh.<br /> Trong đó, bão và lũ lụt có tần số xảy ra nhiều nhất (33 cơn). Tỉ lệ các TYT bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt lần lượt<br /> là 86,8%, 52,8%. Nhiều TYT vẫn chưa có sự chuẩn bị tốt trong việc phòng chống và ứng phó với các thảm họa tự<br /> nhiên và tình huống khẩn cấp như không có máy phát điện dự phòng (89,3%), không có bình chửa cháy (22,1%)<br /> và không có nguồn dự trữ nước sạch (22,6%), Bên cạnh đó, có đến 73% nhân viên y tế chưa được tập huấn kiến<br /> thức về phòng chống và ứng phó với thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, có 79,9% TYT<br /> chưa được cấp tài liệu hướng dẫn về phòng chống thiên tai.<br /> Kết luận: Tăng cường tập huấn kiến thức cho các nhân viên của các TYT trong công tác phòng chống và<br /> ứng phó với các loại thiên tai, thảm họa và tình huống khẩn cấp. Đồng thời, cấp phát các tài liệu truyền thông về<br /> hướng dẫn phòng chống thiên tai cho các trạm y tế. Đối với các TYT nằm trong khu vực có nguy cơ dễ bị ảnh<br /> hưởng bởi thiên tai thì mỗi năm cần phải xây dựng kế hoạch phòng chống và ứng phó kịp thời. Ngoài ra, các TYT<br /> cần trang bị máy phát điện dự phòng, bình cứu hỏa và có nguồn nước sạch dự trữ cho các hoạt động khám chữa<br /> bệnh trong các tình huống khẩn cấp và thiên tai có thể xảy ra.<br /> Từ khóa: bản đồ nguy cơ, thảm họa tự nhiên, trạm y tế, Quảng Bình.<br /> ABSTRACT<br /> RISK MAP AND CAPACITY OF MEDICAL STATIONS IN QUANG BINH PROVINCE<br /> IN RESPONDING TO NATURAL DISASTERS AND EMRGENCIES, 2000 – 2014<br /> Le Thi Ngoc Anh, Nguyen Quang Huy, Vu Quang Hieu, Le Vinh, Le Van Tuan, Le Thi Nga<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 394 - 401<br /> <br /> * Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh ** Tổ chức Y tế Thế Giới<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Lê Thị Ngọc Ánh ĐT: 0976119309 Email: lengocanh309@yahoo.com<br /> 394 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Background: Quang Binh is one of the central provinces where is most affected by natural disasters every<br /> year. Health facilities are inevitably affected, which results in damaged infrastructures and medical equipment,<br /> and unmaintained health care activities. It’s crucial to get information and evidences to help commune health<br /> centers (CHCs) to plan for natural disaster and emergency prevention and response.<br /> Objectives: To identify the proportion of CHCs affected by natural disasters from 2000 to 2014; To establish<br /> a risk map of natural disasters that affect CHCs; To determine CHC staffs’ preparedness and response capacity to<br /> natural disasters and emergency in Quang Binh Province in 2014.<br /> Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted in 159 CHCs in Quang Binh province.<br /> The questionnaire was used to interview CHC staffs about prevention and response to natural disasters.<br /> Data was input using Epidata 3.1 software and analyzed using Stata 12.0. The risk map was drawn using<br /> Acrgis 9.3 software.<br /> Results: About 85% CHCs in Quang Binh province were located in areas prone to natural disasters. From<br /> 2000 to 2014, CHCs were affected by six types of natural disasters. In particular, storms and slow onset floods<br /> tended to occur frequently (33 attacks). The percentage of CHCs affected by the storms and slow onset floods were<br /> 86.8% and 52.8%, respectively. Many CHCs did not have good preparation to respond to natural disasters and<br /> emergencies such as no backup generators (89.3%), no fire extinguishers (22.1%) and lack of fresh water reserves<br /> (22.6%). There were 73% of CHC staffs who were not trained on prevention and response to natural disasters and<br /> emergencies, and nearly 80% of CHCs did not receive guidelines on disaster prevention.<br /> Conclusion: Training on prevention and response to natural disasters and emergencies needs to be<br /> reinforced for CHC staffs. Guidelines on disaster prevention should be given to CHC staffs. MSs need to be<br /> allocated communication materials on disaster prevention guidelines. CHCs that are at risk from natural disasters<br /> need to make a plan to prevent and respond promptly. In addition, CHCs should be equipped with backup<br /> generators, fire extinguishers and fresh water reserves in case of natural disasters and emergencies.<br /> Keywords: risk map, natural disasters, emergencies, commune health centers, Quang Binh province.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ điều kiện bình thường, mà còn trường hợp<br /> khẩn cấp và thiên tai. Tuy nhiên, chính các cơ<br /> Việt Nam là một trong những nước dễ bị sở y tế cũng rất dễ bị hư hại về cơ sở vật chất<br /> thiên tai trên thế giới. Trong thời gian từ 1980-<br /> và các trang thiết bị, cũng như không thể duy<br /> 2010, đã có 159 thảm họa thiên nhiên xảy ra làm trì được các hoạt động thiết yếu cho việc cho<br /> bị thương 73.582.754 người và tử vong 16.099 việc khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt<br /> người(3). Trong 5 năm 2004-2008, các cơn bão xảy là vào thời điểm bệnh nhân đang có nhu cầu<br /> ra đã làm sập, đổ và thiệt hại 1.334 cơ sở y tế(1). tăng cao. Do đó các cơ sở y tế cần có một sự<br /> Năm 2005 tại Miền Trung, cơn bão Xangsane, đã chuẩn bị tốt và có kế hoạch ứng phó kịp thời<br /> làm 37% cơ sở y tế tuyến tỉnh, 75% cơ sở y tế với các thiên tại, thảm họa. Nghiên cứu được<br /> tuyến huyện và 48% TYT đã bị hư hỏng(2). thực hiện nhằm cung cấp các thông tin và<br /> Quảng Bình là một tỉnh miền Trung bị ảnh bằng chứng giúp cho việc lập kế hoạch sẵn<br /> hưởng nặng nề nhất bởi bão, lũ hàng năm. Do sàng ứng phó, phòng chống thiên tai, thảm<br /> địa hình phước tạp hẹp, dốc, nhiều đồi núi và có họa của TYT tỉnh Quảng Bình được tốt hơn.<br /> 5 con sông lớn bao quanh. Đặc biệt vào mùa<br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> mưa, nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt là<br /> không thể tránh khỏi. Xác định tỉ lệ các TYT bị ảnh hưởng bởi các<br /> loại thảm họa tự nhiên từ năm 2000-2014.<br /> Các cơ sở y tế nói chung và TYT nói riêng<br /> luôn đóng vai trò quan trọng trong việc chăm Lập bản đồ nguy cơ các thảm họa tự nhiên<br /> sóc sức khỏe cho người dân không chỉ trong ảnh hưởng đến các TYT tại tỉnh Quảng Bình từ<br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 395<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br /> <br /> năm 2000-2014. bình khoảng 5-8 người, tuy nhiên có trạm chỉ có<br /> Xác định khả năng ứng phó với các thảm họa 3 người.<br /> tự nhiên và các tình huống khẩn cấp của các TYT Về số bác sĩ mỗi trạm, đa số các trạm có 01<br /> tỉnh Quảng Bình, năm 2014. bác sĩ (83%). Tuy nhiên vẫn còn có 5/159 trạm<br /> ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU không có bác sĩ.<br /> <br /> Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện Vị trí của các trạm y tế<br /> vào tháng 7/2014 trên toàn bộ 159 TYT xã, Bảng 2: Vị trí của các TYT (n=159)<br /> phường của tỉnh Quảng Bình. Chúng tôi sử Vị trí của các trạm y tế Số trạm (n) Tỉ lệ (%)<br /> Vùng đất trũng, thường bị ngập lụt 26 16,3<br /> dụng bộ câu hỏi soạn sẵn để phỏng vấn trực tiếp<br /> Gần biển sông, suối 36 22,6<br /> cán bộ y tế quản lý công tác phòng chống và ứng Trên sườn đồi, núi 28 17,6<br /> phó với thiên tai, thảm họa tại các trạm y tế. Gần khu công nghiệp 3 1,9<br /> Ngoài ra, các số liệu thứ cấp có liên quan đến Vùng đất trũng, thường bị ngập lụt<br /> 33 20,8<br /> + gần biển sông, suối<br /> các vụ thiên tai, thảm họa xảy ra trong thời gian Trên sườn đồi, núi + gần biển<br /> 9 5,7<br /> 2004-2014 được thu thập từ Sở Y tế và Văn sông, suối<br /> phòng Ban chỉ đạo phòng chống bảo lụt và tìm Khác (khu vực có nguy cơ thấp là<br /> 24 15,1<br /> khu vực đồng bằng, dân cư)<br /> kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình. Số liệu sau khi<br /> Tổng 159 100,0<br /> thu thập được nhập liệu bằng phần mềm<br /> Có 84,9% TYT của tỉnh Quảng Bình đều nằm<br /> Epidata 3.1 và xử lý bằng Stata 12.0 và bản đồ<br /> trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các<br /> nguy cơ được vẽ bằng phần mềm Acrgis 9.3. các<br /> thiên tai, thảm họa. Trong đó, có 20,8% các TYT<br /> số liệu thống kê được mô tả bằng tần số và tỉ lệ<br /> nằm trong vùng vừa trũng, thường bị ngập lụt<br /> phần trăm.<br /> lại gần biển sông, suối và 5,7% TYT nằm trên<br /> KẾT QUẢ sườn đồi, núi lại gần biển sông, suối. Chỉ có<br /> Thông tin chung của các TYT 24/159 TYT nằm trong khu vực có nguy cơ thấp<br /> Bảng 1: Thông tin chung của các TYT (n=159) là vùng đồng bằng, khu dân cư (chiếm 15.1%).<br /> Nội dung Số trạm y tế Tỉ lệ (%) Các loại thiên tai, thảm họa ảnh hưởng đến<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2