VNH3.TB2.6<br />
<br />
BẢN LĨNH HỒ CHÍ MINH<br />
TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM<br />
(1920-1945)<br />
PGS.TS. Vũ Quang Hiển<br />
<br />
Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội<br />
<br />
<br />
1. Người đầu tiên đặt vấn đề “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của<br />
nó”, phê phán Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản ít quan tâm<br />
đến cách mạng thuộc địa<br />
<br />
Trong quá trình xây dựng một lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và đấu tranh<br />
giành độc lập dân tộc ở Việt Nam (1920-1945), nổi lên bản lĩnh của Nguyễn Ái Quốc - Hồ<br />
Chí Minh.<br />
<br />
Sau 10 năm nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn ở nhiều châu lục và quốc gia<br />
trên thế giới (1911-1920), trên cơ sở tiếp thu và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc<br />
và thời đại, cả phương Đông và phương Tây, Hồ Chí Minh xác định một con đường cứu<br />
nước mới và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.<br />
<br />
Nếu như C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V. I. Lênin<br />
bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Nguyễn Ái Quốc dành sự quan<br />
tâm đặc biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Nếu như các nhà sáng lập học<br />
thuyết về chủ nghĩa cộng sản hết sức nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản,<br />
thì Hồ Chí Minh lại tập trung vào cuộc đấu tranh dân tộc ở thuộc địa. Theo Hồ Chí Minh,<br />
độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Người nói: "Tự do cho đồng<br />
bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều<br />
tôi hiểu"1.<br />
<br />
Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, tuy hoạt động tích cực trong Đảng cộng sản Pháp và<br />
Quốc tế Cộng sản, nhưng quan điểm của Hồ Chí Minh có nhiều điểm không trùng hợp với quan<br />
điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, chẳng hạn như vấn đề dân tộc<br />
ở thuộc địa, quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở<br />
thuộc địa...<br />
<br />
Trong nhiều tác phẩm, nhất là Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ (1924),<br />
Nguyễn Ái Quốc trăn trở rất nhiều về sự khác nhau giữa xã hội châu Âu và xã hội Phương<br />
Đông. Học thuyết đấu tranh giai cấp có thể áp dụng được ở thuộc địa hay không?<br />
<br />
1<br />
Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb CTQG, HN, 1994, tr. 44.<br />
1<br />
Theo Hồ Chí Minh, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phân hóa giai cấp<br />
ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở<br />
phương Tây". Xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét "về mặt cấu trúc kinh tế,<br />
không giống các xã hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai<br />
cấp ở đó không quyết liệt như ở đây". "Những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ<br />
mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên<br />
với họ ở châu Âu và châu Mỹ". "Nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không<br />
có vốn liếng gì lớn..., nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiều thì chủ lại không<br />
hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có<br />
tơ rớt... Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi<br />
được". Trái lại, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân, họ đều chịu<br />
chung số phận là người nô lệ mất nước.<br />
<br />
Trong khi Quốc tế Cộng sản cho rằng chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa quốc tế<br />
vô sản, thì Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, "chủ<br />
nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Vì thế, "người ta sẽ không thể làm gì được cho<br />
người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của<br />
họ". Người kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế cộng sản là: "Phát động chủ<br />
nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng<br />
lợi... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa Quốc tế".<br />
<br />
Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân<br />
tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc và cho rằng việc<br />
phát động chủ nghĩa dân tộc là "một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời"2. Nhân dân<br />
các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, phải "làm cho các<br />
dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để<br />
đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong<br />
những cái cánh của cách mạng vô sản". Với tinh thần độc lập tự chủ, Người đi đến luận<br />
điểm: "Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa - TG), chỉ có thể thực hiện<br />
được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em"3.<br />
<br />
Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh giá đúng<br />
sức mạnh dân tộc, năm 1921, Hồ Chí Minh dự đoán cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc<br />
địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là điểm khác biệt với<br />
quan điểm của Quốc tế Cộng sản cho rằng: cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phụ<br />
thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc 4. Ngày 16-5-1924, trong bài báo<br />
<br />
<br />
2<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Nxb CTQG, HN, 2000, tr. 464, 466 và 467.<br />
3<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T2, Nxb CTQG, HN, 2000, tr. 124 và 129.<br />
4<br />
Trong Tuyên ngôn thành lập của Quốc tế cộng sản (1919), có viết: "Việc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể tiến hành<br />
với việc giải phóng giai cấp công nhân chính quốc...", "công nhân và nông dân không chỉ ở Angiêri, Bănggan, mà cả ở<br />
Batư hay Ácmêni chỉ có thể giành được độc lập khi nào công nhân ở Anh và ở Pháp lật đổ chính phủ "Lôiít Gioócgiơ" và<br />
"Clêmăngxô" giành chính quyền về tay mình" Điều đó có nghĩa là: khi nào cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi thì<br />
2<br />
nhan đề Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa, đăng trên báo La Vie oùvrière, Người<br />
nêu rõ, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có quan hệ bình đẳng với cách mạng vô<br />
sản ở chính quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung:<br />
<br />
"Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính<br />
quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu muốn giết con vật<br />
ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn<br />
lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt<br />
đứt lại sẽ mọc ra"5.<br />
<br />
Người khẳng định:<br />
<br />
"Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự<br />
bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng<br />
khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ<br />
nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ<br />
giải phóng hoàn toàn"6.<br />
<br />
Người thẳng thắn phê bình một số Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chưa biết kết<br />
hợp phong trào cách mạng ở chính quốc và cách mạng ở các nước thuộc địa để thành lập<br />
một mặt trận đấu tranh chung. Tháng 7-1923, Người viết thư cho Trung ương Đảng Cộng<br />
sản Pháp, phê phán các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa không quan tâm đến<br />
phong trào cách mạng thuộc địa, phê bình báo L’Humanité đã bỏ mục Diễn đàn của các<br />
thuộc địa, và báo chí của đảng thì đưa tin rất chậm chạp về các nước thuộc địa. Ngày 11-4-<br />
1924, trong thư gửi thư Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, Người nhận xét: “Những thuộc<br />
địa của Pháp nói chung và xứ Đông Dương nói riêng ít được biết đến trong giới vô sản và<br />
cộng sản. Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp rất ít được thông tin về những gì đang<br />
xảy ra tại những thuộc địa đó”. Cho nên, “nếu chúng ta muốn hoạt động một cách có ích về<br />
vấn đề thuộc địa thì nhất thiết phải bắt liên lạc với các thuộc địa đó”7.<br />
<br />
Ngày 23-6-1924, phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội V của Quốc tế Cộng sản,<br />
Người nói: “Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: thuộc địa<br />
vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương<br />
<br />
<br />
<br />
các dân tộc thuộc địa mới được giải phóng. (xem V.I. Lênin và Quốc tế cộng sản (bản Tiếng Nga), Nxb Tiến bộ, M. 1970,<br />
tr.143).<br />
Những Luận cương về phong trào cách mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI<br />
Quốc tế Cộng sản (1-9-1928) cho rằng: "Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô<br />
sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến" Quan điểm này, vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo<br />
của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. (xem Những luận cương về Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế cộng sản (bản Tiếng<br />
Pháp), Pari, 1928, tr.174.<br />
5<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Sđd, tr. 298.<br />
6<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Sđd, tr. 36.<br />
7<br />
Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Nxb CTQG, HN, 2006, tr. 238, 239 và 266.<br />
3<br />
lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như các<br />
đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và<br />
đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận<br />
mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi<br />
ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”. “Nọc độc và<br />
sức sống của của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa" 8. “Bàn về<br />
khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng, đề ra kế hoạch của cuộc chiến đấu sắp tới,<br />
các đồng chí Anh và Pháp cũng như các đồng chí ở các đảng khác hoàn toàn bỏ qua luận<br />
điểm cực kỳ quan trọng có tính chiến lược này. Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng<br />
chí: hãy chú ý!”. Ngày 1-7-1924, tại phiên họp thứ 22 Đại hội V của Quốc tế Cộng sản,<br />
Người phê phán các Đảng Cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ và các Đảng Cộng sản ở các<br />
nước có thuộc địa chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, trong<br />
khi giai cấp tư sản các nước đó đã làm tất cả để kìm giữ các dân tộc bị chúng nô dịch trong<br />
vòng áp bức9.<br />
<br />
Đối với vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa, Người chỉ ra rằng: nông dân bị áp bức<br />
bóc lột nặng nề, nạn đói luôn luôn xảy ra, sự phẫn uất ngày càng lên cao. "Sự nổi dậy của<br />
nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng<br />
lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực,<br />
thì nguyên nhân là họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế Cộng sản cần phải<br />
giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường<br />
đi tới cách mạng giải phóng"10.<br />
<br />
Một số sự phê phán và yêu cầu nêu trên thể hiện Hồ Chí Minh không giáo điều, rập<br />
khuôn máy móc những lý luận có sẵn về đấu tranh giai cấp, mà có sự am hiểu sâu sắc về xã<br />
hội thuộc địa và yêu cầu bức thiết của các dân tộc thuộc địa là độc lập tự do. Điều đó cũng<br />
cho thấy, không có một con đường cứu nước định sẵn, mà phải tiếp thu và phát triển sáng<br />
tạo những giá trị văn hóa và lý luận cách mạng của thời đại để xây dựng một học thuyết<br />
cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử của dân tộc. Kính trọng Mác, thấy rõ học thuyết<br />
của Mác phù hợp với các xã hội tư bản, nhưng Hồ Chí Minh cho rằng: “Mác đã xây dựng<br />
học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu<br />
Âu. Mà châu Âu là gì? Đó không phải là cả thế giới”. “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ<br />
sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở<br />
thời mình không có được”. Người đặt vấn đề, “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử<br />
của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” 11. Đó là một đề xuất táo bạo, vượt lên<br />
những quan niệm phổ biến trong Quốc tế Cộng sản, các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản<br />
và nhiều nhà cách mạng thuộc địa lúc bấy giờ.<br />
<br />
<br />
8<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T1, tr. 273.<br />
9<br />
Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Sđd, tr 277, 278 và 279.<br />
10<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Sđd, 2000, tr. 289.<br />
11<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Sđd, tr. 465.<br />
4<br />
2. Lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và những thử thách quyết liệt<br />
<br />
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng thuộc địa mới hình thành trong<br />
những năm 1921-1923 không phù hợp với quan điểm của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng<br />
Cộng sản, nên ngay lần đầu tiên khi tới Mátxcơva, Người đã không nhận được sự quan tâm<br />
chu đáo. Điều kiện sinh hoạt của Người rất khó khăn12. Nhiều lần Người đề nghị gặp Chủ<br />
tịch Quốc tế Cộng sản để thảo luận về vấn đề thuộc địa của Pháp, nhưng không được đáp<br />
ứng. Trong bức thư ngày 15-3-1924, Người viết: “Đã hơn một tháng nay, tôi xin đồng chí<br />
vui lòng tiếp để có thể thảo luận với đồng chí về tình cảnh thuộc địa của Pháp. Cho tới nay,<br />
tôi vẫn chưa được trả lời. Hôm nay, tôi xin mạn phép nhắc lại sự thỉnh cầu đó, và xin đồng<br />
chí nhận lời chào cộng sản anh em”.<br />
<br />
Trên thực tế, khi rời nước Pháp đi Liên Xô, Hồ Chí Minh không có ý định ở lại Liên<br />
Xô lâu ngày, mà là để tiếp tục cuộc hành trình về Tổ quốc. Lúc tới Mátxcơva (tháng 7-<br />
1923), kế hoạch của Người đã được quyết định: sau ba tháng lưu lại ở đây, Người sẽ đi<br />
Trung Quốc để tìm cách liên lạc với Đông Dương, nhưng không được Quốc tế Cộng sản tạo<br />
điều kiện. Ngày 11-4-1923, trong thư gửi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, Người cho rằng<br />
chuyến về Việt Nam qua Trung Quốc của mình “sẽ là một chuyến đi điều tra và nghiên<br />
cứu” và đề nghị Quốc tế Cộng sản tạo điều kiện giúp đỡ. Người tỏ ý không hài lòng về sự<br />
chậm trễ: “bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và là tháng thứ sáu tôi chờ đợi”, “việc lên<br />
đường của tôi vẫn chưa được quyết định”13.<br />
<br />
Thời gian lưu lại Liên Xô chừng một năm, tiếp tục công việc đã làm ở Pháp, Hồ Chí<br />
Minh từng bước phác thảo một chiến lược đấu tranh dân tộc ở thuộc địa. Công việc đó được<br />
hoàn thiện dần, nhất là thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc).<br />
<br />
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã xây dựng một lý luận về cách mạng<br />
giải phóng dân tộc và truyền bá vào Việt Nam14. Nội dung lý luận đó được trình bày qua<br />
nhiều bài của Người viết cho các báo, những tham luận trình bày tại một số hội nghị và đại<br />
hội quốc tế, nhất là Đại hội V của Quốc tế Cộng sản; đặc biệt là qua hai tác phẩm: Bản án<br />
chế độ thực dân Pháp và Đường kách mệnh. Về Trung Quốc (từ cuối năm 1924), Hồ Chí<br />
Minh sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) và tổ chức đào tạo một đội ngũ<br />
cán bộ cách mạng tại Trường Chính trị Quảng Châu (1925-1927).<br />
<br />
<br />
12<br />
Trong bức thư gửi Pêtơrốp (3-1924), Nguyễn Ái Quốc viết: “Trong những tháng, tháng mười hai, tháng giêng<br />
và tháng hai tôi thuê phòng số 176, ở đây lúc nào cũng có 4 và 5 người thuê. Ban ngày thì tiếng ồn liên tục, ban<br />
đêm tôi bị rệp ăn thịt, không cho tôi nghỉ ngơi. Vì vậy tôi không muốn trả 5 rúp tiền thuê nhà để tỏ sự phản đối.<br />
Từ tháng ba, tôi nhận một phòng nhỏ, rất nhỏ. Sở quản lý nhà buộc tôi gánh 13 rúp 74 cho tháng ba và 11 rúp<br />
61 cho những tháng sau”. So sánh diện tích, trang bị nội thất và giá cả với các phòng khác thì “giá mà người ta<br />
buộc cho tôi là hoàn toàn đáng công phẫn” (xem Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Sđd,<br />
tr. 264).<br />
13<br />
Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Sđd, tr. 261-262.<br />
14<br />
“Lý luận giải phóng dân tộc” là thuật ngữ dùng theo Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ<br />
Chủ tịch, Nxb Văn nghệ, HN, 1994, tr. 71.<br />
5<br />
Khác với chiến lược đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng<br />
sản ở các nước tư bản phương Tây, Hồ Chí Minh khẳng định chiến lược cách mạng ở thuộc<br />
địa chưa phải là đấu tranh giai cấp, mà là đấu tranh dân tộc. Trong tác phẩm Đường kách<br />
mệnh, Người phân biệt ba loại cách mạng: cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách<br />
mạng giải phóng dân tộc, đồng thời xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt<br />
Nam là cách mạng giải phóng dân tộc. Lực lượng của cuộc cách mạng đó bao gồm toàn dân<br />
tộc, trong dó công nhân và nông dân là “chủ cách mệnh”, “gốc cách mệnh”, còn học trò, nhà<br />
buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là “bầu bạn cách mệnh của công nông”...<br />
<br />
Vì không nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và<br />
tác phẩm Đường kách mệnh bị lên án bằng những lời lẽ rất nặng nề từ những chiến sĩ cận vệ<br />
của Quốc tế Cộng sản. Theo Giôdép Marát (tức Hà Huy Tập), Hội Việt Nam cách mạng<br />
thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng là “hai đảng cách mạng tiểu tư sản”, “có những sự<br />
xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin”, “mắc chủ nghĩa cơ hội trong lý luận và trong thực tiễn,<br />
tư tưởng biệt phái, đóng kín”15. Cuốn Đường Kách mệnh với sự nhấn mạnh “cách mạng dân<br />
tộc” và chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc bị phê phán là “những điều ngu ngốc về<br />
lý luận”. “Không hơn không kém, lý luận đó có nghĩa là sự hợp tác giai cấp (với phong<br />
kiến, địa chủ, và giai cấp tư sản tay sai)”. “Lẽ tự nhiên, những quan điểm như vậy giải thích<br />
rõ sự thực là “Những người cộng sản tự do chủ nghĩa” không thể xác định các động lực của<br />
cách mạng Đông Dương và không thể hiểu đúng sự độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản<br />
trong cuộc đấu tranh cách mạng”16. “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chỉ có những<br />
khuynh hướng cộng sản mơ hồ, ít nhiều hỗn độn trái ngược nhau. Trong hàng ngũ của Hội,<br />
các khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa còn nhiều”17.<br />
<br />
Sau vụ chính biến của Trung hoa Quốc dân đảng (1927), Hồ Chí Minh “chỉ còn cách<br />
là phải chọn gấp giữa hai con đường hoặc là để bị bắt hay tiếp tục qua Mátxcơva về công<br />
tác ở Xiêm”. Người muốn về công tác ở Xiêm, hoặc Thượng Hải18, nhưng rốt cuộc lại được<br />
Quốc tế Cộng sản cử đi Pháp, từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế<br />
quốc (12-1927) ở Bỉ, rồi về Berlin. Người thấy “không thể công tác ở Pháp, ở Đức vô ích,<br />
nhưng cần thiết ở Đông Dương”, nên đã “xin lên đường về xứ sở này”, cho dù “không được<br />
kinh phí công tác”, vì đã một năm “lang thang từ nước này đến nước khác trong khi có<br />
nhiều việc phải làm ở Đông Dương”. Nhưng chờ đợi mãi vẫn không có câu trả lời, Người<br />
lâm vào “hoàn cảnh khó khăn không chịu nổi”, “chờ đợi vô thời hạn” và “không có gì để<br />
sống”, ở trong tình trạng “biết là có nhiều công việc nhưng không thể làm gì được, ăn không<br />
ngồi rồi không có tiền, sống ngày nào hay ngày ấy mà không được phép hoạt động...” 19. Mãi<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T4, Nxb CTQG, HN, 1999, tr. 385.<br />
16<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T4, Sđd, tr. 367.<br />
17<br />
Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Nxb CTQG, HN, 2006, tr 190.<br />
18<br />
Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Sđd, tr 374.<br />
19<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T2, Sđd, tr. 324-326.<br />
6<br />
tới ngày 25-4-1928, Hồ Chí Minh mới được Quốc tế Cộng sản quyết định đồng ý cho trở về<br />
Đông Dương theo nguyện vọng.<br />
<br />
Đầu năm 1930, Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với quan niệm<br />
Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, phải thành lập đảng cách mạng trong từng quốc gia<br />
dân tộc, Người chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản thành<br />
một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khi Quốc tế Cộng sản chủ trương chỉ<br />
thành lập ở Đông Dương một Đảng Cộng sản duy nhất 20. Việc làm ấy bị coi là được thực<br />
hiện “bằng một con đường khác mà Quốc tế Cộng sản không lường trước” 21. “Nội cái tên<br />
ấy cũng đủ chứng minh rằng: a) ở các đại biểu còn rơi rớt những tàn dư của chủ nghĩa quốc<br />
gia hẹp hòi; b) các đại biểu chưa nhận thức được vị trí quan trọng của Cao Miên, Ai Lao và<br />
và những dân tộc ít người khác trong cuộc đấu tranh phẩn đế và phản phong ở Đông Dương;<br />
c) công cuộc thống nhất chưa hoàn toàn thủ tiêu được hẳn tư tưởng nhóm phái của các nhà<br />
lãnh đạo các tổ chức cộng sản (những khuynh hướng chia rẽ của một số người lãnh đạo ở<br />
Bắc Kỳ năm 1931 là một bằng chứng)”22. Hội nghị “đã làm sai chủ nghĩa Lênin, vì khẳng<br />
định rằng sách lược quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức không cho phép thành lập một<br />
Đảng Cộng sản cho công nhân tất cả các dân tộc ở Đông Dương, mà chỉ riêng cho công<br />
nhân của nước Việt Nam, do đó đã lấy tên là “Đảng Cộng sản Việt Nam”...” 23.<br />
<br />
Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng<br />
(Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì (10-1930) cũng nhận định việc đặt tên đảng không đúng,<br />
vì gọi là Việt Nam cộng sản đảng thì không bao gồm được Cao Miên và Lào. Xuất phát từ<br />
quan điểm cho rằng: vô sản Việt Nam, Cao Miên và Lào tuy tiếng nói, phong tục và nòi<br />
giống khác nhau, nhưng về mặt chính trị và kinh tế thì cần phải liên lạc mật thiết với nhau,<br />
Ban chấp hành Trung ương quyết định "bỏ tên Việt Nam cộng sản Đảng mà lấy tên Đông<br />
Dương cộng sản Đảng".<br />
<br />
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Cương lĩnh Hồ Chí Minh, một cương lĩnh<br />
giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, đã hoạch định con đường phát triển của dân tộc từ<br />
một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác<br />
nhau: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".<br />
"Tư sản dân quyền cách mạng" là giai đoạn chiến lược giải phóng dân tộc, hoàn thành<br />
nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc (không bao gồm nhiệm vụ ruộng đất). "Thổ<br />
địa cách mạng" không nằm trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, mà là một giai đoạn<br />
chiến lược với nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất. "Đi tới xã hội cộng sản" lại là giai<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Trong văn kiện Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Đảng đó phải chỉ<br />
có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương” (Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, T1,<br />
Sđd, tr. 614).<br />
21<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T4, Sđd, tr. 384.<br />
22<br />
Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 263-264.<br />
23<br />
Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 151.<br />
7<br />
đoạn phát triển kế tiếp để từng bước đạt mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh chủ trương<br />
tập hợp lực lượng rộng rãi, bao gồm toàn dân tộc.<br />
<br />
Sự hoạch định con đường phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh là biện chứng và khách<br />
quan, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt<br />
với cách mạng ở các nước tư bản phương Tây.<br />
<br />
Tuy nhiên, sự khác biệt ấy đã không được chấp nhận, mà bị chỉ trích gay gắt. Với bút<br />
danh Hồng Thế Công, Hà Huy Tập viết bài Kỷ niệm ba năm thành lập Đảng Cộng sản<br />
Đông Dương thống nhất, đăng trên Tạp chí Cahier du Bolsévisme (cơ quan lý luận của<br />
Đảng Cộng sản Pháp, số 8, ngày 1-3-1933), kiên quyết khẳng định những “sai lầm chính”<br />
của Hội nghị hợp nhất:<br />
<br />
- “Trong khi ấn định tính chất cách mạng Đông Dương... đã coi cách mạng ruộng đất<br />
không phải là một bộ phận của cách mạng tư sản dân quyền (TG nhấn mạnh)”, “đã đề ra<br />
sách lược sai lầm: dựa vào nông dân nghèo đoàn kết với trung nông, tiểu tư sản, trí thức,<br />
trung lập phú nông, tiểu và trung địa chủ”. “Cương lĩnh của Hội nghị hợp nhất là trái ngược<br />
với học thuyết Lêninnít, với đường lối chính trị của Quốc tế Cộng sản”.<br />
<br />
- Nguyễn Ái Quốc là người có sáng kiến lãnh đạo Hội nghị hợp nhất. “Nhưng đồng<br />
chí đã phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa trong thời gian Hội nghị hợp nhất mà chúng<br />
ta không thể bỏ qua”. Cương lĩnh của Hội nghị hợp nhất chứng tỏ rằng “đường lối chính trị<br />
của Hội nghị hợp nhất và của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đều sai lầm trên nhiều phương<br />
diện”24. “Hội nghị hợp nhất không hiểu rằng tính chất của cách mạng Đông Dương là tư sản<br />
dân chủ gồm hai nhiệm vụ (cách mạng phản đế và cách mạng ruộng đất). Hai nhiệm vụ ấy<br />
là những bộ phận khăng khít của của cách mạng tư sản dân chủ và gắn bó mật thiết với<br />
nhau”. “Hội nghị lại không hiểu rằng cách mạng ruộng đất là cái trục của cách mạng tư sản<br />
dân chủ”. “Cương lĩnh của Hội nghị hợp nhất đề ra vấn đề làm cách mạng điền địa, nhưng<br />
không đả động một lời nào đến giai cấp địa chủ. Hội nghị chỉ nói đến việc tịch thu ruộng đất<br />
của bọn đế quốc, những không nói gì đến việc tịch thu ruộng đất của địa chủ. Như vậy là<br />
cuộc cách mạng ruộng đất mà Hội nghị hợp nhất đề ra chỉ là một cuộc cách mạng bộ phận<br />
vì thế nó không có khả năng xóa bỏ các hình thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa ở Đông<br />
Dương"25.<br />
<br />
Hà Huy Tập cho rằng Nguyễn Ái Quốc là người “đã mắc nhiều sai lầm trong cương<br />
lĩnh mà đồng chí soạn thảo”. “Lúc mới thống nhất Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có đường<br />
lối chính trị đúng đắn”26. “Chẳng những Hội nghị hợp nhất không nêu khẩu hiệu đánh đổ<br />
giai cấp địa chủ, tịch thu hết thảy ruộng đất của chúng, mà còn nêu ra vấn đề sử dụng, hoặc<br />
ít ra cũng trung lập bọn tiểu và trung địa chủ. Như thế là Hội nghị không hiểu phải tiêu diệt<br />
<br />
<br />
24<br />
Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 151 và 266.<br />
25<br />
Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 261, 262, 271, 272 và 273.<br />
26<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T4, Sđd, tr. 385.<br />
8<br />
chúng về mặt giai cấp”. “Hội nghị cũng nêu ra vấn đề sử dụng hoặc trung lập giai cấp tư sản<br />
bản xứ. Đề ra một sách lược như thế có nghĩa là từ bỏ cuộc tranh đấu chống lại ảnh hưởng<br />
tai hại của giai cấp tư sản bản xứ trong quần chúng lao động Đông Dương”. “Đối với phú<br />
nông, Hội nghị cũng đề ra vấn đề sử dụng hoặc trung lập. Quốc tế Cộng sản không đồng ý ý<br />
kiến đó...”. “Đối với trí thức và giai cấp tiểu tư sản, Hội nghị cũng nêu ra vấn đề liên minh.<br />
Đây cũng là một sách lược sai lầm”.<br />
<br />
Hồng Thế Công khẳng định: “Các nhóm cộng sản năm 1929 và Hội nghị thống nhất<br />
đã nhiều lần xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương, nhưng cứ luẩn<br />
quẩn trong trong một mớ lý luận hỗn độn, mơ hồ”. “Ban đầu, khi mới thống nhất Đảng ta đã<br />
có một cương lĩnh còn trái với học thuyết Lênin...” 27.<br />
<br />
Với quan điểm nhấn mạnh chiến lược đấu tranh giai cấp, Hội nghị lần thứ nhất của<br />
Ban chấp hành Trung ương Đảng (10-1930) đánh giá Chánh cương vắn tắt và Sách lược<br />
vắn tắt do Hội nghị hiệp nhất thông qua đã phạm sai lầm chính trị rất "nguy hiểm", vì "chỉ<br />
lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu". Ban chấp hành Trung ương<br />
quyết định "thủ tiêu Chánh cương, Sách lược của Đảng" và chỉ rõ: phải dựa và nghị quyết<br />
của Quốc tế Cộng sản, chính sách và kế hoạch của Đảng "làm căn bổn mà chỉnh đốn nội bộ,<br />
làm cho Đảng bôn-sê-vích".<br />
<br />
Ngày 9-12-1930, trong bức thư gửi cho các đảng bộ, Ban Thường vụ Trung ương<br />
Đảng tiếp tục nhấn mạnh chủ trương đấu tranh giai cấp, phê phán những "sai lầm của Hội<br />
nghị hiệp nhất là sai lầm rất lớn và rất nguy hiểm", có nhiều điều không đúng với chủ<br />
trương của Quốc tế Cộng sản và nêu trách nhiệm "nặng nề" của Ban chấp hành Trung ương<br />
là phải "sửa đổi những sự sai lầm trong công việc của Hội nghị hiệp nhất", "phải thực hành<br />
đối với công việc như lúc bắt đầu mới tổ chức ra Đảng vậy".<br />
<br />
Chiến lược đấu tranh dân tộc bị bác bỏ, và thay vào đó là một chiến lược đấu tranh<br />
giai cấp, thể hiện trong Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để<br />
thảo luận trong Đảng). Đó là một quyết định không đúng. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc<br />
về Tổng Bí thư Trần Phú. Hà Huy Tập khẳng định: Trần Phú “đã tiến hành công việc<br />
Bônsêvích hóa Đảng về phương diện lý luận”, “là người kiên quyết chống lại bất cứ một sai<br />
lầm nhỏ nào đi chệch đường lối chính trị của Quốc tế Cộng sản”28.<br />
<br />
Những người cộng sản trẻ tuổi Việt Nam lúc đó, như Trần Phú, Hà Huy Tập... được<br />
Quốc tế Cộng sản đào tạo, ý chí cách mạng kiên trung, nhưng ít kinh nghiệm thực tiễn, nên<br />
chỉ có thể đi theo hướng của Quốc tế Cộng sản. Chiến lược giải phóng dân tộc của Hồ Chí<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, 274, 275, 396, 476 và 477.<br />
28<br />
Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 76-77.<br />
9<br />
Minh chưa trở thành tư tưởng chủ đạo trong Đảng, chưa được sự đồng thuận của số đông<br />
những nhà lãnh đạo của Đảng và của Quốc tế Cộng sản trong suốt những năm 1930-193529.<br />
<br />
3. Dũng cảm và khéo léo vượt qua thử thách, khẳng định lại chiến lược giải<br />
phóng dân tộc, đưa Cách mạng tháng Tám 1945 đến thành công<br />
<br />
Trong những năm 1931-1935, bản thân Hồ Chí Minh gặp nhiều trắc trở. Tháng 6-<br />
1931, Người bị nhà cầm quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông. Nhờ sự giúp đỡ của<br />
Luật sư Lôdơbi, Người thoát khỏi ngục tù, đến Mátxcơva (6-1934), nhưng bị ngờ vực về lý<br />
do “dễ dàng ra khỏi nhà tù và thoát khỏi tay cảnh sát Pháp”, lâm vào tình cảnh “đau khổ” vì<br />
không hiểu tại sao “không được tham gia vào việc này hay việc khác của công tác bí mật” 30.<br />
Người nhiều lần đề nghị được tạo điều kiện để về công tác tại Đông Dương, nhưng luôn bị trì<br />
hoãn31.<br />
<br />
Tháng 6-1938, trải qua 8 năm trong “tình trạng không hoạt động”, Hồ Chí Minh yêu<br />
cầu với Quốc tế Cộng sản "đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và<br />
như là sống ở bên cạnh, ở ngoài của Đảng"32. Rời Mátxcơva, sau một thời gian tham gia<br />
cách mạng Trung Quốc, Người bắt được liên lạc với Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng<br />
sản Đông Dương, rồi về nước (từ tháng 2-1941). Vấn đề đặt ra đối với cách mạng Việt Nam<br />
lúc đó là: tiếp tục chiến lược đấu tranh giai cấp được xác định trong Luận cương chính trị<br />
tháng 10-1930 hay trở lại với chiến lược đấu tranh dân tộc như trong Cương lĩnh cách mạng<br />
đầu tiên của Đảng?<br />
<br />
Với bản lĩnh kiên cường, bám sát thực tiễn Việt Nam, kiên quyết chống giáo điều,<br />
tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ Tám của Ban Chấp hành Trung ương<br />
Đảng, quyết định “thay đổi chiến lược”, từ chiến lược đấu tranh giai cấp, sang chiến lược<br />
đấu tranh dân tộc: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách<br />
mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa,<br />
mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy<br />
thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc<br />
giải phóng”. Hội nghị chủ trương tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ<br />
chia lại công điền và ruộng đất “tịch thu của Việt gian phản quốc” cho dân cày nghèo, tức là<br />
ruộng đất đang nằm trong tay kẻ thù của dân tộc, chứ không phải là của giai cấp địa chủ nói<br />
chung, nhằm đánh lại kẻ thù của dân tộc cả về chính trị và kinh tế. Về vấn đề dân tộc ở<br />
Đông Dương, Hội nghị khẳng định: “đã nói đến vấn đề dân tộc tức là sự tự do độc lập của<br />
<br />
<br />
29<br />
Từ tháng 10-1930, Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt không được coi là một cương lĩnh của Đảng nữa. Đến<br />
năm 1991 Tạp chí Lịch sử Đảng mới công bố một bài nghiên cứu, khẳng định lại đó là cương lĩnh cách mạng đầu tiên<br />
của Đảng.<br />
30<br />
Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T2, Nxb CTQG, HN, 2006, tr. 59-60.<br />
31<br />
Mùa Hè năm 1936, Nguyễn Ái Quốc được Vụ tổ chức cán bộ của Quốc tế Cộng sản mời đến làm tờ khai lý lịch, hộ<br />
chiếu, giấy đi đường... Song, chuyến đi này phải hủy bỏ vì “tình hình thay đổi” (Xem Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử,<br />
T2, Sđd, tr. 65).<br />
32<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T3, Sđd, tr. 90.<br />
10<br />
mỗi dân tộc tùy theo ý muốn của mỗi dân tộc. Nói như thế nghĩa là sau lúc đánh đuổi Pháp<br />
– Nhật, ta phải thi hành chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương. Các dân<br />
tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân<br />
chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý” 33.<br />
<br />
Hồ Chí Minh viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: "trong lúc này quyền lợi dân tộc<br />
giải phóng cao hơn hết thảy". Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo<br />
Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là: "Cờ<br />
treo độc lập, nền xây bình quyền". Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cho<br />
độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ: "Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt<br />
cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!".<br />
<br />
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên<br />
ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng<br />
tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam<br />
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc<br />
lập ấy".<br />
<br />
Chặng đường cách mạng từ năm 1920 đến năm 1945 cho thấy: trong những năm<br />
cách mạng Việt Nam chịu sự chi phối chặt chẽ của Quốc tế Cộng sản, nên phạm sai lầm<br />
giáo điều, tả khuynh. Những năm cách mạng Việt Nam tiến lên dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ<br />
Chí Minh, tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc, tự lực giành<br />
chính quyền, rồi đi vào kháng chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh có bản lĩnh độc lập tự chủ,<br />
không chịu giáo điều, kiên định chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng phải trải<br />
qua nhiều gian truân, nhất là khi quan điểm của Người chưa được Quốc tế Cộng sản và đa<br />
số những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam tán thành. Là người đã vận dụng có phê phán<br />
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác vào phong trào giải phóng dân tộc, nhưng Hồ Chí<br />
Minh bị quy kết là người “dân tộc chủ nghĩa”. Trong những năm 1923-1924, 1927-1928,<br />
1934-1938, Người không được Quốc tế Cộng sản đồng tình, nên bị kiềm chế, bị phê phán,<br />
thậm chí có lúc bị “bỏ rơi”. Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì giữ vững quan<br />
điểm sáng tạo, đúng đắn của mình. Bằng dũng khí và trí tuệ, với sự tế nhị, khéo léo, với ý<br />
thức tổ chức kỷ luật, Người đã phấn đấu quyết liệt và bền bỉ để vượt qua thử thách và giành<br />
thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.<br />
<br />
Thực tiễn lịch sử đó để lại một bài học lớn của cách mạng Việt Nam là: phải nêu cao<br />
ngọn cờ Tư tưởng Hồ Chí Minh, bám chắc thực tiễn Việt Nam, giữ vững tính độc lập về tư<br />
duy, vận dụng và phát triển lý luận một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, chống<br />
giáo điều, để xác định đường lối chính trị đúng đắn, phục vụ sự nghiệp giải phóng và phát<br />
triển dân tộc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
33<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, HN, 2000, tr. 118, 119 và 113.<br />
11<br />
HO CHI MINH’S SKILL AND SPIRIT<br />
IN THE LIBERATION OF THE VIETNAMESE NATION<br />
(1920–1945)<br />
<br />
Assoc. Prof. Dr. Vu Quang Hien<br />
<br />
University of Social Sciences and Humanities<br />
Vietnam National University, Hanoi<br />
<br />
<br />
1. The first person questioning “the re-examination of historical foundation of<br />
Marxism” and criticizing the Communist International and Communist Parties in capitalist<br />
countries for showing less interests in colonial revolution<br />
<br />
In the course of developing a theory for a national liberation revolution and a<br />
struggle for national independence in Vietnam in the 1920-1945 period, Nguyen Ai Quoc -<br />
Ho Chi Minh displayed his skill and spirit.<br />
<br />
A decade of studying theories and inquiring into practical situations in different<br />
continents and countries around the world (1911-1920) and the foundation enriched by the<br />
accumulation and development of cultural values of the era and of nations in both Oriental<br />
and Western countries has greatly supported Ho Chi Minh in defining a new path for<br />
national salvation and joining in founding the French Communist Party.<br />
<br />
If Marx talked much about the struggle against capitalism and V.I Lenin‟s<br />
discussions centered on the fight against imperialism, Nguyen Ai Quoc was particularly<br />
interested in the struggle against colonialism. While the creators of communism theory laid<br />
strong emphasis on class warfare in capitalist countries, Ho Chi Minh focused on the<br />
national struggle in the colonies. For Ho Chi Minh, independence and freedom were what<br />
colonial nations have longed for most. He said: “freedom for my fellow countrymen,<br />
freedom for my fatherland, that is all I have desperately yearned for; and that is all that I<br />
have understood” (1).<br />
<br />
In the early 20s of the 20th century, Ho Chi Minh took an active part in the operation<br />
of the French Communist Party and the Communist International. However, his own<br />
viewpoints relating to different matters, including the nationality issue in the colonies, the<br />
relationship between a proletarian revolution in the Metropolitan country and a national<br />
liberation revolution in the colonies, were not matching with those held by the Central<br />
Committees of the French Communist Party and the Communist International.<br />
<br />
In many of his writings, particularly in The Report on the North, the Central and the<br />
South (1924), Nguyen Ai Quoc discussed the differences between European society and<br />
Oriental society and whether a theory on class warfare can be applied in the colonies or not.<br />
<br />
12<br />
Ho Chi Minh realized that a backward and under-developed economy could not draw<br />
the absolute differentiation between classes in Indo-China. Therefore, “the class struggle<br />
can not be as the same as in the West”. Referring to economic structure, Indo-Chinese,<br />
Indian or Chinese societies “are not like western societies in the Medieval Era or in the<br />
Modern Time. The class struggle in those societies is not as severe as it is here”. “Small or<br />
medium-sized landlords and those who earned the name as great landlords here are seen just<br />
as dwarfs in comparison with those of similar titles in the Europe and America”. “If farmers<br />
have almost nothing, landlords have no more than a little source of capital…, if workers<br />
don‟t not know how much they had been exploited, their employers do have no idea of their<br />
exploiting tool being just machinery; while the one do not have any trade union, the other<br />
hold no trust… the conflict in the right and interests among them is minimized. This is<br />
undeniable”. On the contrary, they, regardless of whether they are landlords or farmers, had<br />
shared a similar fate of becoming slaves and losing their country.<br />
<br />
While the Communist International stuck to the point that nationalism versus<br />
proletarian internationalism, Ho Chi Minh asserted: for colonial nations in the Orient<br />
“nationalism is a great driving force of countries”. Accordingly, “nobody can do anything<br />
for Annamese if they do not take into account the sole and great driving force of<br />
Annamese‟s social life”. He made recommendations to the Communist International on its<br />
platform of action, proposing “launching a native nationalism on behalf of the Communist<br />
International...and when that nationalism is achieved, it will certainly turn into<br />
internationalism.”<br />
<br />
From the analysis of classes in colonial society and the tradition of Vietnamese<br />
people, Ho Chi Minh highly valued the strength of nationalism and argued that the launch of<br />
nationalism was “a policy of excellent reality” (2). He said the people of colonial nations<br />
had a great revolutionary competence and pointed to the need to “make colonial nations,<br />
which used to be distant from one another, gain better understanding of each other and unite<br />
in a common cause to lay a foundation for a future Oriental alliance, which will act as one<br />
of the wings of the proletarian revolution”. Upholding a sense of independence and self-<br />
reliance, Ho Chi Minh came to the theoretical point that “you (colonial people) can only be<br />
emancipated by deploying your endeavors” (3).<br />
<br />
Aware of the role and strategic position of colonial revolution and having estimated<br />
correctly the nation‟s capacity, right in 1921 Ho Chi Minh predicted that national liberation<br />
revolution in the colonies could be won prior to proletarian revolution in the Metropolitan<br />
country. This view was different from that of the Communist International which said<br />
national liberation revolution in the colonies depended on the victory of proletarian warfare<br />
in the Metropolitan country (4). In an article entitled “Russian revolution and colonial<br />
nations” published on La Vie oùvrière on May 16, 1924, Ho Chi Minh stressed that national<br />
liberation revolution in the colonies deserved an equal footing with proletarian revolution in<br />
the Metropolitan country in the fight against a mutual enemy:<br />
<br />
13<br />
“Capitalism is a leech that attaches one of its tentacles to proletarian class in the<br />
Metropolitan country and the other to proletarian class in colonial nations. To kill that<br />
creature, you need to cut both of its tentacles. If only one tentacle is axed, the other still<br />
continues to suck blood of proletarian class. It continues to live its life and the cut tentacle<br />
re-grows”(5).<br />
<br />
He affirmed:<br />
<br />
“Once hundreds of millions of oppressed Asian people are awake to the need to put<br />
an end to cruel exploitation of colonialists with insatiable greed, they will form a giant<br />
force, and in the process of eliminating imperialism, which is regarded as one of the<br />
conditions nurturing the existence of capitalism, they can lend a helping hand to their peers<br />
in Western countries in the course of liberation” (6).<br />
<br />
He frankly criticized several Communist Parties in capitalist countries for failing to<br />
combine revolutionary movements in the Metropolitan country with revolutions in colonial<br />
countries in order to set up a mutual combating front. In July, 1923, Ho Chi Minh wrote a<br />
letter to the Central Committee of the French Communist Party, presenting his disapproval<br />
of the disinterest that Communist Parties in capitalist countries paid to revolutionary<br />
movements in colonial nations. He criticized L‟Humanite for pulling down the “forum of<br />
colonial countries” column and Party-run newspapers for their slow coverage relating to<br />
colonial countries. On April 11, 1924, in a letter sent to the Central Committee of the<br />
Communist International, he commented, “France-occupied countries in general and Indo-<br />
China in particular have become less popular in the circle of proletarians and communists. A<br />
very few information on what had been happening in those colonial countries reached the<br />
Communist International and the French Communist Party”. Therefore, “it is imperative for<br />
us to establish a direct link with the colonies if we want to take helpful activities for<br />
them”(7).<br />
<br />
In addressing the eighth session of the Communist International‟s fifth congress on<br />
June 23, 1924, Ho Chi Minh said: “I come here to constantly remind the Communist<br />
International of a truth - colonies still exist. I also want to draw the Communist<br />
International‟s attention to both future issues and threats that will challenge the colonies.<br />
However, you seem not to understand thoroughly that the fortune of the world proletarian<br />
class, especially the proletarian class in countries that went colonizing others, is closely<br />
associated with the fortune of the exploited class in the colonies. I will take advantage of<br />
every opportunity I may have to put forward concerned matters, and if necessary, I will alert<br />
you to the colonial question”. “Venom and vitality of the capitalist snake is concentrating in<br />
the colonies”(8). “When discussing possibilities and measures to carry out revolution and<br />
formulating plans for an upcoming fight, British and French comrades as well as comrades<br />
in other parties skipped this extremely important and strategic theoretical point.<br />
Accordingly, I desperately try to call for your: attention!”. On July 1, 1924, at the 22 nd<br />
<br />
14<br />
session of the Communist International‟s fifth congress, Ho Chi Minh criticized Communist<br />
Parties in France, Britain, the Netherlands, Belgium and Communist Parties in colonial<br />
countries for failing to implement an active policy on colonial issue while the bourgeoisie in<br />
those countries deployed all means they could have to oppress the exploited people there<br />
(9).<br />
<br />
Regarding farmer issue in colonial countries, Ho Chi Minh pointed out: severe<br />
exploitation on farmers and repeated famines triggered high waves of indignation. “It‟s ripe<br />
for native farmers to launch uprising. In many colonial countries, farmers did try to stage<br />
several uprisings which all cost them bloody failure. In the meantime, farmers are in dire<br />
need of organizers and instructors. The Communist International needs to assist those<br />
farmers in reorganizing their operation. It should send instructors to direct them to the path<br />
to liberation revolution” (10).<br />
<br />
Those criticisms and requests indicated that Ho Chi Minh did not copy dogmatically<br />
existing theories on class struggle. He demonstrated his thorough knowledge on colonial<br />
society and colonial people‟s urgent need for independence and freedom.<br />
<br />
This also showed that there existed no certain way for national salvation and it<br />
required to acquire and develop creatively available cultural values and revolutionary<br />
theories of the era in service of the building of a revolutionary doctrine suitable for the<br />
nation‟s historical condition. Though respecting Marx and acknowledging his doctrine<br />
fitting the characteristics of capitalist societies, Ho Chi Minh argued, “Marx had built his<br />
doctrine based on the available philosophy of history, but which history? It was the<br />
European history. What was the Europe? It could not be the whole world”. “Anyway, it was<br />
impossible to prohibit anyone from supplementing “historical foundation” of Marxism with<br />
materials not available by the time Marx was living. He raised the issue of “rethinking<br />
Marxism and its historical foundation and strengthening it by Eastern ethnology” (11). At<br />
that time, it was a bold proposal that went far beyond popular concepts upheld by the<br />
Communist International, Communist Parties in capitalist countries, and many<br />
revolutionaries in the colonies.<br />
<br />
2. Ho Chi Minh‟s theory on national liberation and severe challenges<br />
<br />
Ho Chi Minh‟s viewpoints on new colonial revolution introduced between 1921 and<br />
1923 were unsuitable to those adopted by the Communist International and a number of<br />
Communist Parties. Consequently, he was unwelcome at his first arrival in Moscow where<br />
he led a very difficult life (12). Ho Chi Minh repeatedly asked for his meeting with the<br />
Chairman of the Communist International to discuss France‟s domination issue but there<br />
was silence that he could get. In his letter dated March 15, 1924, he wrote: “I have spent<br />
more than a month seeking your meeting to talk about France‟s domination. Until now,<br />
there was no reply sent to me yet. Today, I would like to repeat my request and send to you<br />
a hello from a brother communist”.<br />
<br />
15<br />
In fact, Ho Chi Minh did not plan a long stay in the Soviet Union after leaving<br />
France. He wanted to head for the fatherland. When arriving in Moscow in July, 1923, he<br />
scheduled a three-month stay before traveling to China to seek contacts with revolutionists<br />
in Indo-China. However, his plan was not backed by the Communist International. On April<br />
11, 1923, Ho Chi Minh sent a letter to the Executive Board of the Communist International,<br />
asking it for aiding his Vietnam journey transiting China with the reason that this “will be a<br />
fact-finding trip”. However, he was unhappy with the Communist International‟s slow<br />
response. He said: “It is the ninth month I have stayed here and the sixth month I have been<br />
waiting […] my trip has not yet been decided” (13).<br />
<br />
In around a year he stayed in the Soviet Union, Ho Chi Minh continued with what he<br />
did in France. He drafted, step by step, a strategy for a national struggle in the colonies. The<br />
strategy had gradually been perfected, especially during the time he was in Guangzhou<br />
(China).<br />
<br />
In the 20s of the 20th century, Ho Chi Minh developed a theory on national liberation<br />
revolution and disseminated it into Vietnam (14). The content of the theory was introduced<br />
in the writings he sent for newspapers and in the presentations he delivered at a number of<br />
international conferences and congresses, notably at the Communist International‟s fifth<br />
congress and in two well-known works – Ban an che do thuc dan Phap (Indictment of<br />
French Colonization) and Duong kach menh (Revolutionary Path). Returning to China in<br />
late 1924, Ho Chi Minh founded the Association of Vietnamese Revolutionary Youth in<br />
June 1925 and organized the training of a contingent of revolutionary cadres at the<br />
Guangzhou Political School in the 1925-1927 period.<br />
<br />
Ho Chi Minh asserted that the revolutionary strategy in the colonies was not yet for a<br />
class struggle but was just for a national struggle. His view was different from the<br />
Communist International and some Communist Parties in Western capitalist countries<br />
regarding the latter‟s adopted strategy on class warfare. In “Duong kach menh”, he named<br />
three types of revolutions, including bourgeois revolution, proletarian revolution and<br />
national liberation revolution. He classified the Vietnamese revolution as national liberation<br />
revolution and, at the same time, defined its characteristics and tasks. He pointed out that<br />
the force needed for that revolution should have encompassed the entire nation with workers<br />
and farmers playing the role as “the master of revolution”, “the root of revolution” and<br />
students, small-sized businesspeople and landlords being “revolutionary friends of workers<br />
and farmers”.<br />
<br />
However, the Association of Vietnamese Revolutionary Youth and the “Duong kach<br />
menh” took severe criticisms from the guards of the Communist International who reasoned<br />
that the association and the book did not lay emphasis on the class struggle. According to<br />
Ha Huy Tap, the Association of Vietnamese Revolutionary Youth and the New Viet<br />
Revolutionary Party were the “two revolutionary parties of the petite bourgeoisie”, “they<br />
distorted Marxism-Leninism”, “embraced opportunism in theoretical thoughts and in action,<br />
<br />
16<br />
and upheld sectarian, closed ideologies” (15). The “Duong kach menh”, which focused on<br />
“national revolution” and advocated rallying the entire nation to take part in the revolution,<br />
was criticized for containing “silly theoretical thoughts”. “That theory highlighted<br />
cooperation between classes (with feudalists, landlords and the bourgeoisies)”. “It is clear<br />
that such opinions explained for the fact that „liberalistic communists‟ could not identify the<br />
driving forces behind the Indo-Chinese revolution and could not be able to understand<br />
correctly the dictatorship of the proletarian class in leading the revolution” (16). “The<br />
Association of Vietnamese Revolutionary Youth has embraced equivocal, mixed tendencies<br />
of communism. Tendencies of nationalism still remained in the association”(17).<br />
<br />
After the Chinese Kuomintang‟s political revolt in 1927, Ho Chi Minh “had no way<br />
but to quickly choose between being arrested and traveling through Moscow to Siam to<br />
involve in activities there”. Though preferring to go to Siam, or at least Shanghai (18), Ho<br />
Chi Minh was finally sent to France from which he came to Belgium to attend the General<br />
Assembly of the Anti-imperialism Federation in December 1927 and visit Berlin. As<br />
figuring out that there was no way for him to take par in activities in France while Indo-<br />
China needed him, Ho Chi Minh asked for permission to go back to Indo-China without<br />
financial support. He said he spent more than a year “wandering from country to country<br />
while there was a lot of work needed him in Indo-China”. While awaiting reply, Ho Chi<br />
Minh was stuck in unbearable difficult situation. He did not know when his waiting time<br />
could come to an end and what livelihood he could take to cover his survival. He knew there<br />
were works for him to do but he was not allowed to take it on, just stay idle from days to<br />
days….”(19). It was not until April 25, 1928 that Ho Chi Minh received the Communist<br />
International‟s decision allowing him to return to Indo-China as requested.<br />
<br />
In early 1930, Ho Chi Minh founded the Communist Party of Vietnam. With the<br />
concept of establishing a revolutionary party in each of the three countries in Indo-China, he<br />
summoned and chaired a conference to unite communists‟ groups into a single party called<br />
the Communist Party of Vietnam despite the Communist International‟s guideline to set up<br />
the only one communist party in the region (20). By doing so, he was viewed as “taking<br />
another way unforeseen by the Communist International” (21). “The name of the party itself<br />
indicated that a) delegates still embraced, more or less, vestiges of narrow-minded<br />
nationalism; b) delegates were not fully aware of the important position of Cambodia and<br />
Laos and other ethnic minority groups in the struggle against imperialism and feudalism in<br />
Indo-China; c) the course toward unity has not erased sectarian thoughts completely in the<br />
mind of leaders of communist organizations (split tendencies grasped by a number of<br />
leaders in the North in 1931 were seen as a vivid evidence)” (22). The conference “twisted<br />
Leninism wrongly when it affirmed that tactics guiding the exercise of the right to self-<br />
determination of oppressed nations do not permit the establishment of a communist party