intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bản lĩnh và trí tuệ của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội (Lý luận và thực tiễn từ năm 1991 đến nay)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Bản lĩnh và trí tuệ của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội (Lý luận và thực tiễn từ năm 1991 đến nay)" chỉ xin đề cập về bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 cho đến nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bản lĩnh và trí tuệ của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội (Lý luận và thực tiễn từ năm 1991 đến nay)

  1. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BẢN LĨNH VÀ TRÍ TUỆ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY) VIETNAM COMMUNIST PARTY’S SKILL AND SPIRIT, BRAINPOWER IN BUILDING SOCIALISM (THEORY AND PRACTICE FROM 1991 TO NOW) Ngày nhận bài : 23.3.2022 ThS. Đào Văn Quang - ThS. Lê Quang Huy Ngày nhận kết quả phản biện : 17.4.2022 Trường Chính trị Quảng Ngãi Ngày duyệt đăng : 28.4.2022 TÓM TẮT Trải qua hơn 92 năm lãnh đạo, xây dựng và phát triển, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn là nội dung chủ đạo, xuyên suốt, là quan điểm nhất quán của Đảng, là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam. Từ 1991 đến nay, với bản lĩnh, trí tuệ và đổi mới tư duy, lý luận của Đảng, đặc trưng về chủ nghĩa xã hội, con đường và phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được bổ sung và phát triển, là ngọn cờ dẫn dắt đất nước vững bước tiến lên trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ khóa: Chủ nghĩa xã hội, lý luận và thực tiễn ABSTRACT For over 92 years of leadership, construction and development, building the national independence associated with socialism has always been a major concern, a consistent perspective of the Vietnamese Communist Party, and a strategic issue of the Vietnamese revolution. Since 1991, thanks to the skill and spirit, brainpower, as well as the innovation in the Party’s thoughts and theories, the socialist characteristics as well as the path to socialism has been supplemented and developed, and become the flag leading the country on its way to sustainable socialism. Keywords: Socialism, theory and practice Đặt vấn đề Từ khi Đảng ra đời đến nay, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất quan trọng, nội dung rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Lênin đã viết “chúng ta không kỳ vọng rằng Mác hay những người theo chủ nghĩa Mác đều hiểu biết mọi mặt cụ thể của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như thế là phi lý. Chúng ta chỉ biết phương hướng của con đường đó và những lực lượng giai cấp nào dẫn đến con đường đó; còn như về cụ thể và trên thực tế con đường đó ra sao, thì kinh nghiệm của hàng triệu con người sẽ chỉ rõ, khi họ bắt tay vào hành động”(1) . Mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là không thay đổi, nhưng tùy thời điểm lịch sử mà Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa hội có đặc trưng và cách nhận thức khác nhau, bằng những con đường, cách thức, bước đi khác nhau. 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t34, tr.152-153. 3
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin đề cập về bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 cho đến nay. 1. Bản lĩnh và trí tuệ của Đảng ta trong việc kiên định thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam. Ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”. Luận cương tháng 10/1930, do đồng chí Trần Phú soạn thảo cũng xác định con đường phát triển của cách mạng Đông Dương “Làm cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa và tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1954 đến năm trước năm 1986, vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam áp dụng mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ), đó là mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, bao cấp. Mô hình này đã tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần quyết định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, khi đất nước chuyển sang thời bình, đặc biệt là sau năm 1975, mô hình hình này đã bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm nhất định. Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, sự nghiệp cách mạng nước ta đứng trước nhiều khó khăn, khủng hoảng về kinh tế - xã hội, bị bao vây, cấm vận. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới bước vào thời kỳ khủng hoảng, có nguy cơ tan rã, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được lại được đặt ra cấp bách đối với cách mạng Việt Nam, đòi hỏi phải có sự tìm tòi, thử nghiệm, đúc kết rất lâu dài. Trước những khó khăn thách thức đó, với bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất của một đảng cách mạng vì dân tộc, vì nhân dân, Đảng đã dũng cảm tiến công cuộc đổi mới đất nước tại Đại hội VI (năm 1986), bước đột phá đầu tiên là đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, “nói đúng sự thật”, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan… trên cơ sở đó, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từng bước được hình thành, hoàn thiện(2) . 2. Bản lĩnh và trí tuệ của Đảng ta trong sự phát triển tư duy, lý luận của Đảng về xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011 Kế thừa tư duy đổi mới của Đại hội lần thứ VI (năm 1986), trong bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa bước vào giai đoạn thoái trào, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thể hiện bản lĩnh của một Đảng Cộng sản từng kinh qua nhiều thử thách và dày dạn kinh nghiệm, Đại hội khẳng định đối với nước ta, kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, không có con đường nào khác để có độc lập thực sự và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đại hội đã thông qua và quyết định ban hành Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991). Cương lĩnh đã kế thừa các kinh nghiệm của Đảng và phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Cương lĩnh đã từng bước làm sáng rõ hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là một xã hội “Do nhân dân lao động làm chủ; Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các t¬ư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước 2. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tạp chí Chủ nghĩa xã hội - Lý luận và thực tiễn, số 2 (12) 2021, tr. 44-45. 4
  3. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”(3) . Cương lĩnh năm 1991 đã làm rõ bối cảnh, đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nội dung của Cương lĩnh đánh dấu bước tiến quan trọng trong nhận thức lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Lần đầu tiên Đảng đã trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa xã hội và phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, những định hướng có tính nguyên tắc bảo đảm cách mạng nước ta không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh là lời tuyên bố đanh thép về lập trường kiên định của Đảng - kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; kiên định nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; kiên định đường lối đổi mới. Bản lĩnh và sự kiên định của Đảng là nền tảng tạo nên sự thống nhất trong toàn đảng, sự vững vàng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ. Sự đồng thuận xã hội, trở thành sức mạnh tư tưởng, động viên toàn đảng, toàn dân đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Sau 25 năm tiến hành đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất trắc, khó lường. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, tác động nhiều mặt đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Thực hiện chủ trương và kế thừa, phát triển những nhận thức mới của Đảng, kết hợp với kết quả tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đại hội lần thứ XI của Đảng (năm 2011) thông qua và ban hành Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) gọi tắt là Cương lĩnh năm 2011. Cương lĩnh 2011 đã giữ lại những nội dung còn nguyên giá trị của Cương lĩnh năm 1991, đồng thời bổ sung, phát triển những nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung hai đặc trưng mới rất quan trọng so với Cương lĩnh năm 1991. Một là, đặc trưng phản ánh mục tiêu tổng quát của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; Hai là, đặc trưng về chính trị “có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Cương lĩnh năm 2011 bổ sung, hoàn thiện một số đặc trưng được xác định trong Cương lĩnh năm 1991: từ “do nhân dân lao động làm chủ”, mở rộng thành “do nhân dân làm chủ”; chuyển từ đặc trưng “có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” thành “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”; trình bày ngắn gọn đặc trưng “con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” thành “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”; mở rộng và bổ sung đặc trưng “các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ” thành “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ”; trình bày ngắn gọn đặc trưng “có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới” thành “có quan hệ hữu nghị và hợp 3. Hội đồng Lý luận Trung ương “30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2020, tr.37. 5
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN tác với các nước trên thế giới” (4). Cương lĩnh 2011, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh của Đảng trong xác định những vấn đề căn cốt nhất, những nguyên tắc và định hướng căn bản nhất trong đường lối xây dựng, bảo vệ đất nước trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội với tầm nhìn đến giữa thế kỷ XXI. Làm sáng tỏ hơn những đặc trưng cơ bản của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, nhân dân ta phấn đấu xây dựng, những mục tiêu, phương hướng, những định hướng lớn trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống đất nước, trở thành ngọn cờ tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Củng cố, tăng cường sức mạnh đoàn kết, quyết tâm chính trị, tinh thần lao động, sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, chống lại những âm mưu, hành động xuyên tạc, kích động, chống phá chủ nghĩa xã hội, chống phá Đảng của các thế lực thù địch, phản động. 3. Giá trị lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đất nước ta đã đạt được những bước tiến quan trọng và về lý luận và thực tiễn. Về nhận thức lý luận: mục tiêu, đặc trưng những phương hướng cơ bản và những quan hệ lớn mang tính quy luật trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc tiếp tục được bổ sung, cụ thế hóa, phát triển với những nhận thức quan trọng. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam. Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát huy nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm; phát huy vai trò văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Khẳng định bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đổi mới phương thức vận hành của Nhà nước theo hướng hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện mô hình tổ chức của Nhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; giải quyết mối hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, quan hệ giữa Nhà nước, doạnh nghiệp và người dân… Nhận thức sâu sắc hơn bản chất, tính cách mạng, tính tiên phong của Đảng; yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức… quán triệt sâu sắc phương châm bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… Hoàn thiện và nhận thức sâu sắc hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển… Về thực tiễn: Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược có bước chuyển biến tích cực, đạt một số kết quả đáng khích lệ… Giáo dục và đào tạo có bước đổi mới, đóng góp tích cực vào xây dựng con người, phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được phát triển. Giảm nghèo nhanh và bền vững hơn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội từng bước được nâng cao…; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Nhìn lại 35 năm đổi mới và 4. Hội đồng Lý luận Trung ương “30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2020, tr.44-45. 6
  5. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 30 thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(5). Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước. Kết luận Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 2021. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021. 3. Hội đồng Lý luận Trung ương “30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2020. 4. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. 5. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học “Tạp chí Chủ nghĩa xã hội - Lý luận và thực tiễn,” số 2 (12) 2021. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.101-104. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2