TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016<br />
<br />
BÀN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM<br />
NGUYỄN QUANG HUYỀN<br />
<br />
Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam ước đạt 84.375 tỷ<br />
đồng, đạt khoảng 2% GDP, hoàn thành chỉ tiêu Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm<br />
giai đoạn 2011-2015 nêu tại Quyết định 193/QĐ-TTg. Các kết quả trên đạt được là nhờ có<br />
sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm, sự phối hợp của các đơn vị liên quan và công tác<br />
quản lý, giám sát, điều hành thị trường của cơ quan quản lý.<br />
<br />
Q<br />
<br />
ua 5 năm thực hiện các giải pháp phát triển<br />
thị trường bảo hiểm Việt Nam, Bộ Tài chính<br />
đã hoàn thành nhiệm vụ quản lý, giám sát<br />
thị trường theo Chiến lược phát triển thị trường bảo<br />
hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2015.<br />
<br />
Công tác thanh tra, kiểm tra<br />
Trong những năm qua cùng với sự phát triển<br />
nhanh của thị trường bảo hiểm, công tác thanh tra,<br />
kiểm tra cũng ngày càng tăng cường và chú trọng<br />
hơn. Thanh tra, kiểm tra không chỉ giúp phát hiện,<br />
ngăn chặn các vi phạm mà còn phát hiện ra những<br />
bất cập trong cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung<br />
từ đó môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn,<br />
thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các<br />
doanh nghiệp, giúp bảo vệ và tăng thêm quyền lợi<br />
cho người tham gia bảo hiểm duy trì thị trường ổn<br />
định, an toàn, hiệu quả.<br />
Theo đó, giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính đã<br />
tiến hành 15 cuộc thanh tra toàn diện, 03 cuộc thanh<br />
tra chuyên đề, 48 cuộc kiểm tra toàn diện và 33 cuộc<br />
kiểm tra chuyên đề. Các cuộc thanh tra trong lĩnh<br />
vực bảo hiểm được thực hiện theo đúng kế hoạch,<br />
bám sát nội dung và theo đúng trình tự, thủ tục.<br />
Riêng trong năm 2015, qua công tác thanh tra phát<br />
hiện những vi phạm chủ yếu:<br />
- Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: Một số sai phạm<br />
chủ yếu bao gồm: Chưa thực hiện đúng quy tắc,<br />
điều khoản, biểu phí; mức trách nhiệm giữ lại vượt<br />
quá 5% vốn chủ sở hữu, đại lý bảo hiểm hoạt động<br />
khi chưa có chứng chỉ đào tạo đại lý, trích lập dự<br />
phòng nghiệp vụ chưa đúng quy định, bồi thường<br />
không đúng quy tắc, điều khoản, hạch toán doanh<br />
<br />
thu - chi phí chưa đúng quy định, đầu tư vượt quá<br />
tỷ lệ theo quy định của pháp luật, thực hiện đối<br />
chiếu, theo dõi công nợ phải thu, phải trả chưa đầy<br />
đủ, kịp thời…<br />
- Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ: Một số sai phạm chủ<br />
yếu bao gồm: Giải quyết quyền lợi bảo hiểm không<br />
thống nhất, vẫn tồn tại trường hợp từ chối chi trả<br />
quyền lợi bảo hiểm không theo thỏa thuận tại hợp<br />
đồng bảo hiểm, chấp hành không đúng quy định về<br />
việc tách quỹ chia lãi, không chấp hành đúng quy<br />
định về chia lãi cho chủ hợp đồng trong hợp đồng<br />
có tham gia chia lãi, hạch toán doanh thu - chi phí<br />
chưa đúng quy định…<br />
- Lĩnh vực môi giới bảo hiểm: Một số sai phạm<br />
chủ yếu bao gồm: Cung cấp dịch vụ không đúng<br />
chức năng; sử dụng các tổ chức khác để thực hiện<br />
các công đoạn trong quá trình hoạt động môi giới<br />
không phù hợp quy định của pháp luật; trích lập<br />
không đầy quỹ dự trữ bắt buộc; ghi nhận doanh<br />
thu, chi phí không đầy đủ chính xác…<br />
Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên<br />
ngành bảo hiểm thuộc cơ quan quản lý, giám sát<br />
về bảo hiểm được thành lập theo đúng quy định tại<br />
Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.<br />
Các cán bộ thuộc cơ quan quản lý, giám sát về bảo<br />
hiểm được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra<br />
chuyên ngành bảo hiểm, được hướng dẫn, cập nhật<br />
văn bản, chính sách chế độ cũng như tình hình thị<br />
trường; trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các công<br />
ty kiểm toán hàng đầu như: Deloitte, Ersnt and<br />
Young… từ đó đã nâng cao trình độ chuyên môn,<br />
giúp cho cơ quan quản lý chủ động trong công tác<br />
thanh tra chuyên ngành bảo hiểm.<br />
23<br />
<br />
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 2011-2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI<br />
<br />
Cơ chế quản lý, giám sát lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ<br />
Các kết quả đạt được<br />
<br />
Giai đoạn 2011-2015, mặc dù nền kinh tế còn gặp<br />
nhiều khó khăn nhưng thị trường bảo hiểm nhân<br />
thọ vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng<br />
doanh thu phí bình quân là 21,8%/năm, cao hơn<br />
nhiều so với tốc độ tăng GDP; tổng số tiền đầu tư<br />
trở lại nền kinh tế đạt trên 126.833 tỷ đồng; năng<br />
lực tài chính của các DN bảo hiểm (DNBH) nhân<br />
thọ ngày càng củng cố và nâng cao. Cùng với đó là<br />
cơ chế chính sách quản lý, giám sát thị trường ngày<br />
càng được tăng cường, hoàn thiện.<br />
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh<br />
vực bảo hiểm nhân thọ.<br />
Hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm trong<br />
đó có lĩnh vực nhân thọ đã dần được kiện toàn,<br />
phù hợp hơn với thực tế, giảm thiểu thủ tục hành<br />
chính, tạo điều kiện chủ động tối đa cho DN như<br />
rút ngắn thời gian phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm<br />
và các thay đổi khác của DN; bãi bỏ quy định phê<br />
chuẩn chương trình đào tạo và thời gian đào tạo<br />
đại lý; điều chỉnh quy định về trích lập dự phòng<br />
nghiệp vụ phù hợp hơn với biến động của thị<br />
trường. Cụ thể như: Một số quy định đặc thù liên<br />
quan lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ được Bộ Tài chính<br />
hướng dẫn như: Thông tư số 135/2012/TT-BTC ngày<br />
15/8/2012 hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm<br />
liên kết đơn vị; Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày<br />
20/8/2013 hướng dẫn triển khai bảo hiểm hưu trí<br />
và Quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện; Thông tư số<br />
86/2014/TTLT-BTC-NHNN ngày 2/7/2014 hướng<br />
dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng,<br />
chi nhánh nước ngoài cho DNBH nhân thọ; Thông<br />
tư số 195/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 hướng dẫn<br />
đánh giá, xếp loại DNBH; Thông tư số 130/2015/<br />
TT-BTC ngày 25/8/2015 sửa đổi bổ sung Thông tư<br />
số 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và<br />
quỹ hưu trí tự nguyện.<br />
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành các công văn<br />
hướng dẫn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung<br />
tâm hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng<br />
đồng thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam<br />
(CFRC) triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô.<br />
Một số quy định chuyên ngành khác có liên quan<br />
trực tiếp tới lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng được<br />
hoàn thiện như: Thông tư số 199/2014/TT-BTC ngày<br />
19/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán đối với lĩnh<br />
vực bảo hiểm nhân thọ; Nghị định 12/2015/NĐ-BTC<br />
ngày 12/2/2015 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế<br />
và sửa đổi các Nghị định về Thuế; các công văn<br />
24<br />
<br />
hướng dẫn DNBH nhân thọ hoàn tất các thủ tục để<br />
thực hiện theo Đạo Luật về thuế đối với tài khoản<br />
nước ngoài (gọi tắt là FATCA) được Chính phủ Mỹ<br />
ban hành tháng 3/2010... Những điều chỉnh về chính<br />
sách nêu trên đã tạo điều kiện duy trì đà tăng trưởng<br />
của lĩnh vực nhân thọ.<br />
Thứ hai, công tác quản lý giám sát được thực hiện<br />
chặt chẽ, sát sao và không ngừng đổi mới.<br />
Ngày 17/12/2014, Bộ Tài chính đã ban hành<br />
Thông tư số 195/2014/TT-BTC hướng dẫn việc xếp<br />
loại DN. Theo đó, các DNBH nhân thọ bước đầu tự<br />
đánh giá, xếp loại DN dựa trên kết quả hoạt động<br />
của năm tài chính. Chỉ tính riêng trong năm 2015,<br />
có 17/17 DNBH xếp vào nhóm 1, trong đó 9 DN xếp<br />
loại 1A, 8 DN xếp loại 1B. Việc xếp loại các DNBH<br />
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN<br />
và đặt ra yêu cầu tự hoàn thiện đối với chất lượng<br />
dịch vụ, rà soát hiệu quả quy trình chăm sóc khách<br />
hàng trước vào sau bán hàng và kiểm soát rủi ro đối<br />
với DN.<br />
Bên cạnh việc giải quyết các thủ tục hành chính<br />
thường xuyên và giám sát thông qua tổng hợp,<br />
phân tích tình hình thị trường bảo hiểm (từ báo<br />
cáo của DNBH và thông tin dư luận xã hội, phản<br />
ánh của các cơ quan báo chí...) Bộ Tài chính đã chủ<br />
động làm việc trực tiếp với DN để nắm bắt tình<br />
hình thực tế thị trường nói chung và từng DN nói<br />
riêng theo định kỳ hàng năm và theo các công việc<br />
phát sinh cụ thể. Qua đó, Bộ Tài chính (Cục Quản<br />
lý Giám sát Bảo hiểm) cũng đã giải quyết kịp thời<br />
các khó khăn vướng mắc của DN gặp phải trong<br />
quá trình hoạt động kinh doanh.<br />
Trước các biến động của thị trường tài chính, cơ<br />
chế chính sách được thay đổi đã tác động hoạt động<br />
kinh doanh của DNBH. Lãi suất trái phiếu chính<br />
phủ giảm liên tục trong các tháng cuối năm 2014<br />
và đầu năm 2015 (từ trên 8% xuống 6,19%), đã ảnh<br />
hưởng trực tiếp đến lãi suất kỹ thuật sử dụng để<br />
trích lập dự phòng nghiệp vụ của DNBH nhân thọ.<br />
Trong các năm 2014-2015, Bộ Tài chính đã hướng<br />
dẫn và có công văn chấp thuận DN điều chỉnh lãi<br />
suất trích lập dự phòng phù hợp với lãi suất trái<br />
phiếu Chính phủ và quy định pháp luật hiện hành.<br />
Tính đến hết năm 2015, các DNBH nhân thọ đều<br />
đã điều chỉnh lãi suất trích lập dự phòng, đáp ứng<br />
yêu cầu về vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán.<br />
Năm 2015, trên cơ sở đề xuất của một số DNBH, Bộ<br />
Tài chính đã phát hành thành công 6.230 tỷ đồng<br />
trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm và 3.900 tỷ đồng<br />
trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm cho các DNBH<br />
nhân thọ.<br />
Bên cạnh việc ban hành kịp thời các văn bản<br />
<br />
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016<br />
hướng dẫn triển khai các sản phẩm bảo hiểm phi<br />
truyền thống, Bộ Tài chính còn làm việc chặt chẽ<br />
với DN trong việc xây dựng quy tắc, điều khoản<br />
mẫu, nâng cao tính thống nhất về các điều khoản<br />
chung, minh bạch hóa thông tin của thị trường<br />
và giảm bớt thủ tục hành chính khi phê chuẩn<br />
sản phẩm. Từ chỗ chỉ có hơn 10 sản phẩm bảo<br />
hiểm năm 1996 thì đến hết năm 2015, cả thị trường<br />
bảo hiểm nhân thọ có trên 350 sản phẩm. Các sản<br />
phẩm bảo hiểm nhân thọ đã và đang đáp ứng nhu<br />
cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm.<br />
Song song với việc tháo gỡ các quy định về<br />
điều kiện kinh nghiệm hoạt động đại lý tại các<br />
Thông tư 194/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2015/<br />
TT-BTC, Bộ Tài chính đã tăng thêm chủ động cho<br />
DN trong việc tuyển chọn và đào tạo đại lý bảo<br />
hiểm. Chất lượng và tính chuyên nghiệp của đại<br />
lý đã được các DN chú trọng thông qua việc nâng<br />
cao chất lượng đào tạo, điều kiện tuyển dụng,<br />
điều kiện nâng hạng đại lý. Đến hết năm 2015, số<br />
lượng đại lý cả thị trường bảo hiểm nhân thọ là<br />
484.915 người. Ngoài ra, các DN đã bắt đầu tập<br />
trung phát triển thêm các kênh phân phối mới như<br />
ngân hàng, hệ thống bán hàng trực tiếp, thành lập<br />
hệ thống bán hàng tại điểm (tại ngân hàng, trung<br />
tâm thương mại).<br />
Thứ ba, nâng cao công tác thông tin thị trường, cập<br />
nhật chính sách và quảng bá hình ảnh bảo hiểm.<br />
Bộ Tài chính đã tạo điều kiện tối đa hỗ trợ các<br />
DN trong việc giải quyết các vướng mắc, rút ngắn<br />
thời gian giải quyết các công việc liên quan đến thủ<br />
tục hành chính, góp phần thúc đẩy thị trường bảo<br />
hiểm phát triển lành mạnh, các DN hoạt động bình<br />
đẳng, phù hợp với đặc thù, thế mạnh của mình.<br />
Trong giai đoạn 2011- 2015, nhiều Hội thảo đối với<br />
lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã được cơ quan quản<br />
lý nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ghi nhận<br />
các ý kiến phản ánh, đóng góp quy định pháp lý<br />
và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bảo<br />
hiểm nhân thọ.<br />
Thứ tư, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra.<br />
Bên cạnh công tác quản lý, giám sát DN thường<br />
xuyên, công tác thanh tra, kiểm tra tại các DNBH<br />
nhân thọ cũng đã được tiến hành định kỳ với mục<br />
đích nhằm hỗ trợ DN trong việc tuân thủ quy định<br />
pháp luật, tìm hiểu những khó khăn vướng mắc của<br />
DN từ đó hoàn thiện những quy định pháp lý có<br />
liên quan. Giai đoạn 2011- 2015, lĩnh vực bảo hiểm<br />
nhân thọ đã tiến hành 6 cuộc thanh tra toàn diện và<br />
23 đoàn kiểm tra chuyên đề.<br />
Các DNBH nhân thọ đã rà soát và thực hiện các<br />
kiến nghị có liên quan của đoàn kiểm tra như: Chi<br />
<br />
trả bổ sung bảo tức chia thêm cho khách hàng với<br />
tổng số tiền hơn 1.500 tỷ đồng; Chi trả quyền lợi<br />
bảo hiểm hỗ trợ nằm viện, chăm sóc sức khỏe, tử<br />
kỳ, đáo hạn cho hơn 300 trường hợp với tổng số<br />
tiền hơn 10 tỷ đồng; Các quy trình quản lý, tuyển<br />
dụng và sử dụng đại lý, quy trình thẩm định bảo<br />
hiểm, quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm đã được<br />
sửa đổi và hoàn thiện.<br />
Những vấn đề đặt ra và định hướng quản lý, giám sát<br />
bảo hiểm nhân thọ trong thời gian tới<br />
<br />
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cơ<br />
chế quản lý, giám sát trong lĩnh vực bảo hiểm nhân<br />
thọ hiện tại còn một vấn đề cần được cải thiện, cụ<br />
thể là: Chưa có hệ thống công nghệ thông tin kết nối<br />
giữa cơ quan quản lý, DNBH; Việc quản lý, giám sát<br />
chủ yếu dựa trên các nguyên tắc, rà soát tính tuân<br />
thủ quy định pháp luật, chưa tập trung nhiều vào<br />
việc phát hiện sớm các rủi ro của thị trường và DN<br />
bảo hiểm do thiếu các công cụ hỗ trợ và thông tin thị<br />
trường còn chưa đầy đủ; Chính sách về thuế chưa<br />
đồng bộ đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu<br />
nhập doanh nghiệp trong việc mua hợp đồng bảo<br />
hiểm nhân thọ; Chưa có chính sách ưu đãi đối với<br />
DN mở rộng kinh doanh tại các vùng sâu, vùng xa<br />
Thực hiện các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ<br />
thể của Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm<br />
Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, định hướng cơ chế<br />
quản lý, giám sát đối với DN bảo hiểm nhân thọ<br />
như sau: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý giám<br />
sát theo các nguyên tắc và chuẩn mực của Hiệp hội<br />
các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế trong đó hướng<br />
tới việc quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro; Hoàn<br />
thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng nâng cao tính<br />
minh bạch, bình đẳng và đồng bộ; Đẩy mạnh tuyên<br />
truyền, quảng bá về ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm,<br />
nâng cao ý thức tham gia bảo hiểm, bảo vệ tài chính<br />
cho cá nhân, gia đình.<br />
<br />
Cơ chế quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ<br />
Liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ,<br />
trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù nền kinh tế còn<br />
gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường vẫn duy trì<br />
đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng doanh thu phí<br />
bình quân là 11,7%/năm, cao hơn nhiều so với tốc<br />
độ tăng GDP; đóng góp hơn 2.403 tỷ đồng cho ngân<br />
sách nhà nước; năng lực tài chính của các DNBH phi<br />
nhân thọ ngày càng củng cố và nâng cao.<br />
Các kết quả đạt được<br />
<br />
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực<br />
bảo hiểm phi nhân thọ.<br />
25<br />
<br />
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 2011-2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI<br />
<br />
Trong giai đoạn 2011-2015, trong lĩnh vực bảo<br />
hiểm phi nhân thọ có 18 văn bản quy phạm pháp<br />
luật (bao gồm 3 Nghị định, 3 Quyết định của Thủ<br />
tướng, 12 Thông tư của Bộ Tài chính) được rà soát,<br />
sửa đổi bổ sung và ban hành mới tập trung vào<br />
các mục tiêu: Tháo gỡ vướng mắc, giúp đỡ, hỗ trợ<br />
DNBH tăng trưởng hiệu quả; đơn giản hóa thủ tục<br />
hành chính; Tăng cường quản trị DN; Tăng cường<br />
cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn tài chính<br />
và đảm bảo quyền lợi của người tham gia các sản<br />
phẩm bảo hiểm đang triển khai trên thị trường; thúc<br />
đẩy, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm bảo hiểm<br />
mới. Ngoài ra, hàng loạt văn bản điều hành cũng đã<br />
được Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn hoạt động<br />
của thị trường bảo hiểm, bao gồm các quyết định<br />
hướng dẫn, phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí<br />
để DNBH triển khai các chương trình thí điểm bảo<br />
hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,<br />
bảo hiểm thủy sản...<br />
Hai là, tăng cường hiệu quả công tác quản lý, giám sát.<br />
Về tổng thể, công tác thanh tra, kiểm tra và quản<br />
lý, giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã<br />
được triển khai thực hiện chủ động, tích cực và<br />
đồng bộ: Tình trạng nợ phí bảo hiểm, nợ xấu trong<br />
các DNBH ngày càng giảm, góp phần tăng cường<br />
hiệu quả kinh doanh; Cạnh tranh về phí giữa các<br />
DNBH cũng dần được cải thiện, góp phần tăng<br />
cường khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh<br />
của DNBH; Thủ tục hành chính đơn giản hóa tạo<br />
nhiều thuận lợi cho các DNBH. Số lượng và chất<br />
lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra ngày càng được<br />
tăng cường; trong giai đoạn 2011-2015, đã tiến hành<br />
9 cuộc thanh tra, 22 cuộc kiểm tra toàn diện, 10 cuộc<br />
kiểm tra về chuyên đề tại các DNBH phi nhân thọ.<br />
Qua công tác này đã phát hiện và chấn chỉnh kịp<br />
thời hoạt động kinh doanh của các DNBH.<br />
Nhiệm vụ quản lý, giám sát được triển khai chủ<br />
động, tích cực, sát sao, với nhiều phương pháp,<br />
cách thức đổi mới và hiệu quả. Cơ quan quản lý<br />
bảo hiểm đã xây dựng được hệ thống đánh giá, xếp<br />
loại DNBH nhằm giúp DNBH tự đánh giá, xếp loại,<br />
nhận biết sớm những dấu hiệu cần tăng cường kiểm<br />
soát, xử lý kịp thời, hỗ trợ cơ quan quản lý phát hiện<br />
sớm các dấu hiệu cần tăng cường kiểm soát để có<br />
biện pháp chấn chỉnh kịp thời, phù hợp với từng<br />
DNBH (Thông tư 195/2014/TT-BTC).<br />
Việc chuẩn hóa quy tắc, điều khoản các sản phẩm<br />
bảo hiểm đã góp phần hạn chế tình trạng cạnh tranh<br />
không lành mạnh, tình trạng trục lợi bảo hiểm và<br />
nâng cao hiệu quả hoạt động của DNBH đối với các<br />
sản phẩm, nghiệp vụ bảo hiểm có thị phần, vị trí lớn<br />
26<br />
<br />
trên thị trường, đảm bảo quyền lợi của người tham<br />
gia bảo hiểm.<br />
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý đã đẩy mạnh công<br />
tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền, thường xuyên<br />
thành lập các đoàn công tác làm việc với các tỉnh,<br />
thành phố và kịp thời giải quyết các khó khăn,<br />
vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chủ<br />
động theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện triển<br />
khai bảo hiểm thủy sản theo Nghị định số 67/2014/<br />
NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ, bảo hiểm<br />
nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg và<br />
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu theo Quyết định 2011/<br />
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực<br />
hiện thành công Nghị quyết của Chính phủ, Trung<br />
ương, chính sách phát triển “tam nông”.<br />
Ba là, những vấn đề đặt ra và định hướng quản lý,<br />
giám sát trong thời gian tới.<br />
Pháp luật hiện hành còn chưa có quy định cụ<br />
thể điều chỉnh việc triển khai sản phẩm bảo hiểm<br />
qua các kênh phân phối phi truyền thống (thương<br />
mại điện tử, khai thác bảo hiểm phi nhân thọ qua<br />
ngân hàng...); quy định hướng dẫn chi tiết về công<br />
tác quản trị doanh nghiệp (đặc biệt là các quy định<br />
về quản lý rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hệ<br />
thống công nghệ thông tin...); các quy định về mức<br />
giữ lại trong tái bảo hiểm chưa phù hợp với đặc thù<br />
rủi ro của từng nghiệp vụ bảo hiểm, quy mô vốn<br />
của từng DNBH và chưa đảm bảo được mức giữ lại<br />
hợp lý cho toàn thị trường...<br />
Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện 6 nhóm<br />
giải pháp phát triển thị trường, góp phần hiện thực<br />
hóa các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của của<br />
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam<br />
giai đoạn 2011- 2020 trong lĩnh vực bảo hiểm phi<br />
nhân thọ, tập trung vào các nội dung chính: Tiếp tục<br />
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng nâng cao<br />
tính minh bạch, bình đẳng và đồng bộ; cắt giảm thủ<br />
tục hành chính, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp<br />
hoạt động hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra,<br />
kiểm tra, giám sát để có những khuyến nghị, cảnh<br />
báo kịp thời cho các DNBH và sửa đổi, bổ sung cơ<br />
chế chính sách cho phù hợp với với thực tế; Tăng<br />
cường quản lý, giám sát việc triển khai các sản<br />
phẩm bảo hiểm bắt buộc; sản phẩm có thị phần lớn<br />
và kinh doanh kém hiệu quả trong thời gian qua;<br />
Phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm, DNBH và các cơ<br />
quan hữu quan để tăng cường phổ biến về chính<br />
sách, chế độ mới cũng như tuyên truyền, quảng bá<br />
về vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm đối với phát triển<br />
kinh tế xã hội và bảo vệ tài chính đối với hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh và đời sống dân sinh.<br />
<br />
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016<br />
<br />
Cơ chế quản lý giám sát đối với lĩnh vực môi giới<br />
bảo hiểm<br />
Hoàn thiện thể chế<br />
<br />
Một số quy định được sửa đổi, bổ sung nhằm<br />
góp phần nâng cao đã chất lượng dịch vụ, chuyên<br />
nghiệp hóa hoạt động môi giới bảo hiểm và nâng<br />
cao chất lượng nguồn nhân lực như: Bổ sung quy<br />
định tiêu chuẩn người trực tiếp hoạt động môi<br />
giới bảo hiểm, yêu cầu DN môi giới bảo hiểm phải<br />
thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực<br />
hiện cung cấp dịch vụ và chỉ được hợp tác với<br />
DN môi giới bảo hiểm thành lập và hoạt động tại<br />
Việt Nam để thực hiện nội dung hoạt động môi<br />
giới bảo hiểm (Thông tư 124/2012/TT-BTC); Sửa<br />
đổi quy định về vốn chủ sở hữu khi thực hiện<br />
hoạt động môi giới bảo hiểm (Thông tư 125/2012/<br />
TT-BTC); Cụ thể hóa quy định về xử phạt vi phạm<br />
hành chính đối với các hành vi như không mua<br />
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, vi phạm các<br />
hành vi bị cấm, vi phạm nội dung hoạt động (Nghị<br />
định 98/2013/NĐ-CP); Bãi bỏ quy định về cơ cấu<br />
vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông<br />
trong DN cổ phần môi giới bảo hiểm (Thông tư<br />
194/2014/TT-BTC).<br />
Công tác hoàn thiện thể chế thời gian qua một<br />
mặt đã tạo nền tảng pháp lý cho các DN môi giới<br />
bảo hiểm hoạt động ổn định, nâng cao năng lực<br />
kinh doanh và tăng trưởng hiệu quả, mặt khác còn<br />
góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện<br />
thuận lợi hơn cho công tác quản lý, giám sát của<br />
cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ<br />
cương của thị trường.<br />
Công tác quản lý, giám sát<br />
<br />
Công tác quản lý, giám sát hoạt động DN môi<br />
giới bảo hiểm được tăng cường một cách chủ động,<br />
tích cực, thường xuyên với nhiều phương pháp,<br />
cách thức linh hoạt, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa<br />
giám sát từ xa và kiểm tra, thanh tra tại chỗ. Công<br />
tác giám sát từ xa được thực hiện thường xuyên và<br />
sát sao thông qua việc phân tích báo cáo, thông tin<br />
của DN định kỳ hàng tháng, quý, năm, qua đó luôn<br />
có được bức tranh toàn cảnh và chi tiết về tình hình<br />
lĩnh vực môi giới bảo hiểm, nhanh chóng có biện<br />
pháp chấn chỉnh hoạt động của các DN môi giới bảo<br />
hiểm (như khuyến cáo, yêu cầu DN đảm bảo tuân<br />
thủ quy định về vốn chủ sở hữu trong quá trình<br />
hoạt động...). Bên cạnh đó, cơ quan quản lý luôn sẵn<br />
sàng lắng nghe, đối thoại với DN thông qua các hội<br />
nghị, hội thảo để nắm bắt khó khăn, vướng mắc của<br />
<br />
DN, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các đề nghị,<br />
đề xuất của các DN, giúp các DN nắm bắt cơ hội và<br />
phát triển hoạt động kinh doanh, hỗ trợ DN và thị<br />
trường phát triển bền vững.<br />
Công tác thanh tra, kiểm tra tại chỗ được tăng<br />
cường cả về số lượng và chất lượng: Trong giai<br />
đoạn 2011-2015, cơ quan quản lý đã thực hiện 03<br />
cuộc thanh tra và 19 cuộc kiểm tra các DN môi giới<br />
bảo hiểm, phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời<br />
các hành vi vi phạm của DN trong hoạt động môi<br />
giới bảo hiểm và công tác quản lý tài chính. Việc<br />
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đã góp<br />
phần nâng cao tính tuân thủ của các DN môi giới<br />
bảo hiểm, đồng thời qua đó cũng kịp thời phát hiện<br />
những bất cập trong cơ chế, chính sách và công tác<br />
quản lý để hoàn thiện. Song song với việc quản<br />
lý, giám sát DN, thời gian qua cơ quan quản lý<br />
nhà nước cũng đã chú trọng, đẩy mạnh hoạt động<br />
thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức<br />
của khách hàng, người dân và xã hội về bảo hiểm<br />
và môi giới bảo hiểm.<br />
Phương hướng và giải pháp trong thời gian tới<br />
<br />
Công tác quản lý, giám sát hiện nay vẫn còn một<br />
số hạn chế, như: Hoạt động giám sát vẫn chủ yếu<br />
được thực hiện một cách thủ công, việc ứng dụng<br />
công nghệ thông tin để kết nối liên tục giữa cơ quan<br />
quản lý và DN chưa được tăng cường. Thông tin<br />
tuyên truyền về môi giới bảo hiểm đã được quan<br />
tâm, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh trong thời<br />
gian tới.<br />
Tiếp tục bám sát Chiến lược phát triển thị<br />
trường bảo hiểm đến 2020 và tình hình thực tiễn<br />
của thị trường, các giải pháp đối với công tác quản<br />
lý, giám sát lĩnh vực môi giới bảo hiểm trong giai<br />
đoạn tiếp theo là: Tiếp tục rà soát, nghiên cứu<br />
sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan tới<br />
hoạt động môi giới bảo hiểm nhằm hỗ trợ, thúc<br />
đẩy DN phát triển; Kết hợp giám sát từ xa và đối<br />
thoại, trao đổi với DN dưới nhiều hình thức; Tiếp<br />
tục đẩy mạnh công tác kiểm tra tại DN, chú trọng<br />
kiểm tra chất lượng cung cấp dịch vụ môi giới bảo<br />
hiểm, chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời các hành vi<br />
vi phạm...<br />
Bên cạnh đó, sẽ có các giải pháp nhằm hỗ trợ<br />
các DN môi giới bảo hiểm nâng cao năng lực kinh<br />
doanh; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông<br />
tin trong hoạt động quản lý, giám sát; Tăng cường<br />
công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao<br />
nhận thức và hiểu biết của người dân và xã hội về<br />
bảo hiểm và môi giới bảo hiểm...<br />
27<br />
<br />