intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " Ảnh hưởng của thương mại quốc tế và hội nhập tới khả năng sử dụng lao động , phân bố lao động, lợi ích xã hội và tiền lương của người lao động "

Chia sẻ: Le Dang Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

157
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội nhập và thương mại quốc tế làm tăng hiệu quả nguồn lực của các nước tham gia, bài viết này phân tích cơ sở chuyển dịch lao động giữa các khu viwcj kinh tế, giữa các ngành khi tham gia thương mại quốc tế và hội nhập. Ảnh hưởng của thương mại quốc tế và hội nhập tới khả năng sử dụng lao động , phân bố lao động, lợi ích xã hội và tiền lương của người lao động

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " Ảnh hưởng của thương mại quốc tế và hội nhập tới khả năng sử dụng lao động , phân bố lao động, lợi ích xã hội và tiền lương của người lao động "

  1. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 24, từ trang 1-4; tháng 12 năm 2010 Ảnh hưởng của thương mại quốc tế và hội nhập tới tăng khả năng sử dụng lao động, phân bổ lao động, lợi ích xã hội và tiền lương của người lao động. PGS.TS. Nguyễn Văn Song – Đại học Nông nghiệp Hà Nội Tóm tắt Hội nhập và thương mại quốc tế làm tăng hiệu quả nguồn lực của các nước tham gia, bài viết này phân tích cơ sở chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế, giữa các ngành khi tham gia thương mại quốc tế và hội nhâp. Bên cạnh đó, bài viết phân tích xu hướng giá cả của các sản phẩm các ngành thay đổi như thế nào tham gia thương mại quốc tế và hội nhập. Bài viết cũng phân tích, so sánh tốc độ tăng giá các sản phẩm công nghiệp v à tiền lương của người lao động trong ngành và sử dụng số liệu của Việt Nam trong những năm gần đây như là những minh chứng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đã tham gia WTO năm 2007, thương mại quốc tế và hội nhập không những phát huy lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm của các nước trên thế giới , tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của các nước thành viên, giảm sự mất trắng phúc lợi do hàng rào thuế quan gây ra cho các nước mà còn làm thay đổi cơ cấu sử dụng lao động giữa các khu vực kinh tế, giữa các ngành kinh tế trong các nước tham gia theo hướng tích cực . Bên cạnh đó, thu nhập của người lao động, giá cả sản phẩm của một số ngành kinh tế cũng sẽ thay đổi (thường là tăng) theo quá trình tham gia thương mại quốc tế và hội nhập. Theo số liệu thống kê cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam từ 1990 đến naykhông năm nào không thâm thủng. Thực tế Việt Nam tính đến cuối tháng 10 năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2010 ước tính đạt 57,776 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu cùng thời kỳ ước đạt 67,278 tỷ USD, tăng tương ứng 20,7%. Theo đó, nhập siêu 10 tháng năm 2010 ước đạt 9,5 tỷ USD, bằng 16,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ (nguồn: Tổng cục Thống kê). Theo dự báo của Bộ Công thương, hai tháng cuối năm 2010 hoạt động xuất khẩu tiếp tục có diễn biến thuận lợi. Theo đó, xuất khẩu cả năm có thể đạt mốc 70 tỷ USD. Xuất khẩu, nhập khẩu, nhập siêu qua 10 tháng đầu năm 2010 ( đơn vị: tỷ USD, nguồn: Tổng cục Thống kê). 1
  2. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 24, từ trang 1-4; tháng 12 năm 2010 Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế, xu hướng thay đổi giá cả sản phảm và tiền lương trong khu vực các ngành kinh tế và thực tế ở Việt Nam. II. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 2.1. Phúc lợi xã hội tăng khi tham gia thương mại và hội nhập quốc tế U2 PPF Đầu ra ngành U1 nông C nghiệp A Phúc lợi tăng từ buôn bán quốc tế Độ dốc đường PPF không có thương mại quốc tế = -Pcông nghiệp/Pnông nghiệp B Độ dốc đường PPF có thương mại ốc tế quốc tế = - (Pcông nghiệp /Pnông nghiệp )qu Đầu ra ngành công nghiệp Hình 1. Tăng phúc lợi xã hội từ thương mại quốc tế Nguồn: Robert C.Freenstra Alan M.Tayl or. 2008 Khi không có thương mại quốc tế và hội nhập độ dốc của đường năng lực sản xuất của một quốc gia đi qua điểm A và tiêu dùng cũng tại điểm A, xã hội đạt được đường phúc lợi U 1, khi tham gia WTO và thương mại quốc tế, nền kinh tế sẽ sản xuất tại điểm B (nhiều hàng công nghiệp hơn và giảm bớt sản phẩm nông nghiệp). Lúc này độ dốc của đường PPF tại điểm B là tỉ số giữa giá hàng công nghiệp và giá hàng nông nghiệp của thị trường quốc tế, người tiêu dùng có thể đạt tới sự tiêu dùng tại điểm C. Đường lợi ích sẽ được chuyển từ đường U 1 (đi qua điểm A), lên đường U 2 (đi qua điểm C). Khoảng cách U1 & U2 được gọi là lợi ích đạt được từ thương mại quốc tế của nền kinh tế (gain from trade). 2.2. Tăng lợi ích cho người lao động nhưng không phải là tất cả người lao động 2.2.1 Thị trường lao động trước khi có thương mại quốc tế và hội nhập Tổng lợi ích đạt được từ thương mại qu ốc tế và hội nhập cho một nền kinh tế sẽ tăng (xem hình 1), có một số người trong xã hội lợi ích tăng thêm nhưng không phải là tất cả mọi người trong xã hội. Chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của thương mại quốc tế và hội nhập khi các nước tham gia làm thay đổ i tỉ số giá liên quan (relative price) (Pnông nghiệp /Pcông nghiệp ) từ đó ảnh hưởng tới thu nhập của người l ao động như thế nào. 2
  3. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 24, từ trang 1-4; tháng 12 năm 2010 Trong nền kinh tế, chúng ta giả sử rằng tổng số lao động trong ngắn hạn là cố định bao gồm lao động cho khu vực kinh tế Nông nghiệp (L A) và lao động cho khu vực kinh tế Công nghiệp (LM). LM + LA = L Lương Lương VMPA Giá trị sản phẩm biên của ngành NN E W* VMPM Giá trị sản phẩm biên của ngành CN OM LM L LA OA Lượng lao động công nghiệp Lượng lao động nông nghiệp L Tổng lực lượng lao động Hình 2. Phân bổ lao động giữa các ngành Hình 2 thể hiện sự cân bằng trên thị trường lao động (giả sử nền kinh tế có 2 khu vực kinh tế là công nghiệp và nông nghiệp), điểm cân bằng trong phân bổ lao động tại điểm E và tiền lương được xác định tại mức W*, tại đó giao giữa hai đường giá trị sản phẩm biên của ngành công nghiệp và của ngành nông nghiệp. 2.2.2 Thị trường lao động sau khi có thương mại quốc tế và hội nhập Khi tham gia thương mại quốc tế và hội n hập tỉ số giá liên quan (relative prices) của sản phẩm 2 khu vực kinh tế công nghiệp và nông nghiệp sẽ thay đổi, hoặc là giá của P M sẽ tăng, hoặc P A sẽ giảm, hoặc ngược lại. Trong trường hợp này chúng ta giả sử giá các mặt hàng công nghiệp sẽ tăng còn giá các sản phẩm nông nghiệp không tăng (đường VMP LA) không thay đổi (xem hình 3) . Khi giá hàng hóa khu vực kinh tế công nghiệp tăng lên do thương mại quốc tế và hội nhập sẽ làm cho đường giá trị sản phẩm biên của ngành công nghiệp (VMP LM), tăng lên và chuyển sang bên phải (xem hình 3). Lúc này điểm cần bằng của thị trường lao động và 3
  4. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 24, từ trang 1-4; tháng 12 năm 2010 phân bổ lao động xảy ra tại điểm E ’, lực lượng lao động được phân bổ lại tại điểm L ’, như vậy lượng lao động của các ngành công nghiệp sẽ tăng lên từ L* tới L ’ đúng bằng lượng lao động giảm của ngành nông nghiệp (giả sử trong nền kinh tế chỉ có hai khu vực kinh tế); Trong trường hợp một quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp cao thì sự thu hút lao động thất nghiệp vào các khu vực kinh tế sẽ nhiều hơn và giảm tỉ lệ thất nghiệp của quốc gia. Đối với tiền lương của thị trường tăng từ W* lên W ’ (∆w) VMPA Lương Giá trị sản phẩm biên của ngành NN Lương ∆PM*MPLM E’ W’ VMPM Giá trị sản phẩm biên của ngành ∆w CN sau khi tham gia thương mại E quốc thế W* VMPM Giá trị sản phẩm biên của ngành CN trước khi tham gia thương mại quốc thế OM L* LA OA LM L’ Lượng lao động công nghiệp Lượng lao động nông nghiệp L Tổng lực lượng lao động Hình 3. Ảnh hưởng của thương mại quốc tế tới phần bổ lại lao động và tiền lương cho lao động của các ngành Mặc dù tổng phúc lợi sẽ tăng (xem hì nh 1), tiền lương thực tế tăng nhưng không xác định được ai được, ai mất trong quá trình tăng cường hoạt động thương mại quốc tế và hội nhập. Bởi vì, tiền lương tăng nhưng giá các mặt hàng công nghiệp cũng tăng (trong trường hợp này để cho đơn giản, chúng ta giả sử là giá các mặt hàng nông nghiệp không thay đổi), như vậy W’/P M sau khi tham gia (lương so với giá mới) chưa thể khẳng định được tăng hay giảm. Để giải quyết vấn đề này, phân tích ở hình 3 cho phép chúng ta giải thích được câu hỏi trên, chúng ta thấy rằng sự tăng của tiền lương (∆w) nhỏ hơn so với tốc độ tăng giá trị sản phẩm biên của ngành công nghiệp (∆P M*MPLM). ∆w < ∆PM *MPLM (1) Nếu ta chia cả 2 vế của bất phương trình trên cho tiền lương ban đầu (W) ta có: 4
  5. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 24, từ trang 1-4; tháng 12 năm 2010 ∆w ∆PM*MPLM ∆PM*MPLM ∆PM < = = (2) W W PM *MPLM PM Phương trình 2 cho chúng ta thấy rằng tốc độ tăng của tiền lương (∆w/W) của khu vực kinh tế công nghiệp nhỏ hơn tốc độ tăng giá sản phẩm công nghiệp (∆P M/PM). Điều này cho chúng ta kết luận rằng, nếu người người lao động sử dụng tiền lương thực tế để mua các sản phẩm công nghiệp thì sẽ bị thiệt, nhưng nếu mua nhiều sản phẩm nông nghiệp sẽ được lợi. Trong thực tế, thương mại quốc tế và hội nhập sẽ tăng khả năng sử dụng của nguồn lực của quốc gia, bên cạnh việc phân bổ lại nguồn lực con người như được trình bày ở mục 2.2. Số lượng lao động cũng sẽ được sử dụng nhiều hơn, tổng thu nhập của người lao động của toàn xã hội sẽ tăng. 2. 3. Tăng lao động có việc làm, xu hướng chuyển lao động và mức tăng tiền lương của người lao động Việt Nam trong những năm gần đây. Như chúng ta phân tích phần trên, thương mại quốc tế và hội nhập đặc biệt là sau khi chúng ta tham gia WTO kết hợp với nền kinh tế thị trường, lực lượng lao động đã được phân bổ lại một cách rõ nét, đặc biệt từ lĩnh vực lao động nông nghiệp sang lao động trong các ngành công nghiệp. 2.3.1 Lao động có việc làm tăng và sự chuyển dịch lực lượng lao động giữa các khu vực kinh tế Sự chuyển dịch lực lược lao động của Việt Nam trong những năm gần đây thể hiện rõ nét, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia hội nhập WTO (2007). Sự chuyển dịch rõ nét nhất đối với lực lượng lao động là từ các khu vực kinh tế Nông, lâm, thủy sản sang các khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Bảng 1. Số lượng và phân bố tỉ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, 1999 và năm 2009 1999 2009 Khu vực kinh tế Tỉ trọng Tỉ trọng Số lượng Số lượng (%) (%) Tổng số 35.847.343 100,00 47.682.334 100,00 Nông, lâm, thủy sản 24.806.361 69,20 25.731.627 53,96 Công nghiệp và xây dựng 5.126.170 14,30 9.668.662 20,28 Dịch vụ 5.914.812 16,50 12.282.045 25,76 Nguồn: Trung tâm thông tin, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010) Số liệu ở Bảng 1 cho thấy rõ chuyển dịch lao động giữa các khu vực Kinh tế của Việt Nam từ năm sau 10 năm (từ 1999 đến năm 2009). Số tuyệt đối thể hiện lao động có việc làm ở các ngành đều tăng lên đặc biệt là khu vực k inh tế công nghiệp, xây dụng tăng từ 5.1 triệu lao động có việc làm lên tới gần 9,7 triệu lao động có việc làm; Khu vực dịch vụ 5
  6. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 24, từ trang 1-4; tháng 12 năm 2010 tăng gấp đôi số lượng lao động có việc làm từ 5.9 triệu (1999) lên gần 12,3 triệu la o động có việc làm. Bên cạnh lự c lượng lao đ ộng có việc làm tăng lên trong các khu vực kinh tế (kể cả khu vực nông, lâm, thủy sản) thì sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế diễn ra rõ nét. Tỉ trọng lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tới 69,2% (năm 1999) giảm chỉ còn 53,96% (2009), ngược lại tỉ trọng lao động có việc làm trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 14,3% (1999) lên tới 20,28% (2009) , và tỉ trọng lao động có việc làm trong khu vực kinh tế dịch vụ tăng gần 10% từ 16,5% (1999) lên tới 25,76% (2009). Bảng 2. Thu nhập bình quân tháng của 1 lao động trong khu vực nhà nước phân theo ngành kinh tế. Nghìn đồng Ngành kinh tế 2007 2008 Nông, lâm nghiệp 1710,7 2011,1 Thủy sản 1710,2 2048,1 Công nghiệp khai thác 4668,2 5090,0 Công nghiệp chế biến 2257,5 2736,7 Xây dựng 2103,9 2495,2 Khách sạn và nhà hàng 2952,0 2815,2 Tài chính, tín dụng 6160,5 5621,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010 Hầu hết thu nhập bình quân của người lao động đều tăng, đặc biệt là khu vực các ngành kinh tế như công nghiệp khai thác, chế biến, xây dựng tăng nhanh nhất. Thu nhập của người lao động trong các ngành nông, l âm nghiệp và thủy sản có tăng nhưng tăng chậm. Ngược lại khu thu nhập của người lao động trong các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, tài chính tín dụng lại có xu hướng giảm giữa năm 2008 so với năm 2007. III. KẾT LUẬN Cán cân thương mại quốc tế của Vi ệt Nam 20 năm gần đây (1990 -2010) không năm nào ở trong tình trạng thặng dư. Số liệu này chỉ phản ánh một khía cạnh của vấn đề về lợi ích cũng như hạn chế của việc tham gia thương mại và hội nhập quốc tế. Nhìn một cách tổng thể tham gia thương mại và hội nhập quốc tế sẽ mang lại sự sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, tăng phúc lợi xã hội cho các quốc gia tham gia hội nhập. Tham gia thương mại và hội nhập quốc tế sẽ không chỉ phân bổ lại sử dụng các nguồn lực (lao động, đất đai, vốn), phân bố l ại tỉ trọng sử dụng trong một loại nguồn lực (ví dụ: lao động) giữa các ngành, mà còn thu hút nguồn lực nhàn r ỗi (lao động bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm) ở các khu vực kinh tế vào sản xuất. Thương mại quốc tế và hội nhập sẽ làm tăng mức lương trung bình của thị trườn g lao động, đồng thời cũng làm tăng giá các loại sản phẩm của khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng cơ bản. Theo như kết quả mô hình phân tích trên thì tốc độ tăng giá nhanh hơn so với tốc độ tăng tiền lương, vì vậy nếu mức tăng lương bình quân so với mức tăng giá các sản phẩm công nghiệp thì người lao động sẽ bị thiệt. Nhưng tổng tiền lương sẽ tăng, và những người tiêu dùng nhiều các mặt hàng khác (ít sản phẩm công nghiệp) sẽ có lợi hơn và ngược lại những người làm trong ngành công nghiệp mà tiêu dùng nhiề u các sản phẩm công nghiệp sẽ bị bất lợi do tốc độ tăng lương chậm hơn tốc độ tăng giá sản phẩm của ngành. 6
  7. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 24, từ trang 1-4; tháng 12 năm 2010 Số lượng và phân bố tỉ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế của Việt Nam từ 1999 đến 2009 thể hiện rõ xu hướng này. Đó là, lượng lao động được thu hút vào các ngành sản xuất cao hơn hẳn, cơ cấu lao động giữa các ngành có sự chuyển dịch từ nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tài liệu tham khảo Robert C.Freenstra Alan M.Taylor. 2008. International Economics. Worth Publisher 41 Madison Anenue. New York, NY 10010. www.worthpublishers.com Tổng cục Thống kê – Việt Nam (2010) Trung tâm thông tin, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010) 7
  8. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 24, từ trang 1-4; tháng 12 năm 2010 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2