intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo "CÁC NHÀ NHÂN HỌC CHỈ CẦN ỨNG DỤNG: CÁC THÁCH THỨC CỦA NHÂN HỌC ỨNG DỤNG "

Chia sẻ: Phạm Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

87
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'báo cáo "các nhà nhân học chỉ cần ứng dụng: các thách thức của nhân học ứng dụng "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo "CÁC NHÀ NHÂN HỌC CHỈ CẦN ỨNG DỤNG: CÁC THÁCH THỨC CỦA NHÂN HỌC ỨNG DỤNG "

  1. Tạp chí Viện Nhân học Hoàng gia (N.S) 13, 147 – 165 Bản quyền: Viện Nhân học Hoàng gia 2007 CÁC NHÀ NHÂN HỌC CHỈ CẦN ỨNG DỤNG: CÁC THÁCH THỨC CỦA NHÂN HỌC ỨNG DỤNG Paul Sillitoe, Trường Đại học Durham Người dịch: TS. Nguyễn Xuân Thơm, Đại học Quốc gia Hà Nội Việc ứng dụng nhân học đang ngày càng thu hút sự chú ý khi một thời việc này được coi là một việc đáng ngờ. Sự nổi lên của nhân học ứng dụng phản ánh sự lan toả rộng rãi của ngành học này khi người ta tìm kiếm sự ứng dụng trong một loạt các ứng dụng. Trong bài báo này tôi đưa ra ý kiến về một số vấn đề đang được tranh cãi mà tôi đã gặp phải trong khi cố gắng đối đầu với thách thức của ứng dụng nhân học trong bối cảnh “kiến thức của người trong nghề” về các vấn đề phát triển, các vấn đề đòi hỏi phải quan tâm chú ý để đẩy công việc lên phía trước. Một tổng luận ngắn gọn về lịch sử cho thấy việc không đề cập các vấn đề này đã ngăn cản các nỗ lực nhằm thiết lập ngành nhân học ứng dụng trước đây. Các vấn đề này bao gồm việc định nghĩa chủ đề mà chúng ta cần ứng dụng, những ứng dụng mang tính liên ngành cho các khoa học xã hội và vấn đề về chuyên môn sâu. Các xem xét khác liên quan đến việc tạo cho các phương pháp nhân học một góc cạnh ứng dụng bao gồm, ví dụ như, các đòi hỏi mang tính thách thúc của các nghiên cứu đi kèm. Tôi lược giản ra đây năm phương pháp để quan sát nhân học ứng dụng: Khai thác bí quyết công nghệ của những khoa học khác; sử dụng kiến thức nội bộ môn để thúc đẩy sự phát triển; Chuyển giao việc nghiên cứu và ứng dụng qua các nền văn hoá; Tìm cách đẩy mạnh việc sử dụng tri thức cho mục đích thị trường; và cuối cùng tạo ra sự phê phán mang tính cấp tiến về quá trình phát triển. Tất cả các vấn đề này đếu là những thách thức đối với chúng ta. Và chúng chỉ ra thời đại thú vị cho nhân học. Ứng dụng của nhân học là gỉ? Đây là một vấn đề có ý nghĩa thiết thân trong bối cảnh kinh tế, chính trị hiện nay khi những biến đổi từ kinh tế thị trường đã tác động lên giáo dục đại học. Nhưng đây là một vấn đề khó nhất trí cho nên sau 150 năm vẫn cần thiết phải đặt ra câu hỏi này. Các kết quả đáng thất vọng từ nỗ lực của các thế hệ các nhà nhân học kế tiếp nhau cho thấy cách thức trong đó ngành học này định nghĩa và tiếp cận các vấn đề đã không cho nó hướng tới sự ứng dụng. Nếu chúng ta không nhất trí rằng các tiền đề của 1
  2. chúng ta đã ngăn cản ý nghĩa ứng dụng, thì tại sao chúng ta lại luôn gặp khó khăn trong các giải pháp ứng dụng? Quãng vài chục năm trước ReadClift cũng đã đưa ra một câu hỏi tương tự trong một tập sách hướng tới nhân học ứng dụng, rằng “phải chăng những ngáng trở tồn tại trong ngành nhân học ngày nay là kết quả của việc không có khả năng tiếp cận với thực tế hay nó là hội chứng của một cái gì đó còn sâu sắc hơn thế” (1985: 202). Các hướng mở ra câu trả lời cho câu hỏi này nay vẫn còn hạn chế. Có lẽ chúng ta nghĩ về thuật ngữ ứng dụng chưa ổn lắm. Mà ngành học thì lại không có biến chuyển gì, như Evans – Pritchard (1946: 92), Hogbin (1957: 245-6), Mair (1969: 3) và những người khác đã từng chỉ ra trước đây về các ứng dụng trong cơ khí, dược, nông nghiệp. Suy nghĩ theo hướng này tôi đã chỉ ra rằng ý tưởng về ứng dụng nhân học là một cái gì đó mang tính mâu thuẫn về thuât ngữ (Sillitoe 2000: 7 – 8) đặt ra câu hỏi làm sao mà người ta có thể ứng dụng các kiến thức về, ví dụ, các đức tin trong thờ vật tổ và các cấm kỵ, hay kiến thức về các từ thân tộc, các sắp xếp hôn nhân, hoặc các đức tin của tổ tiên. Thách thức là ở chỗ phải thoả thuận ứng dụng là ứng dụng gì đối với nhân học, và từ đấy đề cập các vấn đề hiện đang ngăn cản sự ứng dụng. Kinh nghiệm trước đây đã cho thấy con đường đi để tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó không hẳn là dễ dàng (Firth 1981; Grillo 1985) Những nỗ lực hiện nay để ứng dụng nhân học phản ánh sự phát triển rộng rãi của ngành học với những nỗ lực ứng dụng trong một loạt các ứng dụng bao gồm bán lẻ, ngân hàng, chính phủ, kinh doanh, giải trí. Những nỗ lực này cho thấy rằng nhân học liên quan đến hầu như mọi thứ, đòi hỏi ngành học này cần phải tồn tại. Đối với tôi công việc này tập trung vào cái gọi là “kiến thức trong nghề” trong phát triển ngành học, ở đó tôi có thể thấy sự ứng dụng của nhân học. Sự xuất hiện của các vấn đề này, theo dòng các biến đổi trong sự phát triển vài thập kỷ qua (ngày càng được quan tâm), đã tạo ra một khía cạnh mới cho câu hỏi “chúng ta áp dụng nhân học như thế nào?”(Antweiler 1998; DeWalt 1994; Purcell 1998; Sillitoe 1998). Các cơ hội để cho nhân học có điều kiện đóng góp chưa bao giờ tốt như bây giờ. Nhưng, với thậm chí các phương pháp tiếp cận liên ngành thì cũng khó có thể ứng dụng , cho nên ngành nhân học cũng khó có thể đẩy vấn đề ứng dụng tiến lên. Khi tôi cố gắng đối mặt với các thách thức của việc ứng dụng nhân học, thì tôi cũng phải thừa nhận rằng tôi lọt vào một đống các mắc mớ tạo ra bởi những nghịch lý mà tôi quay về hướng nào cũng vấp phải. Và chúng ta chắc chắn có thừa cớ để tranh luận các vấn đề mâu thuẫn nhau, ngay cả khi đã tìm cách để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn văn hoá một cách ổn thoả, nhất là trong thời buổi cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận. 2
  3. Lịch sử của nhân học ứng dụng Về xem xét lịch sử của nhân học cho thấy rằng nhân học luôn tìm cách chứng tỏ sự phù hợp của nó từ thủa sơ khai, kể cả khi nó bao gồm cả một loạt các mong muốn không dễ gì giải quyết từ những nỗ lực ban đầu nhằm thiết lập ngành dân tộc học cho đến những nỗ lực ngày nay (Sillitoe 2006b). Lúc đầu, ngành học khởi phát như là một nỗ lực đào tạo các quan chức cai trị thuộc địa phục vụ ở các vùng lãnh thổ nước ngoài, sau đó để cung cấp cho những người được đào tạo “khả năng tiếp cận quan điểm của người bản xứ” và trình bày vấn đề này cho các quan chức, các nhà làm chính sách để đẩy mạnh việc cai trị tốt hơn. Môn học ngày nay tìm cách đóng góp không chỉ cho công tác phát triển quốc tế mà cả các vấn đề thuộc công nghiệp, cai trị, xã hội ngày càng rộng lớn hơn. Sau khi chính phủ Mỹ thành lập Ban Dân tộc học năm 1879 (tập trung chủ yếu các nỗ lực vào nhân học người da đỏ” bị cai trị, các nỗ lực tương tự như vậy ở Anh cuối TK19, đầu TK 20 cũng để nhằm thành lập một cơ quan tương tự để làm việc với các dân tộc khác nhau trong đế chế, nhưng việc này không thành công, những người đề xướng không thuyết phục được nhà cầm quyền rằng nhân học có thể đóng góp quan trọng nào đó cho Bộ Thuộc địa (Harvey 2006). Ở những năm sau thì họ có tiến triển đôi chút tốt hơn. Vị thế này cũng khó khăn tương tự ở Mỹ nơi Brinton đã từng nói đến nhân học ứng dụng từ rất sớm váo năm 1896 (Foster 1969:198), Nhưng một số người (vd. Herskovits 1936) đã đặt vấn đề chất vấn bản chất thực của nhân học. Ở Anh, Evans – Prichard (1946) dần dần cũng theo chủ đề này, đưa ra lập luận rằng các ưu tiên mang tính học thuật chứ không phải là thực tiễn là điều quyết định chương trình hành động của nhân học. Các ý kiến trở nên căng thẳng hơn khi ngày càng có nhiều các thuộc địa giành được độc lập. Điều này trùng hợp với nhiều minh chứng phê phán thời kỳ thuộc địa (Asad 1973; Buruma & Margakit 2004; Prakash 1995; Said 1978; Spivak 1990), và cuối cùng lan sang thành phê phán sự phát triển thực tế, coi nó như là sự phát triển tiếp theo của các nỗ lực thuộc địa trước đây. Cuối cùng nhân học ứng dụng phải đối mặt với một bước lùi ở Mỹ khi có một sự thật rằng các nhà cầm quyền đã sử dụng kiến thức nhân học trong chiến tranh Việt Nam (Price 2000), mặc dù kết quả mang tính thiết thực của nó là để củng cố các tiêu chuẩn đạo đức – và chúng ta có thể nghe được các mối quan tâm này hiện nay trong các cuộc tranh luận về sáng kiến PRISP về việc đào tạo nhân học của CIA chìm. Cũng không rõ các nhà nhân học có dính dáng gì đến công tác ứng dụng được vận dụng để chống lại quyền lợi của người khác không. Trên bề mặt của ngành học này có rất ít cơ hội để chúng tỏ sự phù hợp của 3
  4. nó bới vì những người không biết gì về những hạn chế của ngành học thì lại mong muốn ngành học này có khá năng đảm đương những công việc mà nó không có thế đảm nhiệm đầy đủ. Hoặc là ngành học này bị ngăn cản không được đóng góp vào những công việc mà ở đó nó đóng vai trò quan trọng.Ví như phát triển quốc tế, do có những sắp xếp thiên lệch chống lại ngành học. Phản ứng là tránh từ ứng dụng đi với những liên tưởng không thú vị gì của nó (Hội Nhân học Ứng dụng Mỹ là trường hợp ngoại lệ), và chỉ chấp nhận các so sánh bằng nhân học “đơn thuần”. Một vài tổ chức mới ra đời với những dòng chữ viết tắt (Grillo 1985: 2; Wright 2006), ví như ở Anh, tổ chức GAPP (Group for Anthpology in Policy and Practice -Nhóm nhân học chính sách và thực hành), và ở Mỹ, tổ chức NAPA (National Association for the Practice of Anthropology - Hiệp hội Quốc gia về Thực hành Nhân học) với các LPO (Local Practitional Organizations Tổ chức thực hành địa phương) của nó. Kết quả còn tản mạn và tất cả các tổ chức ở Anh trở nên im ắng; gần đây, Hiệp hội các nhà Nhân học Xã hội đã nhất trí là tổ chức chịu trách nhiệm chung trong mạng lưới các nhà nhân học ứng dụng được thành lập bởi một số người bên ngoài làng chuyên môn. Nó cho thấy những dấu hiệu của việc thi đua phát triển các nỗ lực mở rộng của nhân học Mỹ bằng cách tìm kiếm các khả năng ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác. Viện Nhân học Hoàng gia không biểu lộ khuynh hướng là đại diện cho các nhà nhân học ứng dụng mặc dù gần đây tổ chức này nhận Huân chương LUCYMAIR là vinh dự của nó. Quan điểm này có thể thay đổi với những thách thức hiện tại đối với ngành học nhằm chúng tỏ giá trị của nó. Trong thời kỳ sau. Nhân học xã hội Anh ngày càng trở nên trùng lặp với xã hội học trong công cuộc tìm kiếm sự phù hợp chuyên môn tới mức là hiện nay khó có thể tách bạch giữa các công việc nhân học và xã hội học, trừ khi xem xét trên nền tảng rằng những người thực hành nhân học có thể cảm tình với sự so sánh giao văn hoá và có sự hiểu biết về các tác phẩm kinh điển về địa dân tộc học không phải của phương Tây. Điều này làm nổi bật lên vấn đề về định nghĩa ngành học làm cho ngày càng khó có thể phát biểu là nhân học sẽ đưa ra cụ thế những cái gì (bản thân xã hội học là một cuộc vật lộn với phê bình cánh tả để thuyết minh cho công tác ứng dụng của nó trong chính sách xã hội, công việc cộng đồng, phúc lợi xã hội, v..v). Phạm vi bao quát của nhân học xã hội quả thực là rộng lớn. Chúng ta tìm kiếm ứng dụng gì ở môn học này? Điều cần thiết đầu tiên là phải đồng ý với định nghĩa về nhân học, chỉ như vậy chúng ta mới có thể bàn về việc ứng dụng nó. Một số xuất bản phẩm gần 4
  5. đây đã tranh luận về bản sắc và tương lai của nhân học, một số thậm chí còn nói về một sự khủng hoảng (Moore 1996; Pina-Cabral 2005; Shore & Ahmed 1995). (4) Như Stocking quan sát, “Giới hạn của nhân học đã luôn có vấn đề - rất có vấn đề, có người nghi ngờ, so với các ngành và các diễn ngôn khoa học xã hội. Tuy nhiên, không bao giờ, nó có quá nhiều vấn dề như ngày nay” (2001:35). Ông tiếp tục bàn luận về sự phổ biến của các nhóm phân ngành trong hiệp hội nhân học Hoa Kỳ và những quan tâm về sự manh mún của ngành ngăn cản cách tiếp cận có hệ thống các thách thức ngày nay. Nhân học hiện nay hiển nhiên như một nhà thờ lớn với những bức tường đã rạn và mái sắp sập. Có thể vượt qua các vấn đề đa dạng như vậy không, có nghĩa là, nghiên cứu con người theo nghĩa đen, hay điều này là quá tham vọng? Có vẻ như các nhà nhân học, những người tham dự vào các cuộc tranh luận về bản chất của ngành này từ thế kỷ 19, không thể đồng ý với nhau một định nghĩa, thúc đẩy những cuộc tranh luận không có hồi kết, hiện đã bị đẩy xa hơn với những kiến giải ngược. Đó là một vấn đề mà tôi phải đối mặt hàng năm, giống như những người khác, trong việc giới thiệu về nhân học cho sinh viên; bước đi một cách khó khăn, để đến một kết cục buồn trong một vài bài giảng gì đó. Chúng ta có thế dự đoán những rắc rối trong việc ứng dụng một ngành học mà với nó, một tác giả gần đây đã thấy rằng đó là “một chủ đề rất kỳ cục” bởi vì “thật khó để nói nó nghiên cứu cái gì”, và “chẳng có chút nào rõ ràng chúng ta phải làm gì để nghiên cứu nó” (Ingold 2000: 14). Trong sự kiện này, chúng ta sẽ làm gì để thúc đẩy việc ứng dụng và thuyết mục những người khác về những giá trị của nó? Trong một tác phẩm gần đây về ứng dụng nhân học, Pink cũng nói rằng, ứng dụng hay học thuật, là “khó để định nghĩa” và “mơ hồ và nghi hoặc”, và ghi chú rằng các tác giả của các bài giới thiệu thường vòng vo quanh vấn đề này bằng cách mô tả các nhà nhân học làm gì”, nhưng bà cũng tìm kiếm để tạo ra tính hấp dẫn của vấn đề này bằng biện luận rằng “chúng ta không nên cốt lõi hoá nhân học, có nhiều cách khác nhau một người có thể là/hoặc được gọi là một nhà nhân học” (2006:10). Nhưng bà vẫn mong muốn định nghĩa, như sự đối lập với “cốt lõi hoá”, nhân học như “một hình thức tiếp cận, một hệ biến hoá hay một tập hợp các ý tưởng tạo thành sự hiểu biết của chúng ta”, bao gồm một “cách xây dựng và phân tích một vấn đề, tạo ra và xem xét một cách có phê phán “bằng chứng” và phản ánh trong ngữ cảnh văn hoá xã hội rộng lớn”. Trong cố gắng chỉ ra nhân học khác các ngành khoa học khác như thế nào trong việc giải quyết các vấn đề, bà trích Nolan, người biện luận rằng các nhà nhân học “hiểu rằng văn hoá là chìa khoá giải quyết nhiều 5
  6. khuôn mẫu mà chúng ta thấy và nhiếu vấn đề mà chúng ta cố gắng giải quyết” (2003:119-20); Tiếp cận các vấn đề theo cách quy nạp; “là tổng thể trong các phương pháp tiếp cận và triển vọng”; Nhận biết các mối quan hệ là quan trọng, và “là tương tác”. Một nhà nhân học cũng tự minh chứng ‘học để nói tiếng nói của tổ chức này (ông/bà ta làm việc cho), hiểu được các tầng bậc quyền lực, và hệ thống văn hoá & xã hội” (Pink 2006:11), cho dù sự hiểu biết của ông/bà ta khác như thế nào với những người khác làm việc trong cùng một tổ chức là không rõ ràng. Các tranh luận trong ngành này về vai trò và nghĩa vụ của các nhà nhân học sản sinh ra cái gọi là công tác ứng dụng, dựa trên giả định là làm nhân học hay là một nhà nhân học rõ ràng là những lĩnh vực hoạt động không hạn chế. Những quan điểm này dựa trên một khái niệm chưa nhận thức được rằng người ta có thể không hạn chế nhân học, như một thực tế, và như một nghề (2006:119). Ngược lại, như Van Willigen chú giải, công việc của các nhà nhân học ứng dụng là “được xác định bởi các vấn đề và không phải bởi ngành này” (1986: 7). Điều này làm cho chúng ta với các khoa học xã hội không chia tách (Cho dù nhân học cho nhiều người cũng bao gồm cả sinh học). Tôi không nghĩ rằng điều này là hữu ích. Nếu như chúng ta muốn nghĩ về nhân học ứng dụng như mặt ngược lại của nghiên cứu xã hội ứng dụng, chúng ta phải xác định sự khác biệt. Đây không phải là những vấn đề duy nhất của nhân học. Vấn đề định nghĩa ngành này đặc thù ở nhiều khoa học xã hội lân cận đang xác định ranh giới, giống như tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa học thuật đối ngược với công tác ứng dụng cũng như những hiểu lầm tồn tại giữa nghiên cứu định tính và định lượng. Những điều này gợi ra rằng chúng ta phải xem xét những cách thay đối của việc làm nhân học trên quan điểm vai trò thay đổi của nó trong một kỷ nguyên phát triển của kỷ nguyên về nghiên cứu xuyên ngành đang xuất hiện. Các bộ phận làm nên phần cốt lõi của nhân học mà từ đó chúng ta có thể tìm kiếm sự ứng dụng, thì ngoài việc nói rằng việc nghiên cứu ứng dụng có thể mang đến một số kỹ năng khó có thể nói cho cụ thể một cách thuyết phục vì những kỹ năng này khác với những kỹ năng đã thu được trong việc nghiên cứu những bộ môn khác, cũng như đây là một cách tiếp cận cuộc sống, cũng khó xác định một cách rõ ràng. Khủng hoảng hiện tại của nhân học có thể chỉ ra rằng chúng ta đã chạm tới một giới hạn xã hội, vì, như một người nào đó đã nhận định gần đây đối với Henley. 6
  7. Tôi đã nói chuyện với một nghiên cứu sinh tiến sỹ ở Cambridge vào một ngày và cô ấy đưa cho tôi một danh sách các lụân án đang viết….. rất ít trong số đó được đặt một cách rõ ràng trong bối cảnh của nhân học. Thay vào đó, nó nói về sở thích trong văn hoá của những người đồng tính ở Berlin – tôi nhớ ý nghĩ của mình lúc đó rằng nhân học thậm chí đã để mất chủ đề của nó (2006:184 – 5). Bước vào nghề, người ta bảo với tôi rằng tôi là một người cổ lỗ khi tham gia vào nghiên cứu vùng cao nguyên New Ginea liên quan đến việc trao đổi lợn và vỏ trai khi những người nghiên cứu cùng thời đang chú trọng nghiên cứu vùng nông thôn nước Anh hoặc các cộng đồng di cư vùng thành phố. Một số người khác tập trung nghiên cứu vào hành vi của những ngưòi ham mê bóng đá, nhân học mua bán, hội hè theo lứa tuổi, v..v. Thời gian trôi qua, tôi tự cảm thấy là mình càng bế tắc, cho tới gần đây tôi mới bắt đầu lờ mờ cảm nhận là tôi đã xoay quanh một vấn đề “về căn bản” cho biết nhân học là gì. Nó xác định vùng giáp ranh của một vùng văn hoá xã hội trước một thế giới hoàn toàn khác với chính bản thân nó mang theo đặc tính tương đối về văn hoá chưa được đánh giá. Nó liên quan đến việc tìm hiểu một ngôn ngữ hoàn toàn khác với những cuộc tìm hiểu khó khăn về những tác động ngoại lai. Nó cuối cùng cho thấy sự tin tưởng của một nhóm người mà chúng tôi cộng tác chặt chẽ trong những chi tiết nghiên cứu công phu, sử dụng một phương pháp khó thực hiện và mâu thuẫn về những quan sát phụ trợ, và bao quát việc nghiên cứu cộng đồng ở tầm quy mô tổng thể. Trong khi tiêu điểm của nhân học có thể mang tính dịa phương, chúng ta phải thừa nhận rằng ta phải đặt nhân học trong một tầm bao quát rộng và tính đến tương tác phức hợp giữa các lực lượng ở tầm vi mô và vĩ mô, bao gồm những vấn đề toàn cầu (Knob: 1999 – 5 -7), Kết quả là dân tộc học, một từ khoá khác thường được nhắc đến trong định nghĩa nhân học. Các ghi nhận về dân tộc học bao gồm kiến thức đặc thù mà chúng ta thường đưa vào các thư viện, qua đó chúng ta có thể rút ra điều gì đó trong bối cảnh ứng dụng. Bên cạnh việc sử dụng nó trong các so sánh chéo văn hoá, mặc dù nó chịu tác động của những cuộc tranh cãi không ngừng, nhằm mục đích tìm hiểu thêm về tính nhân loại. Vậy ta nên áp dụng những chi tiết đó như thế nào? NHÂN HỌC NHƯ MỘT ĐỐI TÁC LIÊN NGÀNH. Tầm bao quát rộng của bộ môn thật nghịch lý, vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu trong bối cảnh ứng dụng, Với một vấn đề liên quan đến định nghĩa, nó có thể là một nguồn tri thức hữu ích (Sillico: 2004). Các nhà nhận học được trang bị kến thức đầy đủ để tiếp cận không chỉ các vấn đề tiếp cận ranh giới văn hoá, mà cả các vấn đề chuyên ngành. Điều này cho phép họ 7
  8. làm quen với nghiên cưu liên ngành (Rew, Flesh 2005). Chúng ta có thể tìm thấy nguồn gốc của tác động liên ngành đối với tiêu điểm của bộ môn ở các tập hợp nhỏ. Với tư cách là một ngành học quan tâm đến các trật tự xã hội như vậy, nhân học tự bộc lộ và tự đặt ra một cách tường minh việc nghiên cứu tất cả những gì thuộc về nó (5). Các nhà nhân học dần dần nhận ra rằng người ta không thể đoán trước được các vấn đề liên quan với nhau, và phái chức năng luận được ra đời với quy định rằng chỉ có các nền văn hoá mới bao gồm các tổng thể liên quan đến nhau, ta không thể bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào mà không phạm phải các hiểu biết méo mó về nó. Quan niệm chính đáng này cuối cùng được đúc kết trong khái niệm về chủ nghĩa tổng thế, đó là sự nghiên cưú về toàn bộ vấn đề (Grillo 1986:21-22), điều này thực sự thoả đáng, và đóng một vai trò then chốt trong việc nhận diện tính liên ngành của nhân học, nhưng nó cũng bao hàm hạn chế là ngành học này có vẻ như hướng tói nghiên cứu tất cả. Hậu quả là sự dàn trải của nhân học như đã trình bày trên đây, Chúng ta có thể khai thác tính bao hàm rộng của nhân học bằng cách cho rằng nhân học đưa chúng ta tiến lên trong nghiên cứu chuyên ngành hiện nay, trong đóng góp về một trật tụ chi tiết mới khi các ranh giới của môn học trở nên mờ ảo với các nghiên cứu tổng thê (Ưâl Stain 2003.). Việc quá day dứt về biên giới môn học có thể mang tính phản tác dụng do một số ngành học quan tâm đến cùng một vấn đề. Tương tác lẫn nhau có thể đưa đến kết quả cùng tìm ra các tác động chung, ví như trong sinh thái học chính trị nơi các biên giới chuyên ngành không ăn nhập gì với quan tâm của các nhà môi trường, các nhà nhân học, các nhà địa lý học khi cùng nghiên cứu, hay như các nghiên cứu về các hệ thống tri thức hiện nay, các nhà triết học, các nhà nhân học, xã hội học tạo nguồn kích thích cho nhau. Như việc phân định lại các ngành học và sắp xếp lại tri thức, nếu làm đươc, có vẻ tỏ ra là có hại, vì điều này có hàm ý rằng, như Grill đã quan sát, nhân học, ngành học mà biên giới của nó rất mỏng manh và khó phân định, sẽ phải vật lộn để tồn tại trong một vũ trụ trí thức chuyên ngành (2006, Tr. 19). Tôi nghĩ rằng nhân học sẽ có nhiều cống hiến hơn và cống hiến đó không phải chỉ do chúng ta công bố, mà là do các khoa học xã hội khác cũng đã nói đến rồi. Dù có điều gì xảy ra nữa, chúng ta vẫn phải lập laị trật tự hoặc khoanh vùng chuyên môn sự hiểu biết của chúng ta theo một cách nào đó. Tính mở của nhân học trước các ngành chuyên môn đan chéo nhau sẽ cho phép người học vận hành như điểm nối dòng giữa các luồng ý tưởng của các ngành học khác nhau, bất kể chúng được định nghĩa như thế nào, người ta đã có những nhận định rằng “các chuyên gia ở những chuyên ngành khác nhau phải nói chuyện 8
  9. được nhau. Để vượt qua chủ nghĩa chuyên môn hẹp hòi, phải trợ giúp nghiên cứu chuyên sâu trong một số lĩnh vực trong khi bỏ qua tâm lý vẽ bức tranh tổng thể rộng lớn hơn. Đâu là một trong những lý do một số người đưa ra để kích thích sự quan tâm của công chúng và làm thuyên giảm lòng tin vào các chuyên gia – như ví dụ trong sự can thiệp nội ngành trong sinh sản của loài người, lại bỏ qua các gen tốt và các bế tắc về dân tộc vì ta tự hiểu rằng chưa có khả năng để lý giải, hay như trong sự phát hiện của các giống biến gen, mặc dù đã đựơc hưởng thành quả khoa học sáng ngời, vẫn có thể đe doạ môi trường tự nhiên theo những cách mà ta chưa nhận biết được (Stone 2002: 611). Cho nên cần phải đặt những nghiên cứu như vậy trong một bối cảnh rộng lớn hơn và đẩy mạnh việc tranh luận trong khi không bóp méo vấn đề. Nhưng chỉ nói rằng di sản liên ngành của nhân học đặt cho một nền tảng ứng dụng của nhân học là chưa đủ. Chúng ta phải cải tiến cách thức làm việc để thúc đẩy nó. Trong bối cảnh phát triển, như Rechard đã chỉ ra một thời gian trước đây, các nhà nhân học bước vào các lĩnh vực mà họ không thể chỉ tự mình giải quyết. Bà tiếp tục đặt câu hỏi “Liệu việc đào tạo các nhà nhân học có tiếp tục mở rộng để cung cấp cho họ một số tri thức của các lĩnh vực khác?” (1944: 229). Câu trả lới theo tôi là khẳng định, bởi vì “cách duy nhất để kiến thức nhân học có thể ứng dụng vào bối cảnh phát triển là đi cặp với kiến thức của một ngành khác nào đó như nông nghiệp, cơ khí, y học hay kinh tế (Sillitoe 2000: 299). Gợi ý này có thể làm ai đó khó chịu. Theo lời của một trong những người có quan điểm trung dung ngoại đạo khi tranh cử một ghế mà tôi đã không tranh cử thành công thì “nhân học đã là tất cả chưa?” trong ngữ cảnh này tôi nghĩ là chưa. Những người khác trước đó cũng nói thế. Trong một đánh giá thật xít sao, Cochrare đã lưu ý sự đánh giá của nhu cầu và đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có năng lực trong một số lĩnh vực và khuyến cáo phải có sự đào tạo về nhân học và sự làm quen với các ngành học khác liên đới đến công tác phát triển, mà nếu thiếu thì nhân học chẳng qua chỉ là một thành viên tri thức của cộng đồng mà anh ta nghiên cứu, và theo ý kiến của ông đây chẳng qua chỉ là một nỗ lực áp dụng kiến thức nhân học một cách biệt lập, … cuối cùng dẫn đến sự thất bại trong lộ trình tiến bộ (1971: 11,12,14,26). Những người có quan điểm đồng tình là Ackroyd, Grello, Tapper trong một báo cáo tại một hội thảo đề cập về vấn đề sử dụng tri thức của các nhà nhân học, họ lưu ý rằng nhân học chưa có một cơ sở rõ ràng để ứng dụng bất kỳ cái gì ngoài một quan điểm về con người và một số tri thức về một số mặt hoạt động của các xã hội và các nền văn hoá khác, và liệu những tri thức này có thể được ứng dụng (hoặc được sử 9
  10. dụng như khởi xướng) nếu không được bổ trợ bởi một số tri thức kỹ thuật và kỹ năng khác (1980: 6). Đào tạo nghề và giáo dục nhân học có thể gây cho một số người cảm giác vớ vẩn, nhưng các nhà nhân học và các chuyên gia với quan điểm cao siêu xa vời thậm chí còn vớ vẩn xa lạ hơn. Để hoạt động được với tư cách là một ngành học liên ngành, thì cần phải “nói tiếng nói thật, đi bước chân thật” của các ngành học khác trong chừng mực nào đó, nhằm mục đích để người ta sẽ xem xét chúng ta một cách nghiêm túc (Irvin, 2000: 26). Chúng ta có thể mường tượng điều này như là việc thực hành quan sát vào các lĩnh vực chuyên ngành khác, có nghĩa là tương tác với các nghề nghiệp khác trong khi vẫn duy trì một mức độ riêng biệt. Ai đó được đào tạo về nhân học với một kiến thức nền về y, luật, kiến trúc, lâm học, kinh tế học hoặc ở bất kỳ một lĩnh vực nào đều có một vị thế vững chắc để áp dụng kiến thức nhân học, được hiểu như là một kiến thức tổng thể bao gồm sự thúc đẩy trên một bối cảnh chung theo nghĩa tương tác liên quan giữa các bối cảnh văn hoá, xã hội và cộng tác liên ngành. Ngày càng có nhiều các nhà nhân học đồng ý và dám chấp nhận sự thách thức của tính liên ngành đặc biệt trong các bối cảnh ứng dụng nơi nhiều người đã có tiếng nói trong lĩnh vực chuyên ngành mình được đào tạo. Đây là thời điểm để tận dụng các thành quả của thế hệ hiện nay của các nhà nhân học liên ngành để so sánh những gì đạt được và thấy đâu là điểm chung trong công hiến của họ, để nhận ra nhân học nói về cái gì và người ta cẩm thấy nhân học là hữu ích và ứng dụng nhân học như thế nào. CÁC NHÀ NHÂN HỌC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO: AI LÀ CHUYÊN GIA, AI KHÔNG PHẢI LÀ CHUYÊN GIA: Trong một số gần đây của tạp chí nhân học ngày nay Mars đặt câu hỏi “tại sao rất nhiều trong số các nhà nhân học ứng dụng lại thấy tốt hơn là nhận mình có những chức vụ nghề nghiệp khác chứ không phải là nhà nhân học? Tại sao nhân học ngày càng được nhìn nhận như một khoa học không phù hợp?” và ông còn lưu ý “nhân học ứng dụng dường như xuất hiện khắp nơi mà chẳng thấy ở đâu xuất hiện khoa nghiên cứu về nhân học. Và bạn phải đào bới dưới bề mặt miêu tả của các nghề nghiệp xa lạ khác để thậm chí phát hiện xem họ có phải là các nhà nhân học không” (2004: 4 tr.1) Tại hội thảo của Hiệp hội các nhà nhân học xã hội ở Durham năm 2004 mọi người đã bàn luận tương đối nhiều theo chủ đề tại sao các nhà nhân học dường như vô hình trong khi họ thực sự làm việc với người khác. Những quan sát thường rất không nhất quán bởi vì nó cho thấy rằng khi ta tham gia vào việc ứng dụng thì các ngành học mang tính mục đích rõ ràng hơn thường là ngành học chiếm ưu thế. Điều này có thể phản ánh hàm ý mâu thuẫn của việc đạt 10
  11. được tính liên ngành thực sự. Khi người ta được người khác công nhận, vì bất kể chuyên ngành của họ là gì, họ đều được một cộng đồng các đồng sự, những người nói cùng một thứ ngôn ngữ và cùng quan tâm đến những vấn đề như nhau trích dẫn về nhau. Tôi không phải là thành viên của nhân học xã hội, địa lý hay khảo cổ về Melane, ví dụ thế, hay thành viên của nhóm các nhà sinh học dân tộc (bio..) hay các nhà khoa học nông nghiệp nhiệt đới hay những người có dính dáng đến cộng đồng phát triển bền vững. Một nhà nghiên cứu liên ngành đơn thuần không còn là thành viên đầy đủ của bất kỳ một chuyên ngành nào, dù đó là nhân học hay bất kỳ ngành nào. Hơn nữa tính vô hình còn được phản ánh nhu cầu thúc đẩy tính hữu ích của nhân học một cách hiệu quả hơn và giúp cập nhật các quan điểm công chúng về các vấn đề quan tâm hiện nay đẩy lùi hình ảnh xa lạ cũ kỹ về việc làm việc trong một cộng đồng “truyền thống” khép kín. Cuối cùng nó có thể cho thấy rằng nhà nhân học được hưởng lợi từ các phân tích phê phán sau khi sự kiện đã kết thúc hơn là từ việc đưa ra các gợi ý để giải quyết các vấn đề hiện tại một kiểu tiếp cận các vấn đề này một cách thô cứng là đặt câu hỏi một tổ chức sẽ được cái gì nếu tổ chức đó thuê một nhà nhân học. Như Keen đã nói “tại sao một cộng đồng lại không tập trung vào một công nghệ, kinh tế, kế toán, luật, một cách cai trị địa phương phù hợp hay bất kỳ một vấn đề nào khác chứ không phải là nhà nhân học (1999: 51). Những người khác cũng đưa ra cùng một vấn đề “cái gì làm cho nhân học trở nên độc đáo? Nhân học làm thế nào để đưa ra một cách hiểu mà các ngành học khác không thể và đâu là lời thề của ngành học này đối với khách hàng?’ (Pink 2006: 10). Chúng ta đều biết chúng ta mong muốn gì từ một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, một kiến trúc sư, một luật sư hay một kế toán. Điều gì một nhà nhân học đem đến cho một công ty, một nhà chức trách địa phương, một tổ chức phát triển, hay cơ quan y tế mà một cử nhân về xã hội học, lịch sử, địa lý, nghiên cứu văn hoá hay một ngành cùng nguồn gốc khác không mang đến được (có nghĩa là những chủ đề có những vấn đề tương tự với nhân học, không đào tạo chuyên môn mà là một sự giáo dục nghệ thuật tự do)? Bằng cách đặt ra những câu hỏi như vậy mà chúng ta có thể nhận biết được những ứng dụng của nhân học, điều mà chúng ta có thể xúc tiến một cách rộng rãi hơn. Chúng ta không thể giả bộ là những chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực, bởi vì như Ervin quan sát, trong khi các nhà nhân học phải biết hết cả mọi việc trong các kỹ năng thực hiện và nghiên cứu của họ, họ không thể làm tất cả mọi việc” (2000: 219). Điều mong muốn trong sự phát triển là họ phải có cái gì đó có giá trị và duy nhất để đóng góp vào những cố gắng giảm đói nghèo cùng với các chuyên gia các ngành khác khác như các nhà kinh tế học, nông học, y tế hay kỹ sư. Nó liên quan đến sự hình thành nhận thức 11
  12. nghế nghiệp nợ lâu đối với nhân học, mở rộng vượt qua biên giới của giới học viện để các nhà thực hành chiến đấu với các vấn đề ‘thế giới thực tại” (Sillitoe 2003a). Sự thách thức, như Scudder bình luận trong đánh giá lạc quan của ông, là phải làm nổi bật được điều mà các nhà nhân học tin tưởng là những vấn đề then chốt mà chúng ta có đủ chuyên môn và trách nhiệm để đề cập (1999:359). Chúng ta có một phạm vi kinh nghiệm rộng rãi để rà soát là có có nhiều cách thức làm nghiên cứu đa dạng trong một chuyên ngành có phạm vi rộng như nhân học, mặc dù có thể có phương pháp này phù hợp thực tế hơn phương pháp kia. Chúng ta ở địa vị rất độc đáo tăng cường sự hiểu biết về nghèo đói, như Scudder đã lưu ý, nghèo đói là “một vấn đề” tôi tin các nhà nhân học có hiểu biết nhiều hơn về nó so với các học giả và các nhà thực hành khác” (1999: 355). Ông cũng lập luận rằng chúng ta đóng một vai trò độc đáo trong xây dựng nhận thức chung về các vấn đề toàn cầu hiện nay mặc dù chúng ta cần phải năng động hơn, tích cực hơn trong việc làm cho nhận thức chuyên môn đó được công chúng và các nhà làm chính sách chú ý” (1999: 309). Nghiên cứu về địa dân tộc học chuyên sâu cung cấp sự hiểu biết về cuộc sống hàng ngày không có trước đây, về các vấn đề, ngày càng được tỏ tường, với các nhà xã hội học, các nhà khoa học chính trị và những người khác, cho thấy mối quan tâm về cách tiếp cận này. Các kỹ năng phân tích khác bao gồm phân tích hệ thống xã hội, nhìn nhận các hậu quả ngoài mong muốn của các sự can thiệp được đưa ra, hiểu biết về bản chất của phân bổ công lý và hậu quả của nó, các phương pháp và lý thuyết của các phân môn nhân học khác nhau như là nhân học dược lý, nhân học tâm lý, nhân học sinh thái văn hoá. Sự đào tạo về nhân học tạo phương tiện phân tích để hiểu tính đa dạng của các tác nhân địa phương và mối quan tâm của họ, để thấy sự liên kết đa chiều trong cuộc sống xã hội và đánh giá được các chiến lược hàng ngày, để tiếp cận sự hiểu biết địa phương và thông hiểu được sự phản kháng trước sự can thiệp từ bên ngoài mà họ cảm nhận được. Các lĩnh vực mà nhân học có đóng góp cụ thể bao gồm các nghiên cứu về các chiến lược kiếm sống, sinh thái chính trị về quản lý nguồn lực, các vấn đề về y tế địa phương và sự lành mạnh sức khoẻ, bạo lực chính trị, các phong trào cơ sở, công lý xã hội và các vấn đề nhân quyền. Nhưng để phấn đấu đạt được một sự hiện diện chuyên môn rõ ràng hơn đối với nhân học chúng ta lại phải vượt qua một mắc mớ ứng dụng khác. Luận điểm cho rằng chúng ta có thể ứng dụng nhân học có hàm ý rằng chúng ta có một số kiến thức và kỹ năng chuyên môn khác với, và phụ trợ cho các tri thức và kỹ năng các chuyên ngành khác. Liệu ta có muốn trở thành chuyên 12
  13. gia theo định hướng này không? Mong muốn đạt địa vị chuyên gia đưa ra các vấn đề cho một ngành học nhằm thúc đẩy quan điểm của từng cá nhân. Điều này là hiển nhiên trong bối cảnh của “tri thức bản xứ” trong phát triển, và phong trào tham gia rộng rãi hơn (như thấy trên thực tế chứ không phải như bị nhào nặn bởi các chuyên gia thuộc loại ông thầy bù nhìn), những người tìm cách làm phá hỏng khái niệm chuyên gia, những người can thiệp ở những nơi khác để tư vấn cho phát triển. làm sao một ngành học được cho là đi vào quan điểm và cuộc sống của người dân thường lại cứ phải bám lấy kiến thức chuyên gia, thậm chí kiến thức đó chỉ đơn giản là kiến thức mà người dân thường coi là kiến thức hàng ngày? Đây là điều ngược lại của kiến thức chuyên gia, làm nền tảng cho việc ứng dụng kiến thức chuyên gia mang tính tầng bậc, làm nên đặc điểmêax hội và công nghệ phương Tây. Nhân học đã từ lâu đặt câu hỏi cho vị thế của những người tự nhận là biết nhiều hơn người dân thường, thay mặt họ ra quyết định và bỏ qua nhiều khía cạnh cuộc sống của họ (Corchane 1971: 65-79). Sự ồn ào này đặt chúng ta vào tình trạng khó xử khi chúng ta nói về ứng dụng nhân học. Chúng ta thường thách thức các nhận định của các chuyên gia, thạm chí thách thức cả tính giá trị của ý tưởng chuyên gia. Vậy tại sao chúng ta lại cứ cố trở thành chuyên gia, khi là chuyên gia rõ ràng là hỏng các đích đến của chính ngành học chúng ta? ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NHÂN HỌC Có hai cách trong đó người ta có thể diễn giải ý tưởng về ứng dụng nhân học một cách rộng rãi. Nó có thể là sử dụng tri thức mà các nhà NH đã lượm lặt được thông qua điều tra điền dã và đã hệ thống hoá theo nhiều cachs khác nhau bằng cách sử dụng lý thuyết của thời đó, và khám phá ra ứng dụng của nó. Hoặc nó có thể bao gồm việc áp dụng các phương pháp NH (Barnard 2001; Pole 2004, Schénul & LeComte 1999) để giải quyết các vấn đề đương đại. Khi họ nói về ứng dụng NH, nhiều người có thể có ý nghĩ về sử dụng phương pháp của nó, biện luận rằng chúng sản sinh các suy nghĩ chiều sâu cụ thể mà không thể thu được bằng các cách khác, bởi vì ngành này có một cách khac biệt trong nhìn nhận các vấn đề. Những phương pháp này, tập trung vào “làm dân tộc học” và đề cao sự quan sát của người tham gia như là chiến lược hạt nhân (phân biệt với các phương pháp nghiên cứu xã hội học khác), không trực tiếp được sử dụng vào ngữ cảnh ứng dụng. Cách làm việc này đặc biệt khó khăn cho việc xác định (tức là để nói với những người khác “chúng ta làm như thế nào”); chúng ta chỉ “rong chơi với các đối tượng khảo sát”, một bạn đồng nghiệp người Mỹ viết như vậy. Theo kinh nghiệm của tôi, điều này khó xác định và là cách làm việc làm cho nhưng người khác (tư 13
  14. vấn chính trị, nhà khoa học, nhà quản lý) khó chụi, thậm chí thù địch (cf.Grillo 1985:23). Họ chỉ thấy những cái này là thoảng qua, thiếu sức mạnh thuyết phục, bởi vì họ thường không thể nhận biết được bất kỳ dữ liệu nào thuộc loại mà họ trông đợi. Như một nhà khoa học viết, “bạn chỉ có thể biện luận freefall rằng không có kế hoạch nghiên cứu”. Thật khó để thuyết phục họ rằng có một kế hoạch nghiên cứu cúng nhắc đầy những méo mó thậm chí trước khi nghiên cứu được bắt đầu. Phương pháp NH liên quan đến một yếu tố chủ quan, Như một nhà phê bình hiện đại đã chỉ ra, và yếu tố này gây lo ngại cho các nhà khoa học, các nhân viên hành chính, và những người khác. Họ nghi ngờ rằng họ có thể thực lòng tin vào các kết quả đó. Yếu tố chủ quan còn nảy sinh thêm nhiều vấn đề khác nữa trong bối cảnh ứng dụng bởi vì chủ quan có hàm ý là kinh nghiệm và hiểu biết của nhà nghiên cứu tác động lên các phát hiện và đề xuất của anh/chị ta, trong khi chưa hẳn đã phản ánh tri thức và tham vọng của chủ đề đó. Chúng ta phải sử dụng các phương pháp mà lôi cuốn được nhiều người trong quá trình nghiên cứu và thận trọng trong trình bày các vấn đề này khi các cơ quan có thể sử dụng bất cứ thông tin nào để can thiệp vào cuộc sống của họ (Điều này áp dụng cho bất kỳ tri thức nhân học nào - mặc dù để đào bới trong ngữ cảnh học thuật thì khó hơn, nhưng thật là nguy hiểm nếu giả bộ rằng diễn ngôn tri thức một mặt nào đó tự tách nó ra khỏi thế giới rộng lớn; Grillo 1985: 9). Những phương pháp bao gộp như vậy ngày càng trở lên rõ rằng trong bối cảnh phát triển của hai thập kỷ qua. (Blackburn & Holland 1998; Borda 1998; Burkey 1994; Chambers, 1997). Tiếc rằng nhân học gần đây chỉ đóng một phần rất nhỏ trong sự phát triển đi lên của những phương pháp này vì những phương pháp này được xử lý bởi nhiều người sử dụng chúng, dẫn tới sự đe doạ làm tầm thường hoá chúng (Cooke & Kothari 2001; Estrella 2000; Mosse 2005; Wright & Nelson 1995). Các phương pháp bao gộp này đã được có thiện cảm hơn vì người ta có thể miêu tả chúng giống như các công thức nấu nướng và chúng có thể được sử dụng nhanh và nhằm tới những vấn đề cụ thể. Nhưng các nhà nhân học lại không cảm thấy thoải mái với nhũng nghiên cứu ngắn tập trung vào một số vấn đề đơn lẻ. Sự bóp méo tổng thể có thể dẫn tới, như chúng ta đã biết, việc xem nhẹ các thông tin cơ bản mà người ngoài không rõ lắm. Một số vấn đề khác nữa với “phương pháp bao gộp” mà không được đề cập đến trong các cuốn sổ tay ví như sự xem nhẹ các quyền lợi khác biệt của các nhóm dân số khác nhau, thiên vị tầng lớp trên ở nông thôn, áp đặt những công việc cụ thể cho các cộng đồng, gọt giũa sự tham gia và đưa ra các nhận định sai, dựa trên những cách làm xa lạ, như vẽ bản đồ/đồ thị hoặc tập trung 14
  15. vào các cuộc thảo luận nhóm có thể bóp méo các quan điểm của người địa phương. Các phương pháp nhân học đòi hỏi phải có thời gian (tôi vẫn phải đánh vật sau 25 năm để xử lý và hiểu được các dữ liệu địa nhân học mà tôi đã thu được ở New Ghine. Điều này không riêng gì trong nhân học, vì nghiên cứu trong các chuyên ngành khác cũng đòi hỏi thời gian đáng kể. Nhưng công tác ứng dụng “thường, chứ không phải là luôn (vd. Desta & Coppock 2004: 465) đòi hỏi câu trả lời trong khung thời gian ngắn” (Grillo 1985: 22). Nếu chúng ta chuẩn bị thành lập môn nhân học ứng dụng như một ngành học thông thường, chúng ta phải đẩy mạnh các phương pháp làm việc vượt lên yếu tố đòi hỏi thời gian quan sát. Nhưng đây là một chỗ hóc khác: liệu nhân học có thể hoạt động theo những cách thức như thế hay là các cách thức này sẽ làm rơi rụng, làm hỏng các phương pháp về địa nhân học? Nếu nghiên cứu dài hạn là yếu tố trung tâm để đạt tới một cách hiểu rằng nhân học có thể tuyên bố chỉ thuộc về nhân học thì phải chăng như vậy tham vọng của nhân học ứng dụng chỉ là một điều gì đó xa vời? Điều này có hàm ý rằng chỉ những người nào làm quen với địa nhân học của một khu vực trong thời gian dài và thuần thục ngôn ngữ mới có thể đảm đương được công tác ứng dụng, một công tác mà nếu muốn làm được thì sẽ gặp rất nhiều ngáng trở. Rất nhiều nghiên cứu phát triển “tri thức bản xứ” gần đây đã tập trung vào các vấn đề này, trong khi tìm cách thúc đẩy các phương pháp nhân học đáp ứng đòi hỏi của phát triển bằng các chu trình nghiên cứu kết hợp. Điều này khác với công việc của địa nhân học thông thường ở chỗ tìm cách phát triển phương pháp mang lại các dữ liệu nhân học theo một khung thời gian và khuôn khổ đáp ứng được nhu cầu phát triển (Ervin 2000: 188-97; Handwerker 2001. Sillitoe. Dixon & Barr 2005). Đây quả thực là một thách thức nhằm điều chỉnh các phương pháp trong khi vẫn đảm bảo tính nghiệp vụ và duy trì tính tổng thể của nhân học. ỨNG DỤNG TRI THỨC NHÂN HỌC: Sự phân biệt giữa ứng dụng các phương pháp nhân học và ứng dụng kiến thức nhân học chỉ mang tính nhận thức. Ứng dụng đương nhiên đòi hỏi một mức cao hơn chỉ sử dụng phương pháp. Chúng ta sử dụng phương pháp để đẩy mạnh sự hiểu biết và chính sự hiểu biết thu được ấy ta lại tìm cách sử dụng bằng một cách nào đó khác không phải giống như các phương pháp về hôn nhân hay đức tin của tổ tiên, mặc dù những điều này cũng mang tính phù hợp nhưng có lẽ phù hợp hơn là các vấn đề liên quan đến ví như quản lý 15
  16. tài nguyên hay chuẩn đoán bệnh. Có một số cách để ứng dụng kiến thức nhân học, nhưng tất cả đều có những mâu thuẫn cần phải bàn thêm (Grillo 1985) đưa ra 9 cách ứng dụng nhân học, có một số trùng nhau nên tôi gộp lại thành 5 phạm trù trình bày dưới đây’ Một ứng dụng có thể là đẩy mạnh việc khai thác công nghệ và bí quyết công nghệ ngoại lai. Điều này rất giống như mục đích hướng tới của công tác phát triển, và trong khi khó mà có thể không tán thành trong tình trạng nghèo đói hiện nay của thế giới, những công trình như thế có thể dễ dàng trở thành một sự can thiệp theo hướng dân tộc là trung tâm. Về mặt nào đó, khi nghĩ rằng người ta cần sự giúp đỡ thì tự nó là một sự ngạo mạn, nhiều người chấp nhận cái hấp dẫn họ: chứng kiến sự xuất hiện trên phạm vi toàn cầu của các công cụ được cơ khí hóa, thực phẩm chế biến, quần áo sản xuất hàng loạt, xe cần cẩu, vũ khí siêu hạng và hàng điện tử. Đã sẵn có một truyền thống lâu dài về tìm kiếm cách thức ứng dụng nhân học cho phát triển được nhận thức theo phương pháp như vậy, từ các đề xuất của các nhân viên dân số thế kỷ 19 qua mãi đến thế kỷ 20 (Silloco: 2006b) chủ yếu tìm cách tư vấn về các ứng dụng xã hội của sự can thiệp. Nhân học ứng dụng theo kiểu này tập trung vào các định chế cơ quan và đã thu được các mức độ thành công khác nhau nhằm gây ảnh hưởng cho các nhà hành chính và các nhà chính sách phát triển (Keen 1999: 37) Nó giúp thông báo về sự phát triển xã hội ngày nay, sự phát triển có một số lượng sách vở tương đối (Conlin 1985; Nolan 2002; 2003; ODA 1993) cũng như có một khối lượng sách vở về những cách tiếp cận trước đây (Mair 1969; 1984) trong khi rất khó để có thể tìm hiểu việc ý thức của chúng ta có thể đóng góp trực tiếp cho các chương trình kỹ thuật vừa đề ra để cải thiện đời sống của nhân dân theo phương thức như thế nào (giống như chương trình cơ khí hoá các công trình thuỷ lợi, kiểm soát các luồng dịch bệnh, hoặc cải tiến các hệ thống thông tin nhằm thúc đẩy sự tiếp cận thi trường). Đóng góp của chúng ta có thể giúp làm rõ về các vấn đề địa phương có thể tác động đến các vấn đề này (ví như sự sắp xếp canh tác ruộng đất gây ảnh hưởng đến việc quản lý các kênh thuỷ lợi hay việc sắp xếp hôn nhân tác động đến sự lây lan dịch bệnh, hay các giá trị làm cho người ta xa lánh các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận). Một ngành nhân học ứng dụng như vậy, như thấy rất rõ trong công việc áp dụng “tri thức bản địa”, giúp cung cấp thông tin cho các nhà chuyên môn về các cộng đồng địa phương và nhờ vậy những can thiệp nhằm phát triển sẽ phù hợp hơn với bối cảnh văn hoá và thúc đẩy triển khai (Rao & Walton 2004). Điều này có vẻ như là một tác động tốt cho sự trợ giúp phát triển kỹ thuật đối với nhân viên dự án (mà theo kinh nghiệm của chúng tôi họ tương 16
  17. đối quan tâm đến vấn đề này. Vấn đề là sau đó nó có thể dẫn tới các thông tin mà họ cảm thấy khó mà có thể thích thú. Ở Bengal, ví dụ, những người nông dân họ thường nói chuyện về những khoảng thời gian trong một năm khi mà mảnh đất của họ có kinh nguyệt. Ý tưởng này làm cho các chuyên gia nông nghiệp cảm thấy ngỡ ngàng vì nó quá xa lạ với hiểu biết của họ về các quá trình đất đai, nhưng lại chính điều này gây ra tác động đối với quản lý đất đai của người nông dân. Cần phải có kỹ năng đáng kể để truyền đạt những tri thức để tri thức đó được tiếp nhận một cách hồ hởi. Chúng ta cần phải cố tránh những cách nói chuyện vòng vo với những thông tin vô bổ hoặc lạ lẫm. Việc kết nối các cách thức của địa phương với sự can thiệp của bên ngoài là một quá trình phức tạp. Nó có thể làm cho công việc của người khác trở nên khó khăn hơn nhiều bằng cách đưa ra những vấn đề người ta không mong muốn (mặc dù đây là những vấn đề mà họ cần phải xem xét nếu họ muốn tiến lên một cách bền vững). Thật là dễ dàng nếu muốn vượt qua rào cản về uy tín cái dễ tạo ra sự cay cú và đẩy ta ra xa người nghe (như đã thấy rất rõ trong bộ môn lịch sử ứng dụng của ngành học này: Firth 1981: 198; Grillo 1985:23; Wright 1985). Rắc rối hơn nữa, những thông tin như thế có thể đôi khi tỏ ra làm tổn hại đối với quyền lợi địa phương giống như thông tin về sự cung cấp phân bón cho đất tới những người nông dân nghèo dễ có thể dẫn tới hoạt động buôn bán chợ đen. Trong khi quyết định phải đưa ra thông tin gì, chúng ta ngay lập tức vấp phải các vấn đề về chính trị và các vấn đề khó xử về dân tộc. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG Nếu chúng ta không áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề giống như các chuyên gia – tăng năng xuất mùa vụ, chống bệnh tật, xây dựng nơi ở v..v - việc ứng là ở chỗ chúng ta có thể sử dụng kiến thuức về sự hiểu bíêt địa phương để làm điều đó. Và như vậy chúng ta xem xét không phải việc kiến thức của người ngoài sẽ mang lại cái gì mà là kiến thức của người bên trong có thể gợi ra cái gì để thúc đẩy sự thay đổi trước khi tác động từ bên ngoài. Và ở đây chúng ta vấp phải những vấn đề xa hơn nữa, những vấn đề thuộc loại có thể gợi ý cho nhà nhân học nghiền ngẫm thêm những ý tưởng về ứng dụng nhân học trong bất kỳ bối cảnh nào. Chúng ta vấp phải một định đề không lấy gì làm thú vị lắm nhân học ứng dụng sử dụng tri thức của người dân để đẩy mạnh phát triển khi ta xem xét nền văn hoá của họ đã quá phát triển theo cách thức riêng của nó. Trên thực tế chúng ta vấp phải hai lần ngõ cụt bởi vì nếu tri thức này có tiềm lực phát triển thì chắc chắn họ sẽ phát hiện ra điều đó. Chính là người bản địa mới là người quyết định khía cạnh nào trong di sản của họ sẽ đóng vai trò chính trước bất kỳ một sự can thiệp 17
  18. nào hay sẽ được phát triển bởi và cho chính bản thân nó. Mâu thuẫn này đã từ lâu làm đau đầu các nhà nhân học ứng dụng, những người thấy mình được “rảnh tay” đối trọng với những người “hoà đồng vào cuộc sống người khác”, tạo ra hai lần ngõ cụt khó có thể giải quyết được.(Foster 1969: 39). Thời buổi này không còn dẽ dàng – mà trước đây cũng chưa bao giờ dễ dàng - để chúng ta trình bày lối sống và đức tin của người khác. Phần lớn các nhóm dân cư có khả năng tự trình bày bản thân họ. Trong khi vấn đề vẫn còn là tranh luận rằng một kẻ ngoại lai được đào tạo về nhân học có thể thấy rõ mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và ý nghĩa của hệ thống văn hoá xã hội trong đó người bản địa không có khả năng ý thức về nó, chúng ta phải hết sức thận trọng khi đưa ra lời khẳng định này vì một khẳng định như thế có ý rằng người bên ngoài biết nhiều hơn người bên trong về hành vi, giá trị và mong muốn của họ. khẳng định này đưa ra những đe doạ cụ thể trong những bối cảnh ứng dụng đặc biệt khi cái ý đó bị lộ rõ trong hành động. Điều này đưa chúng ta quay trở lại với những vấn đề về phương pháp. Chúng ta càng cần phải nâng cao phương pháp nhằm dẫn dắt người ta tham gia một cách có ý nghĩa vào các luồng can thiệp từ bên ngoài và giúp họ đẩy mạnh sự thể hiện hình ảnh bản thân; Chúng ta cần không phải là nói hộ cho họ mà là giúp họ tìm ra tiếng nói đúng của mình. Các vấn đề về bao gộp có ý nghĩa trung tâm ở đây, đảm bảo là người trong cuộc tham gia đầy đủ vào tất cả các quá trình ra quyết định, tăng cường sử dụng kiến thức tự thân khi họ thấy phù hợp (Buekey 1994, Chambers 1997, Cooke & Kothri 2001). Còn rất nhiều công việc phải làm nếu theo phương pháp bao gộp, cho phép tạo một cơ hội để nhân học có thể thiết lập được một sự hiện diện mang tình chuyên môn (ví dụ đảm bảo việc trình bày các ý kiến khác nhau, quản lý xung đột khi các quan điểm này đối chọi nhau, giảm nhẹ tác động chi phối của người bên ngoài, vv). Thật là lạ khi gần đây chúng ta chỉ đóng một vai trò tương đối nhỏ trong sự páht triển của các phương pháp này trong khi tiềm năng của các phương pháp này là cực lớn đối với cách thức chúng ta tiến hành nghiên cứu. Xa hơn nữa chúng ta biết rằng tất cả các cộng đồng đều liên tục thay đổi, luôn có ý tưởng mới, và điều chỉnh sự hiểu biết của họ và cần thiết phải vạch ra các phương pháp để đáp ứng một cách có hiệu quả các biến động tri thức. Diễn trình thực hiện phương pháp bao gộp còn tự bộc lộ một mâu thuẫn nữa cho nhân học ứng dụng. Về ngắn hạn, nó tạo cho chúng ta các cơ hội vô song để vào cuộc một cách hiệu quả hơn, nhưng về dài hạn, nó hứa hẹn việc biến chúng ta ra rìa. Chúng ta có thể thấy điều này đang diễn ra trước mắt trong phát triển xã hội. Diễn trình của các phép tiếp cận bao gồm 18
  19. sự thay đổi trong ngữ cảnh công việc một cách đáng kể bằng cách thúc đẩy sự bao gộp của các cộng đồng địa phương và giảm bớt nhu cầu hỗ trợ của người trung gian. Nó có thể dẫn đến việc giảm nhẹ các cơ hội cho các chuyên gia phát triển xã hội nhằm trực tiếp ứng dụng kiến thức nhân học trong thế đối lập với chỉ sử dụng các kỹ năng chung chung thu lượm được trong quá trình nghiên cưu nhân học giúp ích cho việc đẩy mạnh quá trình cùng tham gia và thực hiện công việc hành chính (giữ các vị trí hành chính, tư vấn về các vấn đề chính sách, quản lý chương trình và lịch trình phát triển). TRUYỀN PHÁT GIAO VĂN HOÁ Một khả năng khác có lẽ cũng gần như sự ứng dụng trực tiếp tri thức nhân học là nghiên cứu ý tưởng và việc làm của con người ở nơi này lại phù hợp với nơi khác như thế nào. Cái này là dựa vào cách tiếp cận so sánh giao văn hoá của nhân học bằng một phương thức mới. Sự phát triển dường như là chưa bao giờ bắt đầu bằng sự sử dụng nguồn dữ liệu nhân học trong những khả năng ứnga dụng như vậy. Một số tổ chức phi chính phủ, ví dụ như tổ chức Hành động Thưc tiễn đã có một số động thái theo hướng này và đã thu một số kết quả từ dữ liệu nhân học. Về một mặt nào đó thì đây là một phương thức mở rộng, hay là một cách khác để nhìn vào sự phát triển. Chúng ta cần phải bàn cãi về các khác biệt văn hoá đã làm hạn chế các ứng dụng thực tiễn được lấy từ nơi khác đến bằng những phương pháp đa dạng khó đoán trước. Đây là một quan điểm mà sáng kiến về “tri thức bản xứ” thường được nhắc đến trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của một bối cảnh văn hoá rộng lớn hơn. Cũng còn có vấn đề về ta phải chọn cái gì để trình bày cho hợp lý trong những ý tưởng và việc làm của cộng đồng này áp dụng cho cộng đồng khác. Nếu không có sự tham gia của những người nắm kiến thức gốc về vấn đề điều này có thể dẫn tới việc sử dụng nhầm di sản văn hoá - điều sẽ được bàn luận thêm dưới đây – và đây còn là một lý do để đẩy mạnh các phương pháp nghiên cứu bao gồm tất cả các bên tham gia (kể cả thậm chí việc xác định những người có tri thức về địa phương cũng có vẻ khó khăn trong bối cảnh khác biệt và đa dạng về tri thức của kỷ nguyên “liên địa phương” ngày nay). Ở đây có một số vấn đề thách thức. Phương pháp ứng dụng nhân học giúp chúng ta có cơ hội để sử dụng hồ sơ về địa nhân học mở rộng sẵn có; chúng ta có những kỹ năng chuyên môn để khai thác về vấn đề này. Rất nhiều tri thức thậm chí có một số tri thức bị lãng quyên bởi chính những người đề ra nó sẵn có trong thư viện và viện bảo tàng. Lại nữa, việc nghiên cứu chuyên sâu trong những lĩnh vực cụ thể để tăng cường sự hiểu biết liên ngành và 19
  20. làm quen với khối lượng tư liệu có liên quan là một vấn đề rất hữu ích. Có cả những cơ hội để đẩy mạnh phương pháp, ví dụ như việc phát triển cơ sở dữ liệu tương tác, việc có thể được coi như là một thế hệ các tư liệu mới về quan hệ vùng miền của con người. Một số cơ quan đã thiết lập những cơ sở dữ liệu như vậy. Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp của Ấn Độ đang soạn thảo một cơ sở dữ liệu kỹ thuật số về “kiến thức truyền thống” bao gồm cả các văn bản cổ đại và thực tiễn hiện tại (Jayaraman 1999). Có một số khả năng và đe doạ ở đây ví như công nghệ có thể lấn át hoặc đưa con người ra ngoài rìa, tuỳ thuộc vào cách sử dụng công nghệ (Barr & Sillitoe 2000). Các mối quan tâm về chính trị được đặt ra phía sau của việc biên soạn một số cơ sở dữ liệu, ví dụ như trong trường hợp của Ấn Độ đã nói trên, được tiến hành với ngụ ý bảo vệ tri thức của con người không bị bọn ăn cắp thương mại xâm phạm. Các nhà nhân học cũng cần phải quan tâm đến những dự án như vậy, vì họ được đặt giữa khu vực nhạy cảm giao văn hoá nhằm đẩy mạnh việc sử dụng cơ sở dữ liệu trong những phương thức có thể thúc đẩy sự phát triển mở rộng thông tin địa nhân học. ĐẨY MẠNH VIỆC SỬ DỤNG TRI THỨC VÀO MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI Các mối quan tâm về chính trị và thương mại có thể làm đảo ngược các mục đích trên bằng cách đẩy mạnh khai thác tri thức theo lối tư bản chủ nghĩa. Đường hướng tiếp cận này có một lịch sử lâu dài; Tri thức từ nơi khác đến đã góp phần sáng tạo nền khoa học phương tây trong nhiều thế kỷ (Ellen 2004: 414-20). Chính vì thế một số chính quyền thuộc địa trước đây đã sử dụng các nhà nhân học cho mục đích cai trị (Sillitoe 2006b: 4-5). Hiện nay các nhà nghiên cứu về triển vọng sinh học đã đảm đương công tác địa nhân học để tìm ra các tri thức có thể khai thác về mặt thương mại, tìm kiếm một cách sinh lời, ví như tìm ra một loại cây mà có thể cứu được bệnh ung thư “mặc dù mong muốn này bây giờ đã trở nên lỗi thời” (Greene 2004: 211). Các nhà nhân học cảm thấy khó chịu với những tìm tòi nhằm hướng tới mục đích vụ lợi từ các di sản văn hoá của người khác. Điều này dẫn tới một lĩnh vực pháp lý gây nhiều tranh cãi về quyền sở hữu trí tuệ do mọi người đều cố sức để tự vệ và tìm kiếm sự công bằng trong sử dụng tri thức của họ (Dutfield 1999; 2003; Posey 2000). Những cách khai thác tri thức như vậy đã khiến một sô cộng đồng trên một vài bộ phận của thế giới cảm thấy ngán ngẩm thậm chí thù địch với các nghiên cứu tìm hiểu cuộc sống của họ; Một số nhóm người ở vùng Amazon ngày nay khám xét các nhà nghiên cứu rất kỹ lưỡng hoặc thậm chí cấm họ hoàn toàn. Trong khi có nhiều cuộc thảo luận quốc tế về các cách thức hợp pháp nhằm bảo vệ quyền lợi con người và 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2