intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940- 1945)

Chia sẻ: Vung Yen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:68

204
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc gắn liền dựng nước với giữ nước. Ngay từ thủa sơ khai, nhân dân ta đã phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành được độc lập, và thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 chính là một minh chứng hào hùng cho điều đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940- 1945)

  1. Luận văn CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ THÂN NHẬT Ở VIỆT NAM (1940–1945)
  2. CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ THÂN NHẬT Ở VIỆT NAM ................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ........................................................................ 6 1.1.1. Bối cảnh thế giới ...................................................... 7 1.1.2. Bối cảnh trong nước .............................................. 10 1.1.2.1. Đông Dương và Việt Nam - Mục tiêu chiến lược của Nhật ................................................................................... 10 1.1.2.2. Việt Nam trong thời kỳ cộng trị - cộng tác Nhật Pháp .................................................................................. 13 Tiểu kết chương 1 ............................................................. 20 CHƯƠNG 2 ...................................................................... 21 2.1. Hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật từ tháng 9 – 1940 đến trước ngày 9- 3- 1945 ...................... 21 2.1.1. Tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng minh hội ....... 21 2.1.3. Đại Việt Quốc gia liên minh ................................... 26 2.1.5.1. Đạo Cao Đài......................................................... 29 2.1.5.2. Đạo Hòa Hảo ....................................................... 30 2.2. Hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật từ 9 – 3- 1945 đến 3 – 9 – 1945 ................................................... 32 2.2.1. Chính phủ Trần Trọng Kim – Biểu tượng quyền lực cao nhất của các tổ chức chính trị thân Nhật tại Việt Nam ................................................................................... 32 2.2.1.1. Sự thành lập Nội các Trần Trọng Kim .................. 33 2.2.1.2. Những hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim.... 36 2.2.1.3. Sự tan rã và sụp đổ của Nội các Trần Trọng Kim 48 2.2.2. Các tổ chức chính trị thân Nhật khác .................. 51 Tiểu kết chương 2 ............................................................ 54 CHƯƠNG 3 ...................................................................... 55 3.2. Thực chất của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam .. 57 Tiểu kết chương 3 ............................................................. 61 KẾT LUẬN ...................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 63 PHỤ LỤC .......................................................................... 66 Dân ta dưới ách Tây-Nhật, tranh biếm họa của ................. 67 Quân nhân Pháp đầu hàng Nhật, thành Hà Nội 1945......... 67
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc gắn liền dựng nước với giữ nước. Ngay từ thủa sơ khai, nhân dân ta đã phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành được độc lập, và thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 chính là một minh chứng hào hùng cho điều đó. Với thắng lợi to lớn này, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á – đã được ra đời, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ đã đứng lên làm chủ vận mệnh, làm chủ đất nước. Để đạt được thành quả trên, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã đấu tranh để “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật”, bởi từ tháng 9 – 1940, Nhật đã đánh chiếm vào Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng đề tài không tập trung vào nghiên cứu quá trình đấu tranh của nhân dân ta chống phát xít Nhật giành chính quyền mà đề cập đến vấn đề: Từ khi Nhật vào nước ta đã xuất hiện những tổ chức chính trị thân Nhật nào, hoạt động của các tổ chức đó ra sao và bản chất của các tổ chức đó đối với việc tuyên truyền những chính sách lừa bịp “Đại Đông Á” của Nhật đối với nhân dân ta như thế nào. Bởi vì, chưa có một công trình nghiên cứu nào tập hợp và nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về các tổ chức, đảng phái chính trị thân Nhật trong giai đoạn 1940 – 1945 và bản chất của các tổ chức chính trị này. Nghiên cứu đề tài này còn có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa những sử liệu, những sự kiện quan trọng về hoạt động của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam giai đoạn tr ước cách mạng tháng Tám năm 1945 để ta có thể hiểu về bản chất của các tổ chức này như thế nào, có phải là “ái chủng, ái quốc” như chúng đã từng tuyên bố hay không, cũng như quá trình đấu tranh của nhân dân ta chống lại lực lượng này như thế nào. Về thực tiễn, đề tài góp phần đóng góp những sử liệu về giai đoạn lịch sử 1940 – 1945 ở nước ta cho công tác dạy và học lịch sử nói chung và hoàn thiện kiến thức cho bản thân tôi nói riêng. Đây chính là những lý do chính giúp tôi tập trung nghiên cứu đề tài này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
  4. Về nội dung “Hoạt động của các tổ chức chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945” cũng đã được các tác giả, sử gia Việt Nam đề cập đến trong một vài tác phẩm nghiên cứu lịch sử đại cương. Đó là các tác phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam” (Tập 2) do Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), tác phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Công Bình, Văn Tạo biên soạn…Trong nhóm các tác phẩm Đại cương lịch sử này, hầu hết các tác phẩm nói đến quá trình phát xít Nhật vào xâm lược Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng và sự xuất hiện một số đảng phái, tổ chức chính trị thân Nhật: Phục Quốc, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo…nhưng chỉ nói qua về các tổ chức này chứ không tập trung sâu vào nghiên cứu một cách chi tiết về các tổ chức thân Nhật ở nước ta. Tác giả nghiên cứu sâu hơn về các tổ chức chính trị này có Giáo sư Trần Văn Giàu. Hầu hết trong các tác phẩm của mình như :“Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng Tháng Tám thành công” (Tập III), NXB Sử học, Hà Nội, 1963; “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” in trong “Trần Văn Giàu – tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”, NXB Khoa học xã hội 2003….ông nêu lên quá trình Nhật vào Việt Nam, tìm người và lập phe đảng. Trong mỗi giai đoạn, tác giả đều nêu lên qua về sự hoạt động và tan rã của một số đảng phái chính trị thân Nhật, và ông đặc biệt chú trọng đến Nội các Trần Trọng Kim, nhưng đây cũng chưa phải là các tác phẩm chuyên sâu mà chỉ nằm trong dòng của lịch sử đại cương. Tác giả Trần Huy Liệu cũng có nhiều tác phẩm đề cập đến giai đoạn lịch sử từ 1940 – 1945 nói về sự bóc lột, những chiêu bài lừa bịp về chính trị của Nhật như “Hồi Ký Trần Huy Liệu”, NXB Khoa học xã hội, 1991; Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm trong cuốn “Tài liệu tham khảo cách mạng cận đại Việt Nam” (các tập 8; 9; 10), NXB Văn Sử Địa, 1957. Tác giả Phạm Khắc Hòe có tác phẩm “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc. NXB Thuận Hóa, Huế, 1987….Nhìn chung, các tác phẩm nghiên cứu một cách đại cương với những sự kiện chung chung về các tổ chức thân Nhật ở nước ta giai đoạn 1940 – 1945 chứ chưa nêu bật được các hoạt động của chúng. Đáng chú ý là tác giả Phạm Hồng Tung với hàng loạt các bài nghiên cứu, bài báo, bài viết về
  5. giai đoạn lịch sử này, là chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản – Việt Nam với các tác phẩm như “Về Cường Để và tổ chức Việt Nam phục quốc Đồng minh Hội trong thời kỳ thế chiến thứ hai” (Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 3 – 2003), “Về mối quan hệ cộng tác, cộng trị Nhật – Pháp trong thế chiến thứ hai và nguyên nhân của cuộc đảo chính ngày 9 – 3 – 1945” (Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 8 – 2005)…đặc biệt là tác phẩm “Nội các Trần Trọng Kim – bản chất, vai trò và vị trí lịch sử”, NXB Chính trị quốc gia, 2010 đã nêu lên bản chất, vai trò của chính phủ được dựng lên từ sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp. Qua các tác phẩm, bài nghiên cứu đại cương hay chuyên sâu của các sử gia, các nhà nghiên cứu, đề tài là sự tổng hợp để làm rõ những hoạt động, bản chất của các tổ chức thân Nhật ở nước ta giai đoạn 1940 – 1945 để giúp ta hiểu về lịch sử Việt Nam giai đoạn này và hiểu hơn về chủ trương, sách lược của Đảng ta trong quá trình đấu tranh chống phát xít Nhật và tay sai thân Nhật. 3. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài có ba nhiệm vụ chính - Trình bày bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành các tổ chức thân Nhật giai đoạn 1940 – 1945. - Nêu sự hoạt động của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam giai đoạn 1940– 1945. - Đặc điểm, thực chất, tầm ảnh hưởng của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta. 4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài có phạm vi nghiên cứu: Về thời gian : Tập trung nghiên cứu về các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến năm 1945 – giai đoạn phát xít Nhật xâm lược Việt Nam đến khi nội các Trần Trọng Kim – Biểu tượng quyền lực cao nhất của các tổ chức thân Nhật sụp đổ, cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhân dân ta giành được chính quyền. Về không gian : Đề tài nghiên cứu hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam trong phạm vi cả nước : Bắc, Trung, Nam để có cái nhìn
  6. toàn diện về hoạt động cũng như bản chất và tầm ảnh hưởng của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính mà đề tài sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như : phương pháp tổng hợp và phân tích sử liệu, phương pháp so sánh…để làm sáng tỏ vấn đề. 5. Đóng góp của khoá luận Khoá luận nghiên cứu về “Hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940 - 1945)” góp phần đóng góp thêm những sử liệu, những sự kiện về một giai đoạn lịch sử sôi động của cách mạng Việt Nam: từ 1940 – 1945. Khoá luận cũng góp phần có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về các tổ chức chính trị, các đảng phái xuất hiện ở nước ta trong giai đoạn từ khi phát xít Nhật vào xâm lược nước ta đến khi cách mạng tháng Tám thành công. Bằng cách trình bày quá trình ra đời, sự hoạt động để nói lên bản chất cũng như tầm ảnh hưởng của các tổ chức chính trị thân Nhật, khoá luận đóng góp cho công tác khoa học lịch sử một cách nhìn mới về các tổ chức chính trị này, qua đây cũng làm sáng tỏ thêm về những chủ trương, sách lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. 6. Bố cục của của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì khóa luận gồm có 3 chương chính sau : Chương 1. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940 – 1945) Chương 2. Hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940 – 1945) Chương 3. Đặc điểm, thực chất và tầm ảnh hưởng của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam ( 1940 – 1945) CHƯƠNG 1
  7. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ THÂN NHẬT Ở VIỆT NAM ( 1940 – 1945) 1.1. Bối cảnh lịch sử dẫn tới sự hình thành các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam ( 1940 – 1945) 1.1.1. Bối cảnh thế giới Sau thời gian phát triển thịnh đạt, chủ nghĩa tư bản trong những năm 1929– 1933 bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Cuộc khủng hoảng không những tàn phá về kinh tế mà còn gây ra những hậu quả nặng nề về chính trị - xã hội. Sau cuộc khủng hoảng, mâu thuẫn trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa và các các nước đế quốc ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, một số nhà cầm quyền của các nước tư bản đã đối phó bằng cách đưa đất nước đi theo con đường phát xít hóa. Chúng chuyển toàn bộ nền kinh tế phục vụ cho các cuộc chiến tranh, chuẩn bị các cuộc chiến tranh nô dịch, áp bức, bóc lột các dân tộc khác. Ngày 30 – 1- 1933, sự kiện Adolf Hitler (1889 – 1945) thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức (Đảng phát xít), lên nắm chính quyền tại nước Đức là mốc lịch sử quan trọng mở đầu cho sự hình thành đế chế phát xít, lò lửa chiến tranh lớn nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Sau khi lên nắm quyền, Hitler đã lập tức thủ tiêu chế độ đại nghị ở Đức, thiết lập chế độ thống trị quân phiệt, độc tài và sử dụng vũ lực tối đa để tiêu diệt bất cứ lực lượng đối lập nào. Hai đối tượng ở trong nước mà Hitler tập trung tiêu diệt, trước hết là những người Cộng sản và Do Thái. Đồng thời, Hitler và Chính phủ Quốc xã đã dồn sức chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh tổng lực” để mở rộng “không gian sinh tồn” (Lebensraum) và khẳng định vị trí bá chủ của “chủng tộc thượng đẳng” Arier. Cũng trong thời gian đó, xu thế quân phiệt đã chiếm được thế áp đảo trong chính giới Nhật Bản. Sau khi đánh bại nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật ( 1904- 1905), Nhật Bản đã khẳng định được vai trò của mình trong thế giới của các cường quốc tư bản. Kể từ đó và đặc biệt là sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản ra sức chạy đua cho một cuộc xâm lược đại quy mô để xâm chiếm toàn cõi Á Đông. Ngày 18 – 9 – 1931, Nhật Bản cho quân tấn công xâm chiếm Mãn Châu làm bàn đạp chuẩn bị cho các bước bành chướng tiếp theo.
  8. Để cố kết cùng nhau trong một liên minh hiếu chiến, phản động, tháng 10 và tháng 11- 1936, Đức, Nhật và Italia đã ký kết một hiệp ước liên minh chống Quốc tế Cộng sản. Từ đây, trục phát xít thế giới Đức – Italia - Nhật Bản đã hình thành, trở thành nguy cơ chiến tranh đe doạ hoà bình và số phận của toàn nhân loại. Trong bối cảnh đó, Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đại hội diễn ra từ ngày 25 – 7 đến 20 – 8 – 1935 tại Matxcơva (Liên Xô) với sự tham gia của 65 đoàn đại biểu đại diện cho các Đảng Cộng sản đến từ khắp các châu lục. Tại Đại hội lịch sử này, Geogi Dimitrov đã đọc một báo cáo chính trị quan trọng, chỉ rõ bản chất chính trị của chủ nghĩa phát xít. Theo Dimitrov: “Chủ nghĩa phát xít nắm chính quyền là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính”.[2; 219] Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản đã xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế không phải là tiến hành chiến tranh cách mạng vô sản, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nền chuyên chính vô sản và xây dựng xã hội cộng sản mà ngược lại, tập trung ngọn lửa đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới mới. Để thực hiện mục tiêu nói trên, Quốc tế Cộng sản chủ trương rằng các đảng cộng sản ở tất cả các nước phải thiết lập cho được một liên minh dân chủ rộng rãi, cùng với mọi giai tầng tiến bộ trong xã hội cùng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, vì “tự do, cơm áo, hoà bình”. Đường lối chiến lược và sách lược đấu tranh mới của Quốc tế Cộng sản đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân yêu chuộng hoà bình, các trào lưu dân chủ và cách mạng rộng khắp. Mặc dù vậy, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh thế giới mới đã phát triển rộng khắp ở nhiều nước nhưng vẫn không đủ sức dập tắt những lò lửa chiến tranh đã hình thành ở Tây Âu và Đông Á. Nhà nước Quốc xã Đức, sau khi đã thiết lập được liên minh với các nhà nước phát xít Italia, Tây Ban Nha và Nhật Bản càng đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị “chiến tranh tổng lực” để phân chia lại thế giới. Từ
  9. năm 1935 đến giữa năm 1939, trục phát xít Đức – Italia - Nhật liên tiếp tiến hành các hoạt động, nhằm khiêu khích, tạo không khí căng thẳng với Liên Xô và các cường quốc Tây Âu và Bắc Mỹ, đồng thời cũng là thăm dò thái độ và khả năng phản ứng của các nước này một khi chiến tranh nổ ra. Trong năm 1935 và 1936, Hitler cho quân chiế m lại các khu vực thuộc đế chế Đức bị đặt dưới quyền kiểm soát của Hội Quốc liên, nhất là vùng sông Rhein, trái tim của nền công nghiệp Đức. Tháng 10 – 1935, Mussolini cũng cho quân tấn công Ethiopia (Abyssinie) và tới tháng 5 – 1936 thì chiếm được xứ này. Ở Châu Á, ngay từ năm 1931, Nhật Bản đã xâm chiếm Mãn Châu và không ngừng chuẩn bị cho cuộc “Chiến tranh của người Châu Á”. Tháng 7 – 1937, Nhật chính thức phát động chiến dịch xâm lược đại quy mô để chinh phục Trung Hoa. Tháng 3 – 1938, Hitler trực tiếp dẫn quân xâm chiếm nước Áo, tuyên bố sáp nhập Tổ quốc của ông ta vào đế chế phát xít Đức. Trước những hành động khiêu khích trắng trợn đó của Đức và Italia, các cường quốc Tây Âu và Bắc Mỹ nhiều lần tỏ thái độ phản đối nhưng chỉ là sự phản đối suông, không được thể hiện bằng những biện pháp quân sự, kinh tế hay ngoại giao có hiệu quả. Thậm chí, ngày 30- 9- 1938, tức là ngay sau khi nước Đức đã nuốt gọn nước Áo, nguyên thủ các nước Anh và Pháp đã ký tại Munich một bản “ Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau” với Hitler. Ngay sau đó, tháng 3 – 1939, Đức tiến quân vào chiếm đóng vùng Sudeten thuộc nước Tiệp Khắc. Một tháng sau, Italia chiếm Anbania. Để củng cố khả năng phòng vệ, ngày 23 – 8 – 1939, Liên Xô ký với Đức hiệp ước không tấn công lẫn nhau. Sau đó, Hồng q uân Liên Xô được lệnh tiến vào chiếm đóng ba nước ven bờ biển Baltique là Latvia, Litva và Estonia. Thái độ của các cường quốc tư bản Tây Âu lúc đó không những đã không góp phần ngăn ngừa thảm họa chiến tranh, mà trên thực tế càng khuyến khích tham vọng và dã tâm gây chiến của Hitler cùng các nhà nước phát xít và quân phiệt. Sau khi thất bại trong âm mưu lôi kéo Ba Lan vào một liên minh chống Liên Xô, ngày 1 – 9 – 1939, Hitler ra lệnh cho quân Đức tràn vào biên giới, tấn công các nước láng giềng. Ngày 3 – 9, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ.
  10. Sau khi chiếm được Ba Lan, Hitler cho quân xâm lược các nước Bắc Âu như: Nauy, Đan Mạch (4 – 1940), Bỉ, Hà Lan, Lucxambua (5 – 1940). Trong khi đó, mặc dù đã tuyên chiến với Đức, nhưng Anh và Pháp không hề có hành động quân sự nào nhằm kiên quyết chặn bước tiến công của quân Đức. Họ đoán chắc rằng với cách đó có thể lái hướng tấn công của quân phát xít vào Liên bang Xô Viết. Nhưng đó chỉ là một tính toán chiến lược sai lầm mà cả Anh và Pháp phải trả giá đắt. Ngày 10– 6 –1940, quân Đức ào ạt tấn công nước Pháp. Quân đội Pháp kháng cự yếu ớt và nhanh chóng bị đánh tan tác. Ngày 14 – 6, Pari được tuyên bố là “thành phố bỏ ngỏ”, quân Đức chiếm được Thủ đô nước Pháp tương đối dễ dàng. Phòng tuyến Maginot, niềm hy vọng cuối cùng của nước Pháp cũng bị quân Đức đè bẹp vào ngày 18 – 6. Chính phủ Pháp do Paul Reynaud cầm đầu chạy về Bordeaux rồi sụp đổ. Ngày 19 – 6, Chính phủ mới được thành lập do Thống chế Philippe Petain cầm đầu vội vã xin hàng. Ngày 22 – 6, Hiệp định đình chiến được kí kết. Ba phần năm lãnh thổ nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng, phần còn lại thuộc quyền quản lý của Chính phủ Pháp do Petain đứng đầu với thủ phủ đóng ở Vichy. Một bộ phận quân đội Pháp do tướng Chasles De Gaulle chạy sang Angerie thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Pháp. Việc nước Pháp bị đánh bại, đầu hàng phát xít Đức và bị quân Đức chiếm đóng là một biến cố đặc biệt quan trọng trong lịch sử nước Pháp, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử các xứ thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam nằm trong Liên bang Đông Dương. 1.1.2. Bối cảnh trong nước 1.1.2.1. Đông Dương và Việt Nam - Mục tiêu chiến lược của Nhật Mặc dù đã có quan hệ thương mại và văn hóa với Việt Nam từ khá lâu nhưng cho tới đầu những năm 30 của thế kỳ trước nhưng chính giới, thương gia và các nhà cai trị quân phiệt Nhật Bản chưa thực sự quan tâm đến Việt Nam nằm trong xứ thuộc địa Đông Dương. Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Đông Dương cho đến trước năm 1940 rất yếu. Giá trị hàng nhập khẩu từ Đông Dương từ năm 1919 đến 1940 thường chỉ chiếm khoảng 0.5 % và chưa bao giờ vượt quá 0.9% tổng giá trị hàng nhập khẩu của Nhật. Chỉ từ khi chính phủ quân phiệt Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị kế hoạch bành chướng, phát động
  11. chiến tranh xâm lược ở Châu Á với chủ nghĩa “Đại Đông Á” thì Đông Dương mới được họ thực sự lưu tâm đến một cách nghiêm túc. Khoảng giữa những năm 30 của thế kỷ XX, một số người Nhật xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Năm 1936 đã có tổng số 231 người Nhật đăng ký cư trú ở Đông Dương. Trong số họ, không ít người cộng tác với tình báo Nhật, thu thập các thông tin mọi mặt ở xứ sở này. Dựa vào đó, năm 1937, Sở tình báo Nhật Bản đã hoàn thành một bộ tổng hợp tin tức về Đông Dương gồm 371 trang. Tháng 7 – 1937, Nhật Bản chính thức phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Chỉ sau một thời gian ngắn, quân Nhật đã nhanh chóng tiến xuống phía Nam. Tháng 10 – 1938, quân Nhật chiếm được Quảng Châu, áp sát biên giới Việt – Trung. Cũng từ chính thời điểm này, giới quân phiệt Nhật Bản chính thức đặt vấn đề xâm chiếm Đông Dương . Với nỗ lực chiến tranh của Nhật Bản ở Châu Á lúc đó, Đông Dương trở nên quan trọng trước hết vì tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội - Vân Nam là một trong hai huyết mạch giao thông chính cung cấp viện trợ quân sự t ừ bên ngoài cho Chính phủ Trùng Khánh của Tưởng Giới Thạch. Để đánh gục sự kháng cự của Trùng Khánh, Nhật Bản phải bằng mọi giá cắt đứt tuyến đường viện trợ này. Việc xâm chiếm Đông Dương còn giúp quân đội Nhật đoạt được những nguồn lợi quý giá của xứ thuộc địa này, phục vụ cho các nỗ lực chiến tranh của nước Nhật tại Châu Á. Trong số những nguồn tài nguyên chiến lược mà quân Nhật muốn chiếm đoạt thì lúa gạo Việt Nam giữ vai trò quan trọng đặc biệt. Mục đích thứ ba – không kém phần quan trọng - của quân đội Nhật Bản khi chiếm Đông Dương là tạo ra một bàn đạp chiến lược cho các bước tấn công xâm lược tiếp theo ở khu vực Đông Nam Á. Để tìm cách xâm lược Đông Dương, Nhật tìm cách gây sức ép với Pháp cả về chính trị, kinh tế và ngoại giao với chính phủ Pháp. Sau khi chiếm được Quảng Châu, đầu năm 1939, quân Nhật chiếm đảo Hải Nam và sau đó chiếm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để xoa dịu quân Nhật, Pháp đã nhượng bộ bằng cách ra lệnh cấm các hàng hóa quân sự qua biên giới Việt – Trung. Nắm được bản chất nhu nhược đó của Pháp, Nhật càng lấn tới. Sau khi phát xít Đức tấn công quân Pháp và Pari thất thủ, quân Nhật liền chụp ngay cơ hội này, ép thực dân Pháp ở Đông Dương chấp nhận những nhượng bộ
  12. quyết định. Ngày 19 – 6 – 1940, quân Nhật gửi cho Toàn quyền Georges Catroux một bản tối hậu thư đòi Nhật phải đóng cửa hoàn toàn biên giới Việt - Trung. Đồng thời phía Pháp phải chấp nhận một phái đoàn quân sự Nhật đến Đông Dương để kiểm soát việc thực hiện đóng cửa biên giới nói trên. Trong tình thế hoang mang dao động và không nhận được sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ hay Anh, Catroux đã chấp nhận tối hậu thư của Nhật, tuyên bố đóng cửa hoàn toàn biên giới Việt – Trung và ngày 29 – 6 – 1940, một phái đoàn quân sự Nhật do tướng Issaku Nishihara cầm đầu đã đến Hà Nội để kiểm soát việc đóng cửa biên giới. Để “trừng phạt” hành động này của Catroux, ngày 20 – 7 – 1940, Chính phủ Vicky do Thống chế Philippe Petain cầm đầu đã cách chức y và cử đô đốc Jean Decoux sang làm toàn quyền mới. Đây cũng là lúc giới toàn quyền chóp bu của Nhật Bản quyết định tiếp tục gia tăng sức ép, đàm phán trực tiếp với Chính phủ Vichy về việc đưa quân vào chiếm đóng Đông Dương. Ngày 30 – 8 – 1940, Chính phủ Vichy đã ký với Chính phủ Nhật tại Tokyo một bản hiệp ước, đồng ý cho Nhật đưa 25.000 quân vào chiếm đóng ở Đông Dương, đồng thời quân Nhật cũng được quyền sử dụng một số sân bay và bến cảng quân sự ở Đông Dương. Đổi lại, Nhật cam kết tôn trọng “chủ quyền” của nước Pháp ở Đông Dương. Đây là hiệp ước đầu hàng thứ nhất thực dân Pháp ký với phát xít Nhật. Tại Đông Dương , thực dân Pháp vẫn cố vớt vát lợi ích của họ, Decoux tìm cách trì hoãn việc mở cửa biên giới cho quân Nhật tiến vào Đông Dương. Nhiều vòng đàm phán khiến cho các chỉ huy quân Nhật ở Hoa Nam mất kiên nhẫn. Sáng ngày 22- 9 – 1940, mặc dù không có mệnh lệnh từ Tokyo, Sư đoàn thứ 5 của Nhật vẫn tấn công vào các vị trí bố phòng của quân Pháp ở Đồng Đăng và Lạng Sơn, đồng thời quân Nhật đổ bộ lên bờ biển Đồ Sơn và cho 9 chiếc máy bay ném bom thành phố cảng Hải Phòng. Chỉ sau vài giờ kháng cự yếu ớt, quân Pháp ở Đồng Đăng và Lạng Sơn đã đầu hàng, bộ máy cai trị thực dân ở Đông Bắc tan rã từng mảng. Đòn phủ đầu quyết liệt này đã buộc Decoux khuất phục. Chiều ngày 22 – 9 – 1940, hiệp ước bổ sung quy định thể thức chiếm đóng Đông Dương của quân Nhật đã được Chính phủ thực dân Pháp chấp thuận. Đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự
  13. đầu hàng của thực dân Pháp trước quân phiệt Nhật Bản. Cũng từ đây, Nhật Bản bắt đầu chú trọng đến việc lập phe đảng thân với chúng để nhằm phục vụ cho âm mưu xâm lược của chúng ở xứ Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. 1.1.2.2. Việt Nam trong thời kỳ cộng trị - cộng tác Nhật Pháp Phát xít Nhật kéo vào xâm lược Việt Nam khiến tình hình nước ta trong giai đoạn 1940 – 1945 có nhiều biến động trên tất cả các mặt. Khi đã chiếm đóng được Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, quân Nhật chủ trương duy trì chế độ thống trị của thực dân Pháp và cộng tác với chế độ này để bóc lột nhân dân Việt Nam. Đối với quân Nhật lúc đó việc hợp tác với Pháp là một lựa chọn khôn ngoan. Với phương pháp này chúng dễ dàng đạt được mục đích xâm chiếm Đông Dương của chúng, đồng thời có thể lợi dụng được bộ máy đàn áp, bóc lột của thực dân Pháp, thông qua đó khai thác các nguồn lợi xứ thuộc địa phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của chúng. Về kinh tế, với chính sách cộng tác Pháp - Nhật, để cai trị và vơ vét tài nguyên ở Việt Nam, thực dân Pháp và phát xít Nhật đã ban hành một loạt các chính sách như “Kinh tế chỉ huy”, “kinh tế thời chiến”, “thu mua thóc tạ”, bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay, tăng thuế… nhằm tăng cường vơ vét bóc lột để “cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân đội, nhân lực và nguyên liệu” [6; 539] đối với Pháp và phục vụ cho nhu cầu của Nhật. Những chính sách bóc lột tàn bạo đó của Nhật – Pháp đã làm gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng đối với người dân Việt Nam thời đó. Sự bóc lột của chúng làm cho đời sống của nhân dân ta trở lên cơ cực, bần hàn, và khốn quẫn. Nông dân Việt Nam là những người phải chịu hậu quả nặng nề nhất của chính sách kinh tế thời chiến của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Thông qua các thủ đoạn cướp đoạt, vơ vét lương thực và các loại thuế khác nhau Nhật – Pháp đã dồn hàng triệu dân nghèo của Việt Nam vốn đã nghèo đói ở chốn thôn quê bị rơi vào bước đường cùng “Trong hơn nửa thế kỷ Pháp thuộc, nhất là từ bốn năm gần đây, dân quê đã hi sinh đã bị bóc lột. hột gạo họ năm nắng mười sương mới kiếm được, sắp kề miệng ăn lại phải bấm bụng nhịn đói đem dâng cho người khác…có lẽ trải qua các giai đoạn trong lịch sử, chưa hồi nào nhân dân bị hi sinh bằng hồi này”[34; 34]. Nghiêm trọng nhất là
  14. cuối năm 1944, đầu năm 1945, cả nước ta xảy ra nạn đói khủng khiếp với hơn hai triệu người chết. Không những giai cấp nông dân mà toàn thế các tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi các chính sách cộng quyền – cộng trị của Nhật và Pháp. Trước tình cảnh như vậy hàng loạt các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã nổ ra nhưng đều thất bại. Trong nước, có nhiều tổ chức, đảng phái yêu nước cũng hoạt động mạnh mẽ cổ vũ phong trào đấu tranh. Về chính trị, từ khi Nhật vào nước ta, tình hình chính trị trở nên rất phức tạp. Hiện tượng chính quyền kép đã xuất hiện: Pháp – Nhật cùng thống trị Đông Dương. Nhật lợi dụng Pháp để vơ vét, bảo vệ cho quân đội Nhật. Bên cạnh đó là hệ thống tổ chức cố vấn chính trị của Nhật với tư cách là đại sứ phái bộ. Các sĩ quan quân đội, ngoại giao Nhật Bản nắm toàn quyền điều hành mọi hoạt động của chính quyền thuộc địa Pháp. Sunmitta thay Nishara (3 - 10 - 1940) là người chỉ huy hoạt động của Nhật ở Đông Dương. Nhật kiểm soát cảng Hải Phòng, đường xe lửa Lào Cai, đường xe lửa Lạng Sơn. Phái bộ kiểm soát của tướng Nhật Nishara bắt đầu hoạt động. Những phần tử “đuề huề” trung thành triệt để với Pháp, “thề thốt mấy hôm trước rằng Pháp thua Đức thì không hợp tác với bất kỳ cường quốc nào khác với Đông Dương”[6; 1497] thì hôm nay tán tụng việc Nhật vào Đông Dương. Lê Quang Liêm trong “Lục tỉnh Tân văn” ra ngày 19 – 7 – 1940 đã viết “Nhờ có nước Nhật cứu, sự bán gạo của Đông Dương khỏi nguy. Dân xứ này sẽ đủ hàng hoá cần thiết để tiêu thụ mà lại mua hàng đặng giá rẻ nữa. Nhất là dân nghèo sẽ đặng nhờ được hết”. Trên thực tế, ai cũng thấy nhân dân Đông Dương đang phải chịu cảnh hiếm có : một nước thuộc địa mà hai ông chủ thực dân. Cũng từ khi vào Việt Nam, Nhật Bản đã không ngừng tuyên truyền luận điệu “giải phóng Á Châu” đề “thành lập khối thịnh vượng chung Đại Đông Á” nhằm một mặt biện hộ cho hành động hiếu chiến của chúng và hòng lừa bịp, lung lạc và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân ta. Ngay từ tháng 9 – 1940, Bộ Tổng hành dinh tối cao của Đế chế Nhật Bản đã quyết nghị “Chúng ta sẽ đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để dân chúng bản xứ ủng hộ chúng ta. Để đạt được điều đó…chúng ta sẽ chỉ đạo chính quyền Nhật Bản tiến hành các thủ đoạn tuyên truyền để hướng công luận Nhật Bản đến chỗ
  15. hình thành tự nhiên sự ủng hộ quyền độc lập dân tộc của người An Nam, giải phóng họ khỏi ách áp bức, xây dựng một khu vực Đông Á mới, và tự phát hợp tác với cuộc đấu tranh giải phóng Đông Á”[35; 82]. Đây chính là mặt thứ hai trong chính sách của Nhật ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng : Ngấm ngầm ủng hộ ở mức nào đó các phong trào và phần tử chống Pháp thân Nhật, coi đó như một nước cờ dự bị và một thủ đoạn hăm doạ người Pháp. Ngoài các thủ đoạn tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền về khối “Đại Đông Á thịnh vượng chung”, quân Nhật còn mở ra một số trung tâm truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản ở Hà Nội và Sài Gòn. Thậm chí, các đoàn đại biểu trí thức, tăng sĩ, phật tử Nhật Bản cũng được khuyến khích sang thăm Nam Kỳ, sau đó mời các giới nhân sĩ Việt Nam sang thăm, giao lưu ở Nhật Bản. Bên cạnh các tổ chức và hoạt động tuyên truyền quan trọng của chính phủ Nhật Bản, một số cá nhân và đoàn thể Nhật cũng “tự phát” xúc tiến quan hệ hợp tác với các phần tử và phong trào “dân tộc chủ nghĩa bản xứ” lãnh tụ của các đoàn thể loại này ỏ Tokyo la tướng Iwane Matsui và chính khách bảo thủ Shumei Okawab và tại Đông Dương tích cực nhất là các phần tử Mitsuhiro Matsushita của Dainan Kosi (Đại Nam công ty) Doichi Yamane và Omi Komaki của Indoshina Sangyo (Đông Dương Thương khố) và Kiyoshi Komatsu thuộc cơ quan văn hóa Nhật. Theo nghiên cứu của Masaya Shiraishi thì về hình tức các phần tử trên hoạt động dưới danh nghĩa cá nhân, nhưng trên tức tế họ đều là điệp viên của tình báo Nhật do quân đội hoặc cơ quan ngoại giao Nhật chỉ đạo. Tất cả các nhân vật và công ty nói trên đều có đại bản doanh ở Sài Gòn, tức là lấy Nam Kỳ làm địa bàn hoạt động chính. Đây chính là lý do của việc xuất hiện một số lực lượng thân Nhật ở Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1940 đến trước cuộc đảo chính ngày 9-3-1945. 1.2. Quá trình hình thành các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam Khi mới đặt chân vào Việt Nam Nhật đã tìm cách thiết lập phe phái ở khắp Bắc, Trung, Nam. Từ sau khi Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp để dập tắt phong trào Đông Du (1905 – 1908), các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã không còn ảo tưởng, gửi gắm lòng tin của mình vào Nhật Bản nữa.
  16. Vụ lừa gạt này diễn ra giống như một hồi chuông cảnh tỉnh kịch liệt, mở mắt cho những kẻ xưa nay vẫn tin vào “người anh cả da vàng”. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận muốn lợi dụng Nhật để đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ, bộ phận này đã đựợc phát xít Nhật triệt để lợi dụng để thiết lập các tổ chức, các đảng phái thân Nhật. Về phía Nhật, khi vào Việt Nam, một mặt Nhật bắt tay với Pháp, cho Pháp nắm quyền điều khiển bộ máy hành chính và quân sự có sẵn, giúp chúng mở rộng chiến tranh, một mặt vẫn bí mật hoặc công khai mơn trớn lừa bịp người Việt Nam theo chúng bài Pháp để một ngày kia chúng sẽ có thể một mình làm chủ trên đất nước Việt Nam. Với chiêu bài “Đại Đông Á”, “Khối Đông Á thịnh vượng chung” và bằng những thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo, lừa bịp, chúng đã bí mật tập hợp những phần tử trí thức bất mãn một phần với thức dân Pháp ở khắp trong Nam ngoài Bắc để lập các phe phái, các tổ chức chính trị thân Nhật nhằm tuyên truyền cho chủ nghĩa bành chướng của chúng. Một số phần tử thân Nhật người Việt được Nhật nuôi dưỡng từ lâu, nay trở thành chỗ dựa, thành công cụ tuyên truyền, lừa bịp quần chúng, bài Pháp và ủng hộ cuộc chiến tranh mà Nhật đang theo đuổi. Tiêu biểu trong số đó là Trần Trung Lập, Hoàng Lương, Ngô Ba. Dưới sự chỉ đạo của Shibata - Đại tá Nhật - một tổ chức chính trị thân Nhật là Việt Nam Phục quốc Đảng được ra đời (tháng 11 – 1940). Cơ sở hoạt động rộng khắp trên cả ba kỳ. Ở Bắc Kỳ: Trần Trung Lập, Ngô Vắn Ba và Matsưi (viên quan năm Nhật) cầm đầu, Trung Kỳ: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Khôi cầm đầu; Nam Bộ do Trần Văn An, Lương Văn Tượng, Trần Quang Vinh, Ngô Đình Đậu và Mattusita - Chủ hãng Đại Nam công ty cầm đầu. Tiếp theo Việt Nam Phục quốc Đảng là hàng loạt các đảng phái chính trị thân Nhật mọc lên: Việt Nam Phục quốc Đồng minh hội do kỳ ngoại hầu Cường Để đứng đầu, Việt Nam Dân chính đảng của Nguyễn Tường Tam, Việt Nam hưng quốc cách mạng Đảng, Đại Việt Quốc xã Trương Đình Tri, Đảng Việt Nam ái quốc của Nguyễn Xuân Chữ, Vũ Đình Dy và Lê Toàn, Đảng Đại Việt Quốc gia liên minh của Nguyễn Thế Nghiệp, Thanh niên ái quốc đoàn của Võ Văn Cầm…do Nhật lập nên hay chỉ đạo thành lập. Trong
  17. đó “đáng chú ý nhất là Đại Việt Quốc dân Đảng (Đại Việt)- tổ chức chính trị hợp nhất liên tục của một số đảng phái có xu hướng thân Nhật, chủ yếu là hai nhóm Hưng Việt của Nguyễn Tường Tam và Đại Việt Dân chính của Nguyễn Tiến Lâu (tháng 12 - 1940)”[15; 79]. Đường lối chính trị của tổ chức này là thân Nhật chống Pháp, thừa nhận hiện tượng chiến tranh do đế quốc gây ra. Ngoài ra còn có rất nhiều đảng phái có tính chất “quốc gia” đã lập nên, trong đó có những đảng phái chỉ là một nhóm người hay vài người hợp nhau lại không chính cương, không điều lệ, không quần chúng ủng hộ. Ở Trung Kỳ, chi nhánh Liên minh Phục quốc quốc gia An Nam - tổ chức thân Nhật cũng được thành lập và hoạt động rất mạnh. Các tổ chức “Thanh niên ái quốc Việt Nam”(Huế), “Thanh niên liên Nhật”(Quảng Nam) được thành lập dưới sự chỉ đạo của Mattusita ra sức tuyên truyền ủng hộ Nhật, bài Pháp. Chúng cố tạo ra những mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn quan chức Pháp ở địa phương. Các khẩu hiệu “Ủng hộ nước Đại Nhật”, “Đưa Cường Để lên làm vua”, “Đuổi người Pháp ra khỏi Đông Dương”…được các nhóm này nêu lên ở khắp nơi. Ở Nam Kỳ có những tổ chức như: Phục quốc, Việt Nam quốc gia đảng, Việt Nam quốc gia độc lập đảng, Hội cự binh sĩ…Các đảng phái, giáo phái, tổ chức thân Nhật này hoạt động trên khắp cả ba miền, là một bộ phận đắc lực của Nhật. Đồng thời, phát xít Nhật còn tìm cách lợi dụng các đạo giáo có xu hướng chính trị. Hai đạo được chúng chú ý nhất là Đạo Cao Đài và Hoà Hảo, bởi hai đạo này có tìn đồ rất đông đảo. Đạo Cao Đài thành lập năm 1926 tại Nam Kỳ, trong đó có nhiều môn phái, trong đó phái Tây Ninh là có quần chúng đông đảo hơn cả và những người cầm đầu giáo phái này chủ trương thân Nhật ra mặt. Cũng chính vì thế, từ năm 1940, thực dân Pháp đã ra tay khủng bố đạo, niêm phong các thánh thất và bắt một số người cầm đầu đi an trí, trong đó có Phạm Công Tắc thuộc phái Tây Ninh. Phát xít Nhật biết Pháp cố thọc gậy bánh xe nhưng chưa phải là lúc chúng triệt kẻ địch kiêm tên tay sai đắc lực đó. Vì vậy, cuối năm 1942, chúng bí mật giúp đỡ Trần Quang Vinh - một chức sắc cao cấp trong Cao Đài Tây Ninh để tổ chức lại ban lãnh đạo phái đó. Được sự ủng hộ của phát xít Nhật,
  18. Trần Quang Vinh đã dần dần gây thêm thế lực và mở rộng việc quyên tiền, nói là sắm vũ khí đánh Pháp. Còn Đạo Hoà Hảo thì thế lực kém hơn đạo Cao Đài, do Huỳnh Phú Sổ sang lập vào nă m 1939. Đạo này cũng có khá đông quần chúng ở các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc tin theo vì những người truyền đạo này đã chống Pháp một cách bán công khai. Trước sự bành chướng đó, năm 1941, thực dân Pháp đã phản ứng bằng cách bắt Huỳnh Phú Sổ vào nhà thương điên Chợ Quán và giam ở Bạc Liêu. Song Hoà Hảo vẫn phát triển, nhất là từ năm 1942, tín đồ của Hoà Hảo ngày càng đông. Sau đó, thực dân Pháp bắt Huỳnh Phú Sổ đ ưa sang Lào, nhưng tháng 10 – 1942, Nhật đã mau tay hơn, cho người đến Bạc Liêu đánh tháo đưa Huỳnh Phú Sổ về Sài Gòn. Như vậy, Nhật đã nắm được một số người thân với chúng nhưng còn rời rạc. Bọn thân Nhật này càng hy vọng nhiều hơn sẽ được “giương cờ gióng trống” khi tên Matsưi - Người chỉ huy quân đội Nhật tại Nam Kinh năm 1938- đến Sài Gòn và đọc một bài diễn văn đả phá kịch liệt bọn thực dân Pháp, Anh , Mỹ trước các nhà báo Việt Nam “Người Nhật sẽ giúp cho các nước Á Đông, bất chấp lòng ham muốn của ngưòi Mỹ, Anh, Pháp”. Nhưng những lời nói này của Nhật mới chỉ là doạ để thử lòng Pháp vì bạn đồng minh của chúng là Italia vừa mới bị đánh tan rã. Pháp cũng biết rõ Nhật chưa dám làm gì nên phản ứng ngay bằng cách bắt một số nhân sĩ thân Nhật như: Trần Văn lai, Nguyễn Trác, Lê Đức, Phạm Lợi, Hồ Nhật Tân, Giác Quế…Phái thân Nhật khác như : Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc, Đặng Văn Ký hoảng sợ phải chạy núp trong sở hiến binh Nhật rồi được chúng đưa sang Singapo tạm lánh. Trong khi đó, Sở mật thám Pháp vẫn ra tay khủng bố các phe phái thân Nhật, nhưng phát xít Nhật vẫn làm ngơ vì muốn lợi dụng thực dân Pháp một cách triệt để, điều này khiến cho những kẻ tin vào “người hiệp sĩ Phù Tang” không khỏi thất vọng. Nhưng phát xít Nhật cũng vẫn ngấm ngầm hành động. Một mặt chúng vẫn xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn với nhóm Cường Để, Vũ Đình Dy, Ngô Văn Ba…mặt khác, chúng bí mật trao vũ khí cho Phục Quốc và mộ binh lính người Việt làm trợ lực. Số thanh niên đi lính cho Nhật ngày một đông,
  19. năm 1945 có tới 3.000 người, trong đó có cả thanh niên ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ nhưng phần lớn đều là tín đồ Cao Đài do Trần Quang Vinh tuyển mộ ở Nam Kỳ. Tháng 9 – 1944, nước Pháp được giải phóng, phát xít Đức thua ở Châu Âu, Nhật sợ Pháp nhân cơ hội này đánh chúng nên đã định tâm lật đổ Pháp trước. Mọi thứ, từ thanh niên đi lính cho Nhật đến Cao Đài, Hoà Hảo đã được chuẩn bị hẳn hoi, đồng thời, “những tên trùm Đại Việt còn sót lại như : Ngô Đình Diệm (Trung Kỳ), Nguyễn Xuân Chữ…bảo nhau chạy vào bí mật”[21; 13]. Bọn thân Nhật tấp tểnh trèo lên ghế Chính phủ nhưng Nhật – Pháp lại nhân nhượng một lần nữa, Decoux bị Nhật bắt nhưng sau khi đồng ý một vài điều khoản lại được tha ngay. Đến tháng 3 – 1945, sau hàng loạt các thất bại trên chiến trường cùng với sụ đe doạ của quân đồng minh vào chiến trường Đông Dương, Nhật đã quyết định tiến hành đảo chính Pháp trước khi Pháp lật đổ mình. Cũng sau cuộc đảo chính, các tổ chức, đảng phái mọc rộ lên ở các thành phố có quân Nhật chiếm đóng. Theo báo “Tin mới” số ra ngày 10-5-1945 thì “riêng ở Bắc Kỳ lúc này đã có trên 30 đảng”. Hay như trên báo Báo “Ngày nay” số ra ngày 5-5-1945 có viết như sau: “Sau trận bão đạn ngắn ngủi, các đảng, đoàn, hội, chính trị mọc như nấm” Những đảng, đoàn, hội mới ở miền Bắc và miền Trung có thể kể tới như: Đảng Tân Việt Nam quốc dân, Đảng Đại Việt quốc xã, Đảng phụng sự quốc gia, Đảng Việt Nam liên minh kiến thiết độc lập, Hội Việt Nam thanh niên ái quốc, Hội Tân Việt Nam, Tổng hội sinh viên học sinh Việt Nam, Tổng hội viên chức… Ở Nam Kỳ, thì các tổ chức chính trị, quân sự, tôn giáo nhiều hơn miền Bắc và một số có người theo đông đảo hơn. Ngoài những tổ chức chính trị và giáo phái cũ như Phục Quốc, Cao Đài, Hòa Hảo, thì một số tổ chức mới ra công khai hay mọc lên như: Việt Nam quốc gia đảng, Việt Nam quốc gia độc lập đảng, Đảng Huỳnh Long, Tổng hội viên chức, Hội cự binh sĩ…Tất cả các tổ chức đó, không phải tổ chức nào cũng thân Nhật, nhưng phần lớn do đám thân Nhật lập ra và cầm đầu. Tất cả đều có tính chất địa phương, không có thế lực trong cả nước. Trừ các giáo phái ra, thì có khá đông đảo quần chúng là Tổng hội sinh viên học sinh, Tổng hội viên chức, thanh niên tiền phong, các
  20. tổ chức này ít nhiều chịu ảnh hưởng cách mạng ngay từ đầu. Các đảng phái thân Nhật chính thống như Đại Việt Quốc gia độc lập, Phục quốc thì thực tế không có uy thế trong quần chúng. Sự kiện quan trọng nhất là ngày 17– 4– 1945, Nội các Trần Trọng Kim - biểu tượng quyền lực cao nhất của các tổ chức chính trị thân Nhật đã được phát xít Nhật dựng lên nhằm duy trì thể chế quân chủ ở Việt Nam thay vì quân bài Cường Để đã được chuẩn bị từ khá lâu, bởi Nhật không muốn có một xáo trộn về chính trị nào gây bất lợi cho chúng. Nội các Trần Trọng Kim thực chất là một chính phủ thân Nhật, mặc dù Nội các cũng có những cố gắng chứng tỏ tinh thần yêu nước nhưng những việc làm đó không thoát khỏi ảnh hưởng của Nhật mà ngay từ khi thành lập, nó đã thể hiện qua lời của hoàng đế Bảo Đại “thành thật hợp tác với đế chế Nhật Bản”. Khi cách mạng tháng Tám 1945 diễn ra và giành thắng lợi, các tổ chức chính trị thân Nhật cũng tự giải tán hoặc phân hoá thành những đảng phái chính trị khác nhau, có tổ chức hoà vào phong trào Việt Minh, có tổ chức hoạt động ở nước ngoài hay đi theo Pháp…nhưng nhìn chung, sau khi Tổng khởi nghĩa thành công, hầu hết các tổ chức tự phân hoá và giải tán. Tiểu kết chương 1 Như vậy, ta có thể thấy rằng, xuất phát từ tư tưởng bành chướng “Đại Đông Á” với âm mưu làm chủ châu Á rồi tiến tới làm chủ thế giới, Nhật Bản đã không ngừng xúc tiến việc mở rộng xâm lược các nước trong khu vực Châu Á, mở đầu bằng việc xâm lược Trung Quốc. Đến tháng 9 - 1940, Nhật Bản đã chính thức đặt chân xâm lược Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng. Ngoài âm mưu vơ vét của cải, tài nguyên thiên nhiên của nước ta, Nhật còn muốn thiết lập một bộ máy thống trị làm tay sai để tuyên truyền cho chính sách lừa bịp “Đại Đông Á”, “Khối thịnh vượng chung” của chúng, và cũng là để nhằm gạt bỏ những ảnh hưởng của người Pháp đối với nhân dân ta nhằm trở thành ông chủ duy nhất trên đất Việt Nam. Chính vì thế, ngay từ khi mới vào nước ta, một mặt chúng cộng tác với Pháp để bóc lột nhân dân ta, nhưng mặt khác chúng cũng ngấm ngầm vận động, lôi kéo các phần tử thân với chúng để phục vụ cho mưu đồ xâm lược của mình. Vì ngay từ khi đến nước ta, chúng đã lộ rõ bộ mặt xâm lược nên không được nhân dân ta ủng hộ,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2