intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tổ chức chính quyền địa phương nông thôn ở cấp Huyện tại Tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Thanh Phan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:40

517
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài báo cáo gồm có 3 chương: Giới thiệu chung về chính quyền địa phương và chính quyền địa phương cấp Huyện ở nước ta hiện nay, thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp Huyện tại tỉnh Nghệ An và phương hướng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp Huyện hiện nay ở nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tổ chức chính quyền địa phương nông thôn ở cấp Huyện tại Tỉnh Nghệ An

  1. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm tiểu luận một cách đúng  đắn, trung thực. Các kết quả số liệu nêu trong tiểu luận đều có thật được thu   thập trong quá trình làm bài. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về bài làm của  mình.   1
  2. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ  môn đã truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức bổ ích trong thời gian học tập.  Em xin chân thành cảm thầy đã tận tâm hướng dẫn cho chúng em qua từng   buổi học. Bài tiểu luận được thực hiện trong thời gian ngắn, bước đầu tiên đi  vào tìm hiểu thực tế về vấn đề này, kiến thức của em còn rất hạn chế. Do đó  em mong có được những ý kiến đóng góp của thầy để  giúp em tìm ra những   chỗ sai sót để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chữ viết đầy đủ CQĐP Chính quyền địa phương ĐP Địa phương HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân KN Khái niệm QLNN Quyền lực nhà nước CBCC Cán bộ công chức 3
  4. MỞ ĐẦU Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm  hướng tới một xã hội dân chủ  công bằng, văn minh thì việc xây dựng một   chính quyền địa phương vững mạnh, toàn diện hoạt động có hiệu lực và hiệu  quả đảm bảo lợi ích cho nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện  các nhiệm vụ  đặt ra trong thời kì đổi mới là một vấn đề  tất yếu và quan  trọng. Điều này được đề  cập và nêu khá rõ tại Dự  thảo văn kiện Đại hội  Đảng toàn quốc lần thứ  XII. Ngay sau Cách mạng tháng 8 thành công, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền hợp   pháp, hợp hiến, dân chủ và coi trọng tính hiệu lực, hiệu quả. Người từng nói:   “ Tất cả  quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ  cộng hòa đều thuộc về  nhân dân. Tất cả  các cơ  quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, lắng nghe ý  kiến và chịu sự  kiểm soát của nhân dân”. Chính quyền địa phương vì vậy  đóng vai trò  quan trọng trong việc tổ  chức thực hiện các  đường lối, chủ  trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đưa vào đời sống nhân dân. Nói  cách khác, hệ thống chính quyền địa phương đảm bảo cho các quyền và nghĩa  vụ  cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện. Trong hoạt động quản lý   nhà nước cũng như việc cung  ứng dịch vụ công cho nhân dân phải đảm bảo   lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ  chức được thực hiện trong thực tiễn thông   qua chính quyền địa phương. Tại một số nước trên thế giới, các đơn vị chính  quyền địa phương đã có quyền tự  trị  rất lâu trước khi các quốc gia đó được   thành lập. Với cơ cấu tổ chức chính quyền như hiện nay và do đó không cần  sự  phân cấp thẩm quyền từ  các cấp chính quyền cao hơn cho các đơn vị.   Khác với chế độ tự quản của các nước khác, CQĐP của Việt Nam là một bộ  phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan  QLNN ở địa phương do nhân dân ĐP trực tiếp bầu ra và các cơ quan tổ chức   khác được thành lập trên cơ  sở  các cơ  quan  QLNN theo quy định của pháp   luật nhằm quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội ở ĐP. Do đó, việc xây dựng 
  5. một hệ  thống chính quyền gọn nhẹ, hoạt động có trách nhiệm công khai,   minh bạch và hiệu quả đối với sự nghiên cứu xem xét tổng thể hệ thống pháp  luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và hoạt động cũng  như  các điều kiện thực tiễn mang tính khả  thi. Nhìn nhận được tầm quan  trọng của tổ  chức chính quyền địa phương đối với sự  nghiệp phát triển đất  nước nên tôi đã chọn đề tài “Tổ chức chính quyền địa phương nông thôn ở   cấp Huyện tại Tỉnh Nghệ An” Kết cấu của bài tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của bài tiểu luận gồm   có 3 chương như sau: Chương   1:   Giới   thiệu   chung   về   chính   quyền   địa   phương   và   chính  quyền địa phương cấp Huyện ở nước ta hiện nay. Chương  2:  Thực  trạng  tổ  chức  và hoạt  động  của chính  quyền  địa  phương cấp Huyện tại tỉnh Nghệ An. Chương 3: Phương hướng và một số  giải pháp, kiến nghị  nhằm đổi  mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp Huyện hiện nay  ở nước ta. 5
  6. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG  VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN  Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1.Khái quát chung về chính quyền địa phương 1.1.1. Khái niệm chính quyền địa phương 1.1.1.1. Khái niệm về chính quyền địa phương trong lý luận và thực tiễn Khái niệm chính quyền đại phương là khái niệm phát sinh từ  KN hệ  thống các cơ quan nhà nước ở địa phương.  Khái niệm này được sử dụng khá  phổ  biến trong nhiều văn bản pháp luật của nước ta. Là một KN được sử  dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống thực tế xã   hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa KN  chính quyền địa phương  bao gồm những thiết chế  nào, mối quan hệ  và cơ  chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành. Xuất phát từ góc độ nghiên  cứu lý luận, từ  góc độ  thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề  nghiên cứu   của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3 quan niệm   như sau: 1. Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ  tất cả các cơ  quan   nhà   nước   (mang   quyền   lực   nhà   nước)   đóng   trên   địa   bàn   địa   phương 2. Cấp Chính quyền  địa  phương  gồm hai phân hệ  cơ  quan – cơ  quan  quyền lực nhà nước  ở  địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ  quan  hành chính nhà nước  ở  địa phương (Uỷ  ban nhân dân) (Hiến pháp VN  có hiệu lực từ ngày 01/01/2014). 3. Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ  cơ quan tương  ứng với 4  phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung  ương (Quốc hội, Chính phủ,   Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ  quan  
  7. quyền lực nhà nước  ở  địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ  quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ  quan tư  pháp (Toà án nhân dân các cấp) và cơ  quan kiểm sát (Viện  kiểm sát nhân dân các cấp. 1.1.1.2. Khái niệm CQĐP trong các văn kiện của Đảng Trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khái niệm  chính quyền địa phương được sử  dụng để  chỉ  tổ  chức và hoạt động của hai   cơ quan là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nghị quyết lần thứ ba Ban  Chấp hành trung  ương Đảng (khoá VIII) ngày 18 tháng 6 năm 1997 tại phần  III, mục 4 về tiếp tục cải cách hành chính nhà nước đối với chính quyền địa   phương chỉ đề cập tới việc kiện toàn củng cố Hội đồng nhân dân và Uỷ  ban  nhân dân các cấp và hướng cải cách tổ  chức và hoạt động của hai cơ  quan  này mà không đề  cập tới các cơ  quan nhà nước khác trong hệ  thống các cơ  quan nhà nước ở địa phương. Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp và Luật   Tổ  chức Hội đồng nhân dân và Uỷ  ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa  phương được tổ  chức  ở 3 cấp tương  ứng đối với các đơn vị  hành chính sau  đây 1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) 2. Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) 3. Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) 1.1.2.Quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương Theo Điều 111 của Hiến pháp năm 2013 quy định:  1. Chính quyền địa phương được tổ  chức  ở  các đơn vị  hành chính của  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7
  8. 2.   Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và  Ủy ban  nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo,   đơn vị hành chính ­ kinh tế đặc biệt do luật Theo điều 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: 1. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và  Ủy ban  nhân dân được tổ chức  ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã  hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 2 của luật này. 2. Chính quyền địa phương  ở  nông thôn gồm chính quyền địa phương  ở  tỉnh, huyện, xã. 3. Chính quyền địa phương ở đô thì gồm chính quyền địa phương ở thành  phố  trực thuộc trung  ương, quận, thị  xã thuộc tỉnh, thành phố  thuộc   thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn. 1.2. Chính quyền địa phương cấp Huyện 1.2.1. Khái niệm  Theo điều 23 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định: Chính quyền địa phương  ở huyện là cấp chính quyền địa phương gồm  có Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện. 1.2.2. Đặc điểm cuả chính quyền địa phương cấp huyện Đây là chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố  thuộc tỉnh,thị xã. Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ 09 đến 13 thành viên, gồm   Chủ tịch, 2­3 Phó chủ  tịch và các ủy viên. Thường trực ủy ban nhân dân cấp  huyện gồm Chủ  tịch, các Phó chủ  tịch,  ủy viên và thư  kí. Người đứng đầu   UBND cấp huyện là Chủ  tịch UBND, trên danh nghĩa do HĐND huyện bầu   ra. Thông thường, Chủ  tịch  Ủy ban nhân dân huyện sẽ  đồng thời là một Phó  Bí thư  huyện  ủy.Các cơ  quan giúp việc của CQĐP cấp huyện thông thường   gồm   các   phòng,   ban   trực   thuộc:   Văn   phòng   UBND,   phòng   tài   chính   –   kế 
  9. hoạch, phòng Lao động thương binh và xã hội, phòng Tài nguyên môi trường,   Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tư  pháp, phòng văn hóa­  thông tin, phòng giáo dục và đào tạo, phòng Y tế, phòng Nội vụ, Thanh tra   huyện...Một số cơ quan nhà nước ở cấp huyện như Chi cục thuế, huyện đội,  Công an huyện,…không phải là cơ quan của CQĐP cấp huyện mà là cơ quan  của chính quyền trung ương đặt tại huyện. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương   cấp huyện. 1.2.3.1.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của HĐND cấp huyện ­ Cơ  cấu tổ  chức: Theo điều 25 Luật tổ  chức chính quyền địa phương   năm 2015 quy định: 1. Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử  tri ở huyện bầu ra. Việc xác định tổng số  đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực  hiện theo nguyên tắc sau đây: a) Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ  bốn mươi nghìn dân trở  xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ  thêm   năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số  không quá bốn  mươi đại biểu; b) Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ  tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi  nghìn dân thì cứ  thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng   tổng số không quá bốn mươi đại biểu; c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị  hành chính cấp xã trực thuộc trở  lên do  Ủy ban thường vụ  Quốc hội quyết  9
  10. định theo đề  nghị  của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng   số không quá bốn mươi lăm đại biểu. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ  tịch Hội đồng nhân   dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban  của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ  tịch Hội đồng nhân dân huyện có   thể  là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ  tịch Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt  động chuyên trách. 3. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế ­ xã hội;   nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số  thì thành lập Ban dân tộc.  Ủy ban thường vụ  Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập  Ban dân tộc quy định tại khoản này. Ban   của   Hội   đồng   nhân   dân   huyện   gồm   có   Trưởng   ban,   một   Phó  Trưởng ban và các  Ủy viên. Số  lượng  Ủy viên của các Ban của Hội đồng  nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của   Hội đồng nhân dân huyện có thể  là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động  chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội  đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. 4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được bầu  ở  một hoặc nhiều   đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ  đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội   đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quyết định. ­ Nhiệm vụ  quyền hạn: Nhiệm vụ  quyền hạn của HĐND huyện được  quy định tại điều 26 Luật tổ  chức chính quyền địa phương năm 2015   tóm tắt như sau:
  11. 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ  chức và  bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc  phòng, an ninh, xây dựng chính quyền; 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong lĩnh vực  kinh tế, tài nguyên, môi trường; 3. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học  và trung học cơ  sở; biện pháp phát triển sự  nghiệp văn hóa, thông tin,  thể  dục, thể  thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân,  phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia   đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với   người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm   nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo  trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; 4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực   hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của  Thường trực Hội đồng nhân dân,  Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân,  Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp  mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của  Ủy ban nhân dân cùng   cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã; 5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.2.3.2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của UBND huyện ­ Cơ  cấu tổ  chức: được quy định tại điều 27 Luật tổ  chức chính quyền   địa phương năm 2015 như sau:  1. Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy ban nhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại   II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch. 11
  12. Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ  quan chuyên môn thuộc  Ủy ban nhân dân huyện,  Ủy viên phụ  trách quân sự,  Ủy viên phụ trách công an. 2. Cơ  quan chuyên môn thuộc  Ủy ban nhân dân huyện gồm có các phòng   và cơ quan tương đương phòng. ­ Nhiệm vụ  quyền hạn: quy định tại điều 28 Luật tổ  chức chính quyền  địa phương năm 2015 như sau: 1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy  định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của   Luật này và tổ  chức thực hiện các nghị  quyết của Hội đồng nhân dân   huyện; 2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan   chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; 3. Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển   kinh tế ­ xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ,  du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy  lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng   núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng  biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện   theo quy định của pháp luật; 4. Thực hiện các nhiệm vụ  về  tổ  chức và bảo đảm việc thi hành Hiến  pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo  dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao,   y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh,   trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm   vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; 5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ  quan nhà nước cấp trên phân   cấp, ủy quyền;
  13. 6. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác   thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện 1.3. Đặc điểm về  nông thôn và các yêu cầu quản lý nhà nước tại nông   thôn 1.3.1. Đặc điểm Nông thôn là một phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành  phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Nông thôn có những đặc điểm cơ bản sau: Về  dân cư: Cư trú, tập trung trong nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau  trong sản xuất sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu   vực nhất định được hình thành do điều kiện tự  nhiên, kinh tế  ­  xã hội, văn   hóa, phong tục tập quán và các yếu tổ khác Về kinh tế: Chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp mang nhiều yếu tố tự  nhiên: nhà vườn, ao, ruộng đồng thường gắn liền với những điều kiện địa lý   có sẵn, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính của nông dân. Ngoài ra còn  có các nghề thủ công, chế biến lương thực, thực phẩm, buôn bán nhỏ theo hộ  gia đình. Về  văn hóa: chủ  yếu là văn hóa dân gian, thông qua các lễ  hội, phong   tục   tập  quán   để   truyền   những   giá   trị   thẩm   mỹ,  đạo  đức   ,  lối  sống   kinh   nghiệm sản xuất từ thế hệ này sang thế  hệ  khác. Văn hóa nông thôn đã bảo  tồn được những giá trị  quý báu mang tính truyền thống, nhưng nó cũng chứa   đựng những yếu tố không có lợi cho sự phát triển. Về  chính trị: Hệ  thống chính trị  ở  nông thôn Việt Nam là sự  hỗn dung  giữa 2 yếu tố  tự  quản trị  và bị  quản trị, tùy từng thời kỳ  và quan điểm lãnh  đạo của nhà cầm quyền mà mức độ  khinh – trọng 2 yếu tố này diễn ra khác  nhau. Năng lực tự quản của cộng đồng nông thôn Việt Nam đã hình thành từ  rất lâu trong lịch sử. Làng – xã được Nhà nước tôn trọng như một cộng đồng   tự quản có lẽ chính thức bắt đầu từ triều nhà Lý (1009) với mô hình chính trị  13
  14. “tập quyền thân dân”, đây là mô hình xây dựng một chính quyền dân sự  với   chính sách “ngụ  binh  ư  nông” và tư  tưởng “lấy dân làm gốc”, chính quyền  trung ương dựa vào làng – xã và tôn trọng tính tự trị của làng – xã   Về  mức sống: phản ánh trình độ  con người đã đạt được về  mặt sản  xuất và nói lên mức độ  sinh hoạt vật chất của con người. Mặc dù trong   những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế­ xã hội của đất nước, đời  sống sinh hoạt vật chất của người nông thôn nói chung và các hộ  gia đình  nông thôn nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, túng thiếu nhất là ở  các  vùng trung du, miền núi nơi tập trung đông người dân tộc thiểu số. 1.3.2. Yêu cầu quản lý nhà nước ở nông thôn Vì nông thôn có những đặc thù khác với đô thị, quản lý nhà nước  ở  nông thôn trước hết phải phù hợp với những điều kiện của nông thôn. Đối  với những khu vực nông thôn gắn với đô thị, phát triển nông thôn phải kiểm   soát được các tác động của quá trình đô thị  hóa, hài hòa và đồng bộ  với phát  triển đô thị, Phát triển khu vực nông thôn phải mang tính chiến lược với xuất  phát điểm nhằm giải quyết các vấn đề của đô thị. Yêu cầu quản lý nhà nước  ở  nông thôn phải đặt trong một bài toán tổng thể chung về  phát triển đô thị.   Một đặc điểm cơ bản của nông thôn là tính cộng đồng rất cao, do đó mô hình  quản lý nhà nước ở  nông thôn phải có những khác biệt so với đô thị. Những   điểm khác biệt này đặc biệt nhấn mạnh đến các khuôn khổ  tự  quản và tổ  chức các cấp chính quyền. Do trình độ  dân trí  ở  nông thôn thấp hơn so với  khu vực đô thị, cách  ứng xử giao tiếp và phong cách quản lý của cộng đồng  cũng khác nên các vấn đề quản lý mọi mặt kinh tế ­  xã hội phải được xử lý  theo cách thức thể hiện tốt nhất ý chí của cộng đồng. Áp dụng cơ chế  quản   lý hành chính trực tiếp và bỏ  qua vai trò của cơ quan đại diện, dù trong điều   kiện hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến đâu sẽ không phù hợp với địa bàn  nông thôn và những đặc thù vốn có của nó. 
  15. 15
  16. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Qua chương 1 bước đầu chúng ta đã tìm hiểu được khái quát chung về  chính quyền địa phương nói chung và chính quyền địa phương  ở  cấp huyện  nói riêng. Chính quyền địa phương được tổ  chức nhằm tạo sự tiếp cận gẫn   gũi với nhân dân nhất để  thay mặt cho nhà nước và trung  ương lắng nghe  những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng  một tổ  chức chính quyền địa phương vững mạnh, hoạt động có hiểu quả  đảm bảo lợi ích cho nhân dân và đối với sự phát triển của đất nước ta.
  17. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG  CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NÔNG THÔN CẤP HUYỆN  TẠI TỈNH NGHỆ AN 2.1. Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn Về vị trí địa lý: Đô thị thường là khu vực lãnh thổ không bị cắt khúc, và  có vị  trí địa lý thuận lợi cho giao thông, thương mại phát triển. Còn  ở  nông   thôn chưa phát triển về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, phụ thuộc vào   những khu vực đô thị  lân cận. Đô thị  là khu vực có diện tích đất nhỏ  hơn so   với nông thôn nhưng có mật độ dân cư và quy mô dân số  toàn đô thị lớn hơn  so với khu vực nông thôn. Về  dân cư: Đô thị  là nơi tập trung dân cư, mật độ  dân số  cao, gồm   nhiều thành phần sống đan xen có lối sống khác. Dân cư đô thị thường không  có tính chất thuần nhất như dân cư nông thôn vì dân cư đô thị có tỉ lệ lao động  phi nông nghiệp cao và bao gồm cả  dân di cư  từ  khu vực khác đến. Dân cư  nông thôn gắn kết cộng đồng, có quy mô nhỏ  theo làng, xã, thôn, xóm, bản ,   dòng họ có những hương ước và phong tục tập quán riêng mang nhiều tính tự  quản. Đời sống dân cư  nông thôn phụ  thuộc vào nhau, gắn bó và ràng buộc   lẫn nhau, khác với cư dân đô thị  chỉ phụ thuộc vào việc làm và thu nhập của   bản thân. Môi trường ở đô thị phát triển hơn tạo sức hút đối với lực lượng lao  động nhập cư đến đô thị, làm cho mật độ  dân số  đô thị  những năm gần đây  tăng lên nhanh chóng. Về  cơ  sở  hạ  tầng: Cùng với sự  phát triển kinh tế, đô thị  có cơ  sở  hạ  tầng tương đối phát triển hơn so với nông thôn. Cơ sở hạ tầng của đô thị bao   gồm hệ  thống điện, nước, giao thông mang tính liên thông kết nối và phát  triển cao hơn so với khu vực nông thôn. Các công trình kiến trúc, cảnh quan   đô thị  cũng có những đặc điểm khác biệt cơ  bản so với khu vực nông thôn  như  các yếu tổ  về  không gian, cây xanh, nhà cao tầng. Bên cạnh đó, do mật   độ  dân cư  đông nên việc phát triển cơ  sở  hạ  tầng( đường xá), phương tiện   17
  18. giao thông, cấp thoát nước của đô thị  là những khác biệt cơ  bản so với yêu  cầu và quản lý xây dựng nông thôn. Về  kinh tế:  Ở  khu vực nội thành, nội thị  kinh tế  chủ  yếu là phi nông  nghiệp, đa dạng, đa lĩnh vực, có tốc độ  phát triển cao, là địa bàn hoạt động   của các loại thị trường, là nơi hội tụ và trao đổi thông tin. Sự khác biệt giữa  đô thị  và nông thôn cũng có khoảng cách nhất định, mức chênh lệch về  giàu  nghèo càng tăng lên, mức sống có sự  khác biệt rất lớn là một trong những  nguyên nhân làm tỷ  lệ  lao động nhập cư  càng tăng nhanh, gây sức ép không  nhỏ  đối với chính quyền trong quản lý kinh tế, việc làm và giải quyết các  vấn đề xã hội ở đô thị. Về  địa giới hành chính: Cơ sở hạ tầng ở đô thị là một chỉnh thể  thống  nhất nên việc phân chia địa giới hành chính trong khu vực nội thành, nội thị  chỉ có ý nghĩa là khu vực hành chính, mang tính chất quản lý hành chính là chủ  yếu.  Ở  nông thôn việc phân chia địa giới hành chính gắn với các hoạt động  kinh tế ­  xã hội diễn ra trong phạm vị địa bàn lãnh thổ đó. Về văn hóa: Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa văn minh đô thị  cũng có những đặc điểm khác biệt với văn hóa nông thôn ở một số đặc điểm  sau: Văn hóa đô thị  không thể  hiện tính liên kết cao trong cộng đồng dân cư  như văn hóa làng xã vì nó không conftheer hiện ý thức đoàn kết cộng đồng cao  trong các lĩnh vực lao động, sản xuất, đời sống hàng ngày mà thường thể hiện   qua tính độc lập, tách biệt. Văn hóa đô thị còn thể hiện tính đa dạng do đô thị  là nơi đón nhận các luồng văn hóa khác nhau và chịu nhiều tác động của các  nền văn hóa bên ngoài, trong khi đó văn hóa nông thôn thường mang tính khép  kín. Chính có sự khác biệt nay giữa đô thị và nông thôn nên đòi hỏi tổ chức  bộ  máy chính quyền địa phương phải có đặc thù để  đảm bảo cho việc quản   lý nhà nước một cách hiệu quả. Đa dạng hóa mô hình tổ  chức chính quyền  địa phương là một giải pháp cần phải thực hiện mang tính lâu dài và phải có  
  19. một lộ  trình thực hiện để  đảm bảo việc thực hiện đổi mới tổ  chức bộ  máy   được thực hiện có hiệu quả. 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội của tỉnh Nghệ An 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung   Bộ, với trung tâm hành chính là TP. Vinh cách Thủ đô Hà Nội 291km về phía  Nam.Sau nhiều lần thay đổi chia tách sát nhập năm 1831 vua Minh Mạng chia   trấn Nghệ  An thành hai tỉnh Nghệ  An và Hà Tĩnh ( trước đây là chung một   tỉnh Nghệ Tĩnh). Với diện tích 16.493,7 km2, dân số hơn 3 triệu người ( 2015)   gồm 01 thành phố, 03 thị xã và 17 huyện. Trên địa bàn tỉnh có các dân tộc sinh   sống như  Thái, Thổ, Khơ­mú, H’mông. Với vị  trí địa lý phía Bắc giáp tỉnh  Thanh Hóa, phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây  bắc giáp tỉnh Hủa Phăn(Lào), phía Tây giáp Xiêng Khoảng (Lào) và tây nam   giáp tỉnh Borikhamxay(Lào). Nghệ  An có 480 đơn vị  hành chính cấp xã gồm   431 xã, 32 phường, 17 thị  trấn. Nằm trong hành lang kinh tế  Đông – tây nối  liền Myanmar­ Lào­ Thái Lan­ Việt Nam theo quốc lộ  7 đến cảng Cửa Lò.  Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của  cả khu vực Bắc Trung Bộ. 2.2.2. Đặc điểm kinh tế­ xã hội của tỉnh Nghệ An Kinh tế Nghệ  An trong những năm qua có những bước phát triển mới.  GDP năm 2014 đạt gần 8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 29   triệu đồng/người/năm xếp thứ 28/63 tỉnh thành. Tỷ lệ đói nghèo giảm đi đáng  kể, cơ  cấu kinh tế  chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện nay ngành công  nghiệp của Nghệ  An tập trung phát triển  ở  3 khu vực là Vinh ­ Cửa Lò gắn  với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn  đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến   thực phẩm ­ đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ  19
  20. khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất  bao bì, nhựa, giấy.. Nghệ  An là xứ sở  của những lễ  hội cổ  truyền diễn ra trên sông nước  như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ  tích lịch sử  được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử  thi, đậm đà tính  nhân văn như  lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Nghệ An còn  lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội  văn hoá truyền thống ­ đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An   phát triển.  2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nông  thôn cấp huyện ở Tỉnh Nghệ An 2.3.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND cấp huyện 2.3.1.1. Về tổ chức Trên cơ  sở  chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được pháp   luật quy được pháp luật quy định mà tổ chức bộ máy ở HDDND cấp huyện ở  tỉnh Nghệ  An đã được sắp xếp. Số lượng đại biểu HĐND huyện thuộc tỉnh  Nghệ An là 40 đại biểu.  Thay chức danh  Ủy viên Thường trực HĐND cấp huyện bằng chức  danh   Phó   Chủ   tịch   HĐND,   mở   rộng   thành   viên   Thường   trực   HĐND   cấp   huyện gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên là trưởng ban HĐND.  HĐND cấp huyện được thành lập các ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế ­   xã hội; và tại địa bàn tỉnh Nghệ An có đông đồng bào dân tộc sinh sống nên có   thêm Ban dân tộc.  Ban   của   Hội   đồng   nhân   dân   huyện   gồm   có   Trưởng   ban,   một   Phó  Trưởng ban và các  Ủy viên. Số  lượng  Ủy viên của các Ban của Hội đồng  nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của   Hội đồng nhân dân huyện có thể  là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2