BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
ĐINH XUÂN HẬU<br />
<br />
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN<br />
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính<br />
Mã số: 60380102<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN<br />
<br />
Phản biện 1: TS. NGUYỄN MINH SẢN<br />
Phản biện 2: TS. PHAN VĂN HÙNG<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính<br />
Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp............ Nhà........Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học<br />
viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội<br />
Thời gian: Vào hồi .......... giờ..........ngày........tháng.........năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia<br />
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài.<br />
Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh đã được hình thành và phát triển gắn<br />
liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Qua<br />
các giai đoạn lịch sử, tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh đã đạt được những<br />
thành tựu nhất định góp phần vào việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng, xây dựng và củng<br />
cố chính quyền nhân dân vững mạnh.<br />
Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ, thành phố Vĩnh<br />
Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Chính quyền Thành phố Vĩnh yên nói riêng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nói chung<br />
trong những năm gần đây được củng cố, tăng cường về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, từng bước hoạt<br />
động có hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức, hoạt động của chính quyền Thành phố Vĩnh yên nói<br />
riêng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nói chung những năm qua và yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới cho<br />
thấy tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên hiện hành đã bộc lộ những hạn chế nhất định<br />
như chưa thể hiện rõ sự phân cấp cho chính quyền thành phố Vĩnh Yên thẩm quyền trách nhiệm giữa cá nhân<br />
và tập thể trong hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh còn một số nội dung chưa được làm rõ,<br />
mô hình tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên nhiều điểm chưa<br />
hợp lý làm hạn chế hiệu quả hoạt động của chính quyền.<br />
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố<br />
Vinh Yên trong giai đoạn hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có tính thực tiễn cấp thiết. Chính vì vậy đề tài<br />
"Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh phúc" được chọn làm luận văn thạc<br />
sĩ Luật.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Nhóm thứ nhất gồm các công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và của<br />
chính quyền địa phương, trong đó đề cập tới chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh dưới giác độ là một bộ<br />
phận cấu thành của bộ máy nhà nước nói chung của chính quyền địa phương nói riêng.<br />
Nhóm thứ hai gồm những bài viết, công trình nghiên cứu về pháp luật, về hoàn thiện pháp luật.<br />
Những bài viết, công trình này đề cập tới những vấn đề lý luận về pháp luật và hoàn thiện pháp luật mà chưa<br />
đi sâu vào hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
- Mục đích nghiên cứu của luận văn<br />
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh ở<br />
nước ta nói chung và thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện về tổ chức,<br />
hoạt động chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.<br />
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br />
Thứ nhất, Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản và thực tiễn về tổ chức và hoạt động chính quyền thành<br />
phố trực thuộc tỉnh.<br />
Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh ở Việt<br />
Nam nói chung và chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.<br />
Thứ ba, Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức, hoạt động chính thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh<br />
Phúc.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh và<br />
<br />
2<br />
thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.<br />
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh là một vấn đề lớn và phức tạp.<br />
Trong phạm vi luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, tác giả chỉ tập trung<br />
nghiên cứu việc tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010<br />
đến nay.<br />
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn<br />
4.1 phương pháp luận<br />
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin<br />
về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,<br />
các quan điểm đường lối chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới bộ máy nhà nước nói chung và chính<br />
quyền địa phương, trong đó có chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc<br />
nói riêng.<br />
4.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
Đồng thời, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, so sánh, tổng<br />
hợp, thống kê, khảo sát, tổng kết thực tiễn, v.v.<br />
5. Những điểm mới của luận văn<br />
Đây là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống về tổ chức, hoạt động chính quyền<br />
thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn có đóng góp mới sau:<br />
- Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn để hoàn thiện về tổ chức, hoạt động chính quyền thành phố trực<br />
thuộc tỉnh ở nước ta hiện nay.<br />
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng tổ chức, hoạt động chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh<br />
Vĩnh Phúc làm căn cứ thực tiễn để hình thành quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức, hoạt động chính<br />
quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.<br />
- Đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện về tổ chức, hoạt động chính quyền thành phố Vĩnh Yên<br />
tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo các tiêu chí hoàn thiện .<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Kết quả của luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn để hoàn thiện về tổ chức và<br />
hoạt động chính thành phố trực thuộc tỉnh nói chung và chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc<br />
nói riêng. Những kết luận, kiến nghị đưa ra trong luận văn có thể có ý nghĩa đối với việc tìm ra mô hình tổ<br />
chức và phương thức hoạt động hợp lí của chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian<br />
tới. Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những cán bộ, công chức chính quyền thành<br />
phố trực thuộc tỉnh và thành phố Vĩnh Yên trong việc tìm hiểu cũng như áp dụng đúng đắn các quy định của<br />
pháp luật trong tổ chức, hoạt động của mình.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.<br />
Chƣơng 1 Cơ sở lý luận pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc.<br />
Chƣơng 2 Thực trạng tổ chức, hoạt động của thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc<br />
Chƣơng 3 Quan điểm giải pháp hoàn thiện tổ chức, hoạt động bộ máy chính quyền thành phố Vĩnh<br />
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay<br />
<br />
3<br />
Chƣơng 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN<br />
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH<br />
1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA<br />
PHƢƠNG<br />
1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phƣơng<br />
Trước khi có Hiến pháp 2013 ở Việt Nam, nội hàm của khái niệm CQĐP được hiểu về cơ bản theo hai nghĩa:<br />
-Theo nghĩa hẹp (theo cách hiểu thông thường): Chính quyền địa phương (CQĐP) bao gồm Hội đồng nhân dân<br />
(HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND). Trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, HĐND và UBND được tổ chức ở cả 3 cấp<br />
hành chính là Tỉnh - Huyện - Xã. Quan niệm này bắt nguồn từ thực tiễn pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐP ở<br />
nước ta trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945): Hiến pháp và pháp luật nước ta khi quy định về<br />
CQĐP thường đề cập 2 cơ quan là: HĐND và UBHC (UBND). Từ tên chương của các bản Hiến pháp 1946, 1959,<br />
1980 và 1992 đến tên của các Luật về tổ chức CQĐP (trừ Luật năm 1958), CQĐP thường được hiểu chủ yếu và<br />
trước hết gồm 2 cơ quan là HĐND và UBND hoặc Uỷ ban hành chính (UBHC).<br />
- Theo nghĩa rộng, chính quyền địa phương là cơ quan tổ chức chính quyền ở địa phương không bao gồm<br />
Tòa án, Viện kiểm sát (là những cơ quan thực hiện quyền tư pháp). Ngoài ra, cũng không bao gồm các cơ<br />
quan của các Bộ, Ngành trung ương đóng ở địa phương (công an, quân sự, hải quan, thuế…) vì những cơ<br />
quan này là của các Bộ ngành trung ương đặt ở địa phương, do các cơ quan Bộ, ngành ở trung ương thành<br />
lập, bổ nhiệm, thủ trưởng các cơ quan này và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của chúng [47]<br />
1.2.1 Tính chất đặc điểm của chính quyền địa phƣơng<br />
Quyền lực nhà nước về bản chất là thống nhất, không có sự phân chia, dù cho là kiểu nhà nước nào và được<br />
tổ chức theo hình thức liên bang hay đơn nhất, theo nguyên tắc phân quyền hay tập quyền, được phân cấp<br />
quản lý theo hình thức phân quyền, tản quyền hay tập quyền. Nhưng nhà nước nào cũng phân chia lãnh thổ<br />
thành các đơn vị hành chính để quản lý, và do đó chính quyền nhà nước phải thiết kế tương ứng với các đơn<br />
vị hành chính lãnh thổ đẻ quản lý, từ đó dẫn đến khái niệm chính quyền Trung ương và chính quyền địa<br />
phương. Như vậy, khi nói đến chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương là nói đến phạm vi,<br />
quyền hạn giữa bộ máy cơ quan nhà nước ở trung ương với bộ máy cơ quan chính quyền địa phương.<br />
Tính thống nhất của quyền lực nhà nước về phương diện cấu trúc hành chính lãnh thổ đòi hỏi bộ máy nhà<br />
nước phải được tổ chức theo một hệ thống, thống nhất đảm bảo tính liên thông của quyền lực từ trung ương<br />
xuống địa phương.<br />
Bộ máy chính quyền địa phương vừa là một hình thức tổ chức thể hiện quyền lực nhà nước là thống nhất ở<br />
địa phương, vừa là hình thức tổ chức các cộng đồng dân cư trong mỗi cấp hành chính - lãnh thổ để thực hiện<br />
quyền làm chủ của bản thân mình. Như vậy xét về tính chất của chính quyền địa phương được nhìn nhận<br />
theo hai phương diện có gắn bó với nhau.<br />
Chính quyền địa phương với ý nghĩa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tức là trong quan hệ<br />
quyền lực của nhà nước thống nhất, chính quyền địa phương là một bộ phận trong một hệ thống cơ quan<br />
quyền lực nhà nước ở địa phương. Sự khác nhau giữa nội hàm và ý nghĩa của tập hợp từ “ ở địa phương” và<br />
“ của điạ phương” là khác nhau rất cơ bản, vì thế cần được quán triệt hiểu sâu sắc hơn quan điểm về tính<br />
<br />