Báo cáo: Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp truyền thống (VAC) – Lựa chọn sinh kế mới cho người nghèo vùng ven biển (MS3)
lượt xem 18
download
Báo cáo này trình bày kết quả điều tra của 109 hộ gia đình trên địa bàn 5 tỉn,h bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Mô hình trang trại VAC bao gồm ba nhân tố hợp thành ( vườn, ao và chuồng), trang trại cùng với việc vườn cây và chăn nuôi gia súc được gọi là VAC nếu nó được kết hợp với các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Số liệu nghiên cứu bao gồm đầu tư cơ bản, sản lượng, công nghệ áp dụng, môi trường và các vấn đề dịch bệnh. Khía cạnh kinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp truyền thống (VAC) – Lựa chọn sinh kế mới cho người nghèo vùng ven biển (MS3)
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chương trình Hợp tác về Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Báo cáo định kỳ 027/07VIE Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp truyền thống (VAC) – Lựa chọn sinh kế mới cho người nghèo vùng ven biển MS3: Dữ liệu về tình hình sản xuất theo VAC hiện nay (điều tra mẫu) Tháng 9 năm 2009 1
- Danh sách các cán bộ tham gia Ths. Võ Văn Bình, CEDMA Ks. Đào Văn Phú, CEDMA Mai Văn Hay, CEDMA Ths. Mai Văn Tài, CEDMA PGS. TS. Ravi Fortedar, Đại Học Curtin, Úc Ts. Jane Fewtrell, Đại Học Curtin, Úc Ks. Nguyễn Quang Chung, Khuyến ngư Thanh Hoá Ks. Nguyen Văn Khuyến Ngư Nghệ An Ks. Phạm Văn Đài, Khuyến Ngư Hà Tĩnh Ks. Nguyễn Viết Nhật, Khuyến Ngư Hà Tĩnh Ks. Nguyen Nhu Ngoc, Khuyến Ngư Quảng Bình Ks. Trần Văn Tùng, Khuyến Ngư Quảng Trị Trần Văn Tùng, Khuyến Ngư Quang Tri 2
- Mục Lục 1. Giới thiệu ............................................................................................................................... 4 2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 4 Chọn địa điểm ............................................................................................................................. 4 Thu thập số liệu........................................................................................................................... 4 Phân tích số liệu.......................................................................................................................... 5 3. Kết quả ................................................................................................................................... 5 Nông hộ/trình độ giáo dục .......................................................................................................... 5 Hệ thống VAC tại các vùng ven biển .......................................................................................... 5 Sử dụng đất ................................................................................................................................. 6 Loài nuôi và cây trồng thông thường tại các vùng ven biển ....................................................... 6 Các hoạt động và đánh giá vốn đầu tư cơ bản ........................................................................... 8 Từ nghề làm vườn................................................................................................................... 8 Từ nuôi trồng thủy sản............................................................................................................ 8 Từ chăn nuôi ........................................................................................................................... 8 Phân tích hiệu quả kinh tế ở một số hộ điển hình ..................................................................... 12 Phương thức sản xuất và đánh giá về chi phí vốn đầu tư ..................................................... 12 Hiện trạng sản xuất ............................................................................................................... 13 Phân tích kinh tế xã hội......................................................................................................... 16 4. Đóng góp của VAC đối với sinh kế hộ gia đình............................................................. 17 5. Vấn đề và khó khăn hiện nay ........................................................................................... 17 Những thuận lợi của VAC ở vùng ven biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam .................... 17 Những khó khăn của VAC vùng ven biển ................................................................................ 18 6. Các vấn đề về kỹ thuật, môi trường và bệnh dịch ........................................................ 18 3
- 1. Giới thiệu Báo cáo này trình bày kết quả điều tra của 109 hộ gia đình trên địa bàn 5 tỉn,h bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Mô hình trang trại VAC bao gồm ba nhân tố hợp thành ( vườn, ao và chuồng), trang trại cùng với việc vườn cây và chăn nuôi gia súc được gọi là VAC nếu nó được kết hợp với các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Số liệu nghiên cứu bao gồm đầu tư cơ bản, sản lượng, công nghệ áp dụng, môi trường và các vấn đề dịch bệnh. Khía cạnh kinh tế được tiến hành phân tích để chứng minh hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản đối với các nông hộ thực hiện mô hình VAC. Những thông tin nghiên cứu chi tiết thực địa được trình bầy như là các ví dụ. Ba hộ tại tỉnh Quảng trị và Nghệ An được lựa chọn để nghiên cứu thực địa về khía cạnh kinh tế xã hội. 2. Phương pháp nghiên cứu Chọn địa điểm Số liệu điều tra sẽ được thu thập tại 5 xã vùng biển thuộc 5 tỉnh, trong đó mỗi xã sẽ được điều tra từ 17– 27 nông hộ. Những xã được lựa chọn để nghiên cứu bao gồm Nga Thắng (Nga Sơn - Thanh Hóa), Quỳnh Di và Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu – Nghệ An), Kỳ Thọ (Kỳ Anh – Hà Tĩnh), Chợ Mai – (Lệ Thủy – Quảng Bình), và Triệu Hoa (Triệu Phong – Quảng trị). Tại mỗi xã, các hộ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên dựa trên một số tiêu chí do cán bộ khuyến ngư địa phương cung cấp. Thu thập số liệu Số liệu sơ cấp được thu thập bằng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Bộ câu hỏi được xây dựng bởi các chuyên gia của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, sau đó được chỉnh sửa và phát triển cho phù hợp bởi các cán bộ của Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trường dịch bệnh và chuyên gia từ trường đại học CURTIN trước khi được đưa vào sử dụng. Phương pháp tiếp cận thông tin được thực hiện thông qua việc phỏng vấn, quan sát và phương pháp thu thập thông tin nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA). Có nhiều câu hỏi được xây dựng trong bộ câu hỏi trực tiếp tới các hệ thống đang được áp dụng, loài hình, các loài đang nuôi và mức độ thay đổi về điều kiện kinh tế sau khi đã áp dụng thực hiện các hệ thống này. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cán bộ khuyến ngư tại huyện và tỉnh. Những số liệu thu thập này mang mục đích tham khảo để phân tích sau này. Những số liệu thu thập sẽ là những số liệu đã được công bố từ các cán bộ khuyến ngư hay là các kết quả phỏng vấn của các cán bộ được sử dụng để thiết kế bộ câu hỏi chuẩn. 4
- Phân tích số liệu Số liệu được thu thập trong bộ câu hỏi sẽ được số hóa trước khi phân tích. Phần mềm thống kê sinh học (SPSS) và phần mềm excel sẽ được sử dụng để phân tích các số liệu về kinh tế. Các số liệu trong mô tả thống kê như tần xuất bắt gặp, số trung bình, tỷ lệ phần trăm và sai số chuẩn được sử dụng để mô tả các mức độ sai khác giữa các nông hộ và so sánh hiệu quả giữa làm vườn, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong hệ thống VAC. 3. Kết quả Nông hộ/trình độ giáo dục Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các hộ trong vùng nghiên cứu có trình độ tốt nghiệp phổ thông cơ sở chiếm phần lớn. Những người trẻ tuổi có trình độ giáo dục cao hơn những người lớn tuổi, tuy nhiên quyền đưa ra các quyết định công việc trong gia đình là những người lớn tuổi lại là người . 90% số người trong tổng số hộ được điều tra có trình độ văn hóa cấp II và thấp hơn, trong đó những người có trình độ học hết cấp I chiếm 58% và 13% là người mù chữ. Những kinh nghiệm thuộc về kỹ thuật của người dân chủ yếu là được tiếp thu từ các lớp tập huấn được tiến hành bởi dự án. Những người có trình độ cao dễ tiếp thu các kiến thức hơn và nắm bắt nhanh được các nội dung cơ bản trong các trương trình tập huấn. Hệ thống VAC tại các vùng ven biển Những hộ gia đình có ao, vườn và chăn nuôi là điển hình, mô hình này chiếm 58.7% trong tổng số diện tích vùng ven biển. Khoảng 90% những hộ điều tra tham gia vào các hoạt động chăn nuôi, mặc dù thu nhập từ các hoạt động này là rất nhỏ khi so sánh với các hoạt động trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động chăn nuôi là rất phổ biến với hơn 85% các gia đình có chăn nuôi lợn, gà và bò. Giữa các xã, số lượng các hộ gia đình tham gia nuôi cá có sự khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng. Đầu tư thâm canh trong nông nghiệp tại các mức độ khác nhau. Làm vườn cùng với chăn nuôi lợn và gà ít được quan tâm đầu tư hơn là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Bảng 1. Tỷ lệ % của hệ thống VAC trong tổng số 109 hộ điều tra Hệ thống Nga Sơn Quỳnh Kỳ Anh Lệ Thủy Triều Trung (Thanh Lưu (Hà (Quảng Phong bình Hóa) (%) (Nghệ Tĩnh) Bình) (Quảng (%) 5
- An) (%) (%) (%) Trị) (%) Vườn + Ao cá/bể 18.5 4.3 Vườn + Chăn nuôi 3.7 66.7 56.4 21.1 25.9 Chăn nuôi + Ao nuôi cá/bể 29.6 11.1 Làm vườn + nuôi cá/bể + 48.1 33.3 44.6 100 78.9 58.7 Chăn nuôi Số lượng các hộ điều tra 27 21 25 17 19 109 Sử dụng đất Phần lớn đất trong mỗi hộ gia đình được sử dụng làm đất vườn, chiếm khoảng 55 – 80% trong tổng số diện tích đất. Phần diện tích đất sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đứng thứ 2, chiếm khoảng 18 – 20% (Hình 1). Tuy nhiên, cùng với diện tích sử dụng đất ít, nghề chăn nuôi được đầu tư nhiều cho nên đã đưa lại lợi nhuận cao cho các hộ gia đình (xem phần phân tích kinh tế phía dưới). Hình 1: Tỷ lệ % trung bình đất sử dụng VAC cho từng phần trong các hộ tại Triệu Phong-Quảng Trị, Lệ Thủy-Quảng Bình và Quỳnh Lưu-Nghệ An. Loài nuôi và cây trồng thông thường tại các vùng ven biển Trong nuôi trồng thủy sản, loài nuôi thông thường nhất là các loài trong họ Cá Chép bao gồm, cá Chép, cá Mè hoa, cá Mè trắng và cá Mrigan. Những loài cá này được nuôi rất phổ biến từ nhiều năm trước đây vì vậy nhóm cá này được coi là loài nuôi truyền thống. Loài cá Quả cũng được sử dụng làm giống nuôi trong các mô hình nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên cá Quả chỉ được nuôi tại một số ít hộ gia đình là do có sự hạn chế về kỹ thuật cũng như vấn đề khó khăn về sản xuất con giống nhân tạo tại địa phương. 6
- Chăn nuôi lợn và gà là rất phổ biến. Hầu hết các hộ gia đình tại các vùng nông thôn đều tham gia chăn nuôi lợn, gà hay ngan vịt. Những loài nuôi khác bao gồm thỏ, dê và gấu. Cây ăn quả bao gồm chuối, nho, táo và ổi; tiếp theo là các loại cây ngũ cốc như khoai lang, đậu tương, lạc, ngô và cỏ cho gia súc được trồng rất phổ biến tại những vùng điều tra. Ít loài cây công nghiệp được trồng chỉ có một số loài cây thân cứng có giá trị kinh tế thấp được trồng với mục đích sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa (Bảng 2). Bảng 2: Những loài thông thường bắt gặp tại những vùng điều tra. Tần số xuất Loài cá nuôi hiện Tỷ lệ % Giá trị % Tích lũy % Không nuôi thuỷ sản 37 33.9 33.9 33.9 Giống cá Chép (chép, trắm cỏ, Mè trắng, Rô 66 60.6 60.6 94.5 phi, rohu, mrigan) Cá Chép và cá quả 6 5.5 5.5 100.0 Tổng số 109 100.0 100.0 Loài vật nuôi Không chăn nuôi 5 4.6 4.6 4.6 Lợn 5 4.6 4.6 9.2 Lợn và gà/vịt 42 38.5 38.5 47.7 Lợn, gà/vịt và trâu/bò 27 24.8 24.8 72.5 Lợn, gà/vịt và trâu/bò, nuôi giun và thỏ 1 .9 .9 73.4 Lợn, gà/vịt và trâu/bò, gấu 8 7.3 7.3 80.7 Lợn, gà/vịt và thỏ 6 5.5 5.5 86.2 Lợn và bò 1 .9 .9 87.2 gà/vịt 4 3.7 3.7 90.8 Gà/vịt và bò 5 4.6 4.6 95.4 Bò 5 4.6 4.6 100.0 Tổng số 109 100.0 100.0 Loại Không trồng hoa màu 2 1.8 1.8 1.8 Hoa quả (chuối, dứa..), khoai lang 32 29.4 29.4 31.2 Hoa quả, cây thuốc nam, và các loại cây 1 .9 .9 32.1 khác Hoa quả, cây thuốc nam, mướp 1 .9 .9 33.0 Hoa quả, cây thuốc nam, mướp 28 25.7 25.7 58.7 Hoa quả, cây thuốc nam, mướp 4 3.7 3.7 62.4 Hoa quả, mướp 8 7.3 7.3 69.7 1, Dưa chuột 7 6.4 6.4 76.1 Cây công nghiệp 4 3.7 3.7 79.8 Cây công nghiệp, Bí đỏ 5 4.6 4.6 84.4 Cây công nghiệp, Dưa chuột 5 4.6 4.6 89.0 Bí đỏ 9 8.3 8.3 97.2 Dưa chuột 3 2.8 2.8 100.0 Tổng số 109 100.0 100.0 7
- Các hoạt động và đánh giá vốn đầu tư cơ bản Những hiệu quả thu được trong hệ thống VAC đã đưa lại thu nhập cho những hộ gia đình, đây là sự kết hợp có hiệu quả giữa vườn ao và chuồng. Để đánh giá phân tích riêng biệt lợi nhuận từng phần trong hệ thống này là rất khó khăn. Lợi nhuận từ nghề làm nông nghiệp khó có thể xác định chính xác được bằng tiền vì những sản phẩm của chúng sẽ được sử dụng vào các hoạt động khác, ví dụ, sản phẩm thu được từ nghề nông (hay ao nuôi cá) sẽ được sử dụng một phần trong sinh hoạt hàng ngày, không đem đi tiêu thụ tại các chợ, do đó các số liệu thu nhập này không được ghi chép. Ví vậy việc đánh giá các lợi nhuận theo các mục đích khác nhau là rất khó. Từ nghề làm vườn Hoa quả (bao gồm chuối, mít, nhãn, dứa và khế), là những cây trồng ăn quả phổ biến và đưa lại thu nhập cao cho các hộ gia đình trong vùng điều tra. Khó có thể ước tính được phần đóng góp lợi nhuận từ cây ăn quả trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình thông qua điều tra, nhưng rõ ràng rằng cây ăn quả đã đem lại nguồn thu nhập hàng ngày. Như đã nói ở trên, đất sử dụng cho trồng cây ăn quả là lớn nhất, khoảng gấp hơn 4 lần so với diện tích đất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hay nuôi gia súc. Tuy nhiên nguồn thu nhập từ cây ăn quả chỉ ở mức độ khiêm tốn (ngoại trừ các hộ gia đình trồng cây công nghiệp, như trường hợp ở Lệ Thủy-Quảng Bình). Cây ăn quả (bao gồm chuối, mít, nhãn, dứa và khế) là nguồn đưa lại thu nhập chính đối với các hộ điều tra. Khó có thể tính được chính xác nguồn thu nhập từ cây ăn quả trong nông hộ vì những số liệu như bán lẻ hàng ngày và ăn là không được ghi chép. Tuy vậy, thu nhập thật được đánh giá dựa trên số liệu thu thập được là 2,103 triệu và 5,74 triệu tại Nga Sơn và lệ Thủy Từ nuôi trồng thủy sản Số lượng hệ thống VAC (Bao gồm vườn, ao nuôi cá và truồng nuôi gia súc) tại các cộng đồng dân sống tại các vùng ven biển có sự khác nhau giữa các xã. Thực tế chỉ ra rằng, một số xã có rất ít diện tích ao nuôi cá. Giá trị lợi nhuận thực từ nuôi trồng thủy sản được xác định là 4,979, 3,872, và 2,726 triệu đồng tài Nga Sơn, Quỳnh Lưu và Lệ Thủy. Từ chăn nuôi Lợn là loài được chăn nuôi rất phổ biến, tiếp sau đó là nuôi gà tại những vùng nghiên cứu. Phân tích về hiệu quả kinh tế đã chỉ ra rằng có sự thay đổi lớn trong giá trị lợi nhuận thực; một số hộ gia đình nuôi lợn đã sử dụng phân lợn để bón cho vườn cây, trong khi một số khác đã đóng góp vào lợi nhuận thật là 5,115, 6,114, và 11,385 tại Nga Sơn, Quỳnh Lưu và Lệ Thủy. 8
- Hình 2: Chi phí (VND) của nông hộ theo các loại hình nuôi theo các loài nuôi ở Quỳnh Dị Quỳnh Lưu Nghê An Nuôi trồng thuỷ sản đóng một vai trò rất quan trọng cho thu nhập của nông hộ ở Quỳnh Dị và vì thế các hộ đã đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động nuôi thuỷ sản. Có thể thấy từ hình 2 rằng khoảng 10 triệu đã được đầu tư cho nuôi thuỷ sản trong khi đó chỉ đầu tư 4 triệu cho nuôi lợn và chỉ 1 triệu cho nuôi gà hoặc vịt. Hệ thống Trung bình n Vườn và chuồng 9,233.33 ± 4,618.80 12 Vườn, ao và chuồng 20,242.86 ±9,915.96 7 vườn, chuồng và cá lồng 27,000.00 1 Vườn, chuồng, ao cá và lồng cá 61,500.00 1 Tổng 16,238.10 ± 13,583.35 21 Hình 3: Thu nhập (VND) ròng từ các loại hình VAC ở Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đối với xã Quỳnh Dị, nếu một hộ gia đình có ao nuôi cá, thu nhập của gia đình này thường phải gấp đôi so với những hộ chỉ chăn nuôi như lợn hoặc gà, mặc dù không nhiều hộ có ao trong xã 9
- (44%, Hình 1) . Thu nhập trung bình đạt 25 triệu cho nông hộ có ao nuôi và khoảng 10 triệu cho những hộ không có ao (Hình 3). Hình 4: Chi phí (VND) của nông hộ theo các loại hình nuôi theo các loài nuôi ở Nga Thắng, Nga Sơn, Thanh Hoá Trong các mô hình VAC ở Nga Sơn, chi phí lớn nhất là vào việc mua cá giống và thức ăn. Có thể thấy tổng chi phí cho nuôi lợn khoảng 5 triệu đồng và nuôi cá khoảng ít hơn 4 triệu đồng, tập trung chủ yếu là mua giống (Hình 4). Hệ thống Trung bình (VND) n Vườn + ao cá 11,460.0 ± 5,455.09 5 Ao cá + Chuồng 19,500.0 1 Vườn + Chuồng 7,950.0 ± 6,509.11 8 Vườn + ao nuôi + chuồng 14,270.0 ± 7,382.21 13 Tổng 12,070.7 ± 7,139.70 27 Hình 5: Thu nhập ròng trung bình (VND) từ các loại hình VAC ở Nga Thắng, Nga Sơn, Thanh Hoá 10
- Thu nhập ròng của các hộ có mô hình VAC ở Nga Thắng được ước tính khoảng 24 triệu/ nông hộ. Các hộ không có VAC (thiếu phần nuôi thuỷ sản) chỉ thu nhập ròng khoảng 15 triệu. Nếu so với các vốn đã đâu tư thì có thể thấy hoạt động VAC chủ yếu dựa vào công lao động và các nguyên liệu sẵn có (Hình 4, 5). Hình 6: Chi phí trung bình (VND) của nông hộ theo các loại hình nuôi theo các loài nuôi ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình Trong nhóm các nông hộ điều tra, nguồn thu nhập có thể từ các nguồn: Nuôi cá, làm vườn, nuôi lợn và nuôi vịt. Nuôi vịt rất phát triển ở nhóm được điều tra và vì thế đầu tư vào nuôi vịt rất lớn để nuôi thâm canh (Hình 6). 11
- Hệ thống Trung bình n Vườn + chuồng 4,275,0 ± 27,849,28 4 Vườn +chuồng + ao cá 41,730,0 ± 50,235,39 15 Tổng 40,160,5 ± 45,845,50 19 Hình 7: Thu nhập ròng trung bình (VND) từ các loại hình VAC ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình Phân tích cho thấy thu nhập ở Lệ thuỷ cao hơn tất cả các nhóm điều tra. Điều này là do rất nhiều hộ có hệ thống VAC ở Lệ thuỷ có trại nuôi vịt được đâu tư với quy mô lớn. Một số nông hộ có thu nhập gấp đôi các nông hộ khác. Nếu tính trung bình cho cả nhóm điều tra, môi hộ thu nhập ròng khoảng 42 triệu. Phân tích hiệu quả kinh tế ở một số hộ điển hình Phương thức sản xuất và đánh giá về chi phí vốn đầu tư Các hộ làm VAC thường thuộc tầng lớp có điều kiện kinh tế khó khăn trong xã hội,vì vậy cơ sở hạ tầng chủ yế được xây dựng là từ những vật liệu rẻ tiền và kém chất lượng. Cơ sở hạn tầng thường có một ngôi nhà chính, ao cá và chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn gà. Chi phí xây dựng của cơ sở tầng đã có và các chi phí kèm theo của từng hộ thuộc 3 hộ dân tham gia mô hình trình diễn được thể hiện ở Bảng 1, 2 và 3. Bảng 3: Chi phí xây dựng hệ thống VAC hiện tại cho hộ gia đình số I (ông Sinh ở Triệu Phong, Quảng Trị) Hạng mục Chi phí đầu tư (Đồng) Chi phí xây dựng nhà (xây năm 1989) 10.604.000 Thuế đất/năm 450.000 Ao nuôi cá (năm 2007) 1.500.000 Chuồng nuôi lợn (năm 2005) 2.000.000 12
- Bảng 4: Chi phí xây dựng hệ thống VAC hiện tại của hộ gia đình số 2 (Ông Tùng ở Quỳnh Lưu-Nghệ AN) Hạng mục Chi phí đầu tư (Đồng) Chi phí xây nhà (xây năm 1993) 25.000.000 Thuế đất/năm 630.000 Chuồng nuôi bò (năm 2003) 4.600.000 Chuồng nuôi già (năm 2006) 5.300.000 Chuồng/trại nuôi lợn (năm 2007) 8.200.000 Bảng 5: Chi phí xây dựng hệ thống VAC hiện tại cho hộ gia đình số 3 (Ông Thiệu ở Triệu Hoa, Quảng Trị) Hạng mục Chi phí đầu tư (Đồng) Chi phí xây nhà (xây năm 2008) 45.000.000 Thuế đất/năm 1.400.000 Xây dựng ao nuôi cá (năm 2005) 25.000.000 Cải tạo ao nuôi cá (năm 2008) 7.000.000 Chi phí làm chuồng bò (năm 2004) 4.000.000 Chuồng nuôi lợn, gà (năm 2008) 55.000.000 Hiện trạng sản xuất Kết quả khảo sát ba hộ gia đình được lựa chọn xây dựng mô hình trình diễn được tổng hợp ở bảng 4 Bảng 6: Kết quả khảo sát ba hộ gia đình được lựa chọn tham gia dự án xây dựng điểm trình diễn H ộ số I H ộ s ố II Hộ số III (ông Sinh) (ông Tùng) (ông Thiều) Thông tin chung Tổng diện tích VAC (m2) 3.000 3.000 7.000 Số người trong gia đình 6 (2 lao động) 4 (2 trẻ nhỏ) 5 (3 3 trẻ nhỏ) 13
- Số đối tượng nuôi/nơi nuôi thả 4 4 4 (Lợn, bò, gà và cá) Làm vườn Tổng diện tích VAC (m2) 2.500 1.800 800 Loài cây trồng Sắn, chuối, khoai Mía, rau và Cỏ, chuối và khoai sọ chanh sọ Phân bón Urê, NPK, Hữu cơ NPK, Lân Phân ủ, Urê, NPK Tần xuất và nồng độ bón phân 300 kg/vụ (hữu Khi cần Hai tuần/ 30kg cơ ) Thuốc trừ sâu Không Có Không Các hóa chất khác Không Không Không Thu nhập bình quân hàng năm 7.000.000 20.000.000 25.000.000 VND (average) Chi phí bình quân hàng năm 3.000.000 10.000.000 Chủ yếu là chi phí VND lao động trong gia đình Thời gian (%) tham gia hoạt 40 30 30 động sản xuất VAC Vật nuôi (không nuôi thuỷ sản) Tổng diện tích chuồng trại nuôi 30 500 200 (m2) Loài Lợn, gà Bò, lợn, Lợn, gà và bò Loại thức ăn cho mỗi loài Thức ăn thừa, gạo Cỏ, thức ăn tự Cỏ, thức ăn viên và rau chế biến, phân xanh Các hóa chất khác (ví dụ, kháng Không Không Không thể, hóc môn tăng trưởng) Thu nhập bình quân hàng năm 6.000.000 30.000.000 60.000.000 VND Chi phí bình quân hàng năm 3.000.000 15.000.000 45.000.000 VND Thời gian (%) sử dụng cho hoạt 30 20 40 động nuôi Nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích mặt nước (m2) 20 4.600 Ao 14
- Số lượng ao 1 Không 3 Kích thước ao (dài, rộng và độ 6 m x 3.3 m 80m x 42m, sâu trung bình) 20x20m, 30mx15m Nguồn nước cho mỗi ao Nước mưa, nước Giếng và mưa giếng Thông tin về giống Loài nuôi thả trong ao Trắm, trôi Trôi, chép, trắm cỏ, mè, trôi án độ, thát lát Chi phí con giống (đồng) 100,000.00 4,000,000 Sinh khối của mỗi ao (kg) Không tính (tự 2500 cung) Chết do dịch bệnh/xử lý Có/không xử lý Có/không xử lý Thức ăn Loại thức ăn Ngô, phân xanh Phân, thức ăn viên Số lượng Không ghi chép Không ghi chép Hóa chất sử dụng Không Không Thu hoạch Tần xuất thu hoạch Bất kể khi nào gia Khi thác toàn bộ vào đình cần cuối năm Khối lượng khai thác (kg/năm) Không ghi chép 1000 Thị trường Giá bán tại ao Đồng/kg (trung Không bán 18.000 bình) Người mua Người thu gom, bán trực tiếp tại chợ làng Thu nhập bình quân hàng năm Không tính 15.000.000 (Đồng) Chi phí bình quân hàng năm Không tính 3.000.000 (Đồng) Thời gian (%) dành cho hoạt 10 20 động nuôi cá 15
- Phân tích kinh tế xã hội Tái sử dụng phân hữu cơ từ chăn nuôi lợn, gà, trâu bò là việc làm thông thường đối với hầu hết các hệ thống VAC lồng ghép. Phân bón được sử dụng cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản như là một nguồn dinh dưỡng cho cây trồng và tiêu thụ trực tiếp bởi các loài cá nuôi trong ao. Phân xanh hữu cơ tươi góp phần làm gia tăng hàng lượng chất hữu cơ lơ lửng dẫn đến hiện tặng phú dưỡng nguồn nước ao nuôi cá. Nguồn chất hữu cơ khác trong hệ thống VAC ở vùng ven biển là cá tạp do đánh bắt hàng ngày từ biển. Cá tạp được sử dụng làm thức ăn cho gà, cá, chó và méo. Thu nhập từ VAC Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản là nguồn thu nhập chính của hệ thống VAC ở miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, chi phí cho nuôi trồng thủy sản thường thấp hơn chi phí cho cây trồng và vật nuôi trên cạn. Thu nhập hiện tại (đầu ra) và chi phí (đầu vào) cho hợp phân chăn nuôi (vật nuôi trên cạn) và trồng trọt của các gia đình được lựa chọn như là điểm trình diễn VAC được trình bày tại hình 8 và hình 9. Hình 8: Phân tích thu nhập của hoạt động chăn nuôi (không bao gồm thủy sản) cho ba hộ gia đình lựa chọn làm điểm trình diễn VAC. (Đầu ra và đầu vào tính bằng triệu đồng, chỉ số tỷ suất lợi nhuận (ROI) thể hiện bằng phần trăm) 16
- Hình 9: Phân tích thu nhập của hợp phần trồng trọt cho 3 hộ gia đình được lựa chọn làm điểm trình diễn VAC. (Đầu ra và đầu vào tính bằng triệu đồng, chỉ số tỷ suất lợi nhuận (ROI) thể hiện bằng phần trăm) 4. Đóng góp của VAC đối với sinh kế hộ gia đình Nông nghiệp đóng góp chỉ một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của các hộ dân vùng ven biển với nguồn thu nhập chính từ khai thác hải sản. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường và đánh bắt quá mức dẫn đến việc giảm lượng đánh bắt, điều này dường như khó được cải thiện trong tương lai gần. Hơn thế nữa, chất lượng và giá trị cá tự nhiên đăng suy giảm vì nhiều loài cá nhỏ và ít giá trị được khai thác, đánh bắt. Vì vậy, nguồn thu nhập thay thế từ hoạt động nông nghiệp trở nên quan trọng và thiết yếu đối với sinh kế của các hộ gia đình vùng ven biển. Có hơn 90% hộ gia đình được khảo sát bây giờ phù thuộc nhiều vào nguồn thu từ hoạt động VAC. 5. Vấn đề và khó khăn hiện nay Những thuận lợi của VAC ở vùng ven biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam Nguyên liệu địa phương và sản phẩm phụ như phân bón, cỏ, răm rạ có sẵn và rẻ • Bã cá hiện vẫn là nguồn thức ăn giá re cho vật (3.000 – 6.000 ngàn đồng/kg vào mùa hè) • Lao động rẽ và sẵn có • Điện năng giá rẻ do được trợ giá của Chính phủ. • 17
- Những khó khăn của VAC vùng ven biển • Phương thức nuôi trồng chủ yếu dựa vào công nghệ truyền thông, năng suất và sản lượng thấp • Các loài có giá trị thấp được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. • Thiếu nhân lực có trình độ, kỹ năng về nuôi trồng thủy sản. • Mức độ có sẵn đất đai, mặt nước cho nuôi trồng thủy sản ngày càng hạn chế. • Bã cá hiện nay đang có nhưng mức độ có sẵn sẽ giảm vì các nhu cầu sử dụng thương mại khác đối với bã cá đang tăng. Hơn nữa, có thể thấy rằng việc thu gom bã cá cho chăn nuôi không dồi dào hoặc không bền vững. 6. Các vấn đề về kỹ thuật, môi trường và bệnh dịch Có một số vấn đề về cung cấp cá giống ở vùng ven biển. Trước hết, người dân không thể mua số lượng lớn cá giống để có thể nhận trực tiếp từ người sản xuất giống vì vậy phải trả giá cao hơn cho con giống họ mua. Cũng vì vậy nên các điều kiện để con giống tiếp xúc với thời gian chuyển tiếp thường rất kếm, kết quả là cá giống có chất lượng thấp. Không có đảm bảo về chất lượng cá giống cho người dân từ những người cung cấp này và trong nhiều trường hợp, người dân rất khó khăn để xác định sức khỏe (chất lượng) cá giống bằng cách quan sát thông thường. Cũng có mỗi quan tâm rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu đối với cây trồng có thể ảnh hưởng đến mức độ phù hợp chất lượng các nuôi cho người sử dụng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát chỉ ra rằng đây không phải là vấn đề vì việc sử dụng thuốc trừ sâu trong vùng là rất ít và nồng độ thấp. Như đã thảo luận ở phần trên, có một số quan ngại về việc sử dụng bã cá nhưng là một nguồn thức ăn trong hệ thống VAC. Phương thức canh tác hiện nay chỉ ra rằng tất cả bài tiết từ hoạt động chăn nuôi được xả trực tiếp xuống các thủy vực nơi chủ yếu dùng để nuôi cá. Nếu phương thức nuôi trồng này tiếp tục thực hiện, việc giải phóng một lượng dinh dưỡng lớn sẽ không chỉ dẫn đến lân lan bệnh tật cho cá mà còn dẫn đến hiện tượng phú dưỡng ao nuôi. Vì vậy, cần thiết phải phá vỡ quy trình xả thải dinh dưỡng vào các thủy vực sẵn có này. Bên cạnh đó, việc nuôi thả các loài có giá trị thấp sẽ không đủ bù đắp cho việc ngày càng tăng chi phí cho cuộc sông của các gia đình nông dân vùng ven biển này. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay”
111 p | 947 | 215
-
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty bánh kẹo Hải Hà
50 p | 800 | 183
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích bài toán quản lý khách sạn
78 p | 438 | 140
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu cải thiện chất lượng hệ thống 4G sử dụng kỹ thuật phân tập kết hợp ước lượng kênh truyền
105 p | 289 | 99
-
Báo cáo phương pháp nghiên cứu: Khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế các công trình thủy công
64 p | 259 | 49
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000"
8 p | 108 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THIẾT KẾ CẢI TIẾN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN SÀN NÂNG TÀU TẠI NHÀ MÁY X50"
6 p | 105 | 13
-
Báo cáo khoa học: "NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VẬN TẢI ĐA CHỨC NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI"
6 p | 114 | 12
-
Báo cáo thực tập Phân tích - Thiết kế hệ thống thông tin: Xây dựng hệ thống đo lường hiệu năng giao thông Signal Performance Measurement
28 p | 28 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin Y tế tại Việt Nam
91 p | 42 | 11
-
Báo động sự thiếu an toàn trong ngành kinh doanh tài chính và sự cải thiện hệ thống anh ninh cảnh báo
54 p | 64 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp truyền thống (VAC) – Lựa chọn sinh kế mới cho người nghèo vùng ven biển (MS6)
8 p | 85 | 9
-
Báo cáo đánh giá tác động xã hội: Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP)
73 p | 74 | 8
-
Báo cáo: Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp truyền thống (VAC) – hướng sinh kế mới cho người nghèo vùng ven biển (MS7)
13 p | 103 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin: Nâng cao hiệu năng trong mạng VANET bằng việc cải tiến phương pháp điều khiển truy cập
144 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin: Nâng cao hiệu năng trong mạng VANET bằng việc cải tiến phương pháp điều khiển truy cập
27 p | 17 | 5
-
Báo cáo chuyên đề: Kế toán doanh thu và kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH dầu khí Gia Định
63 p | 113 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn