intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VẬN TẢI ĐA CHỨC NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

113
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt: Trong quá trình đô thị hoá, giao thông vận tải đô thị (GTVTĐT) có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững ở các đô thị trên thế giới và ở Việt Nam. Vận tải đô thị nói chung, vận tải hàng hoá và hành khách trong đô thị nói riêng ngày càng trở thành vấn đề bức thiết ở các thành phố lớn nhằm cải thiện hệ thống vận tải trong các khâu của quá trình vận tải như: vận tải, trung chuyển giữa các khu vực trong và ngoài đô thị. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VẬN TẢI ĐA CHỨC NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI"

  1. NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VẬN TẢI ĐA CHỨC NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI ThS. LÂM QUỐC ĐẠT Bộ môn Vận tải Đường bộ & Thành phố Khoa Vận tải – Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Trong quá trình đô thị hoá, giao thông vận tải đô thị (GTVTĐT) có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững ở các đô thị trên thế giới và ở Việt Nam. Vận tải đô thị nói chung, vận tải hàng hoá và hành khách trong đô thị nói riêng ngày càng trở thành vấn đề bức thiết ở các thành phố lớn nhằm cải thiện hệ thống vận tải trong các khâu của quá trình vận tải như: vận tải, trung chuyển giữa các khu vực trong và ngoài đô thị. Trước vấn đề bất cập và đi trước đón đầu sự phát triển tất yếu của quá trình phát triển, bài báo đề cập đến việc: “Nghiên cứu xây dựng điểm trung chuyển vận tải đa chức năng trong GTVTĐT ở Hà Nội”. Summary: In processing of urbanization, urban transport is a very important role in sustainable development in big cities not only all over the world but also in Vietnam. Urban CT 2 transport in general, freight and passenger transport in particular is more and more big problems in cities to improve transport system in periods of transport process: transport, transit between areas in and out cities. Thus, it is ahead of dispensable development, this article researches on establishing multi - function transport transits in Hanoi. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các thành phố và đô thị đang chuyển mình một cách mạnh mẽ để theo kịp sự phát triển trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự phát triển nhanh chóng đó đã kéo theo nhiều vấn đề nóng bỏng: đó là sự bùng nổ đô thị hoá, cơ giới hoá, công nghiệp hoá, toàn cầu hoá trên diện rộng trong khu vực và trên thế giới, quy mô dân số tại các đô thị tăng lên nhanh chóng cả về sinh học lẫn cơ học kéo theo các nhu cầu gia tăng trong đô thị như: nhà ở, việc làm, điện cấp thoát nước và nhu cầu vận tải trong các đô thị cũng tăng lên nhanh chóng, tạo sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông. Nhất là đối với giao thông của hai thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Hình 1. Điểm trung chuyển xe buýt Đại học Giao thông vận tải Có rất nhiều quan niệm khác nhau về điểm trung chuyển vận tải: Điểm trung chuyển vận tải là nơi dùng để chuyển tải hàng hoá và hành khách trong cùng một phương thức vận tải hoặc giữa các phương thức vận tải trong quá trình vận chuyển đa phương thức. Điểm trung chuyển vận tải đa chức năng (VTĐCN) có thể coi là công trình hạ tầng giao thông vận tải đô thị, hay cũng có thể coi là một bộ phận của hệ thống giao thông tĩnh khi mà việc tiếp chuyển đó diễn ra ngay tại các khu vực đầu mối giao thông vận tải như nhà ga, bến cảng, sân bay… Điểm trung chuyển VTĐCN nằm trong hệ thống giao thông tĩnh đô thị, có nhiều chức năng khác nhau như: lưu chuyển phương tiện vận tải, dịch vụ vận tải, dịch vụ phục vụ hỗ trợ cho khai CT 2 thác vận tải, bốc dỡ hàng hoá, kiểm đếm... Trong đó, bài báo nghiên cứu vào hai đối tượng chính bao gồm: các điểm trung chuyển vận tải hàng hoá và điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Có thể nói điểm trung chuyển vận tải đa chức năng có thể thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ: Một là, trung chuyển hàng hoá và trung chuyển hành khách. Hai là, trung chuyển chỉ một trong hai đối tượng vận chuyển nhưng bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau như xe buýt với tàu điện ngầm, ô tô buýt với các phương thức giao thông công cộng khác. Phân loại: Theo đối tượng vận chuyển: + Điểm trung chuyển vận tải hàng hoá; + Điểm trung chuyển vận tải hành khách; + Điểm trung chuyển kết hợp giữa hàng hoá và hành khách. Theo phương thức vận tải: + Điểm trung chuyển cho phương tiện bánh lốp (xe buýt với các phương tiện giao thông công cộng khác: taxi, xe điện bánh hơi, buýt nối toa, buýt hai tầng…); + Điểm trung chuyển phương tiện bánh sắt (tàu điện ngầm với các phương thức vận tải khác: monorail, trolley bus,…).
  3. II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 1. Các nguyên tắc xác định các điểm trung chuyển vận tải đa chức năng trong GTVTĐT Để xác định được vị trí các điểm trung chuyển VTĐCN trong đô thị phải được nghiên cứu một cách toàn diện và phù hợp với các giai đoạn xây dựng và phát triển của từng loại đô thị. Trong các đô thị này được chia thành hai khu vực chính và đây cũng là hai nguyên tắc chung khi lập quy hoạch, cũng như xác định vị trí và xây dựng hệ thống các điểm trung chuyển VTĐCN trong GTVT đô thị như sau: • Đối với khu vực giao thông đối ngoại và các khu vực quy hoạch phát triển mở rộng Đây là khu vực có quỹ đất để xây dựng và tại đây sẽ hình thành nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp, trung tâm dịch vụ thương mại v.v... được xây dựng theo hướng hiện đại. Chính vì vậy việc nghiên cứu xây dựng các điểm trung chuyển ĐCN cho mục tiêu phát triển và lưu thông dòng hàng hoá và hành khách trong và ngoài đô thị phải hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật và an toàn giao thông đô thị cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực đồng thời đảm bảo mối quan hệ thuận lợi với hệ thống giao thông thành phố. Ngoài ra xây dựng đề xuất các điểm trung chuyển vận tải ĐCN phải phù hợp và tuân thủ quy hoạch chung của từng khu vực nói chung và quy hoạch chi tiết các quận, huyện nói riêng, các dự án đầu tư xây dựng có liên quan đã được phê duyệt và phù hợp với một số quy hoạch chuyên ngành sau: + Phù hợp quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị; + Phù hợp quy hoạch và các dự án vận tải trong đô thị; CT 2 + Phù hợp với quy hoạch các hệ thống dịch vụ công cộng đô thị; + Phù hợp với các chức năng trong khu vực đô thị. 2. Các tiêu chí cơ bản để thiết lập các điểm trung chuyển vận tải đa chức năng trong đô thị • Đồng bộ giữa hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh Sự đồng bộ này có ý nghĩa rất lớn, nó tạo ra khả năng khai thác tối đa hệ thống các tuyến đường và đảm bảo an toàn và trật tự trong giao thông đô thị. Sự đồng bộ này có thể được hiểu một cách cụ thể như sau: - Đồng bộ giữa hệ thống cảng với các tuyến đường bộ và đường sắt đặc biệt khi cơ cấu hàng hoá thay đổi (chẳng hạn: nếu cơ cấu hàng là Container thì hệ thống đường bộ phải thích ứng với tiêu chuẩn cho xe vận tải Container). - Đồng bộ giữa bến bãi và số xe lưu thông, đảm bảo cho phương tiện đều có bến bãi, điểm dừng và đỗ xe khi xếp dỡ, đón trả khách và khi dừng hoạt động. Sự đồng bộ này cần đặc biệt chú ý khi xây dựng hệ thống giao thông tại thành phố, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của vùng hay khu vực. • Đồng bộ giữa giao thông tĩnh và hệ thống vận tải Việc phát triển cũng như xây dựng các công trình giao thông tĩnh cần phải xuất phát từ nhu
  4. cầu vận chuyển, cần xác định hợp lý số lượng phương tiện cần thiết đảm bảo thoả mãn đầy đủ nhu cầu vận chuyển trên cơ sở đó xác định nhu cầu giao thông tĩnh một cách hợp lý. Mặc khác hệ thống giao thông tĩnh góp phần điều tiết ngược lại với hệ thống vận tải nhằm điều tiết cơ cấu phương tiện đi lại trong đô thị. • Đồng bộ giữa giao thông tĩnh và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, thuỷ lợi, cấp thoát nước, thông tin,... là cơ sở cho việc phát triển giao thông tĩnh và GTVT. Sự đồng bộ này không những tạo ra một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để khai thác với hiệu quả cao nhất từng loại cơ sở hạ tầng, đồng thời tiết kiệm và tránh lãng phí khi đầu tư xây dựng. • Đồng bộ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống giao thông tĩnh Sự đồng bộ này tạo ra khả năng khai thác tối đa chức năng và thế mạnh của mỗi công trình giao thông tĩnh. Sự đồng bộ này thể hiện ở cơ cấu công trình giao thông tĩnh theo chức năng, theo quy mô và địa điểm. • Đồng bộ giữa đầu tư giao thông tĩnh và tổ chức quản lý khai thác Việc đầu tư phát triển giao thông tĩnh chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi tổ chức, quản lý khai thác chúng một cách hợp lý. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước, trình độ của lao động trong GTVT và các trang thiết bị phục vụ quản lý. Cần chú ý rằng hiện nay hầu hết việc khai thác và quản lý giao thông tĩnh của ngành GTVT do các doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận, cho nên vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển ngành GTVT. CT 2 3. Đề xuất giải pháp Từ các kết quả điều tra, khảo sát và dự báo trên cho thấy khối lượng vận chuyển năm dự báo cho kết quả khả quan. Khối lượng vận tải đó phù hợp với quy mô và xựng các điểm trung chuyển vận tải đảm bảo an toàn cho hệ thống vận tải đô thị, phù hợp với sự phát triển không gian đô thị Hà Nội và mỹ quan đô thị. Hình 2. Điểm trung chuyển xe buýt Long Biên Trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng các điểm giao thông tĩnh tại các khu vực đầu mối giao thông trọng điểm, thực trạng nghiên cứu lưu lượng và khả năng phát triển trong tương lai của các nút giao thông chính ra vào Hà Nội. Cơ sở khoa học đã tính toán đề xuất một số các điểm trung chuyển vận tải chính.
  5. Bảng 1. Đề xuất thiết lập các điểm trung chuyển vận tải hành khách tại các đường vành đai, khu đầu mối giao thông và các vùng phụ cận Diện tích TT Tên bến xe khách Vị trí (ha) I Khu vực phía nam sông Hồng 1 Bến xe Giáp Bát (bến phía Nam) 2,7 Bến Giáp Bát hiện nay 2 Bến xe Hà Đông (bến phía Tây Nam) 1,5 Bến xe Hà Đông hiện nay 3 Bến xe Ba La ( TP. Hà Đông) 5 Bãi đỗ xe Ba La II Khu vực phía Bắc sông Hồng 4 Bến xe khách Gia Lâm (bến xe phía Bắc) 2,5 Bến Gia Lâm hiện nay Nằm ngã tư gần đường sắt phía 5 Bến xe Đông Anh 2,5 Bắc với Quốc lộ 3 kéo dài vào khu vực đô thị Bảng 2. Đề xuất thiết lập các điểm trung chuyển vận tải hàng hoá tại các đường vành đai, khu đầu mối giao thông và các vùng phụ cận Diện tích TT Tên bến xe tải Vị trí (ha) CT 2 I Khu vực phía Nam sông Hồng Nằm khu vực nút khác mức giữa đường 1A và đường vành đai 4 1 Bến xe tải Thanh Trì (bến phía Nam) 10,0 theo quy hoạch, gần với khu vực chợ Ngọc Hồi (đã có dự án) Nằm khu vực ngã tư giữa đường Bến xe tải Hà Đông (bến phía Tây vành đai 4 QL6 gắn với ga đường 2 4,0 Nam) sắt Hà Đông Gồm khu vực 1 là bến xe đầu mối đang có dự án, quy mô 2,4ha, khu Bến xe tải Xuân Phương (bến phía 3 3,0 vực 2 là 3,6 ha. Đều thuộc phía Tây Bắc) Tây nút giữa QL 32 với đường 70 Nằm gần vành đai 4 khu vực cảng 4 Bến xe tải Thượng Cát 0 Thượng Cát Nằm gần ngã 3 đường vành đai 4 và Lao động tự do khu vực cảng 5 Bến xe tải Khuyến Lương 0 Khuyến Lương
  6. II Khu vực phía Bắc sông Hồng Diện tích Tên bến xe tải Vị trí (ha) Dịch lên phía ngã t giữa QL 1A với đuờng vành đai 4 khoảng 1,7 Bến xe tải Yên Viên (bến phía Đông 6 5,0 km, thuộc Yên Viên - Gia Lâm so Bắc) với vị trí theo QH chung đã duyệt Nằm trên QL 5 phía ngoài đường vành đai 4 khu vực khu CN Trâu 7 Bến xe tải Trâu Quỳ (bến phía Đông) 5,0 Quỳ - Gia Lâm. Tại xã Nam Hồng - Đông Anh phía dưới ngã tư giữa đường sắt Bến xe tải Nam Hồng - Đông Anh phía Bắc với đường Bắc Thăng 8 3,0 (bến phía Tây Bắc - Đông Anh) Long - Nội Bài. Khu vực kênh giữa đầm Vân Trì Nằm trên sông Cà Lồ, khu vực nút giao cắt giữa QL 18 mới (đi Bắc Bến xe tải Phủ Lỗ - Đông Anh (bến 9 3,0 sông Cà Lồ) với QL3 và dự án phía Bắc) đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. CT 2 III. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu lý luận về điểm trung chuyển vận tải bài báo đã nghiên cứu vấn đề thực tiễn trong giao thông đô thị ở Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng các điểm trung chuyển vận tải cần thiết lập trong tương lai không xa. Góp phần từng bước hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống GTĐT của Thủ đô giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó sự có mặt của hệ thống các điểm trung chuyển vận tải đáp ứng nhu cầu nhu cầu đi lại và chuyển tải giữa khu vực nội và ngoại thành. Tài liệu tham khảo [1]. Urban Infracstructure system in some Euro cities - 2006. [2]. Quy hoạch Giao thông vận tải Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2050 - Bộ Giao thông vận tải (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - Năm 2008). [3]. Báo cáo Nghiên cứu Khoa học: Nghiên cứu xây dựng các điểm trung chuyển vận tải Đa chức năng – Ứng dụng cho thành phố Hà Nội - ThS Lâm Quốc Đạt, Đại học Giao thông Vận tải♦
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2