intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo chuyên đề Thị trường - Tài chính - Ngân hàng

Chia sẻ: DIEP KHEN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

361
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia: Việc xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu. Chăng hạn phát triển xuất khẩu gạo không những tạo điều kiện cho ngành trồng lúa mở rộng được diện tích, tang vụ trong năm mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành khách: dệt bao PP, xay xát…Kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo chuyên đề Thị trường - Tài chính - Ngân hàng

  1. Báo cáo chuyên đề Thị trường - Tài chính - Ngân hàng Trang 1
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ................................................... 3 1.1. KHÁ I NIỆM V À V AI TRÒ ................................. 3 1.1.1. Khái niệm. ............................................... 3 1.1.2. Đặc điểm. ................................................ 3 1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu........................... 3 1.2. H ÌN H THỨC XUẤT KHẨU CH Ủ YẾU CỦA DOANH NGH IỆP VIỆT NAM .................................................... 4 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘN G ĐẾN HOẠ T ĐỘN G XUẤ T . KHẨU ........................................................ 5 CHƯƠNG 2 ................................................... 7 2.2.1. Trước năm 2009 .......................................... 8 Bảng 1: Thống kê sơ bộ kết quả xuất khẩu năm 2009 ............11 2.2.2. Sau năm 2009............................................12 2.2.3. Hiệp định thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam. ..................14 2.2.4. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường đang phát triển. .15 2.2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu Việt Nam – Thị ...........................18 trường đang phát trển thời gian qua. CHƯƠNG 3 ..................................................22 KẾT LUẬN...................................................34 Trang 2
  3. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 1.1. KHÁ I NIỆM V À V AI TRÒ 1.1.1. Khái niệm. Xuất khẩu là một hoạt động đưa sản phẩm từ nơi này sang nơi khác và thu về một lượng liền tương ứng, và chịu sự chi phối của các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu. 1.1.2. Đặc điểm. Gồm có các đặc điểm sau: Hàng hóa được di chuyển đi ra khỏi biên giới của một quốc gia. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ. Các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. 1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất trong nước: thông qua xuất khẩu sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Trong thực tiễn xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng thị trường và tăng khả năng sản xuất. Xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia: Việc xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu. Chăng hạn phát triển xuất khẩu gạo không những tạo điều kiện cho ngành trồng lúa mở rộng được diện tích, tang vụ trong năm mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành khách: dệt bao PP, xay xát… Kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất: Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chủng loại sản phẩm đòi hỏi một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công Trang 3
  4. nghệ, mặt khác người lao động phải năng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến; có vậy, sản phẩm mới có thể xuất khẩu ổn định. Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tích cực để nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu có vay trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vai trò vị trí của Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế. 1.2. HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA DOAN H NGHIỆP VIỆT NA M 1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp. Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp nắm chắc đươc nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng…nhưng ngược lại, nếu doanh nghiêp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không ít. 1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp. Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sane xuất trong nước. Để bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mo nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Các danh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây: Các công ty quản lý xuất khẩu; khách hàng nước ngoài; ủy thác xuất khẩu; môi giới xuất khẩu; hãng buôn xuất khẩu. Trang 4
  5. 1.3. N HỮN G NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT . KHẨU 1.3.1. Các thông tin đại cương. Diện tích. Dân số: Chủng tộc, tôn giáo, độ tuổi. Tốc độ phát triển trung bình hàng năm. Ngôn ngữ. Các vùng và các trung tâm công nghiệp thương mại quan trọng. Đại lý và khí hậu. Truyền thống tập quán. Hiến pháp, trác nhiệm của chính phủ TW và địa phương. 1.3.2. Môi trường kinh tế tài chính cơ sở hạ tầng. Tình hình sản xuất và sản lượng của một quốc gia nào đó về từng mặt hàng cụ thể. Chỉ tiêu GNP và GDP / đầu người. Tỷ giá hối đoái và sự biến động giá của nó, chọn đồng tiền để báo giá. Hệ thống ngân hàng: Quốc giá và Quốc tế. Tình hình lạm phát, giảm phát, thiểu phát. Cơ sở hạ tầng: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, khả năng giải phóng phương tiện các sân bay, bến cảng; hệ thống điện nước, năng lượng cung cấp cho kinh doanh… Cơ sở hạ tầng của thương mại: bán buôn, bán lẻ, công ty quảng cáo… 1.3.3. Môi trường pháp luật chính trị. Thái đọ của chính phủ đối với việc xuất nhập khẩu: Bảo hộ mậu dịch hay mạu dịch tự do. Thỏa ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia. Qui chế của chính phủ đố với các luật lệ… Các thủ tục hải quan, thuế hải quan những qui định và các yếu tố ảnh hưởng đến buôn bán. Giấy phép xuất nhập khẩu… Luật đầu tư và các van bản có liên quan. Trang 5
  6. Các loại thuế khác ngoài thuế xuất nhập khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu. 1.3.4. Môi trường cạnh tranh. Không chỉ hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường đang phát triển mà còn có rất nhiều các quốc gia khác cũng xuất khẩu hàng hóa của họ vào các thị trường đang phát triển đó, nên vấn đề cạnh tranh của các nước đó vơi Việt Nam thì không ít. Vấn đề cạnh tranh cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến doanh số xuất khẩu của Việt Nam, làm cho hạn ngạch xuất khẩu bị giảm do các thị trường đang phát triển có nhiều lực chọn. 1.3.5. Môi trường văn hóa xã hội. Ảnh hưởng đến hành vi thái độ của dân tộc trong một nước nước nào đó, nó là những yếu tố hợp thành thị trường. Sự khác biệt nhau về văn hóa sẽ ảnh hưởng đến các cách thức giao dịch loại sản phẩm mà người ta yêu cầu. Nói cách khác văn hóa là một biến số môi trường ảnh hưởng đến và rất lớn đối với hàng xuất khẩu nhập khẩu. Đặc điểm văn hóa xã hội khác nhau ở các thị trường của các nước được thể hiện về thời gian, không gian, tôn giáo…Do đó, khi ta xuất khẩu hàng hóa nếu không hiểu ro tập quán của họ thì rất nguy hiểm. Trang 6
  7. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN THỜI GIAN QUA. 2.1. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN TRONG VIỆC MỞ RỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA. Hiện nay, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã và đang là xu hướng tất yếu đối với tất cả các nước vì các lý do cơ bản sau: - Việc mở rộng quan hệ kinh tế kinh tế đối ngoại bắt đầu từ yêu cầu của quy luật về sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước, từ sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đều về trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật giữa các quốc gia dẫn đến xu thế hợp tác kinh tế để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mỗi quốc gia. - Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm cho quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Một mặt, cách mạng khoa học công nghệ đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất vượt khỏi khuôn khổ quốc gia để trở thành lực lượng sản xuất mang tính quốc tế, thúc đẩy nhanh quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế, hình thành nền kinh tế thế giới như một chỉnh thể với nhiều quốc gia tham gia, hình thành thị trường quốc tế với giá cả quốc tế chi phối. Mặt khác, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tạo ra các điều kiện để thúc đẩy quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế. Quốc tế hoá làm cho phân công lao động, hợp tác quốc tế giữa các nước ngày càng phát triển. Nó cũng đẩy mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước về nhiều mặt như nguyên liệu, kỹ thuật, công nghệ..., trong đó mỗi nước có những lợi thế riêng và đều tìm cách khai thác tối đa cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của mình. Đồng thời, quốc tế hoá cũng làm xuất hiện kết cấu hạ tầng sản xuất quốc tế và chi phí sản xuất quốc tế, giá cả quốc tế, thị trường Trang 7
  8. quốc tế, chất lượng quốc tế. Do đó sẽ hoá tạo ra các điều kiện vật chất kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách địa lý, không gian, thời gian giữa các quốc gia. Từ đó, thúc đẩy quá trình quốc tế hoá. Như vậy, khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế là một tất yếu khách quan. Nó đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc tế và trong nước. Để mở rộng kinh tế đối ngoại có hiệu quả cần quán triệt những nguyên tắc phản ánh những thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng về kinh tế, chính trị của đất nước. Nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc bình đẳng. Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung. Nguyên tắc này trước hết phải được thể hiện ở việc đảm bảo lợi ích kinh tế, chính trị của các bên. Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc cùng có lợi. Để thực hiện nguyên tắc này cần phải nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực ký kết thông qua việc xây dựng các điều khoản quy định quyền lợi, trách nhiệm của các bên trong các hợp đồng. Nguyên tắc tiếp theo là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia bởi vì mỗi quốc gia với tư cách là quốc gia độc lập đều có chủ quyền về kinh tế, chính trị, xã hội và địa lý. Đây cũng là nguyên tắc để đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Thứ tư là nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại đều phải hướng vào mục tiêu độc lập tự chủ và chủ nghĩa xã hội. 2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN THỜI GIAN QUA. 2.2.1. Trước năm 2009 Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu dịch tự do Trang 8
  9. thông thoáng, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường Singapore không phải chịu thuế. Vì vậy, nhiều năm qua Singapore được coi như thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới vì đây là cảng biển vận chuyển và chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu vực ASEAN. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore ước đạt 1,51 tỷ USD, năm 2008 sẽ tăng lên 1,8 tỷ USD. Với mức tăng trưởng xuất khẩu như trên thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ đạt mức xuất khẩu 2,7 tỷ USD vào thị trường này. Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Singapore trong thời gian tới, Việt Nam cần thành lập phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm để quảng bá sản phẩm với các khách hàng tại đây vì ngoài thương nhân sở tại còn có khách hàng phương Tây và các nước khác qua lại. Đối với Thái Lan, năm 2007, Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan đạt 950 triệu USD và năm 2008 là 1,15 tỷ USD. Do tính tương đồng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan nên các mặt hàng nông sản của Việt Nam khó thâm nhập được vào thị trường Thái Lan. Hiện nay, Việt Nam và Thái Lan đang thiết lập một cơ chế hợp tác xuất khẩu gạo để tránh cạnh tranh trên thị trường và gây thiệt hại về giá gạo xuất khẩu của 2 nước. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Thái Lan hiện nay đứng đầu là mặt hàng máy vi tính và linh kiện điện tử với kim ngạch 294 triệu USD, tiếp đến là dầu thô 192 triệu USD. Thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối ASEAN là Malaysia. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2007 khoảng 1,23 tỷ USD. Riêng 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt 1,14 tỷ USD với mặt hàng dầu thô đứng đầu đạt 582 triệu USD, tiếp đến là gạo 132,6 triệu USD, hải sản 38,7 triệu USD, hàng dệt may 25 triệu USD, cao su 17 triệu USD, cà phê 14,6 triệu USD, máy vi tính và linh kiện điện tử 13 triệu USD... Nếu chia các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Malaysia thành 4 nhóm thì tốc độ tăng trưởng cụ thể của các nhóm như sau: nhóm nguyên liệu thô tăng mạnh nhất 112,4%, nhóm lương thực thực phẩm tăng 78%, nhóm hàng công nghiệp tăng 51,6% và nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng không đáng kể. Dự kiến năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia khoảng 1,3 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 18%/ năm thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ xuất khẩu sang thị trường này 2,13 tỷ USD. Trang 9
  10. Với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 1 tỷ USD, Indonesia là thị trường đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN. Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Indonesia 933 triệu USD, trong đó dầu thô (đạt 622,6 triệu USD) và gạo (đạt 83 triệu USD) là 2 mặt hàng chiếm 80% kim ngạch. Tuy nhiên, vị trí trên luôn có nguy cơ giảm xuống bởi nhìn chung, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này không bền vững, nếu Indonesia ngừng nhập khẩu gạo hoặc Việt Nam không còn xuất khẩu dầu thô sang Indonesia thì kim ngạch xuất khẩu sẽ tụt mạnh. Hơn nữa, đặc điểm thị trường Indonesia chính trị xã hội chưa thật sự ổn định, thường thay đổi chính sách thương mại cũng là những trở ngại trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này. Bộ Thương mại dự kiến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt khoảng 1,3 tỷ USD. Đối với Philippines, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2007 là gạo, tiếp đến là máy vi tính và linh kiện điện tử. Có 4 nhóm mặt hàng chính gồm lương thực và thực phẩm đứng đầu (chiếm 50 - 60% tổng kim ngạch xuất khẩu), nhóm hàng công nghiệp, nguyên liệu, hàng tiêu dùng. Dự kiến năm 2008, Việt Nam sẽ xuất khẩu sang thị trường Philippines 1 tỷ USD và đến năm 2010 ước đạt 1,64 tỷ USD. Một thị trường nữa cũng được dự đoán sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm 2008 là Campuchia. Năm 2007, do công tác xúc tiến thương mại với thị trường này được thực hiện mạnh mẽ nên đã thúc đẩy kim ngạch buôn bán nói chung và xuất khẩu nói riêng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 770 triệu USD, tăng 43,7% so với năm 2005. Các mặt hàng có kim ngạch khá như sản phẩm chất dẻo, hàng dệt may, mỳ ăn liền, xe đạp và phụ tùng. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dự kiến tăng 29,8% trong năm 2007 và được duy trì trong những năm tiếp theo, đến năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia sẽ đạt mức 1,55 tỷ USD. Các thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất gồm Lào, Myanmar và Brunei. Trong năm 2007, Việt Nam xuất khẩu sang Lào khoảng 90 triệu USD, Myanmar khoảng 14,5 triệu USD và Brunei khoảng 4,5 triệu USD. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Lào trong những năm tới, cần thực hiện tốt các cam kết ưu đãi về thương mại giữa 2 Chính phủ như giảm thuế, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, chợ Việt Nam tại các tỉnh, thành phố lớn của Lào. Trang 10
  11. Đối với Myanmar, nhìn chung, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này là một điều khó khăn vì tình hình chính trị không ổn định và cơ chế thanh toán có nhiều bất cập. Còn Brunei là một thị trường hẻo lánh, ít dân, do vị trí địa lý và điều kiện không thuận lợi nên quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brunei chưa phát triển. Bảng 1: Thống kê sơ bộ kết quả xuất khẩu năm 2009 Tên hàng Năm 2009 Trị giá (USD) Tổng 57.022.900 Hải sản 4.427.563 Hàng rau quả 419.014 Hạt điều 856.031 Cà phê 1.587.173 Chè 187.300 Hạt tiêu 361.548 Gạo 2.789.637 Sắn và các sản phẩm từ sắn 555.448 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 279.381 Than đá 1.304.501 Dầu thô 6.576.783 Xăng dầu các loại 807.144 Quặng và khoáng sản khác 143.766 Hóa chất 82.202 Sản phẩm hóa chất 266.783 Chất dẻo nguyên liệu 151.221 Sản phẩm chất dẻo 788.713 Cao su 1.181.941 Sản phẩm từ cao su 14.970 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 719.126 Trang 11
  12. Sản phẩm mây tre, cói, thảm 180.223 Gỗ và SP gỗ 2.536.030 Giấy và các sản phẩm giấy 273.470 Hàng dệt may 9.108.359 Giầy dép 3.857.198 Sản phẩm gốm sứ 258.322 Thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh 277.757 Đá quý và kim loại quý 2.732.287 Sắt thép các loại 349.537 Sản phẩm từ sắt thép 590.182 Linh kiện điện tử và vi tính 2.820.229 Máy móc, thiết bị, dụng cụ khác 1.920.141 Dây điện và dây cáp điện 872.515 Phương tiện vận tải và phụ tùng 923.210 Tàu thuyền các loại 300.682 Phụ tùng ô tô 540.722 Hàng hóa khác 6.486.177 2.2.2. Sau năm 2009. Trong bối cảnh thuận lợi của năm 2010, đã có nhiều đề xuất là các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong xuất khẩu với nhiều gợi ý: Thứ nhất. là cần tìm cách mở ra những thị trường mới không quá phụ thuộc vào những thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản. Thị trường châu Phi, Trung Đông, châu Đại Dương và ngay cả thị trường châu Á được đánh giá phục hồi rất nhanh. Thứ hai, kinh tế thế giới trong năm 2010 còn trồi sụt, chưa thật vững chắc, theo dự báo có khả năng tăng trưởng khoảng 3,2%. Thứ ba, có nhiều mặt hàng có khả năng phát triển xuất khẩu trong năm 2010 như cao su. 80% lượng cao su tự nhiên được dùng cho ngành công nghiệp lắp ráp ôtô và thị trường ôtô năm 2010 là phát triển, trong khi đó, khả năng cung cấp cao su của nhiều nước trên thế giới là giảm, cho nên nhu cầu tăng, lượng cung giảm, vì vậy giá Trang 12
  13. cao su sắp tới tương đối tốt. Mặt hàng gạo có khả năng phát triển tốt, vấn đề là chúng ta làm thế nào bán ở giá tốt nhất, lựa chọn đơn hàng và đấu thầu một cách thông minh để chọn được giá tốt. Trong nội bộ doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, dẫn tới ghìm giá nhau hoặc giảm giá đi để bán lấy được, mang lại thiệt hại lớn cho cộng đồng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý thêm là năm 2010 có rất nhiều rào cản và những quy định mới của các thị trường xuất hiện. Ví dụ dệt may đến năm 2010 các nhà đặt hàng chỉ nêu ý tưởng, chúng ta phải thiết kế, như vậy đòi hỏi vai trò doanh nghiệp lớn, giữ vai trò đầu tàu, những doanh nghiệp nhỏ sẽ coi như quy tụ xung quanh để giải quyết việc này. Thị trường EU sẽ đưa ra những rào cản rất khó vượt qua cho ngành thủy hải sản, như quy định truy xuất nguồn gốc thủy hải sản đánh bắt… Chúng ta cũng không loại trừ một số biện pháp mang tính chất bảo hộ của một số thị trường và đưa ra thông tin xấu như trong việc xuất khẩu cá tra, cá basa thời gian qua, nên cũng phải đề phòng Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2010 sẽ là năm “vàng” cho XK gạo bởi nhu cầu của thị trường thế giới tăng cao. Thị trường tốt, giá bán sẽ tăng. Do đó, các DN XK gạo cần liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm. Được biết, chính sự cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực XK gạo đã khiến trong năm 2009, mặt hàng gạo XK của VN nhiều thời điểm bị ép giá thấp. VFA cho biết, tính đến hết tháng 25/11/2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 5,6 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2 tỷ 266 triệu USD, tăng 33% về số lượng, nhưng lại giảm 7,7% giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Đối với mặt hàng thủy sản XK, tình hình sẽ khó khăn hơn bởi từ 1/1/2010, quy định của EC về hoạt động đánh cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) sẽ chính thức có hiệu lực. Đây sẽ là rào cản mới đối với hoạt động XK thuỷ sản của VN (chủ yếu là các sản phẩm đánh bắt từ biển) và có thể tác động không tốt với các DN XK thuỷ sản. Do đó, Bộ NNPTNT đã giao cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thuỷ sản hoàn thiện Quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để phổ biến cho DN XK thủy sản và ngư dân. Dự kiến, Quy chế này sẽ sớm được phê duyệt. Về mặt hàng gỗ, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, kim ngạch XK đồ gỗ trong năm 2009 vẫn đạt khoảng 2,7 tỷ USD, chỉ thấp hơn năm 2008 khoảng 100 triệu USD. Từ đầu quý IV/2009 trở Trang 13
  14. lại đây, kim ngạch XK đồ gỗ đã tăng trưởng trở lại. Năm 2010, Hiệp hội cố gắng phấn đấu đạt giá trị XK sản phẩm gỗ tăng từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD. Theo ông Quyền, đón tín hiệu lạc quan từ thị trường, các DN đã chuẩn bị khá tốt cho năm 2010. Về nguyên liệu, nhiều DN đã tăng cường sử dụng nguồn gỗ rừng trồng trong nước. Cho đến nay, riêng nguồn cung nguyên liệu gỗ trong nước đã đảm bảo đáp ứng được 30%. Với ngành Dệt may, kết quả tương đối khả quan trong năm 2009 (dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khoảng 1 - 2% so với năm 2008, đạt 9,2 tỷ USD) là động lực để đặt ra kế hoạch năm 2010 đạt khoảng 10,2 - 10,5 tỷ USD. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã chủ trương yêu cầu các thành viên trong Tập đoàn tăng cường liên kết đưa sản phẩm của DN bạn tiêu thụ tại các thị trường truyền thống của mình nhằm tiết kiệm chi phí XTTM. Mặt hàng cao su XK trong 10 tháng qua đã tăng 2,5% so với năm 2008, lên tới 539.000 tấn, nhưng kim ngạch sút giảm 41,2%, chỉ còn 823 triệu USD. Dự báo, lượng cao su XK của Việt Nam trong năm tới sẽ đạt 700.000 tấn, tăng 17% so với năm 2009 với kim ngạch ước đạt 1,4 tỷ USD. 2.2.3. Hiệp định thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam. Hiệp định AANZFTA sẽ thúc đẩy xuất khẩu và phát huy tính chất bổ trợ lẫn nhau trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Australia. Từ 1/1/2010, Hiệp định thành lập Khu vực Tự do Thương mại ASEAN- Australia-New Zealand (AANZFTA) chính thức có hiệu lực. CôngThương - AANZFTA sẽ cắt giảm hoặc xoá bỏ thuế quan trên toàn khu vực với dân số 600 triệu người và có tổng GDP 3,1 tỷ đô la Australia. Theo AANZFTA, Australia sẽ giảm thuế suất một cách hệ thống cho tất cả các dòng thuế, với 100% dòng thuế sẽ được dỡ bỏ vào cuối 2020. Ngược lại, thuế quan của 96% dòng thuế các hàng hoá xuất khẩu của Australia sang các nước ASEAN sẽ được dỡ bỏ vào cuối năm 2020. AANZFTA cũng sẽ giảm bớt các rào cản thương mại dịch vụ và đưa ra sự bảo vệ cho các nhà đầu tư, bao gồm thông qua các điều khoản về sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và thương mại điện tử. Theo Hiệp định này, Australia sẽ cung cấp đến 20 triệu đô la Australia cho việc xây dựng năng lực Trang 14
  15. và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam các nước đang phát triển trong ASEAN để hỗ trợ cho việc thực hiện Hiệp định. Đại sứ Australia tại Việt Nam- ngài Allastex Cox khẳng định, đây là Hiệp định Thương mại Tự do lớn nhất mà Australia từng ký kết và là Hiệp định Thương mại Tự do toàn diện nhất bắt đầu đi vào hiệu lực đối với ASEAN. Hiệp định này sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp của cả Việt Nam và Australia thông qua việc thúc đẩy xuất khẩu và phát huy tính chất bổ trợ lẫn nhau trong quan hệ thương mại và đầu tư của hai nước”. Việc ký kết Hiệp định trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu thể hiện rõ cam kết của Australia và khu vực cho việc mở cửa thị trường. Đại sứ Cox nhấn mạnh, chúng tôi mong chờ được hợp tác với Việt Nam và các bên của Hiệp định Thương mại Tự do để có thể tận dụng thật tốt Hiệp định này và đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác của chúng ta nhằm hỗ trợ cho sự hội nhập kinh tế của Việt Nam. AANZFTA được các bộ trưởng thương mại các nước ASEAN, Australia và New Zealand ký kết ngày 27 tháng 2 năm 2009 tại Hua Hin, Thái Lan. Việc AANZFTA bắt đầu đi vào hiệu lực là một bước tiếp theo quan trọng trong việc hợp tác và hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn trong khu vực. Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Capuchia. 2.2.4. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường đang phát triển. Số lượng sản phẩm của Việt Nam có mặt tại thị trường đang phát triển tương đối lớn. Đây là điều đáng mừng vì như vậy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đang phát triển trước năm 2009 tăng rất cao. Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường đang phát triển chủ yếu là hàng may mặc và giày dép, chiếm tỷ lệ cao khoảng 70 - 80% nhưng chủ yếu là gia công nên sản phẩm xuất khẩu thường mang nhãn mác của các công ty lớn trên thế giới. Sản phẩm mang nhãn mác của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, do trong thời gian qua chúng ta vẫn khuyến khích may gia công xuất khẩu sang sang thị trường đang phát triển, nhưng trong thời gian tới cũng nên tìm cách để Trang 15
  16. các mặt hàng này của Việt Nam sẽ thâm nhập sâu hơn vào thị trường đang phát triển. Hầu hết các nhà xuất khẩu đều cho rằng triển vọng xuất khẩu khá bi quan. Cho đến nay, dù không có dấu hiệu nào rõ ràng trên thị trường nhưng hơn một nửa các nhà xuất khẩu tham gia vào cuộc điều tra của CBI cho rằng xuất khẩu sẽ sụt giảm nghiêm trọng hoặc cực kì nghiêm trọng. Điểm đáng chú ý ở đây là giá trị xuất khẩu bị thu hẹp do các nhà nhập khẩu châu Âu đang sử dụng cuộc khủng hoảng và vị thế thị trường mạnh của mình để dìm giá xuống khiến lợi nhuận xuất khẩu chịu áp lực lớn. Khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều đồng tiền bị mất giá đáng kể, đáng chú ý là đồng bảng Anh. Tỉ giá hối đoái của đồng euro so với đồng đô la Mỹ cũng đã giảm xuống khiến giá trị xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang châu Âu bị thu hẹp. Các nhà xuất khẩu và các tổ chức xúc tiến thương mại (XTTM) cũng lưu ý rằng doanh nghiệp châu Âu đang kém hào hứng với việc xây dựng quan hệ thương mại lâu dài. Thay vào đó, các đơn hàng của họ có quy mô nhỏ hơn, điều này gây bất lợi cho ngành sản xuất hàng tươi sống như là rau quả. Nhiều nhà sản xuất và tổ chức XTTM cũng báo cáo là chi phí sản xuất đang tăng lên, hoặc ít ra là chi phí vật liệu thô, lao động và chi phí vận chuyển đang giảm ở tốc độ chậm hơn so với sự đi xuống của giá cả xuất khẩu. Việc làm trong ngành rau quả cũng không được duy trì ổn định. Lí do chính là vì hầu hết các nhà sản xuất đang thuê lao động công nhật và chỉ giữ lực lượng lao động ở mức “cơ bản”. Tiếp cận nguồn tín dụng cũng là một vấn đề lớn mà những công ty ở các nước đang phát triển phải đối mặt, đặc biệt là các nhà sản xuất nhỏ. Điều tra cho thấy khó khăn trong tiếp cận tín dụng dành cho vốn hoạt động khiến việc hỗ trợ tài chính cho đầu tư và xuất khẩu cũng trở nên khó khăn. Việc tăng chi phí sản xuất và giảm giá bán khiến lợi nhuận giảm sút, tác động tiêu cực đến nguồn vốn hoạt động Về vốn đầu tư, nhằm phù hợp với các quy định của châu Âu về an toàn thực phẩm, các công ty phải đầu tư cải thiện sản xuất, phương thức vận tải Trang 16
  17. cũng như đạt được các tiêu chuẩn chứng nhận. Nguồn tín dụng đầu tư lại đang ít đi với các điều kiện cho vay vốn ngày càng khắt khe ( như yêu cầu về thế chấp, vốn tự có, kế hoạch kinh doanh…) Tài trợ xuất khẩu cũng co lại khi các ngân hàng ngày càng do dự trong việc cung cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh xuất khẩu. Các nhà nhập khẩu châu Âu thì không thể hoặc không sẵn sàng bù đắp cho phần vốn thiếu hụt. Vì vậy nhiều nhà xuất khẩu rau quả đang gặp vấn đề về tính thanh khoản. Nhìn chung, các nguy cơ chính do những nhà xuất khẩu và các cơ quan XTTM đưa ra bao gồm: - Việc chậm thanh toán và khả năng tài trợ thương mại hạn chế (của các nhà nhập khẩu); - Giá cả một số nhóm sản phẩm chịu áp lực lớn; - Nhu cầu một số mặt hàng giảm, nhất là với rau quả nhiệt đới đắt tiền, rau quả trái mùa và các sản phẩm mới; - Nhu cầu nội địa thấp, không có liên kết giữa cung - cầu nên thị trường nội địa khó trở thành lựa chọn thay thế của các nhà xuất khẩu; - Quy mô đơn đặt hàng giảm sút do nhiều nhà nhập khẩu châu Âu trước đây thường đặt đơn hàng lớn hiện đang muốn giảm rủi ro; - Giá dầu thấp nhưng chi phí vận tải và chi phí sản xuất nông nghiệp như giá phân bón, giá hạt giống không giảm. Ở một số nước, giá còn tăng vì nguyên nhân tỉ giá. Chi phí lao động và chi phí đóng gói cũng không linh hoạt. Tính riêng với hoa quả nhiệt đới, khủng hoảng đã khiến xuất khẩu xoài, dứa, các loại chuối và nhiều sản phẩm khác gần đây mới được tung ra thị trường châu Âu như mít, lạc tiên…bị giảm sút. Trong số các loại không phải hoa quả nhiệt đới, dâu tây và nho là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Xuất khẩu các loại rau đắt tiền cũng chịu tác động nặng nề. Các sản phẩm được cho là có tiềm năng bao gồm dưa hấu, khoai tây ngọt, chanh, lựu, đào. Tất cả các chuyên gia đều dự đoán xuất khẩu rau quả từ các nước đang phát triển sẽ giảm, nhưng con số cụ thể thì rất khó đưa ra. Tờ báo thương mại Trang 17
  18. ‘GroenteenFruit’ của Hà Lan dự đoán xuất khẩu rau quả sang châu Âu sẽ giảm từ 5-10%. 2.2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu Việt Nam – Thị trường đang phát trển thời gian qua. 57 tỷ USD là kim ngạch xuất khẩu ước tính của VN trong năm 2009, giảm 8,9% so với năm 2008. Mặc dù chịu mức sụt giảm lần đầu tiên trong vòng nhiều năm qua nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và số thực hiện năm 2008 đạt rất cao và so với nhiều nước thì đây vẫn là một kết quả tích cực. Nếu so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của nước ta vẫn tăng tới 17,7%. Ngoài ra trong năm 2009, do giá dầu thô giảm mạnh và một phần sản lượng dầu thô khai thác ở trong nước được dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đã kéo kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm mạnh, giảm tới 36,5%. Nếu không tính mặt hàng dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2009 chỉ giảm có 3,5%. Cùng với dầu thô, một số mặt hàng cũng có mức sụt giảm kim ngạch lớn như cao su (giảm 26%), giầy dép (giảm 19%); cà phê giảm 25%... Nhưng ở một số mặt hàng, xuất khẩu vẫn được duy trì, kim ngạch giảm thấp hơn mức giảm chung, thậm chí còn tăng như dệt may đạt 9,1 tỷ USD, giảm 0,13%; sản phẩm điện tử vi tính và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD, tăng 6,9%; thủy sản đạt 4,43 tỷ USD, giảm 1,8%... Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng khối lượng xuất khẩu hầu hết các mặt hàng của nước ta trong năm 2009 đều tăng so với năm 2008 như dầu thô tăng 2,5%; cà phê tăng 35%; nhân điều tăng 10%; gạo tăng 30%.... Điều này cho thấy sức cạnh tranh của hàng Việt Nam là khá tốt. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,6% trong chín tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2008, một phần là nhờ chính phủ đã áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế. Trong khi một quốc gia phát triển như Mỹ sẽ vui vẻ với mức tăng trưởng như vậy, thì Việt Nam lại đặt ra mục tiêu lớn hơn. Vài năm gần đây, Việt Nam đã có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 7%. Cùng thời gian này, Việt Nam đã Trang 18
  19. chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong 10 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu Việt Nam giảm 13,8% so với giai đoạn 2008. Mặc dù mức độ sụt giảm này thấp hơn hầu hết các nước đang phát triển khác, nhưng nó cũng khiến 2009 trở thành năm đầu tiên xuất khẩu giảm kể từ khi đất nước này tiến hành công cuộc cải cách kinh tế, WB đánh giá. Sụt giảm đã tác động đáng kể tới tăng trưởng của Việt Nam - một trong những nền kinh tế xuất khẩu mới của thế giới. So với các nước khác trong khu vực như Thái Lan và Malaysia, Việt Nam vẫn còn ít kinh nghiệm với toàn cầu hóa. Tuy nhiên, rất nhiều nhà kinh tế học đã lạc quan rằng, sự phục hồi toàn cầu sẽ giúp Việt Nam trở lại con đường tăng trưởng. Năm 2009 đang bước vào những ngày cuối cùng, khép lại 1 năm đầy khó khăn của các DN xuất khẩu. Việc lường trước những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội đối với từng ngành hàng, từng thị trường là rất cần thiết. Muốn giữ vững và tăng kim ngạch vẫn cần tập trung vào các thị trường chủ lực. Nhìn chung thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước ta năm 2008 vẫn được duy trì. Đặc biệt ở một số mặt hàng tại một số thị trường chúng ta đã gia tăng được đáng kể thị phần, nhất là ở thị trường Mỹ. Năm 2009, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch ước đạt 11,56 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 1,6% so với năm 2008. Các mặt hàng đã gia tăng được thị phần đáng kể tại thị trường này là dệt may, giầy dép, sản phẩm điện tử vi tính… Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt 9,13 tỷ USD, giảm gần 14%. Trong đó chủ yếu là do xuất khẩu mặt hàng giầy dép giảm mạnh. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm mạnh nhất, giảm 25,6%, xuống còn 6,4 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong những tháng cuối năm cũng đã có những tín hiệu tích cực khi mà Hiệp định tự do thương mại ASEAN – Nhật Bản có hiệu lực. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các ASEAN đạt 8,5 tỷ USD, giảm 16,3%. Trang 19
  20. 2.3. THUẬN LỢI VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁVIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN. 2.3.1. Thuận lợi. Thứ nhất: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 đến 20% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 đến 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất khẩu là khoảng 27% và 73%. Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ. Thứ hai: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và tất cả các ngành sản xuất hàng hóa khác là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải, tỏi, khoai tây… do đó thì Việt Nam rất có thế mạnh về nhiều mặt hàng xuất khẩu… Thứ tư: Một số ít hàng hóa được các nước đang phát triển ở châu á và thị trường đang phát triển khác ưa chuộng. Thứ năm: Các nước Đông âu, SNG và Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống với quy mô lớn và tương đối dễ tính đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, trên các nước này hiện có một lượng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn phát đạt ở đó. Đây là một lợi thế Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2