Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Đơn Dương Lâm Đồng
lượt xem 24
download
Đề tài "Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Đơn Dương Lâm Đồng" nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở huyện Đơn Dương - Lâm Đồng trong giai đoạn 2006-2010, qua đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo việc làm cho người lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Đơn Dương Lâm Đồng
- LỜI MỞ ĐẦU Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức còn khá lâu dài với toàn thể nhân loại. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nơi nguồn lao động còn rất dồi dào và chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động ở đó bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Do vậy, không phải cứ ở nông thôn thì người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế nông lâm ngư nghiệp. Nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bên cạnh đó quá trình đô thị hóa của thành phố đang ngày một phát triển và mở rộng, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng do vậy một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng dẫn tới diện tích đất canh tác ngày càng giảm trong khi đó dân số nông thôn ngày một tăng. Điều đó cho chúng ta thấy tình trạng thiếu việc làm cho người lao động nông thôn đang ngày một gia tăng và thời gian sử dụng của người lao động ở khu vực nông thôn chưa cao và chưa hợp lý, do đó chưa phát huy được khả năng sẵn có. Vì vậy, một trong những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Đơn Dương đến năm 2020: Giải quyết việc làm, nâng mức sống cho người lao động nông thôn. Chú trọng nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động nông thôn và hướng dẫn tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và làm rõ vấn đề về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở huyện Đơn Dương trong thời gian qua, từ năm 2006 đến năm 2010. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhằm giúp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đơn Dương nói riêng ngày càng hiệu quả và hoàn thành kế hoạch đề ra, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
- “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Đơn Dương Lâm Đồng” 1. Lý Do Chọn Đề Tài Vấn đề việc làm là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi một địa phương, mỗi quốc gia. Vấn đề này không những mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội sâu sắc. Vì vậy trong thời gian qua thì vấn đề tạo việc làm cho người lao động luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Hiện nay thì số lượng lao động có việc làm không ngừng tăng, số người thất nghệp và thiếu việc làm giảm đi; có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu và chất lượng lao động. Nhưng trong toàn quốc thì vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở mỗi địa phương là rất khác nhau bởi còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng. Do đó không phải địa phương nào cũng có kết quả tạo việc làm cho người lao động đều tốt cả. Tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đơn Dương nói riêng mặc dù trong những năm gần đây tuy có những kết quả cao trong công tác tạo việc làm cho người lao động nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại. Số lao động được giải quyết việc làm ở huyện Đơn Dương không ngừng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ người thất nghiệp và người thiếu việc làm ở nông thôn còn khá cao. Sở dĩ có kết quả như vậy vì huyện Đơn Dương còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Vì vậy trong thời gian tới Huyện uỷ – UBND huyện đưa vấn đề tạo việc làm cho người lao động lên hàng đầu. Nhận thấy được vai trò của việc tạo việc làm cho người lao động, trong thời gian thực tập tại phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Đơn Dương, bằng phương pháp nghiên cứu các tài liệu sẵn có, đi tìm hiểu thực tế em xin chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Đơn Dương Lâm Đồng” làm đề tài cho báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đối 2
- tượng nghiên cứu của chuyên đề thực tập này là vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở huyện Đơn Dương Lâm Đồng trong giai đoạn 2006 – 2010. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các chương trình tạo việc làm cho người lao động Thực trạng cung,cầu lao động của Huyện Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động 2.2. Phạm vi nghiên cứu: a. Không gian: PHÒNG LAO ĐỘNG TB&XH HUYỆN ĐƠN DƯƠNG Số 124 – Đường 2 tháng 4 – Thị Trấn Thành Mỹ b. Thời gian. Thời gian bắt đầu từ ngày 14/03/2011 đến hết ngày 9/05/2011 c. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Đơn Dương. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Phương pháp thống kê, phỏng vấn 4. Kết cấu nội dung đề tài : PHẦN I: MỞ ĐẦU PHẦN II: NỘI DUNG Gồm 3 phần : Chương I : Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng 3
- Chương III: Giải pháp PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Lao động Theo Mác: “Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và giới tự nhiên, là quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm trung gian và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Trong bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hoạt động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên”. Trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người phải sử dụng công cụ, thiết bị để tác động nhằm biến đổi tự nhiên thành những vật thể nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Khi nói đến lao động không thể không nói đến sức lao động, sức lao động là toàn bộ thể chất và tinh thần của con người tồn tại trong một cơ thể, trong một người đang sống và được con người đó đem ra sử dụng mỗi khi sản xuất một giá trị sử dụng nào đó. Như vậy lao động chính là việc sử dụng sức lao động, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. 1.1.2. Nguồn lao động 4
- Nguồn lao động là nguồn lực về con người, trước hết là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia lao động không kể đến trạng thái có tham gia lao động hay không. Nguồn lao động với tư cách là yếu tố cho sự phát triển kinh tế xã hội, là khả năng lao động của xã hội, được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm những dân cư trong độ tuồi lao động, có khả năng lao động. Cũng có thể hiểu là sự tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ, đó là số lượng và chất lượng. Số lượng lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt như sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất, đạo đức … Trong bộ luật lao động, giới hạn tuổi lao động trong độ tuổi lao động được quy định nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi. Việc xác định độ tuổi lao động giữa các quốc gia là không thống nhất. Tuỳ vào điều kiện của từng nước mà người ta có thể quy định giới hạn trong độ tuổi lao động cho hợp lý. 1.1.3. Việc làm Việc làm là một khái niệm phức tạp, nó gắn với hoạt động thực tiễn của con người, vì vậy để hiểu rõ được khái niệm về việc làm thì chúng ta phải hiểu rõ khái niệm người có việc làm. Tại Hội nghị lần thứ 13 năm 1983 tổ chức lao động thế giới (ILO) đưa ra quan niệm : “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vị lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”. Người có việc làm là những người lao động ở tất cả các khu vực (công và tư) có thu nhập đem lại nguồn sống cho bản thân và gia đình, xã hội.Tại nhiều nước trên thế giới sử dụng khái niệm này. 5
- Khi điều tra thống kê về lao động và việc làm, khái niệm trên được cụ thể hoá bằng các tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi nước trên thế giới đặt ra. Trong đó có thể chia ra thành hai nhóm : Nhóm thứ nhất : Là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những người đang làm bất cứ công việc gì được trả công hoặc làm việc trong các trang trại hay cơ sở sản xuất kinh doanh của gia đình. Nhóm thứ hai : Là những người có việc làm nhưng hiện không làm việc, đó là những người có việc làm nhưng hiện tại đang nghỉ ốm hoặc các lý do cá nhân khác. Những người không thuộc hai nhóm trên được gọi là những người không có việc làm. Theo điều 13 bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật găn cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy một hoạt động được coi là việc làm nếu nó đáp ứng được hai tiêu chuẩn : Thứ nhất, đó là hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm. Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động. Việc chuẩn và lượng hoá khái niệm việc làm tạo cơ sở thống nhất trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu và hoạch định chính sách về việc làm. Như vậy, việc làm là hoạt động được thể hiện trong ba dạng sau : Thứ nhất, hoạt động lao động để nhận tiền công hoặc tiền lương bằng tiền mặt hay hiện vật. Thứ hai, hoạt động lao động để thu lợi nhuận cho bản thân. Thứ ba, làm công việc cho hộ gia đình của mình, không được trả thù lao dưới mức tiền công, tiền lương cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nhà nước trên ruộng đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý. 6
- Như vậy khái niệm việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, tạo việc làm cho người lao động. 1.1.4.Thất nghiệp Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công thịnh hành”. Như vậy người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm và có đăng ký tìm việc theo quy định. Để xem xét và so sánh tình hình thất nghiệp người ta sử dụng các con số chủ yếu là tỷ lệ thất nghiệp * Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trên lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế, còn có nhiều khái niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán. Dưới đây là một số phương pháp tính toán phổ biến: Tỷ lệ Số người thất nghiệp thất nghiệp = X 100 Lực lượng lao động * Số người thất nghiệp dài hạn và tỷ lệ thất nghiệp dài hạn Người thất nghiệp dài hạn gồm những người có thời gian thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước. Phân tổ: Chia theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn là số phần trăm người thất nghiệp dài hạn trong lực lượng lao động thuộc độ tuổi lao động. Phương pháp tính: S ố người thất nghiệp dài hạn 7
- Tỷ lệ thất nghiệp = X 100 dài hạn (%) Lực lượng lao động * Tỷ lệ người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm. Tỷ lệ những người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm là số phần trăm giữa những người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm trên tổng số người thất nghiệp. Phương pháp tính Số người thất nghiệp Tỷ lệ người được giải quyết việc làm trong kỳ báo cáo Thất nghiệp được = X 100 giải quyết việc làm Tổng số người thất nghiệp trong kỳ báo cáo Thất nghiệp là một khái niệm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, nó mang nghĩa ngược với có việc làm. Nói đến thất nghiệp là nói đến sự khó khăn cho việc hoạch định chính sách của các quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ thất nghiệp ở mức hợp lý là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Vì vậy cần phải giữ mức tỷ lệ thất nghiệp sao cho hợp lý với trình độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. 1.1.5. Thiếu việc làm Thiếu việc làm là việc làm không tạo điều kiện, không đòi hỏi người lao động sử dụng hết thời gian lao động làm việc theo chế độ và mang lại thu nhập dưới mức tối thiểu. Người thiếu việc làm là người trong tuần lễ điều tra có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm. Thiếu việc làm có hai dạng : Thiếu việc làm vô hình : Là khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, người lao động phải làm việc bổ sung thêm để tăng thu nhập. Người thiếu việc làm vô hình là người có thời gian làm việc tuy đủ hoặc vượt mức chuẩn quy định về đủ số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra 8
- nhưng việc làm có năng suất thấp, thu nhập thấp, công việc không phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và họ có nhu cầu tìm việc làm thêm. Thiếu việc làm hữu hình : Là khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình thường. Người thiếu việc làm hữu hình là người có việc làm nhưng số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra ít hơn mức quy định chuẩn và họ có nhu cầu làm việc thêm. Vì khái niệm về thiếu việc làm khá rộng do đó việc xác định số người thiếu việc làm là rất khó khăn. Vì vậy nhất là khi việc xác định số người thiếu việc làm ở Việt Nam còn khó khăn nên chúng ta cần bám chắc khái niệm thiếu việc làm của ILO, từ đó chỉ xác định người thiếu việc làm ở dạng nhìn thấy còn những trường hợp khác nên đưa vào nhóm những người có việc làm nhưng không ổn định. Tình trạng thiếu việc làm hiện nay tồn tại ở rất nhiều nước nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Việc giải quyết vấn đề này phải có sự kết hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và mang tính rất lan giải. Từ những khái niệm trên có khái niệm về việc làm đầy đủ : Việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân hay việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc làm trong một thời gian tương đối ngắn. 1.1.6. Tạo việc làm Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu thị trường. Vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một vấn để rất phức tạp nhưng là rất cần thiết mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương luôn phải quan tâm. Việc tạo việc làm cho người lao động chịu ảnh hưởng của không những là nền kinh tế xã hội mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy khi xem xét để đưa ra chính sách tạo việc làm cho người lao động cần phải quan tâm đến rất nhiều nhân tố khác. 9
- Thực chất của tạo việc làm cho người lao động là tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất gồm cả về chất lượng và cả số lượng. Chất lượng, số lượng của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cũng như việc sử dụng và quản lý các tư liệu đó. Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu dân số. Chất lượng lao động phụ thuộc vào kết quả đào tạo, phát triển của giáo dục và y tế. Ngoài ra vấn đề môi trường cho sự kết hợp giữa các yếu tố này là hết sức quan trọng, nó bao gồm các chính sách, điều kiện khuyến khích người lao động cũng như người sử dụng lao động trong công việc. Thị trường lao động chỉ có thể được hình thành khi người lao động với người sử dụng lao động gặp gỡ trao đổi đi đến nhất trí vấn đề sử dụng sức lao động, do vậy vấn để tạo việc làm phải được nhìn nhận ở cả người lao động và người sử dụng lao động đồng thời không thể không thể kể đến vai trò của Nhà nước. Người sử dụng lao động là người chủ yếu tạo ra chỗ làm việc cho người lao động, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước. Để có quan hệ lao động thì giữa người lao động và người sử dụng lao động phải có những điều kiện nhất định. Đó là người sử dụng lao động cần phải có vốn, công nghệ, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ. Còn người lao động cần phải có sức khoẻ, trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với công việc của mình. Để có được việc làm được trả công theo ý muốn của mình thì người lao động luôn phải học hỏi, trao dồi kiến thức cho mình để theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ngoài ra người lao động phải luôn tự đi tìm việc làm phù hợp với mình để đem lại thu nhập cho gia đình mình.Tuy nhiên khi nói đến quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động không thể không kể đến vai trò của Nhà nước. Nhà nước quản lý quan hệ lao động bằng các chính sách khuyến khích động viên nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động để họ phát huy tối đa năng lực của mình. Ngoài ra Nhà nước cũng đưa ra các chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý. Vì vậy, khi nghiên cứu tạo việc làm cần chú ý đến vấn 10
- đề đầu tư của Nhà nước cũng như tư nhân là các khu vực có thể tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động. Hiện nay việc đầu tư của Nhà nước cũng như của các tư nhân đều tập trung ở thành thị và các khu công nghiệp vì ở những nơi này sẽ tạo ra được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn và có khả năng liên kết với nhau hơn. Chính vì điều này sẽ gây ra hiện tượng người lao động từ nông thôn ra thành thị và cũng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn, do đó cần phải có chính sách tạo việc làm phù hợp cho cả người lao động ở thành thị và nông thôn. Khi nghiên cứu chính sách tạo việc làm cho người lao động không thể không để cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người lao động. 1.2.1. Tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất ở đây bao gồm vốn, đất đai, máy móc, công cụ, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực sinh học…Trong đó quan trọng nhất là yếu tố về vốn, đất đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố còn lại có thể mua được bằng vốn. Trước tiên chúng ta nói đến vốn. Vốn có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Vốn được biểu hiện bằng tiền của tư liệu sản xuất và đối tượng lao động được sử dụng vào trong quá trình sản xuất. Trong công nghiệp vốn có vai trò rất quan trọng, là yếu tố thiết yếu để ngành phát triển. Vốn trong công nghiệp được sử dụng rất nhiều và là yếu tố hàng đầu để cho ngành tồn tại, vốn được sử dụng rất nhiều ngay cả khi chưa hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất nông nghiệp thì vốn cũng có vai trò hết sức quan trọng. Sự tác động của vốn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua cây trồng, vật nuôi, yếu tố kỹ thuật trong nông nghiệp. Cơ cấu chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với từng loại đối tượng sản xuất, từng loại đất đai. Ngoài ra trong sản xuất nông nghiệp cần phải có một lượng vốn lưu động nhằm tránh tình trạng bị ứ đọng vốn do thời tiết xấu. Có thể nói vốn là một yếu tố rất quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp, khi diện tích đất đai là không đổi thì vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều sâu. Do 11
- đó khi nguồn vốn được sử dụng trong nông nghiệp tăng thì càng tạo ra được nhiều chỗ làm việc cho người lao động trong nông thôn, nhất là khi mà lượng thiếu việc làm của người lao động nông thôn còn tồn tại rất nhiều. Vốn trong ngành thương mại dịch vụ có vai trò đặc biệt quan trọng. Chỉ có thể hoạt động sản xuất thương mại dịch vụ khi mà có vốn. Khi mà vốn tăng thì hoạt động dịch vụ sẽ được mở rộng và do đó sẽ tạo nhiều chỗ làm cho người lao động trong lĩnh vực này. Như vậy, trong bất cứ hoạt động nào thì yếu tố vốn cũng đóng vai trò quan trọng và gián tiếp ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động. Yếu tố thứ hai nhưng đóng vai trò quan trọng nhất trong tư liệu sản xuất đó là yếu tố đất đai. Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Sự ảnh hưởng của đất đai là khác nhau đối với các ngành khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực không thể thay thế được. Nhưng sự tác động của đất đai tới sản xuất nông nghiệp là có hạn vì diện tích đất đai là không thể tăng được mà hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá thì diện tích đất đai đang bị thu hẹp. Ngày nay, diện tích đất đai là có hạn, dân số thì gia tăng do đó diện tích đất trên đầu người giảm do đó vấn đề sử dụng đất trong nông nghiệp càng khó khăn hơn. Chúng ta đang khắc phục hạn chế trên bằng cách khai thác chiều sâu trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ruộng đất có vị trí cố định gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng. Nó khác với các tư liệu sản xuất khác, bởi nó không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình nếu sử dụng đúng mục đích, hợp lý thì chất lượng của đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng cao hơn. Do đó để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn thì vấn đề chú trọng công tác vừa chăm sóc đất, vừa kết hợp trồng lúa, hoa màu xen kẽ là hết sức cần thiết, tránh tình trạng nông nhàn cho người nông dân. Chúng ta cần phải chú trọng việc sử dụng đất trong nông nghiệp để cho người lao động trong khu vực nông nghiệp có việc làm tương đối đầy đủ. Có thể nói rằng ngành nông nghiệp không thể tồn tại được nếu như không có đất đai, tức là người lao động trong nông 12
- nghiệp không thể có chỗ làm việc. Vì vậy chúng ta cần khai thác và sử dụng đất hợp lý, đồng thời phải luôn chú trọng cải tạo đất. Ngày nay thì việc lựa chọn địa điểm để hoạt động sản xuất kinh doanh là rất khó. Mặt khác thì đang có chiều hướng người lao động chuyển dần sang lĩnh vực hoạt động công nghiệp và ngành này đang là ngành tạo nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động. Vì vậy chúng ta cần phải khai thác phát triển ngành công nghiệp để giải quyết việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là người lao động ở nông thôn. Trong hoạt động thương mại dịch vụ, đất đai không đóng vai trò quan trọng bằng ngành nông nghiệp và dịch vụ nhưng cũng không thể thiếu được. Ngoài yếu tố vốn và đất đai thì yếu tố về cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động. Các yếu tố đó là các hệ thống thuỷ lợi, giao thông, kho tàng, thông tin liên lạc, bến bãi…Các yếu tố này phát triển tốt là tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và do đó tạo điều kiện để phát triển các ngành khác và tạo thêm việc làm cho người lao động. Đồng thời khi phát triển yếu tố cơ sở hạ tầng thì cũng cần một lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Yếu tố tư liệu sản xuất là yếu tố hàng đầu tác động đến quá trình tạo việc làm cho người lao động. Vì vậy các nhà đầu tư nên lựa chọn yếu tố này một cách kỹ lưỡng để người lao động có điều kiện làm việc thuận lợi nhất và tạo thêm nhiều chỗ làm cho người lao động. 1.2.2. Môi trường Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Môi trường ở đây được hiểu là môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, đất đai…Như đã nói ở phần 1.2.1 thì đất đai là điều kiện tiền đề không thể thay thế được. Còn các yếu tố khác như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu…có tác động để lựa chọn phương thức sản xuất. Người lao động sinh sống ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có điều kiện tìm được việc làm dễ hơn người lao động 13
- sinh sống ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt. Mặt khác khi sản xuất những mặt hàng khác nhau thì không thể sản xuất ở một nơi nhất định mà mỗi loại mặt hàng sẽ phù hợp với một điều kiện cụ thể. Ví dụ khi sản xuất những mặt hàng như mây tre đan thì cần phải chọn địa điểm có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng đồng thời phải chọn nơi có khí hậu khô dáo. Do đó việc lựa chọn địa điểm để hoạt động sản xuất kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn đối với các nhà đầu tư. Vì vậy thì môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế của một địa phương và cũng gây ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho người lao động. Môi trường xã hội là các chính sách của địa phương, sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng đối với người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo việc làm cho người lao động. Được sự quan tâm của các cấp thì người lao động mới hăng say làm việc, người sử dụng lao động sẽ thoải mái hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động sẽ an tâm hơn để làm việc để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm khi được sự quan tâm của các đoàn thể, ban ngành. Một yếu tố rất quan trọng là chính sách phát triển kinh tế của địa phương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ cấu việc làm cho người lao động ở địa phương đó. Do đó mỗi địa phương cần dựa vào điều kiện của địa phương mình mà đưa ra chiến lược phát triển kinh tế cho phù hợp để tránh tình trạng người lao động không có việc làm. Ngoài ra môi trường xã hội còn bao gồm các chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp, ra luật đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có khả năng tự tạo chỗ làm cho bản thân và gia đình đồng thời tạo việc làm cho người lao động ở lân cận. Các yếu tố như công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người dân sẽ nâng cao chất lượng lao động và sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho họ tìm được công việc phù hợp. Việc xây dựng môi trường xã hội không những ở địa phương mà ngay cả ở nơi làm việc của người lao động cũng phải có một môi trường thuận lợi. Đó là việc xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp để từ đó kích thích tâm lý người lao động, để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải đảm bảo các quyền lợi của người lao động để người lao động yên tâm làm việc. 14
- Môi trường kinh tế cũng tác động đến việc tạo việc làm cho người lao động. Đó chính là xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đồng thời môi trường kinh tế cũng là sự vận động của thị trường hàng hoá diễn ra trong khu vực. Do đó thì môi trường kinh tế sẽ tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế nên sẽ ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho người lao động tại khu vực đó. 1.2.3. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề tạo việc làm cho người lao động. ở những địa phương có nguồn nhân lực dồi dào thì ở đó nhu cầu về việc làm lớn và người sử dụng lao động sẽ dễ dàng tìm kiếm lao động ở những nơi này. Và cũng ở đây đòi hỏi phải có chương trình tạo việc làm cho người lao động có quy mô lớn hơn và gây áp lực rất nhiều cho các nhà ra chính sách. Bản thân người lao động có ảnh hưởng nhiều nhất đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Trong đó đại diện là sức lao động của con người. Sức lao động là khả năng về thể lực và trí lực của con người, đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động. Để đánh giá sức lao động của con người thì cần phải nói đến cả chất lượng và số lượng. Hiện nay dân số của nước ta không ngừng tăng và số người trong độ tuổi lao động không ngừng tăng cao. Trong khi đó thì việc tạo ra số chỗ làm việc mới không theo kịp tốc độ tăng của lực lượng lao động do đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người thất nghiệp ở các thành thị và người thiếu việc làm ở nông thôn. Do đó chúng ta cần phải có một chính sách phát triển kinh tế xă hội đi đôi với chính sách dân số để đảm bảo cho mọi người lao động đều có việc làm. Về chất lượng của sức lao động thì cần phải xem xét trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động. Hiện nay thì lao động có trình độ chuyên môn cao tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh…do vậy sẽ gây sức ép về việc làm cho lượng lao động ở các thành phố này đồng thời cũng gây khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lượng lao động có trình độ thấp ở vùng nông thôn. Như vậy vấn đề sức lao động của người lao động cũng gây ra sự mất cân đối về lực lượng lao động có trình độ khác nhau giữa các vùng, có 15
- những vùng thì lại rất thừa lao động có trình độ đại học, cao đẳng nhưng lại có những vùng rất thiếu lượng lao động này. Do đó gây khó khăn trong việc tạo việc làm cho người lao động ở những vùng khác nhau. 1.2.4. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm cũng có ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho người lao động. Các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm bao gồm các hoạt động chủ yếu được chia làm ba nhánh chính : phát triển kinh tế – xã hội tạo mở việc làm; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội được làm việc và luôn hướng về việc phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Vì thế mà hiện nay các địa phương trong cả nước đều dựa vào những thuận lợi hiện có của mình và thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tạo việc làm cho người lao động. 1.3. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động Vào bất cứ thời điểm nào và tại bất cứ nơi nào thì việc tạo việc làm cho người lao động là hết sức cần thiết. Người lao động có việc làm không những có lợi cho chính bản thân họ và gia đình đồng thời cũng có lợi cho cả địa phương và quốc gia. Khi một quốc gia có tỷ lệ người thất nghiệp cũng như người thiếu việc làm cao thì chứng tỏ rằng quốc gia đó chưa khai thác và sử dụng hết nguồn lực của con người trong xã hội. Đối với người thất nghiệp thì họ không có việc làm nên không có thu nhập do đó khiến họ bắt buộc phải đi làm những công việc để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. Đôi khi vì mục đích kiếm tiền mà người lao động đã làm những công việc trái pháp luật mà bản chất họ không phải là như vậy. Còn đối với người thiếu 16
- việc làm thì họ luôn bị áp lực về kinh tế bởi có mức tiền công thấp và có khả năng bị mất việc làm. Hiện nay số người thất nghiệp ở thành thị còn tồn tại rất nhiều và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý…Đối với xã hội thì thất nghiệp và thiếu việc làm gây ra sự lãng phí nguồn lực xã hội. Thất nghiệp không những làm giảm thu nhập của người lao động mà còn làm giảm thu nhập của toàn xã hội và xã hội phải bỏ chi phí trợ cấp thất nghiệp do đó đời sống xã hội giảm. Thất nghiệp làm thiệt hại cho nền kinh tế, gây khó khăn cho gia đình và xã hội dẫn đến tiêu cực trong xã hội. Do đó tạo việc làm là hết sức cần thiết đối với mỗi quốc gia và là yêu cầu của phát triển kinh tế. Tạo việc làm là một chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề xã hội. Mọi người lao động đều có việc sẽ rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội làm cho xã hội công bằng hơn. Mặt khác khi có việc làm thì người lao động an tâm hơn, phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong công việc. Việc làm và thu nhập giúp người lao động có điều kiện học hỏi và nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, nâng cao đời sống tinh thần. Như vậy nếu tạo việc làm cho người lao động sẽ làm cho xã hội ổn định hơn, văn minh hơn. Tạo việc làm cho người lao động được quan tâm đúng mức sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, xoá bỏ tình trạng nghèo đói. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi địa phương cần phải quan tâm đến điều kiện thuận lợi của mình mà có một chính sách tạo việc làm cho phù hợp. Mọi người lao động đều có việc làm chứng tỏ quốc gia đó khai thác triệt để nguồn lực con người sẵn có và tạo ra một nền sản xuất phát triển. Tóm lại thì tạo việc làm cho người lao động không những có lợi cho chính bản thân người lao động mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Tạo việc làm cho người lao động góp phần ổn định xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đưa đất nước đi lên trong xu thế hội nhập. 17
- CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN ĐƠN DƯƠNG LÂM ĐỒNG 2.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Đơn Dương. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: Đơn dương là huyện nằm ở phía Đông Nam Đà Lạt, phía Nam cao nguyên Lâm viên; có độ cao trên 1000 m. Với diện tích đất tự nhiên trên 61.000 ha ; trong đó đất sản xuất nông nghiệp gần 17.000 ha, đất lâm nghiệp 38.000 ha. Có 10 đơn vị xã, Thị trấn với dân số trên 91.000 dân ; Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%. Đứng trên góc độ phát triển kinh tế thì Đơn dương hội tụ khá nhiều yếu tố thuận lợi – Có Quốc lộ 27 đi qua, cận kề : cửa ngõ các tỉnh Miền trung vào Lâm đồng Đà lạt, tiếp giáp với trung tâm kinh tế Đức trọng, đất đai thổ nhưỡng 18
- phù hợp với với nhiều lọai cây trồng; đặc biệt các lọai rau. Mặt khác xét về khả năng du lịch có thể là điểm dừng chân Du khách trước và sau khi đến và đi Đà Lạt để thưởng thức không khí , thắng cảnh rừng núi như đèo Ngoạn mục, hồ Đa nhim … Phía đông giáp : Huyện Ninh Sơn – Tỉnh Ninh Thuận Phía tây nam giáp : Huyện Đức Trọng Phía bắc giáp : Thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng Sau nhiều lần thiết lập lại hệ thống hành chính đến nay Huyện Đơn Dương có 2 thị trấn và 8 xã gồm 99 thôn. Trong đó có 64 đồng bào người kinh và 35 thôn đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện đặt tại thị trấn Thạnh Mỹ nằm trên đường quốc lộ 27, cửa ngõ thông thương với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng cho tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh lân cận. Diện tích tự nhiên của Huyện là 61.032 ha, trong đó đất nông nghiệp 14.657 ha, đất lâm nghiệp 33.547 ha, đất chuyên dùng 1.913 ha. Đất chưa sử dụng 10.594 ha và đất ở 443 ha. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế 2.1.2.1.Về sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích đất gieo trồng ( niên giám năm 2005 ) : 22581 ha Trong đó trồng các loại cây trồng chủ yếu sau : Loại cây trồng Diện tích ( ha ) Sản lượng hàng năm (tấn) Cây hàng năm 19.668 Cây lương thực có hạt 6.368 26.512 Lúa 4.316 17.333 Ngô 2.052 9.179 Cây chất bột lấy củ 220 2.029 Cây thực phẩm 12.152 Rau các loại 11.940 298.488 Đậu ( khoai, sắn ) 212 180,8 19
- Cây công nghiệp hàng năm 43 804 Cây hàng năm khác 1.050 Cây lâu năm 2.913 Cây công nghiệp lâu năm 865 1.291,7 Cây ăn quả 1.730 1.250 Cây lâu năm khác 318 2.544,0 2.1.2.2. Chăn nuôi : Tên vật nuôi Đơn vị tính Sơ bộ năm 2005 1.Trâu Con 2.757 Trong đó: cày kéo Con 980 SLượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 40 2.Bò Con 17.032 Cày kéo Con 1.930 Bò sữa Con 1.300 Sản lượng sữa tươi Tấn 460 3.Lợn Con 19.795 Lợn nái Con 2.140 Lợn thịt Con 17.655 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo chuyên đề thực tập ” Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp”
84 p | 3877 | 1433
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM và DV ô tô Hoàng Anh
65 p | 1352 | 405
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ''Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu công nghiệp Bắc Hà Nội.''
91 p | 957 | 282
-
Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với thương mại dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay
88 p | 570 | 277
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tiên sơn hà tây
88 p | 968 | 242
-
Chuyên đề thực tập: Quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học Tp.Hồ Chí Minh
47 p | 842 | 102
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện
138 p | 513 | 86
-
Chuyên đề thực tập: Báo cáo thuế tại Công Ty TNHH Thành An
47 p | 333 | 69
-
Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm tại Trường Mầm non 16/4
8 p | 729 | 68
-
Chuyên đề thực tập Các chuẩn mã hóa Wireless
43 p | 194 | 65
-
Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện
73 p | 261 | 48
-
Báo cáo chuyên đề: Cây bạc hà
44 p | 451 | 40
-
Báo cáo chuyên đề nhóm 5: Đánh giá cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính công
59 p | 228 | 32
-
Báo cáo chuyên đề: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN HƯỚNG THƯƠNG MẠI CÙNG NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA FTA ĐÃ KÝ KẾT VÀ CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM PHÁT TRIÊN XUẤT KHẨU, HẠN CHẾ NHẬP SIÊU, BẢO VỆ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC, BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN TỚI
37 p | 227 | 32
-
Báo cáo: Công tác thực tập sư phạm năm thứ 3
5 p | 210 | 26
-
Báo cáo chuyên đề thực tập: Phân tích so sánh cụ thể VSA 400
41 p | 152 | 16
-
Báo cáo chuyên đề thực vật phù du ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa
55 p | 138 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn