intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo chuyên đề Trang thiết bị công trình

Chia sẻ: Phan Huu Dien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

269
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo chuyên đề Trang thiết bị công trình được trình bày với các nội dung như: giới thiệu về thang cuốn, cấu tạo của thang cuốn, vị trí lắp đặt thang cuốn, nguyên lý hoạt động của thang cuốn, an toàn lao động trong thi công và sử dụng thang cuốn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo chuyên đề Trang thiết bị công trình

  1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU VỀ THANG CUỐN:     1. Lịch sử phát triển về thang cuốn     2. Khái niệm thang cuốn     3. Phân loại thang cuốn     4. Ưu điểm và nhược điểm của thang cuốn II. CẤU TẠO CỦA THANG CUỐN:     1. Động cơ của thang cuốn     2. Bộ bánh răng truyền động thang cuốn     3. Bậc thang cuốn     4. Tay vịn thang cuốn     5. Xích tải     6. Khung thép chịu lực     7. Một số bộ phận khác của thang cuốn III. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT THANG CUỐN:     1. Vị trí lắp đặt thang cuốn     2. Cách lắp đặt thang cuốn IV. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG CUỐN V. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG VÀ SỬ DỤNG THANG CUỐN NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 2
  2. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH I. GIỚI THIỀU VỀ THANG CUỐN:     1. Lịch sử hình thành và phát triển về thang cuốn: ­ Xã hội càng ngày càng phát triển do đó nhu cầu sống của con người ngày càng cao.   Nắm bắt được thị  hiếu của con người vì vậy càng ngày càng có nhiều thiết bị  được lắp đặt   để cuộc sống thêm thoải mái hơn. Thang cuốn là một ví dụ điển hình  nó giúp cho việc đi lại   thuận tiện và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. ­ Cầu thang cuốn được ra đời vào giữa thế  kỉ  XIX  ở  Mỹ.Nhưng mãi đến  cuối những  năm 1800 thang cuốn mới được lắp đặt và sử  dụng đầu tiên trên thế  giới tại Coney Island ,   NewYork và cửa hàng bách hóa Harrods  ở  London. Và từ  đó thang cuốn được sử  dụng phổ  biến hơn.     2. Khái niệm thang cuốn: Là một thiết bị vận chuyển người dạng băng tải. Thang cuốn bao gồm hệ thống những  bước thang có thể chuyền động lên trên hay xuống dưới liên tục luân phiên nhau thành vòng  tròn khép kín, ăn khớp với nhau bằng những khe sâu trên bề mặt. NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 3
  3. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH      3. Phân loại thang cuốn: ­  Phân loại theo hình dáng:    + Thang cuốn dạng thẳng    + Thang cuốn dạng cong ­  Phân hoại theo hình thức bố trí:    + Thang cuốn bố trí bên trong công trình    + Thang cuốn bố trí ngoài công trình (công viên….) Hình ảnh các loại thang cuốn NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 4
  4. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH Hình 1: Thang cuốn dạng thẳng Hình 2: Thang cuốn dạng cong (xoắn) Hình 3: Thang cuốn bố trí trong công trình Hình 4: Thang cuốn bố trí ngoài công trình (Siêu thị BigC) (Công viên Hải Dương Học – Hồng Kông)     4. Ưu điểm và nhược điểm:         a. Ưu điểm: NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 5
  5. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH ­ Vận chuyển lượng người rất lớn trong thời gian ngắn. ­ Cho phép người đi trên thang có thể quan sát được không gian xung quanh.  ­ Thang cuốn còn tôn thêm vẻ đẹp và sự hiện đại cho các tòa nhà. ­ Lắp bắt dễ dàng.         b. Nhược điểm: ­ Chiếm nhiều diện tích không gian sử dụng (trừ thang cuốn dạng cong – xoắn) ­ Tiêu hao nhiều điện năng ­ Giá thành, chi phí lắp đặt cao, tốn kém II. CẤU TẠO CỦA THANG CUỐN: Cấu tạo của thang cuốn gồm: NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 6
  6. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH    ­   Động cơ điện    ­   Bánh răng chủ động    ­   Bánh răng bị động    ­   Tay vịn    ­   Cơ cấu dẫn động tay vịn    ­   Xích dẫn hướng    ­   Bậc thang    ­   Đường ray     1. Động cơ của thang cuốn: ­  Động cơ sử dụng cho thang cuốn là động cơ 3 pha có công suất lớn. Tải trọng tính cho  thang là tải trọng phân bố bao gồm: tải trọng bản thân và người (60kg/người) kèm 10kg hàng  hóa. ­ Một thang cuốn thông thường sử dụng động cơ khoảng 100 mã lực (~75KW) để làm  quay các bánh răng. ­ Tốc độ thang cuốn dao động trong khoảng 27m – 55m/phút. Một thang cuốn di chuyển  với tốc độ 44m/phút có thể vận chuyển được hơn 10.000 người/giờ.  MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN THANG CUỐN NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 7
  7. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH Vị trí đặt động cơ điện     2. Bộ bánh răng truyền động: Giúp cho động cơ truyền lực sang các bộ phận khác để vận hành thang, đồng thời giảm  tốc độ quay để đạt 0.5m/s, là 2 km/h sử dụng về 100 mã lực. MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁNH RĂNG TRUYỀN ĐỘNG NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 8
  8. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH     3. Bậc thang: ­  Là bề mặt tiếp xúc với vật cần di chuyển. Kích thước thông thường là: cao 20,3 cm, sâu  33,2, bề rộng bậc tùy theo thiết kế  ­  Các bậc thang được liên kết với nhau vận chuyển người và đồ vật từ vị trí này qua vị trí  khác, được tạo rãnh 0.2 (mm) NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 9
  9. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH     4. Tay vịn thang cuốn: Là hành lang bảo vệ an toàn khi di chuyển, tạo cảm giác an toàn, tiện lợi cho người sử  dụng, tay vịn trượt theo thang máy trong quá trình vận hành. Tay vịn cầu thang tự động giống như tay vịn tình trạng bình thường trên bậc cầu thang,  nhưng bây giờ phần trên là dịch chuyển với cầu thang tự động để tính đàn hồi hành khách tay  nắm tiện lợi. Phần trượt được xây lên từ 4 lớp vật chất. Ở trung tâm của tay vịn là ' slider', là  lớp của hàng dệt tổng hợp nào để tay vịn cử động êm ái dọc dấu của nó. Lớp kế tiếp là cấu  kiện chịu kéo , chứa đựng dây thép cung cấp tay vịn với lực và tính dễ uốn cần thiết. Lớp bên  trên cái này là cao su xử lý hoá học chỉ là ở đó để mắc của anh ấy hai kề lớp. Lớp ngoài được  làm bằng cao su và polyme tổng hợp. Lớp này được dành cho hao mòn cơ học và phá hoại các  công trình nghệ thuật con người.   NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 10
  10. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH Một số kiểu dáng và màu sắc tay vịn     5. Bộ phận xích tải: Cấu tạo xích tải là hình bản dẹt có móc liên kết nhằm móc vào các bậc thang, xích tải  nằm trên hai thanh trượt, các thanh trượt được gắn trong dàn để điều hướng giây xích. Có 2  loại ray: một cho bánh trước và một cho những bánh sau NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 11
  11. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH      6. Khung thép chịu lực: Là phần giá đỡ, định hình tất cả các bộ phận để hoàn chỉnh thành bộ thang cuốn hoàn  thiện  NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 12
  12. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH     7. Một số bộ phận khác: MỘT SỐ BỘ PHẬN KHÁC CỦA THANG CUỐN NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 13
  13. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH   Bánh xe chạy Líp và xích tay vịn   Bánh răng tay vịn Trục truyền động NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 14
  14. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH Đèn báo hoạt động Ký hiệu số tầng Bộ phận cảm ứng bên hông Bộ phận cảm ứng trước thang Đèn tương phản chiếu nghỉ và bậc thang Đèn LED chỉ hướng NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 15
  15. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH III. VỊ TRÍ VÀ CÁCH LẮP ĐẶT THANG CUỐN:     1. Vị trí lắp đặt thang cuốn: Thang cuốn được sử dụng phổ biến cho các công trình công cộng: siêu thị, ga tàu điện, sân  bay, nhà sách, khách sạn, khu thương mại… Ở các công trình ta thường thấy thang cuốn được lắp đặt ở các vị trí ngay lối vào nhằm  đảm bảo nhu cầu đi lại nhanh, di chuyển thuận lợi dễ dàng: sảnh, hành lang, trung gian giữa 2  tòa nhà…  MỘT SỐ CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG  THANG CUỐN Trung tâm thương mại Khách sạn Sân vận động NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 16
  16. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH Công trình ngoài công cộng     2. Cách lắp đặt thang cuốn: Tùy theo kích thước và không gian lắp đặt, thang có thể để nguyên hoặc chia thành 2 phần  để lắp đặt. Thang được vận chuyển bằng sức người hoặc máy kéo loại nhỏ phía dưới thang được lắp  đặt các bánh xe, sau đó được cẩu lên lên lắp đặt bằng tời.   NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 17
  17. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH Một số hình ảnh lắp đặt thang cuốn   Một số lưu ý:  Khi thiết kế thang cuốn, chúng ta cần lưu ý các thông số sau:       ­  Góc nghiêng của thang (Có hai loại là 35° và 30°)       ­  Chiều cao tầng        ­  Độ rộng bậc thang (Chủ yếu có 3 loại: 600mm, 800mm và 1000mm) NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 18
  18. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH * Giá thang cuốn cũng phụ thuộc vào 3 yếu tố này.    Bộ phận thiết kế phải hết sức chú ý đến khoảng cách (phương ngang) giữa đầu trên và  dưới của thang, khoảng cách an toàn đến tầng trên của người đi thang và dầm gác hai đầu  thang cuốn (hai dầm này phải được bộ phận kết cấu tính toàn khả năng chịu lực của hai dầm) IV. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG CUỐN: Sơ đồ nguyên lý hoạt động thang cuốn ­  Thang cuốn gồm những bậc thang có thể chuyển động lên hay xuống liên tục thành một  vòng khép kín, ăn khớp với nhau, hoạt động nhờ một động cơ truyền lực. ­  Hai trục ở hai đầu thang cuốn có các bánh răng, các bậc thang có gắn con lăn, chạy trên  hai đường ray riêng biệt đối xứng nhau và được đặt trên hai bánh răng ở hai trục tạo thành  một vòng khép kín. Hai bánh răng này liên kết với nhau bằng dây xích. ­  Trục phía trên thang cuốn được gắn với mô tơ điện bằng bánh răng và dây xích. Khi mô  tơ điện hoạt động sẽ truyền lực lên trục thang cuốn làm toàn bộ thang cuốn hoạt động theo. NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 19
  19. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH ­  Hai bên thang cuốn có lắp hàng rào bảo vệ bằng kính hay bằng kim loại, để đảm bảo an  toàn cho người sử dụng. Phía trên có lắp tay vịn bằng cao su nối thành vòng kín và được liên  kết với trục của thang cuốn. Khi các bậc thang chuyển động thì tay vịn cũng chuyển động  cùng với các bậc thang, giúp người sử dụng khi đi có thể vịn vào để giữ thăng bằng.  ­  Thang cuốn hoạt động tự động nhờ được lập trình bằng các phần mềm điều khiển như  PLC, họ vi điều khiển,….vv…… ­  Tuy nhiên hiện nay một số công ty đã biết sử dụng “Dùng LOGO! Điều khiển thang  cuốn để tiết kiệm năng lượng”.  ­  Đó là một hệ thống hoạt động theo, kích hoạt thang vận hành khi có người sử dụng và  dừng khi không có người dùng, hệ thống cho phép chọn chiều hoạt động up hoặc down của  thang, màn hình hiển thị chiều hoạt động của thang. Ngoài ra, hệ thống còn có cảnh báo khi có  người đi sai hướng thang hoạt động. Tuy là một ứng dụng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả  kinh tế cao, hàng tháng có thể tiết kiệm hơn 10.000 Kwh, chi phí đầu tư khoảng 2.000 USD,  thời gian hoàn vốn khoảng 3 tháng. V. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG VÀ SỬ DỤNG THANG CUỐN: ­  Trong các siêu thị hay trung tâm thương mại.v.v…. thang cuốn là sự lựa chọn tốt nhất để  thuận tiện cho việc di chuyển hoặc lưu thông giữa các tầng, tạo sự thoải mái cho khách hàng  khi vào siêu thị hay trung tâm thương mại mua sắm. Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn cho người  sử dụng thang cuốn là điều quan trọng nhất :”SAFETY IS FIRST”. Vậyy trong thi công và sau  đó được đưa vào sử dụng, những yêu cầu cần thiết về an toàn cần phải thực hiện ­  Trong thi công và sau đó được đưa vào sử dụng phải đảm bảo những yêu cầu an toàn  trong Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động của Bộ Lao Động –  Thương Binh và Xã Hội ban hành và các TCVN quy định về an toàn kỹ thuật.v.v……. ­  Theo QCVN 11:2012/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối  với thang cuốn và băng tải chở người, có nhưng yêu cầu như sau:      + Yêu cầu về kỹ thuật thiết kế thang cuốn.      + Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và khi sử dụng thang cuốn.      + Yêu cầu về quy trình kiểm định thang cuốn   a. Yêu cầu về kỹ thuật thiết kế thang cuốn: NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 20
  20. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH ­  Tất cả các bộ phận dẫn điện hoặc có khả năng dẫn điện của thang cuốn hoặc băng tải  chở người được lắp đặt ở những nơi có các nguy cơ cháy, nổ thì phải tuân theo các quy định  hiện hành về an toàn phòng chống cháy, nổ. Hệ thống PCCC được đặt gần nơi đặt động cơ ­  Tại các lối vào và lối ra của thang cuốn phải có diện tích đủ rộng không nên gây sự cản  trở đối với hành khách. NHÓM SVTH: NHÓM 2 TRANG: 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2