Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường (Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)
lượt xem 9
download
Khóa luận này nghiên cứu cơ sở lý luận về chuyên đề dạy học, thiết kế chuyên đề, tổ chức dạy học theo chuyên đề xử lí ô nhiễm môi trường bao gồm các khái niệm, quá trình hình thành, các tác nhân và vai trò của VSV. Điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức chuyên đề ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường trong trường THPT. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường (Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN PHÙNG LINH TRINH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG (Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học môn Sinh học HÀ NỘI, 2019
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN PHÙNG LINH TRINH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG (Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học môn Sinh học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. An Biên Thùy HÀ NỘI, 2019
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “ Chuyên đề: Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường” tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới: Các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp, các thầy cô trong Khoa Sinh- KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã luôn tận tâm, chỉ bảo nhiệt tình cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Các thầy cô giáo Trường THPT Bến Tre - Phúc Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thu thập thông tin phục vụ khóa luận. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Tiến sĩ: An Biên Thùy người đã dành cho em sự quan tâm chu đáo, sự hướng dẫn nhiệt tình và những lời góp ý quý báu trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường phổ thông. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 2019 Sinh viên Phùng Linh Trinh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung trung thực và không trùng lặp với đề tài khác. Tôi cũng cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ An Biên Thùy. Nếu không đúng như tôi nêu ở phần trên, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 2019 Sinh viên Phùng Linh Trinh
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt / kí hiệu Cụm từ đầy đủ DHDA : Dạy học dự án GV : Giáo viên HS : Học sinh KTDH : Kĩ thuật dạy học PPDH : Phương pháp dạy học THPT : Trung học phổ thông DANH MỤC BẢNG BIỂU / SƠ ĐỒ Kí hiệu bảng biểu Nội dung bảng biểu Bảng 1.1 Kết quả điều tra lợi ích của việc dạy học sinh học đem lại cho học sinh Bảng 1.2 Dự án gợi ý của giáo viên Bảng 1.3 Những khó khăn gặp phải khi GV dạy học theo chuyên đề Bảng 1.4 Kế hoạch của giáo viên và hoc sinh Bảng 2.1 Tiêu chí chấm poster Bảng 2.2 Tiêu chí chấm sản phẩm Sơ đồ 2.1 Quy trình dạy học dự án trong dạy học sinh học Sơ đồ 2.2 Các bước thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Sơ đồ 2.3 Các bước thiết kế tài liệu chuyên đề
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu............................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 4 8. Dự kiến những đóng góp của đề tài ............................................................... 4 NỘI DUNG........................................................................................................... 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................... 6 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 6 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 6 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt nam .................................................................. 6 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ................................................................................. 7 1.2.1.Khái niệm dạy học chuyên đề ..................................................................... 7 1.2.2. Vai trò của dạy học chuyên đề ................................................................... 8 1.2.3. Đặc trưng của dạy học chuyên đề ............................................................. 8 1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của dạy học chuyên đề ............................................. 8 1.2.5. Cấu trúc chuyên đề dạy học..................................................................... 10 1.2.6. Đánh giá chuyên đề dạy học .................................................................... 11 1.2.7. Phương pháp tổ chức dạy học ................................................................. 11 1.2.8. Phương pháp dạy học dự án .................................................................... 12 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................... 21 1.3.1. Mục đích điều tra ..................................................................................... 21 1.3.2. Đối tượng điều tra .................................................................................... 21
- 1.3.3. Nội dung điều tra...................................................................................... 21 1.3.4. Phương pháp điều tra .............................................................................. 22 1.3.5. Kết quả điều tra ........................................................................................ 22 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 24 Chƣơng 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG............ 25 2.1. Thiết kế tài liệu chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trƣờng.......................................................................................................... 25 2.1.1. Nguyên tắc thiết kế tài liệu chuyên đề..................................................... 25 2.1.2. Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề ....................................................... 26 2.1.3. Ví dụ minh họa ......................................................................................... 27 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 33 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 34 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 34 3.2. Đối tƣợng thực nghiệm .............................................................................. 34 3.3. Thời gian thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 34 3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ........................................................ 34 Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................. 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ sự chỉ đạo thay đổi phương pháp dạy học Bước vào thế kỉ 21, thế giới đang bước vào kỷ nghuyên mới - kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, điều đó đặt ta cho ngành giáo dục và đâò tạo nước ta những thách thức và cơ hội to lớn phải hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa, với những đòi hỏi rất lớn trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng cho sự phát triển của đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi nền giáo dục nước ta không chỉ mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo mà còn phải chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách phù hợp, tăng cường phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục và đào tạo phải giữ vai trò quan trọng chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Bên cạnh đó giáo dục phải nâng cao dân trí và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Với yêu cầu đó thì nhà trường THPT phải đào tạo nguồn nhân lực cao, sẵn sàng chiếm lĩnh tri thức và biết thích nghi với thế giới đang ngày một thay đổi, phát triển về chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị… 1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học chuyên đề Theo định hướng dạy học chương trình mới, GV có thể chủ động trong việc thiết kế nội dung học tập theo chuyên đề. Trong chương trình sinh học mới gồm 9 chuyên đề như sau: Công nghệ tế bào và một số thành tựu, công nghệ ennzim, công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trông và nông nghiệp sạch, một số bệnh dịch ở người và cách phòng trừ, vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh học phân tử, kiểm soát sinh học, sinh thái nhân văn. Để tổ chức dạy học theo chuyên đề, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp và KTDH khác nhau như: Dạy học chuyên đề, dạy học tích hợp, dạy học dự án…. Trong đó, dạy học dự án tỏ ra là một PPDH hiệu quả, thích hợp với thời lượng lớn trong quá trình dạy học những nội dung kiến thức lớn. 1
- Gần đây, thông qua các hội thảo, các buổi tập huấn, GV THPT đã được tiếp cận với rất nhiều phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực. Ví dụ như PPDH theo dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học giải quyết vấn đề, ... hay các kĩ thuật dạy học (KTDH) như: kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sân khấu hóa, ... đã không còn quá xa lạ với đông đảo GV. Ngoài ra một số có vận dụng nhưng còn lúng túng, chưa hợp lí và khoa học dẫn đến chưa đạt được hiệu quả cao. Yêu cầu đổi mới là tất yếu vì nếu ta vẫn đi theo lối mòn, chỉ áp dụng các PPDH truyền thống như: vấn đáp- thông báo tái hiện, thuyết trình – tìm tòi bộ phận, ... thì HS luôn trong tâm thế thụ động, không phát huy được tính tích cực và sáng tạo. 1.3. Triển vọng của dạy học theo chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường Do chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường là một chuyên đề mới trong chương trình sinh học nên tôi quyết định lựa chọn đề tài này để giúp cho học sinh có thể tự tìm hiểu quy trình công nghệ vi sinh vật trong xử lí một số chất thải phổ biến hiện nay ở Việt Nam, và để đáp ứng kịp thời chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề: Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về chuyên đề dạy học, thiết kế chuyên đề, tổ chức dạy học theo chuyên đề xử lí ô nhiễm môi trường bao gồm các khái niệm, quá trình hình thành, các tác nhân và vai trò của VSV. 3.2. Điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức chuyên đề ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường trong trường THPT 3.3. Thiết kế chuyên đề ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường. 2
- 3.4. Đề xuất quy trình tổ chức dạy học chuyên đề ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường 3.5. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết của đề tài 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung chuyên đề: công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường. - Qui trình thiết kế tài liệu chuyên đề, tiến trình tổ chức dạy học chuyên đề: ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường. - Qui trình tổ chức dạy học chuyên đề: công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Chương trình sinh học mới môn Sinh học - Nội dung xử lí ô nhiễm các môi trường đất, nước và khí thải. - Các công nghệ ứng dụng VSV trong xử lí môi trường ở địa phương. - Học sinh lớp 11A6 trường THPT Bến Tre 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và tổ chức được chuyên đề ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường cho học sinh THPT thì sẽ nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vi sinh vật vào công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường. 6. Phạm vi nghiên cứu Quá trình ô nhiễm môi trường ở địa phương nơi các em sinh sống và tham quan du lịch ở Việt Nam. Quy trình công nghệ VSV trong xử lí một số chất thải phổ biến hiện nay ở Việt Nam Tổ chức dạy học dự án trong chuyên đề: Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường. 3
- 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các văn bản liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học tích hợp ô nhiễm môi trường của các địa phương. Nghiên cứu những nội dung lý thuyết liên quan đến quá trình VSV xử lí các chất thải và ứng dụng VSV trong việc xử lí môi trường. 7.2. Phương pháp điều tra Điều tra bằng bảng hỏi tới giáo viên và học sinh 7.3. Phương pháp chuyên gia Tham khảo, xin ý kiến nhận xét, đánh giá lựa chọn nội dung hoạt động thực hành cuộc sống của các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy ở trường THPT, các chuyên gia về xử lí ô nhiễm môi trường bằng VSV học. Tham khảo ý kiến chuyên gia gồm giảng viên đại học, thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy tại trường THPT về: kết cấu nội dung chuyên đề, tiêu chí đánh giá chuyên đề, ngân hàng câu hỏi và bài tập của chuyên đề. 7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh THPT tại trường THPT Bến Tre. 7.5. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý các số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel. 8. Dự kiến những đóng góp của đề tài 8.1. Về lí luận Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thiết kế và tổ chức chuyên đề dạy học gồm: nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề, thiết kế hoạt động chuyên đề tổ chức hoạt động chuyên đề Xây dựng quy trình dạy học theo chuyên đề, sử dụng PPDH theo dự án tổ chức dạy học chuyên đề để phát triển năng lực nhận thức kiến thức sinh học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống 4
- dưới góc độ sinh học; năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho HS. 8.2. Về thực tiễn Biên soạn nội dung chuyên đề: Xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập trong dạy học chuyên đề: Công nghệ VSV trong xử lí ô nhiễm môi trường. Hệ thống hóa một số công nghệ ứng dụng VSV để góp phần xử lí ô nhiễm môi trường. Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên khoa Sinh-KTNN 5
- NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Người Đức Chú trọng trải nghiệm thực tế cho rằng trói buộc những đứa trẻ trong lớp học mà thiếu tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm bị lỗi thời về mặt nội dung. Thầy cô đứng lớp còn quan niệm phải mất cả năm trời, thậm chí là vài năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây. Thế nên kiến thức sách vở, phần lớn đã lỗi thời trước khi được trưng bày trên kệ sách. Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp, thế nên trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sinh không vào được đại học sẽ không có cơ hội phát triển, thì ở Đức người ta lại kỳ vọng rằng bộ phận học sinh này sẽ tỏa sáng khi được ghép với một công việc phù hợp. Vì vậy, trong cách dạy học của người Đức rất gần gũi với dạy học dự án trải nghiệm thực tế. Rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như: Phần Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Hunggari, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... đã áp dụng rất thành công các phương pháp dạy học tích cực, trong đó dạy học chuyên đề đã được tiếp cận từ đầu những năm 2000. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt nam Xét trên nhiều khía cạnh, với các căn cứ khác nhau, thì hiện nay có nhiều nhân tố là động lực để thúc đẩy giảng viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, còn nhiều nhân tố đang là rào cản đối với đội ngũ giảng viên khi vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực vào thực tiễn. Thực hiện nghị quyết 8 hội nghị XI, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đón đầu chương trình đào tạo giáo viên, triển khai biên soạn, xuất bản và phát hành bộ sách bồi dưỡng GV, trong đó có bộ sách Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh gồm 2 quyển: Quyển 1 – Khoa học tự nhiên (Vật lí, 6
- Hóa học, Sinh học, Địa lí, ...); Quyên 2 – Khoa học xã hội (Lịch sử, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng an ninh, ...). Bộ sách giúp GV có tài liệu tham khảo để chủ động, tự tin và sáng tạo trong việc lựa chọn cách thức tổ chức dạy học chuyên đề tích hợp. Quyển sách này còn đưa ra khái niệm dạy học tích hợp, cấu trúc năng lực, các hình thức dạy học tích hợp, PP DH tích hợp. Trong đó dạy học dự án là một phương pháp có nhiều ưu điểm. Theo tác giả Trần Thị Quyên (2016) trong bài báo “Thiết kế chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào trong dạy học Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực người học” đã nhấn mạnh vai trò dạy học bằng chuyên đề: “PPDH chuyên đề giúp học sinh cảm thấy hứng thú khi học tập, giúp học sinh nâng cao khả năng tự học, tự tìm tòi và phát huy vốn hiểu biết của mình, có tư duy hệ thống, năng cao khả năng vận dụng tri thức giải quyết vấn đề của đời sống thường ngày.” Như vậy tổng quan nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam các tác giả đã nghiên cứu tập trung: - Vai trò của chuyên đề - Vai trò của dạy học tích hợp - Các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong chuyên đề,… Trong nghiên cứu của tôi, sẽ làm rõ những luận điểm sau: - Cấu trúc của 1 tài liệu của chuyên đề dạy học - Ngân hàng câu hỏi – bài tập cho chuyên đề - Tổ chức dạy học chuyên đề thông qua dạy học dự án 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 1.2.1.Khái niệm dạy học chuyên đề Dạy học chuyên đề là một quan điểm dạy học, ở đó người học phải huy động nhiều nguồn lực kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề qua đó nâng cao năng lực người học. Chuyên đề học tập không đơn thuần là sự cộng gộp cơ học nội dung các bài với nhau mà có sự liên kết và hợp nhất để tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Ngày nay, GV nên sử dụng chuyên đề trong dạy học vì 7
- bản thân vấn đề trong cuộc sống đã là tích hợp, nếu học riêng lẻ sẽ không đáp ứng được, giúp người học phát triển những năng lực của riêng mình, giúp quá tình học tập gần gũi với thực tiễn, và thông qua chuyên đề GV có nhiều cơ hội tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để phát triển năng lực người học cũng như tiết kiệm thời gian và không gây nhàm chán, quá tải cho người học. 1.2.2. Vai trò của dạy học chuyên đề Dạy học theo chuyên đề đem lại hiệu quả lớn trong việc dạy và học cụ thể như: Về phía GV: Dạy học theo chuyên đề giúp GV có thể chủ động lựa chọn và xây dựng chuyên đề học tập phù hợp với điều kiện nhà trường cũng như năng lực của HS. Về phía HS: Do không bị bó buộc về mặt thời gian như dạy theo bài/ tiết, các hoạt động học tập cũng trở nên đa dạng và tích cực hơn qua đó giúp HS phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của bản thân, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tế. 1.2.3. Đặc trưng của dạy học chuyên đề - Tất cả các kiến thức cần truyền đạt cho HS có thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực hoặc nhiều chuyên ngành khác nhau - Tận dụng tối đa những kinh nghiệm của HS có liên quan đến kiến thức chuyên đề học tập. - Bằng hệ thống câu hỏi định hướng giúp HS có thể nhận thức được những kiến thức trong chuyên đề. Hệ thống kiến thức một cách chặt chẽ, sát thực, quá trình học tập thoải mái, luôn tạo điều kiện cho HS đạt được mục đích học tập và phát triển bản thân. - Tận dụng tối ưu phương tiện, công cụ học tập xung quanh HS. - Phù hợp với từng đối tượng HS. - Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, tính hợp tác của HS. 1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của dạy học chuyên đề Ưu điểm : Dạy học theo chuyên đề là một mô hình dạy học mới thay thế cho lớp học truyền thống (bài học ngắn và cô lập, giáo viên là trung tâm 8
- với vai trò truyền đạt kiến thức) bằng việc kết cấu những nội dung mang tính chất tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề trong thực tiễn và HS là trung tâm của hoạt động học tập mà không bị quá tải. Việc học của HS thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp HS làm việc. Hạn chế: Khó khăn lớn nhất, cản trở lớn nhất tồn tại ở chính các nhà giáo dục ngại thay đổi. GV đã quen với lối mòn dạy theo tiến trình SGK, chưa mạnh dạn sử dụng các PPDH và KTDH tích cực thay vì cách dạy học truyền thống. Bước đầu làm quen với mô hình dạy học kiểu mới rất khó khăn, từ việc thiết kế nội dung chuyên đề hợp lí khoa học đến việc thiết kế các hoạt động định hướng năng lực cho người học. Vì vậy một bộ phận không nhỏ GV vẫn chọn cách an toàn là điều có thể hiểu. Tại các trường học ở nông thôn, cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa phục vụ được cho quá trình dạy học. Hơn nữa, bước đầu thay đổi phương pháp học tập HS cũng sẽ gặp phải những khó khăn, lạ lẫm và khó bắt kịp nhanh chóng do đã hình thành thói quen học thụ động từ nhỏ. Tất cả đã tạo nên 1 rào cản nhất định trong quá trình tổ chức dạy học kiểu mới. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các thầy, cô giáo đang thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn thì những khó khăn nội tại không phải là không khắc phục được. 9
- 1.2.5. Cấu trúc chuyên đề dạy học Tên các bài Tên các bài Cấu trúc nội Nội dung liên môn Nội dung Tích Định hướng các Tiết thứ của chuyên của chuyên dung bài hợp (Môi năng lực cần ( Thứ tự tiết đề theo đề theo cấu học mới trường, tiết trong PPCT) phát triển cho HS PPCT cũ trúc mới theo chuyên kiệm năng đề lượng, giáo dục địa phương, di sản … Bài 1: Tiết 1: I. Toán -Nêu cụ thể Nhận biết Bài 2: ……… II. Hóa tích hợp nội Thông hiểu dung gì? Bài 3: III. Ngữ văn Vận dụng thấp Vận dụng cao Tiết 2 ….. I. Nhận biết II. Thông hiểu III. Vận dụng thấp Vận dụng cao 10
- 1.2.6. Đánh giá chuyên đề dạy học Để đánh giá chuyên đề dạy học GV tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tương ứng. Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (Tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay). Đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó. Giáo viên cũng có xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá mục tiêu sau mỗi hoạt động hoặc sau tiết dạy của chủ đề (dành 5-10 phút) Sau mỗi chuyên đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. Đề kiểm tra 15 phút hoặc một tiết giáo viên phải xây dựng ma trận đề. 1.2.7. Phương pháp tổ chức dạy học Định hướng phương pháp dạy học: => Để tổ chức dạy học chuyên đề GV có thể sử dụng nhiều PPDH và KTDH khác nhau như: Kỹ thuật khăn trải bàn, phương pháp bàn tay nặn bột… nhưng trong đó phương pháp dạy học dự án là ưu việt hơn cả. Bên cạnh những nội dung giáo dục cốt lõi như cấu trúc và chức năng ở các cấp độ tổ chức sống: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, tương tác với môi trường, bao quát lên có di truyền, biến dị, tiến hóa; những HS có thiên hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ còn được tự chọn một số chuyên đề. Các chuyên đề nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, chú trọng các hoạt động trải nghiệm thực tế cho người học. 11
- 1.2.8. Phương pháp dạy học dự án 1.2.8.1. Khái niệm dự án Dự án nghĩa là dự thảo, phác thảo, thiết kế. Dự án có thể hiểu là một dự định, kế hoạch trong đó cần xác định rõ mục tiêu thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Khái niệm dạy học dự án: DHDA có thể được gọi bằng nhiều cách khác nhau như dựa trên dự án, dự án học tập, làm việc dự án…Tuy vậy nội dung của các khái niệm có thể cùng hiểu như sau” 1.2.8.2. Đặc điểm của dạy học dự án DHDA là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong đó HS tham gia vào việc giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn và cuối cùng phải tạo ra những sản phẩm thực tế. Dự án được phát triển từ những vấn đề mang tính thách thức, không thể giải quyết chỉ bằng kiến thức học vẹt. Dự án đặt học sinh vào những vai trò tích cực như: Người giải quyết vấn đề, ra quyết định, điều tra hay người viết báo cáo. Hình thức chủ yếu trong dạy học dự án là hoạt động nhóm. Mục tiêu của dạy học dự án: Dự án hướng tới những mục tiêu quan trọng và đặc thù: Giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng chúng vào thực tiễn, DHDA hướng tới phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao (Phân tích, tổng hợp, so sánh), năng lực giải quyết vấn đề cùng kĩ năng sống và làm việc. Dự án giúp khơi dậy sự hứng thú, niềm say mê khám phá tìm tòi trong mỗi học sinh. 1.2.8.3. Vai trò của dạy học dự án Đối với giáo viên: Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức đến học sinh gắn với thực tiễn và khắc sâu được kiến thức. Đối với học sinh Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự án có ý nghĩa thực tiễn xã hội. DHDA tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút 12
- người học vào những dự án phức tạp trong thế giới thực và người học sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng các kỹ năng và kiến thức của mình. Định hướng hành động: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết hợp nhiều giác quan. Người học khám phá, giải thích và tổng hợp thông tin cá nhân một cách ý nghĩa Định hướng sản phẩm : Đó là những sản phẩm hành động có thể công bố, giới thiệu được. Kết quả dự án có thể là bài báo,trình bày, mô hình, thí nghiệm… Tính tự lực cao của người học: Người học tham gia tích cực và tự lực vào tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học : đề xuất vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề và trình bày kết quả thực hiện. Định hướng hứng thú: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng thú người học, thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và mong muốn được đánh giá. Cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp làm tăng hứng thú học tập của người học. Cộng tác làm việc : Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang tính xã hội. DHDA thúc đẩy sự cộng tác giữa người học với giáo viên và người học với nhau. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án Vai trò của giáo viên: các hoạt động dự án trong lớp học đòi hỏi vai trò của giáo viên phải được thay đổi. giáo viên từ bỏ cách đọc giảng truyền thống, họ không còn phụ thuộc vào giáo trình hoặc các tài liệu dạy học sẵn có. Giai đoạn chuẩn bị dự án đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để lập kế hoạch thiết kế dự án, thiết kế các tài liệu hỗ trợ, chuẩn bị điều kiện cho dự án. Trong suốt quá trình thực hiện dự án viên thể hiện vai trò người kiểm tra đánh giá hướng dẫn, định hướng, trợ giúp học sinh. Vai trò của học sinh: Hoạt động dự án cũng làm thay đổi vai trò của HS. HS có thể không quen thể hiện vai trò chủ động trong lớp học. trong các dự án, HS là người phát hiện và giải quyết vấn đề, được đưa ra nhiều quyết định, được cộng tác làm việc, đưa ra sáng kiến,được trình bày trước đám 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 377 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 704 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 189 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 93 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn