intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Le Chi Hung Cuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:51

314
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai tham gia vào hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của đất nước. Theo điều 1 luật đất đai 2003 thì đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiêp hoá hiện đại hoá cùng với sự tăng nhanh của dân số và phát triển của nền kinh tế đã gây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình

  1. BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình 1
  2. MỤC LỤC PHẦN 1 ................................ ...................................................................................................................... 3 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ ................................ ......... 4 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................................... 4 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài................................................................ ................................ ............ 5 1.2.1. Mục đích................................................................................................ ................................ ............ 5 1.2.2. Yêu cầu.............................................................................................................................................. 5 PHẦN 2 ................................ ...................................................................................................................... 6 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................................................ 6 2.1.1. Khái niệm về đất đai, vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 6 2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai................................ ................................ .............................. 7 2.1.3. Những vấn đề về quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.............................. 8 2.1.4. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về cấp giấy CNQSDĐ .................................................................................................................................................. 12 2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................................... 13 2.2.1. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất ở tỉnh Quảng Bình.......................................................... 13 2.2.2. Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................ ............................................................................................................................. 14 PHẦN 3 ................................ .................................................................................................................... 16 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ ............................................................................................. 16 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................ ..................................................................... 16 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 16 3.2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................................... 16 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ ................................ ................ 16 PHẦN 4 ................................ .................................................................................................................... 17 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ ................................ ......................... 17 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................................................... 17 2
  3. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................................... 17 Bảng 01: Các loại thổ nhưỡng của huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình ................................ ................... 19 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................ ................................ ................ 21 Bảng 02: Cơ cấu kinh tế các ngành (đơn vị: %) ................................ ................................ ...................... 21 4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy ................................................. 24 4.2.1. Tình hình quản lý đất ................................ ................................ ................................ ...................... 24 Bảng 03: Diện tích và cơ cấu các loại đất chuyên dùng đến năm 2010 ................................ ................... 26 Bảng 04: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010...................................................................... 26 Bảng 05: Thu hồi đất năm 2008 ............................................................................................................... 27 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................................................... 31 4.2.3. Phân tích tình hình biến động đất đai.............................................................................................. 32 Bảng 06: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2008........................................................................... 33 4.3. Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy ............. 33 4 .3.1. Th ực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tr ên đ ịa b àn huyện ............................ 33 Bảng 07: Tổng hợp kết quả giao đất,cấp giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng đất năm 2008 ........ 38 4.3.2. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy .............. 42 Bảng 08: Thống kê việc cấp GCNQSDĐ qua các năm ............................................................................ 43 4.3.3. Một số thuận lợi và khó khăn, tồn tại trong quá trình cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................ .................................................................................................................... 44 4.4. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ............................. 45 PHẦN V ................................................................ ................................ ................................ ................... 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 47 5.1. Kết luận ................................................................................................ ................................ ............. 47 5.2. Kiến nghị ................................ ................................ ........................................................................... 48 PHẦN 1 3
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đ ất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai tham gia vào ho ạt động của đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của đất nước. Theo điều 1 luật đất đai 2003 thì đ ất đai thuộc sở hữu của to àn dân do nhà nư ớc quản lý. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đ ẩy mạnh c ông nghiêp hoá hiện đại hoá cùng v ới sự tăng nhanh của dân số và phát triển của nền kinh tế đ ã gây áp lực rất lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không hề đ ược tăng lên. V ậy đòi hỏi con người phải biết cách sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đ ất đai có giới hạn đó. Đặt biệt trong giai đo ạn hiện nay các vấn đề về đất đai là một vấn đề hết sức nóng bỏng, các vấn đề trong lĩnh vực n ày ngày càng phức tạp v à nhạy cảm. Do đó ho ạt động quản lý về đất đai của nh à nước có vai trò rất quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công b ằng và ổ n định kinh tế xã hội. Lệ Thủy là m ột huyện ven biển có cả rừng v à biển,có những mặt hạn c hế về tiềm năng đất đai. Trong nhiều năm qua nhu cầu về đất đai trên địa bàn huyện liên tục tăng, qua các năm đã làm cho quỹ đất của có nhiều biến động. Trong khi đó vấn đề quản lý đất đai trên toàn huyện vẫn đang còn hạn chế và công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện vẫn đang còn lỏng lẻo, số hộ được cấp giấy đang còn rất ít, người dân sử dụng đất đang còn tuỳ tiện. Ngo ài ra việc xây dựng các quy ho ạch kế hoạch của các cấp các ngành đang còn chồng chéo thiếu đồng bộ cũng đã tạo ra những khó khăn cho vấn đề quản lý đất trên địa bàn huyện. Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác điều tra đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất, với vai trò là m ột sinh viên đang thực tập tốt nghiệp, được sự phân công của Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông N ghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Huế, được sự hướng dẫn tận tình của t h ầy giáo T h.s Đ inh Văn Thóa, cùng v ới sự chấp nhận của phòng TN và 4
  5. M T huy ện Lệ Thủy tôi đ ã ti ến hành th ực hiện đề t ài “ Đánh giá công tác c ấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tr ên đ ịa b àn huy ện Lệ Thủy - t ỉnh Quảng B ình” 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Đ ánh giá hiệu quả và hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận, tìm ra những nguyên nhân, và biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với mong muốn đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện tố t hơn trong hiện tại cũng như trong tương lai. 1.2.2. Yêu cầ u - Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa b àn huyện. - Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử d ụng đ ất. - Phân tích đầy đ ủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đ ình, cá nhân trên đ ịa bàn huyện. 5
  6. PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC V ẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về đất đai, vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - K hái niệm: Theo Đôcutraiep người Nga thì: “Đất là vật thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp của 5 yếu tố: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian, đối với trồng trọt thì có thêm yếu tố con người ” N goài ra còn có nhiều định nghĩa khác nữa nhưng tùy theo lĩnh vực mà người ta có thể định nghĩa đất đai theo nhiều cách khác nhau. - V ai trò của đất đai: Đ ất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống và là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đ ất đai tham gia vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của xã hội. Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hoá và mở cửa hội nhập thì đất đai vẫn giữ một vị trí then chốt trong các ngành. Đồng thời đất đai là nguồn lực cơ bản quan trọng nhất góp phần cho sự phát triển đất nước . - Phân loại đất đai: Theo sự thống nhất về quản lý và sử dụng đất của Luật đất đai 2003, đất đai nước ta được phân loại theo các nhóm sau: + N hóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. + N hóm đ ất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở (gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị), đất chuyên dùng (gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây d ựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào m ục đích quốc phòng, an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng), đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông ngòi kênh rạch, suối và mặt nước, đất phi nông nghiệp khác. 6
  7. + N hóm đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. 2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai 2.1.2.1. Khái niệm - Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. - Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quản lý quy định tại điều 6 luật đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của to àn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và các phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đất đúng mục đích phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong tương lai tránh hiện tượng phân tán và đất bị bỏ hoang hoá. 2.1.2.2. Vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai Q uản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Cụ thể là: - Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế , xã hội và đất nước; bảo đảm sử dung đúng mục đích, tiết kiệm, đật hiệu quả cao. Giúp cho N hà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp để bảo vệ và sử dụng đất đai hiệu quả hơn. - Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý to àn bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả. - Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doang nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai. - Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá, chính sách thuế, chinh sách đầu tư... Nhà nước kích thích 7
  8. các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và b ảo vệ môi trường sinh thái. 2.1.3. Những vấn đề về quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.1.3.1. Khái niệm về quyền sử dụng đất Q uyền sử dụng đất là quyền của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, được nhà nước giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để sử dụng vào cácmục đích theo quy định của pháp luật 2.1.3.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khái niệm về GCN QSDĐ G CN QSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. * Ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: G CN QSDĐ là một chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất, là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. V iệc cấp GCN Q SDĐ với mục đích để nhà nước tiến hành các biện pháp quản lý nhà nước đối với đất đai, người sử dụng đất an tâm khai thác tốt mọi tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên đất cho thế hệ sau này. Thông qua việc cấp GCN Q SDĐ để nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất. Những quy định về cấp GCN QSDĐ 1. GCNQSDĐ được cấp cho người sử dụng đất theo mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất. Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên G CNQSDĐ; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản. 2. GCN Q SDĐ do bộ TN -MT phát hành. 8
  9. 3. GCN Q SDĐ được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp GCNQSDĐ là tài sản chung của vợ và chồng thì GCN Q SDĐ phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng. T rường hợp thử a đ ất có nhiều cá nhân, hộ gia đ ình, tổ chức cùng sử d ụng t hì GCN QSD Đ được cấp cho từng cá nhân, hộ gia đ ình, từng tổ c hức đồng quyền sử dụng. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng đân cư thì GCN QSDĐ được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì G CN QSDĐ được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó. 4. Trường hợp người sử dụng đất đ ã được cấp GCN QSDĐ, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị thì không phải đổi giấy chứng nhận đó sang GCN QSDĐ theo quy đ ịnh của luật này. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp GCN Q SDĐ theo quy định của luật này. Những trường hợp được cấp GCN QSDĐ N hà nước cấp GCN QSDĐ cho những trường hợp sau đây: 1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; 2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đ ến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp G CN QSDĐ; 3. Người đang sử dụng đất được quy định tại điều 50 và điều 51 của luật đất đai năm 2003 mà chưa được cấp GCN Q SDĐ; 4. Người được chuyển đổi chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất; 5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết đ ịnh của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước đ ã được thi hành; 9
  10. 6. Người trúng đấu giá sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; 7 . Ngư ời sử dụng đất theo quy đ ịnh tại điều 90, 91 v à 92 Lu ật đ ất đai năm 2003; 8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở; 9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở. Đ iều kiện để được cấp GCN QSDĐ Cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất: 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chập mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì đ ược cấp GCN QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng ho à XHCN Việt Nam b) GCN QSDĐ tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp ho ặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính. c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 ; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cập cho người sử dụng đất . 2. Hộ gia đình cá nhân đ ang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 trên đây mà trên đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đ ến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì đ ược cấp GCN QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất. 10
  11. 3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo nay được UBND xã nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp GCN QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 trên đây nhưng đất đã sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đ ất không có tranh chấp, phù hợp với QHSDĐ thì đ ược cấp GCN QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất. 5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp GCN QSDĐ sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 trên đây nhưng đất đ ã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, nay được U BND xã, phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp, phù hợp với QHSDĐ đã được xét duyệt với nơi đã có QHSDĐ thì đ ược cấp GCN QSDĐ và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCN Q SDĐ; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 8 . C ộng đồng dân c ư đang sử dụng đất có các công tr ình là đ ình, đ ền, miếu, am, từ đ ường, nhà thờ họ đ ược cấp GCN Q SDĐ khi có các đ iều kiện sau đây: a) Có đơn đề nghị xin cấp GCN Q SDĐ; b) Được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đ ất xác nhận là đất dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp. Cấp GCN QSDĐ cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất: 1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp GCN Q SDĐ đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; 11
  12. 2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp G CNQSDĐ được giải quyết như sau: a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả; b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất cho U BND huyện, quận, thị x ã, thành phố thuộc tỉnh để quản lý; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lam muối đã được nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở thì phải bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất xét duyệt trước khi b àn giao cho địa phương quản lý. 3. Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình th ức thuê đất thì cơ quan quản lý đ ất đai của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương làm thủ tục ký hợp đồng thuê đ ất trước khi cấp GCN Q SDĐ. 4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất đ ược cấp GCN QSDĐ khi có các điều kiện sau đây: a) Cơ sở tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động; b) Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó; c) Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo đó. 2.1.4. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai và trách nhiệm cơ quan quản lý N hà nước về cấp giấy CNQSDĐ 2.1.4.1. Cơ quan quản lý đất đai Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở gắn với quản lý tài nguyên và môi trường, có bộ máy tổ chức cụ thể như sau: - Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương la Sở Tài nguyên và Môi trường. - Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường. 12
  13. - Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính. 2.1.4.2. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ Theo quy định tại diều 52 Luật đất đai 2003, thẩm quyền cấp GCN Q SDĐ cụ thể như sau: 1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp GCN QSDĐ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân ở nước ngo ài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này. 2. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đ ình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với q uyền sử dụng đất ở. 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ quy định tại khoản 1 điều này được uỷ quyền cho các cơ quan quản lý đất đai cùng cấp. Chính phủ quy định điều kiện được uỷ quyền cấp GCN QSDĐ. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất ở tỉnh Quảng Bình G iai đoạn trước Luật đất đai 2003 ra đời thì Quảng Bình là một tỉnh mới được thành lập do chia tách từ tỉnh Bình Trị Thiên củ, do vậy đời sống kinh tế, x ã hội cũng như các ngành, lĩnh vực còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên tình hình quản lý sử dụng đất vẫn đạt kết quả tốt. - Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý đất đai theo Luật đất đai 1993 và Luật đất đai sửa đổi 1998 và 2001. - Thực hiện tốt các Nghị định 64 và Nghị định 60 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp và quyền sở hửu nhà ở, đất ở đô thị và các Nghi định Thông tư liên quan đến quản lý sử dụng đất. - Tất cả các địa phương trong tỉnh đều đã xây dựng phương án quy ho ạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010. - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Sau khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành phổ biến luật mới đến với người dân, do đó công tác quản lý đất đai trên địa bàn được thực hiện nghiêm túc. Tuy trong những năm đầu khi có Luật đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực, do có nhiều điều khoản mới nên công tác tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng và sai sót. Việc thực hiện cấp GCN 13
  14. QSDĐ được thực hiện theo đúng quy định tại các Nghi định, Thông tư văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành liên quan. - Thẩm quyền cấp GCN QSDĐ được tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2003. - Đ ã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Trình tự, thủ tục cấp GCN QSDĐ được thực hiện thống nhất theo quy định tại Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ và Nghị định 84/2007/CP của Chính phủ bổ sung một số điều trong cấp GCN QSDĐ và thu hồi đất. - Công tác cấp giấy chứng nhân quyền cho các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện theo cơ chế "một cửa" đảm bảo đúng theo tinh thần cải cách hành chính. Hiện nay trên đ ịa bàn tỉnh có 6 huyện và 1 thành phố đều có bộ phận giao dịch một cửa để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Các quy trình, thủ tục hồ sơ, thời gian thực hiện, thẩm quyền giải quyết đều được niêm yết công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất khi làm các thủ tục xin cấp GCN QSDĐ. 2.2.2. Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Văn bản trước Luật đất đai 2003 có hiệu lực: - Luật đất đai 1993 - Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài. - N ghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị. - Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ. - Nghị định 38/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Chỉ thị 18/1999/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Chính phủ về m ột số biện pháp đẩy mạnh việc ho àn thiện công tác cấp GCN QSDĐ nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000. 14
  15. Văn bản sau Luật đất đai 2003 có hiệu lực: - Luật đất đai 2003 - N ghị định 181/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003. - Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính. - Q uyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ban hành về quy định sử dụng đất. - N ghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư 117/2004/TT-BTC của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện N ghị định 198/2004/NĐ-CP. - Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất; trình tự thủ tục bồi thường, hổ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Nghị định 44/2008/NĐ -CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ -CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. 15
  16. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI D UNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tình hình cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. -Thời gian thực hiện: từ 06/ 01/ 2010 đ ến 09/ 05/ 2010 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Nội dung nghiên cứu - Đ ánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Tình hình quản lý và sử dụng đất đai - Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy - Một số giải pháp nhằm đ ẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Cụ thể là trong đ ề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu về: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu về quản lý nhà nước về đất đai và các văn bản có liên quan. 3.2.2.2. Phương pháp so sánh Cụ thể là so sánh các số liệu qua các năm để rút ra những kết luận và tìm ra các nguyên nhân tạo nên sự biến đổi đó. 3.2.2.3. Phương pháp kế thừa bổ sung Thừa kế những số liệu tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ sung những vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu. 3.2.2.4. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu -Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đ ến đề tài. - Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau. - Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đ ề cụ thể. 16
  17. PHẦN 4 KẾT QUẢ N GHIÊN C ỨU V À THẢO LUẬN 4.1. Đ iều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1. Đ iều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Lệ Thủy có tổng diện tích tự nhiên: 141413 ha, là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, có tọa độ địa lý: 106025'- 106059' kinh đông; 16 055'-17022' vĩ bắc. - Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh - Phía Tây giáp nước CHDCND Lào - Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị - Phía Bắc giáp biển Đông. 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo Lệ Thủy là một huyện ven biển có cả rừng và biển, phía Tây là đồi núi của dãy Trường Sơn. Đ ồng bằng thấp trũng bị kẹp giữa những cồn cát ven biển và vùng núi phía Tây và phía Nam, địa hình nghiêng theo hướng Tây - Bắc, Đông - N am. Đ ịa hình đồi núi chiếm 77% diện tích tự nhiên, toàn huyện có các d ạng địa hình sau: - Đ ịa hình núi cao: chiếm phần nhiều diện tích của toàn huyện - Đ ịa hình đồi thấp thoải: gồm các dãy đồi thấp dọc đ ường Trường Sơn và các đồi cát ven biển. - Vùng đồng bằng: nằm ở hạ lưu sông Kiến Giang, kẹp giữa đường Hồ Chí Minh. 4.1.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn - Khí hậu Lệ Thủy nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng của khí hậu miền bắc có mùa Đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít có gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm làm nhiệt độ tăng lên, độ ẩm không khí thấp. Lệ Thủy có nền nhiệt độ cao, số giờ nắng trung bình hằng năm là 1750 giờ, nhiệt độ trung bình 24,60C; lượng mưa trung bình cả năm là 2159 mm; số 17
  18. ngày mưa trung bình trong năm là 148 ngày. Tháng mưa nhiều là 10 và 11, tháng ít mưa là 2 và tháng 3. Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (83%), ngay nhưng tháng khô hạn nhất độ ẩm trung b ình vẵn thường xuyên trên 70%. Bão lụt thường xuất hiện từ tháng 9 - 10, trung bình hằng năm có 2 đến 3 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến các vùng ven biển gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. - Thu ỷ văn Lệ Thủy có con sông chính là sông Kiến Giang và các sông suối nhỏ như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Phú Hòa, Phú K ỳ. Sông suối ở Lệ Thủy có đặc điểm là ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn thường gây ra lủ lụt trong mùa mưa. Sự phân bố dòng chảy theo mùa rỏ rệt, m ùa mưa lượng nước rất lớn, thường gây lũ lụt; mùa khô ít mưa, vùng hạ lưu sông bị bốc mặn, bốc phèn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất đai Do là một huyện có rừng và biển, nên trên địa bàn huyện có 10 nhóm đất với 33 đơn vị đất: - N hóm đ ất cát có diện tích 16.168 ha chiếm 11,46% diện tích tự nhiên toàn huyện gồm 2 đ ơn v ị đất: cồn cát trắng vàng và đ ất cát biển trung tính ít chua. - Nhóm đất mặn có diện tích 545 ha chiếm 0,39% diện tích tự nhiên gồm đất mặn trung bình và ít. - N hóm đất phèn có diện tích 2.752 ha chiếm 1,95% diện tích tư nhiên. - Nhóm đ ất phù sa có diện tích 6.035 ha chiếm 4,28% diện tích tự nhiên, gồm 1 đơn vị đất là phù sa chua. - N hóm đất gley có diện tích 1327 ha chiếm 0,94% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất mới biến đổi có diện tích 1008 ha chiếm 0,71% diện tích tự nhiên. - Đất có tầng loang lổ có diện tích 716 ha chiếm 0,51% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 101.169 ha chiếm 71,72% diện tích tự nhiên, gồm 6 đơn vị đất: đất xám cơ giới nhẹ, đất xám bạc m àu, đất xám feralit, đất xám kết von, đất xám loang lổ, đất xám trên núi. - N hóm đất đỏ diện tích 1303 ha chiếm 0,61% diện tích tự nhiên. 18
  19. - Đ ất tầng mỏng có diện tích 6.327 chiếm 4,49% diện tích tự nhiên. Bảng 01: Các loại thổ nhưỡng của huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng B ình Diện tích C ơ cấu Loại đất ( ha ) % 137.350 Tổng diện tích thổ nhưỡng - Nhóm đất cát 16.168 11,46 - Nhóm đ ất mặn 545 0,39 - Nhóm đ ất phèn 2.752 1,95 - Nhóm đ ất phù sa 6.035 4,28 - Nhóm đ ất gley 1327 0,94 - Nhóm đ ất mới biến đổi 1008 0,71 - Đất có tầng loang lổ 716 0,51 - Nhóm đất xám 101.169 71,72 - Nhóm đ ất đỏ 1303 0,61 - Đất tầng mỏng 6.327 4,49 (Nguồn: Phòng TN & MT huyện Lệ Thủy năm 2008) - Tài nguyên nước Lệ Thủy có sông Kiến Giang và một số sông suối nhỏ khác thuận lợi cho vận tải đường thủy và nuôi trồng thủy sản. Có các công trình thủy lợi, hồ chứa nước phục vụ cho tuới tiêu sản xuất nông nghiệp, ngăn lũ. Lượng nước và chất lượng nước nhìn chung khá tốt thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh ho ạt của người dân. - Tài nguyên rừng Lệ Thủy có 94225 ha rừng tự nhiên chiếm 66,63 diện tích tự nhiên, trong đó rừng giàu chiếm 10%, rừng trung bình chiếm khoảng 36%, rừng nghèo 54%. Rừng có nhiều loại gỗ quý như: lim, táu, sến... Đặc biệt có hàng ngàn ha thông nhựa đang thời kỳ khai thác, cung cấp nguyên liệu quý cho công nghiệp. 19
  20. - Tài nguyên khoáng sản H uyện Lệ Thủy có trữ lượng đá vôi lớn cho phép triển khai ngành công nghiệp và vật liệu xây dựng, có suối nước nóng Bang được khai thác làm nước giải khát và nơi nghỉ ngơi du lịch, có trữ lượng lớn cát trắng có thể làm thủy tinh cao cấp phục vụ cho xuất khẩu và sản xuất gạch Silicat. - Tài nguyên biển Lệ Thủy có đường bờ biển dài 30 km, với ngư trường rộng hàng trăm hải lý, có nguồn lợi thủy sản phong phú. Ven biển có hàng trăm ha bãi cát có thể nuôi trồng thủy sản có giá trị như tôm, cua... - Tài nguyên nhân văn N gười dân trong huyện có truyền thống cách mạng, bản chất cần cù lao động,tinh thần đoàn kết. Quan hệ giữa người dân nông thôn được giữ gìn tốt. Phong tục tập quán văn hóa nói chung lành mạnh, các lễ hội hàng năm được tổ chức làm đời sống tinh thần của người dân thêm phong phú. 4.1.1.5. Đánh giá điều kiện tự nhiên N hìn chung với điệu kiện tự nhiên của huyện có những thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: Lệ thủy có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường tương đối thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế tổng hơp đa dạng, bền vững gồm có: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. - Khó khăn : K hí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lụt vào mùa mưa và nắng hạn, gió Tây Nam vào mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất. Môi trường sinh thái bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, mặt khác bị áp lực dân số tăng nhanh, một số tài nguyên khai thác chưa có kế hoạch nên hiệu quả không cao. Cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây tuy chú trọng đầu tư, song nhìn chung vẫn còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phuc vu đời sống nhân dân, lại bị sự phá loại của thiên nhiên nên xuống cấp nhanh, gây khó khăn cho sự p hát triển kinh tế. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2