Báo cáo đề tài Phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng
lượt xem 197
download
Ngành ngân hàng Việt Nam đã có một quá trình phát triển tuy không phải là dài so với các nước trên thế giới nhưng đã có nhiều sự thay đổi. Nhìn toàn cảnh sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có những nét chính sau: Trước năm 1990, Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống 1 cấp có nghĩa là không có sự tách bạch giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh, ngân hàng Nhà nước đồng thời cũng là ngân hàng thương mại và ngược lại....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài Phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 Đề tài : Phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng Nhóm thực hiện: Nhóm 8- Lớp Tài chính doanh nghiệp A- K49. Nhóm trưởng: Đỗ Thị Loan Các thành viên: Bùi Thị Tú Anh Lương Mai Chi Nguyễn Thị Đoan Trần Thanh Hoàng Phạm Thị Hồng Trần Thị Thu Nga Nguyễn Văn Phượng Nguyễn Thị Thêm Phạm Thị Hoài Thương Nguyễn Minh Trí Nguyễn Đắc Trọng. 1
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 MỤC LỤC Đề tài : ............................................................................................................................ 1 Nhóm thực hiện: Nhóm 8- Lớp Tài chính doanh nghiệp A- K49. .................................. 1 Nhóm trưởng: Đỗ Thị Loan ........................................................................................ 1 Lương Mai Chi ............................................................................................................... 1 Nguyễn Thị Đoan ........................................................................................................... 1 Trần Thanh Hoàng ........................................................................................................ 1 Phạm Thị Hồng .............................................................................................................. 1 Trần Thị Thu Nga .......................................................................................................... 1 Nguyễn Văn Phượng ...................................................................................................... 1 Nguyễn Thị Thêm........................................................................................................... 1 Phạm Thị Hoài Thương ................................................................................................. 1 Nguyễn Minh Trí............................................................................................................ 1 Nguyễn Đắc Trọng. ........................................................................................................ 1 Phần A.Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam. ..................................................... 3 Phần B. Thực trạng ngành ngân hàng hiện nay. .......................................................... 4 Lạm phát: ....................................................................................................................... 4 Cơn bão tài chính Mỹ:.................................................................................................... 5 Cạnh tranh giữa các ngân hàng: ................................................................................... 5 2.Ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2009 .................................................................. 5 Phần C. Tiềm năng ngành ngân hàng Việt Nam .......................................................... 8 1. Những cơ hội.............................................................................................................. 8 2. Những thách thức ...................................................................................................... 9 1.000 tỷ đồng ................................................................................................................ 10 Khó khăn về nhân lực .................................................................................................... 11 Phần D: Cổ phiếu ngành ngân hàng ........................................................................... 11 a) Tăng khiêm tốn ......................................................................................................... 11 b) Thu nhập chưa hấp dẫn ............................................................................................. 12 c) Thanh khoản thị trường tốt dẫn dắt một tháng 8 tăng khá vững .................................. 12 2. Phân tích cổ phiếu ngân hàng nhìn từ P/E ............................................................. 13 Các chỉ số ngành Ngân Hàng Việt Nam: .................................................................... 13 Bảng so sánh chỉ số của một sô ngành trên thị trường hiện nay: .............................. 13 - SHB: 8 tháng 2009 lãi 303,6 tỷ đồng ........................................................................... 14 Các chỉ số ngành Ngân Hàng Trung Quốc ................................................................. 15 Phần E:ĐỀ XUẤT ....................................................................................................... 15 2
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 Phần A.Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam. 1.Quá trình hình thành và phát triển. Ngành ngân hàng Việt Nam đã có một quá trình phát triển tuy không phải là dài so với các nước trên thế giới nhưng đã có nhiều sự thay đổi. Nhìn toàn cảnh sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có những nét chính sau: Trước năm 1990, Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống 1 cấp có nghĩa là không có sự tách bạch giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh, ngân hàng Nhà nước đồng thời cũng là ngân hàng thương mại và ngược lại. Đây là kết quả của một nền kinh tế tập trung, bao cấp, trong đó cấp phát vốn là nhiệm vụ cơ bản của hệ thống ngân hàng. Sau năm 1986, năm khởi đầu của công cuộc đổi mới đất nước, ngành ngân hàng cũng đứng truớc yêu cầu phải thay đổi và cuối tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp.Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được pháp luật phân biệt rạch ròi: + Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một ngân hàng Trung ương là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của nhà Nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với các hệ thống ngân hàng cấp 2. + Cấp ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện. Cho đến thời điểm hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn là nhân tố nòng cốt, tích cực trong việc huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển nền kinh tế bên cạnh kênh huy động vốn đang rất lớn mạnh là thị trường chứng khoán. Với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM), nền văn minh tiền tệ Việt Nam đã từng bước ổn định giá trị, tính đa dạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt và không ngừng hoàn thiện các công nghệ điều hành cũng như công nghệ thanh toán hiện đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay ngành ngân hàng có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Sự tăng lên nhanh chóng về số lượng của các ngân hàng, về quy mô vốn điều lệ, về mạng lưới giao dịch cho thấy điều đó. Nhìn chung thì trên thị trường ngân hàng hiện nay, các ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn chiếm vai trò chủ đạo trên nhiều mảng hoạt động. Tuy nhiên sự trỗi dậy của khối ngân hàng thương mại cổ phần và trong tương lai là khối ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã và đang đe dọa vai trò này. Ngành ngân hàng đã và đang có những đóng góp hết sức to lớn cho sự phát triển 3
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 của nền kinh tế quốc dân và bản thân kinh doanh ngân hàng đã và đang đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các ông chủ ngân hàng, nhưng để đánh giá được đấy đủ thực trạng và triển vọng kinh doanh của ngành ngân hàng Việt Nam, cần thiết phải đánh giá tổng thể và dựa trên số liệu đáng tin cậy. 2.Số lượng ngân hàng giai đoạn năm 1991-2008. Trong lịch sử nền kinh tế thương mại qua các năm, ngành ngân hàng đã có sự thay đổi nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng năm 2007, và 81 năm 2008. Số lượng ngân hàng tăng thêm chủ yếu tập trung vào 2 khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho thấy sức hấp dẫn cuả ngành ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008 NHTMLD 1 3 4 4 4 4 4 5 5 6 NHTMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 4 5 CNNHTMNN 0 8 18 24 26 26 29 31 35 44 NHTMCP 4 41 48 51 48 39 37 34 35 36 Năm 2008, trên thị trường NHTM Việt Nam có 6 ngân hàng thương mại liên doanh, 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 44 chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài và 36 ngân hàng thương mại cổ phần. Chúng ta có thể thấy số lượng ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong giai đoạn năm 1991-1993, từ con số 4 NH lên đến 41 NH, các năm sau đó số lượng các ngân hàng TMCP tiếp tục tăng lên và đạt đến đỉnh điểm là 51 vào năm 1997...Sau đó 1 số ngân hàng NHTMCP do hoạt động không hiệu quả và bị phá sản, bị mua lại, dẫn đến số lượng các ngân hàng TMCP giảm xuống và đến năm 2008 số NHTMCP là 36. Và năm 2009 là 39. Các chi nhánh NHTM nước ngoài thì có số lượng ngày càng tăng lên cùng với sự mở cửa và sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, đến năm 2008 số lượng các chi nhánh NHTMNN đã đạt 44, đến năm 2009 là 40. Như vậy Tính đến năm 2008 và 2009 các NHTMQD và CNNHTMNN đang dẫn đầu về số lượng . Các NHTMQD và NHTMLD tuy không có số lượng vượt trội nhưng xét về thị phần cả huy động vốn và cho vay các NHTMQD vẫn đang đứng đầu trên thị trường. Phần B. Thực trạng ngành ngân hàng hiện nay. 1.Năm 2008 Ngành ngân hàng trong năm 2008 đã trải qua nhiều biến động khó khăn. Lạm phát: Đầu năm phải đối mặt với lạm phát tăng cao (24%) do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng. 4
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 Thứ nhất: họ phải tăng lãi suất vay tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Thứ hai: Do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, tăng khả năng rủi ro của các ngân hàng. Thứ ba: Do lý do thứ hai nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chi phí cho ngân hàng. Cơn bão tài chính Mỹ: Gần cuối năm 2008, ngành tài chính ngân hàng phải đón nhận tin cơn bão tài chính ở Mỹ. Cạnh tranh giữa các ngân hàng: Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay. HSBC đã được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân hàng con cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới. HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14,4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các ngân hàng nội. Cạnh tranh với ngân hàng trong nước: Điều này là hiển nhiên nhưng có xu thế mới đó là việc hợp tác của các ngân hàng nội. Việc rõ ràng nhất là “liên minh ATM”. (Vietcombank và Techcombank). Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh, sức thu hút khách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong liên minh. 2.Ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2009 Bước sang năm 2009, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã dần đi vào hoạt động ổn định. Đặc biệt vừa qua gói kích cầu của Chính phủ đã phát huy tác dụng đúng lúc, giúp hoạt động của ngành tài chính khởi sắc hơn. Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại thông báo đã hoàn thành những kế hoạch kinh doanh chính của cả năm 2009. a) Quy mô vốn điều lệ. Năm 2008 và 2009 là khoảng thời gian mà rất nhiều ngân hàng tiến hành tăng vốn điều lệ theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng do Chính phủ ban hành, đối với ngân hàng TMCP, mức vốn pháp định áp dụng cho đến cuối năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và áp dụng cho đến cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch đề ra trong năm nay của nhiều ngân hàng (NH) thì vốn điều lệ sẽ được điều chỉnh tăng lên ở mức khá cao so với 5
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 năm 2007. Nhiều NH đặt kế hoạch tăng vốn lên hàng đầu, với tham vọng nâng cao tiềm lực tài chính, mở rộng tín dụng. LienVietBank vừa thực hiện kế hoạch tăng VĐL lên 3.650 tỷ đồng. Eximbank cũng được NHNN chấp thuận kế hoạch nâng vốn từ 7.219 tỷ đồng lên hơn 8.800 tỷ đồng vào cuối tháng 6/2009. Thực hiện kế hoạch tăng VĐL năm 2009 đã được đại hội cổ đông (ĐHCĐ) chấp thuận, từ ngày 15/7, SCB chính thức tăng vốn từ hơn 3.299 tỷ đồng lên trên 3.636 tỷ đồng thông qua việc phát hành CP trả cổ tức đợt 2/2008 và CP thưởng từ nguồn thặng dư vốn. Trước đó, DongA Bank cũng đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn từ 2.800 tỷ đồng lên 3.400 tỷ đồng. Kế hoạch từ nay đến cuối năm các NH như: Sacombank, ACB và kể cả DongA Bank cũng tăng thêm VĐL. Và không chỉ có các NH lớn, ngay cả những NH nhỏ cũng không đứng ngoài cuộc mà đang xúc tiến để hoàn thành kế hoạch đề ra. Trong đó, nhiều NH quy mô vừa và nhỏ có tham vọng tăng vốn gấp đôi so với hiện tại, cho dù cuối năm trước phải chạy đua với thời gian mới đáp ứng được lộ trình. Ngoại trừ SHB thì cả VCB, STB và ACB đều là những ngân hàng lớn và có thể coi là những tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng. Bên cạnh ngân hàng mẹ, các ngân hàng này có các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, cho thuê tài chính, kinh doanh vàng ngoại tệ… Dưới đây là một số những so sánh khái quát về hoạt động cũng như tầm ảnh hưởng của các ngân hàng này tới thị trường. VCB ACB STB SHB Giá trị thị trường (tỷ đồng) 60.504 31.292 17.513 6.540 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 12.101 6.322 5.116 2.000 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 13.790 7.766 7.638 2.267 Tổng Tài sản (tỷ đồng) 221.950 105.306 67.469 14.381 Tổng huy động (tỷ đồng) 196.507 75.113 58.635 n/a Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 112.793 34.833 33.708 n/a LNTT 2008 (tỷ đồng) 3325 2561 1110 269 KH LNTT 2009 (tỷ đồng) 3320 2700 1600 6
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 Số điểm giao dịch 271 n/a 247 n/a CBCNV 9.212 n/a 6.016 n/a Xét trên một số tiêu chí hoạt động như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động, dư nợ… thì Vietcombank có quy mô lớn hơn rất nhiều so với ACB và Sacombank. Trong khi đó, đây lại là hai ngân hàng lớn nhất trong số các ngân hàng TMCP tư nhân. Tính đến 31/12/2008, tổng tài sản của VCB đạt 222 nghìn tỷ đồng, gấp đôi ACB (105 nghìn tỷ) và gấp 3 lần STB (67 nghìn tỷ). Với tổng tài sản chỉ đạt hơn 14 nghìn tỷ, SHB thuộc nhóm có quy mô vốn nhỏ trong số các ngân hàng TMCP. Điều này cũng phản ánh sự cách biệt quy mô giữa nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank) với khối ngân hàng TMCP tư nhân. VCB có thế mạnh trong các lĩnh vực Ngân hàng bán buôn, Tài trợ thương mại, Thanh toán quốc tế, Kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thẻ. Với lợi thế quy mô vốn lớn, VCB có thể dàn xếp vốn hoặc tham gia đầu tư vào các dự án lớn trong các lĩnh vực như dầu khí, điện, đóng tàu… Do đó, khách hàng của VCB cũng chủ yếu là các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Với nguồn lực hạn chế hơn, ACB, STB cũng như hầu hết các ngân hàng tư nhân khác tập trung phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Đối tượng khách hàng chính là các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. b) Lợi nhuận ngành ngân hàng Sau hơn một năm chịu dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, con số lợi nhuận tương đối cao của các ngân hàng là những tín hiệu tốt với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với ngành tài chính – ngân hàng nói riêng. Sáu tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Á Châu (ACB) đạt 105.439 tỷ đồng vốn huy động (trong đó huy động từ dân cư là 102.478 tỷ đồng), dư nợ cho vay đạt 50.349 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (sau khi trích lập dự phòng rủi ro tối đa theo qui định và chưa bao gồm lợi nhuận của các công ty con) đạt trên 1200 tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 2.450 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng rủi ro theo quy định), đạt khoảng 74% kế hoạch cả năm (3.320 tỷ đồng). Thị phần của Vietcombank ở một số lĩnh vực hoạt động: cho vay 10%, tiền gửi 12%, thanh toán quốc tế 23%, thanh toán thẻ 55%. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank): Lợi nhuận trước thuế 1.031 tỷ đồng, sau khi đã trích đủ dự phòng rủi ro. Trong đó, gần 70% là từ các nghiệp vụ quản lý và kinh doanh tiền tệ, tiền gửi, tài trợ thương mại, tín dụng...; khoảng 30% là từ kinh doanh trái phiếu, kinh doanh vàng... Lợi nhuận liên quan đến cổ phiếu chỉ có trong tháng 6/2009 là 39,9 tỷ đồng - chiếm gần 4% tổng lợi nhuận 6 tháng. Tổng tài sản tính đến 30/6/2009 là 74.805 tỷ đồng, tăng 25,58% so với tháng 12/2008, bằng 108,16% so với kế hoạch; tổng nguồn vốn huy 7
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 động dân cư đạt 39.792 tỷ đồng, bằng 114,39% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm; dư nợ tín dụng trên 33.422 tỷ đồng. Tổng quỹ dự phòng rủi ro tính đến 30/6/2009 là 569 tỷ đồng, trong đó bao gồm 455,52 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng và 113,73 tỷ đồng dự phòng giảm giá chứng khoán. Đến ngày 30/6, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đạt 905 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau khi đã trích lập dự phòng đầu tư tài chính và rủi ro tín dụng. Trong cơ cấu thu nhập lũy kế của Sacombank đến hết ngày 30/6/2009, nguồn thu từ lãi chiếm 61%, còn lại là thu từ dịch vụ và thu nhập khác; tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 0,71%, tổng thặng dư vốn và các quỹ đạt hơn 1.620 tỷ đồng; huy động vốn 70.152 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 47.637 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 82.756 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 30/6, lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank đạt 585 tỷ đồng, sau trích lập dự phòng rủi ro khoảng 112 tỷ đồng thì lợi nhuận trước thuế là 473 tỷ, đạt tỷ lệ hơn 26% trên vốn điều lệ bình quân. Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới cũng như phát triển các kênh dịch vụ khác cũng được các ngân hàng tích cực triển khai. Từ đầu năm đến nay, ACB đã đưa vào hoạt động thêm 14 đơn vị mới, nâng tổng số chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống lên 200 đơn vị. Đến cuối tháng 7, mạng lưới hoạt động của Sacombank là hơn 270 điểm giao dịch trong và ngoài nước, trong đó có một văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 1 chi nhánh tại Lào và 1 chi nhánh tại Campuchia. Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng An Bình hiện cũng đã lên đến con số 77 điểm, phủ 29 tỉnh thành. Giải thích về nguyên nhân có được con số lợi nhuận, lãnh đạo một ngân hàng TMCP cho biết, kết quả kinh doanh quý 2 của các ngân hàng có sự đóng góp lớn của cá kênh khác như dịch vụ ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh vàng… bên cạnh kênh tín dụng vốn là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng như các năm trước. Tại ACB,lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm 32%, trong khi thu nhập từ dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng đạt 554 tỷ đồng, tương đương 46%. Lãnh đạo Ngân hàng Hàng hải cũng cho biết, kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm của ngân hàng này là do những nỗ lực trong việc đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng, đồng thời triển khai nhiều chương trình ưu đãi, tặng quà hấp dẫn. Phần C. Tiềm năng ngành ngân hàng Việt Nam Kể từ năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây được coi là bước ngoặt cho sự phát triển mới của Việt Nam. Trong quá trình hội nhập, ngành ngân hàng có thêm nhiều cơ hội đồng thời cũng phải đương đầu với nhiều thách thức. 1. Những cơ hội - Hội nhập quốc tế làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng VN, nhất là trên thị trường tài chính khu vực. 8
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 - Có cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế của các hoạt động ngân hàng hiện đại đa chức năng, có thể sử dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ ngân hàng các nước phát triển. Các ngân hàng nước ngoài khi đến hoạt động tại Việt Nam thì họ mang đến tính chuyên nghiệp ở mức độ cao, tính chuyên biệt hoá của các dòng sản phẩm cũng như định hướng chiến lược toàn cầu của họ, đây là môi trường tốt để cho các nhân sự Việt Nam học hỏi khi làm việc trong môi trường của họ. - Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lên trong huy động và sử dụng vốn. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng nhanh nhạy, điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. - Hội nhập còn tạo ra động lực thúc đẩy trong việc nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng VN. 2. Những thách thức - Các ngân hàng trong nước sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Rủi ro đến với hệ thống ngân hàng trong nước tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức trong nước qua hình thức góp vốn, mua cổ phần. Tính đến thời điểm cuối năm 2008 thì: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam HSBC Holdings Plc 20% Techcombank Standard Chartered Plc 15% ACB SMFG 15% Eximbank Malayan Banking Bhd (Maybank) 15% ABBank ANZ 10% Sacombank BNP Paribas 10% Oricombank Deutsche Bank 10% Habubank Oversea – Chinese Banking Corp 10% VP Bank United Overseas Bank 10% Phương Nam Societe Generale 10% SeABank - Hội nhập làm tăng các giao dịch vốn cũng sẽ làm tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát của ngân hàng VN chưa thật tốt, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và hiệu quả. - Việc mở cửa thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường tài chính trong nước làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn về 9
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, trình độ công nghệ và quản trị kinh doanh hơn hẳn các ngân hàng VN. Năm 2008, NHNN đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 3 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là HSBC, Standard Chartered và ANZ Tính cho đến thời điểm hiện tại (tháng 9/2009) + 5 ngân hàng quốc tế đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép chuyển đổi sự có mặt của chi nhánh thành các thực thể 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Tên ngân hàng 100% vốn nước ngoài Vốn điều lệ Ngân hàng TNHH 1 thành viên HSBC Việt Nam 3.000 Tỷ đồng Ngân hàng TNHH 1 thành viên ANZ (Việt Nam) 1.000 tỷ đồng Ngân hàng TNHH 1 thành viên Hong leong Việt 1.000 tỷ đồng Nam Ngân hàng TNHH 1 thành Standard Chartered (Việt 1.000 tỷ đồng Nam) Ngân hàng TNHH 1 thành viên Shinhan (Việt Nam) 1.670 tỷ đồng + 5 Ngân hàng liên doanh + 40 chi nhánh của các ngân hàng trên thế giới. Mở cửa thị trường tài chính đi kèm với nhiều khó khăn cho các Ngân hàng trong nước: Cạnh tranh sẽ khốc liệt Ngân hàng nước ngoài với công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao đang nhanh chóng cho ra đời nhiều sản phẩm tài chính bán lẻ đa năng để thu hút người tiêu dùng.Trong khi đó, hoạt động của ngân hàng trong nước chủ yếu vẫn là tín dụng còn các ngân hàng nước ngoài lại rất mạnh về dịch vụ. Việc các doanh nghiệp trong nước chuyển qua giao dịch với các ngân hàng nước ngoài ngày càng nhiều đang là lời cảnh báo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, với số lượng chi nhánh hạn chế, các ngân hàng ngoại chưa thể cạnh tranh với các ngân hàng nội địa có chi nhánh rộng khắp về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Bên cạnh mạng lưới có sẵn, các ngân hàng Việt Nam còn có ưu thế hơn do am hiểu thị trường và văn hoá kinh doanh tại Việt Nam . 10
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 Về các dịch vụ phi tín dụng, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng phải thừa nhận rằng đây là điểm yếu của các NHVN một vài năm trở về trước, song ngày nay tình trạng này đã được cải thiện đáng kể. Khó khăn về nhân lực Áp lực cạnh tranh nhân lực từ các ngân hàng ngoại rất lớn, một số ngân hàng nước ngoài vừa được chấp thuận về giấy phép liền bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mời gọi người tài về đầu quân. Điều này đã làm xảy ra tình trạng khủng hoảng về nhân lực. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận khả năng chấp nhận cuộc chơi của các ngân hàng nội trong thời gian gần đây. Với những vị trí quan trọng, với những nhân vật thực sự tài năng, họ sẵn sàng bỏ ra một chi phí lớn để thu hút về phía mình. Mặt khác, môi trường làm việc của các ngân hàng trong nước cũng ngày một chuyên nghiệp và hiện đại, rút ngắn dần lực hấp dẫn của các ngân hàng ngoại. Điều đó giải thích vì sao có một dòng chảy ngược trên thị trường nhân lực hiện nay. - Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp VN. Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi cho các ngân hàng VN. Có thể nói rằng hệ thống ngân hàng thương mại VN đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển của mình, song những thách thức và yếu kém kể trên chắc chắn sẽ gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng thương mại VN nếu không có những cải cách thích hợp và đồng bộ với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phần D: Cổ phiếu ngành ngân hàng 1.Xu hướng cổ phiếu ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua: a) Tăng khiêm tốn Hiện mới có 5 ngân hàng thương mại niêm yết cổ phiếu trên sàn. Bao gồm các mã cổ phiếu (đã niêm yết trên 2 sàn HoSE và HNX) ACB: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB: HNX). CTG: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (CTG: HoSE). 11
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 SHB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nôi (SHB: HNX). STB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB: HoSE). VCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB: HoSE). Trong đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) mới niêm yết mỗi đơn vị hơn 10% vốn điều lệ có từ IPO, số còn lại do Nhà nước nắm giữ chưa niêm yết. Còn 3 đơn vị khác là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (STB) thì đã niêm yết toàn bộ cổ phiếu lưu hành. Do vốn điều lệ của các ngân hàng rất lớn nên những biến động giá của các doanh nghiệp này đều ảnh hưởng mạnh tới chỉ số giá cổ phiếu trên TTCK. Đang có 5 ngân hàng nữa chuẩn bị hoàn tất các thủ tục họăc có “đánh tiếng” về kế hoạch niêm yết. Đó là: • Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) • Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) • Ngân Hàng TMCP Sài Gòn • Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) • Ngân hàng TMCP Liên Việt (Lienvietbank). Trong đợt “sóng” từ cuối tháng 7 đến nay, chỉ số trên sàn HoSE đã tăng 38,3% và sàn HNX tăng 27,4%, thế nhưng giá cổ phiếu ngân hàng chỉ nhích lên với mức khiêm tốn, thấp hơn thị trường. Nếu tính từ mức đáy mới (vào ngày 20-7) cho đến nay, giá cổ phiếu ACB chỉ tăng 10%, SHB tăng 1,1%, CTG tăng 5%, VCB tăng 20%, còn STB nếu tính cả phần chia và bán thêm cổ phiếu mới cho cổ đông thì giá tăng tạm được. b) Thu nhập chưa hấp dẫn Trong đợt “sóng” I (từ tháng 2 đến tháng 6), do nhà đầu tư chạy mua theo tâm lý đám đông nên giá cổ phiếu tăng theo “gió” thanh khoản. Nhưng tại đợt “sóng” này, giá cổ phiếu trên thị trường bị phân hoá mạnh, chỉ những mã có lợi nhuận đột biến hoặc chia tách nhiều mới tăng cao. Do được hưởng lợi ích từ gói kích cầu nên nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành vật liệu xây dựng, bất động sản, thực phẩm, cao su... thu lợi nhuận lớn vì vậy nhà đầu tư đã cạnh tranh mua nên đẩy giá lên cao. Một số đơn vị khác do chia mạnh cổ phần nên giá cũng tăng đột biến. Trong khi đó, các ngân hàng do ảnh hưởng bởi khủng hoảng nên lợi nhuận năm nay chỉ “thường thường bậc trung”, khó thu hút dòng tiền đầu tư. Tính trong 6 tháng đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá cơ bản có mức thu nhập từ 4.000 - 5.000 đồng (thậm chí trên 10.000 đồng)/cổ phiếu, trong khi đó nhóm ngân hàng thu nhập khá thấp, chỉ dưới 2.000 đồng/cổ phiếu, kém hấp dẫn giới đầu tư vì vậy cổ phiếu “vua” đã tự đánh mất “ngai vàng” trên TTCK, nhường ngôi lại cho nhóm hàng hoá cơ bản. c) Thanh khoản thị trường tốt dẫn dắt một tháng 8 tăng khá vững Nhìn lại tháng 8, SBS cho biết, thị trường đã trải qua một chu kỳ tăng điểm tương đối vững chắc, trong đó VN-Index kết thúc tháng ở mức 546,78 điểm, tăng 12
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 21,17 điểm (14,65%) còn HNX-Index cũng tăng được 14% kể từ đầu tháng. Đồng thời tính thanh khoản thị trường đang tạo niềm tin cho Nhà đầu tư khi ở mức rất cao. Khối nhà đầu tư nước ngoài cũng tạo tâm lý yên tâm với nhà đầu tư khi họ mua ròng trong tháng 8 trên sàn HOSE. Cụ thể, họ mua vào 60,16 triệu cổ phiếu và bán ra 55,71 triệu cổ phiếu với các giá trị lần lượt là 3.375 tỷ đồng và 2.854 tỷ đồng, còn trên sàn HNX thì họ mua 15,5 triệu cổ phiếu và bán ra 10,3 triệu cổ phiếu, các giá trị tương ứng là 652,7 tỷ đồng và 346,5 tỷ đồng. Trong tháng 8, thanh khoản đã dẫn dắt thị trường trong bối cảnh thông tin tốt, xấu không có nhiều. Tuy nhiên nhờ triển vọng hồi phục kinh tế sẽ tốt dần lên vào cuối năm và khi các nhà đầu tư tin tưởng thị trường đã tạo được một mặt bằng giá mới thì thị trường đã có những phiên tằng điểm chậm nhưng khá vững chắc và tính thanh khoản tốt hơn hẳn tháng 7. Giá trị và khối lượng giao dịch duy trì ổn định ngay cả trong những phiên điều chỉnh của thị trường cho thấy nhiều nhà đầu tư đã tham gia bắt đáy cổ phiếu ở những mức giá tốt và một số khác tranh thủ chốt lời chuyển sang cổ phiếu khác khiến dòng tiền vẫn ở lại TTCK. 2. Phân tích cổ phiếu ngân hàng nhìn từ P/E Các chỉ số ngành Ngân Hàng Việt Nam: a)So sánh P/E của cổ phiếu ngành ngân hàng với các ngành khác: P/E của ngành ngân hàng hiện tại là khoảng 18.05 lần, so với mức bình quân toàn thị trường năm 2009 được dự tính khoảng 13 lần. Dưới đây là bảng so sánh chỉ số của một sô ngành đang có xu hướng tăng trưởng tốt trên thị trường hiện nay. Ý nghĩa quan trọng của P/E là phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng cổ phiếu trong tương lai hơn là kết quả làm ăn đã qua. Một ngành có chỉ số P/E càng cao thì kỳ vọng của thị trường vào lợi nhuận của ngành càng cao, do đó thu hút được càng nhiều các nhà đầu tư. Theo đó thì cổ phiêu Ngân hàng vẫn được xem là một cổ phiếu hấp dẫn và có tiềm năng về trung và dài hạn. Bảng so sánh chỉ số của một sô ngành trên thị trường hiện nay: Tên ngành một số chỉ tiêu tài chính P/E P/B ROA ROE Dầu khí 12.34 4.28 9.33 34.69 vật liệu cơ 17.09 3.07 9.26 17.95 bản Ngân hàng 18.05 4.94 1.47 27.37 Tài chính 98.26 3.3 0.82 3.36 bất động sản 31.34 4.31 6.05 13.74 13
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 Công nghiệp 19.15 2 3.07 10.47 (nguồn VNdirect.com.vn ngày 26/09/2009) b.So sánh các chỉ số giữa các công ty nội bộ ngành: Bảng các chỉ số tài chính của các mã cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết: Lĩnh vực: Tài chính Ngành: Ngân hàng Valuation Quy mô Tăng trưởng Lợi nhuận Các chỉ tiêu KNTT Chỉ số Vốn hóa Tài Doanh Lợi Tổng TS Vốn CSH ROA ROE Nợ/Vốn nợ ngành P/E P/B TT sản thu nhuận EBITDA (tỷ VNĐ) (tỷ VNĐ) (%) (%) CSH ngắn (tỷ VNĐ) (%) (%) biên hạn Lĩnh vực: 24.873.99 334,056.8 777,657.98 83,665.59 15 3.59 1.73 16.06 0.37 8.12 1.42 16,209.54 Tài chính Ngành: Ngân 18.054.94167,409.23 630,546.64 33,880.5 14.8 N/A 1.47 27.37 0.18 17.28 0.94 10,264.05 hàng Công ty ACB 12.553.93 29,585.34 122,802.67 5,424.37 23.32 39.5 1.92 43.46 0.18 21.25 0.94 2,846.81 CTG 20.793.31 42,423.71 201,811.05 8,173.89 16.54 30.96 1.01 24.96 N/A 23.09 N/A 2,078.88 SHB 17.52 3.9 6,360 15,751.8 2,044.78 16.28 83.4 2.3 17.75 N/A 6.57 N/A 253.22 STB 18.073.27 21,880.41 73,318.79 6,065.56 5.99 0.96 1.65 19.96 N/A 10.83 1 1,518.18 VCB 20.354.51 67,159.77 216,862.33 12,171.8912.43 54.04 1.52 27.12 N/A 16.62 N/A 3,566.95 (nguồn VNdirect.com.vn ngày 26/09/2009) Chỉ số ROA và ROE của các ngân hàng niêm yết đều ở mức từ tốt, cho thấy hiệu quả quản lí vốn khá ấn tượng của các ngân hàng. Báo cáo tài chính quí II, và các báo cáo lợi nhuận cho 8 tháng đầu năm 2009 mà các ngân hàng công bố thời gian vừa qua cho thấy, các ngân hàng thương mại tiếp tục đạt được những thành tích rất khả quan. Cụ thể là: - ACB: Lợi nhuận hợp nhất 6 tháng đạt 1.331 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh cũng tăng đến kể góp phần làm cho tổng lợi nhuận trước thuế quý 2 đạt 868 tỷ đồng, tăng 87,7% so với mức 462,5 tỷ đạt được trong quý 1. Vừa qua, ACB đã liên tiếp được nhận ba giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 do các tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là Euromoney, Asiamoney và FinanceAsia bình chọn. - CTG:Lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đạt 1.589 tỷ đồng. - SHB: 8 tháng 2009 lãi 303,6 tỷ đồng 14
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 - Sacombank (STB) công bố tháng 8 đạt 136 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau khi đã trích lập dự phòng đầu tư tài chính và rủi ro tín dụng (chưa bao gồm lợi nhuận từ các Công ty trực thuộc). - VCB: 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt gần 3000 tỷ đồng Các chỉ số ngành Ngân Hàng Trung Quốc Theo CBRC(Ủy ban Điều hành ngân hàng Trung Quốc), tổng tài sản ngân hàng đã lên tới 59.300 tỷ NDT (8.680 tỷ USD) vào tháng 9, tăng hơn 4 lần so với cách đây một thập niên trong thời gian khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng Trung Quốc đạt 446,7 tỷ NDT, tăng 12 lần so với 36,4 tỷ NDT năm 2002 và tiếp tục tăng nhanh trong năm 2008. Số liệu thống kê của CBRC còn cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại lớn đã giảm trong năm thứ 6 liên tiếp, từ hơn 20% năm 2002 xuống 5,5%. Cùng đó, CAR (tỷ lệ an toàn vốn)của 192 ngân hàng thương mại trên khắp Trung Quốc đã vượt 8% vào quý III, số vốn này chiếm 85% tổng số vốn của Trung Quốc. Chỉ 8 ngân hàng đáp ứng yêu cầu 8% năm 2003. Phần E:ĐỀ XUẤT Thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm nhưng cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn dậm chân tại chỗ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/9 VN- Index đã vượt ngưỡng 580 điểm, đạt 582,84 điểm. So với cuối tháng 7, VN- Index tăng gần 25%. Tương tự, HNX- Index tăng hơn 19%. Trong thời gian này, cổ phiếu của nhiều ngành như bất động sản, vật liệu xây dựng, thủy sản,…tăng mạnh. Cổ phiếu bất động sản tăng từ 40%- 70%, nhiều cổ phiếu thủy sản tăng từ 40%- 50%, riêng lĩnh vực vật liệu xây dựng có cổ phiếu tăng đến 80%. Trước đó, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng hết sức khả quan. Nhìn vào bảng dưới đây, ta có thể thấy nhiều ngân hàng đã hoàn thành gần hết kế hoạch của năm 2009. Cá biệt có trường hợp của Vietcombank đã đạt đến 91,75% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Một số ngân hàng nhóm 2, 3 cũng đạt những kết quả khả quan: SHB (75.36%),Eximbank (72.27%),… 15
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 ( Nguồn Vietstock) Điều này càng làm tăng niềm hi vọng của việc vượt mức kế hoạch của các ngân hàng này. Nếu giữ được đà tăng trưởng lợi nhuận này trong những tháng cuối năm 2009 sẽ giúp cho EPS năm có mức tăng trưởng cao. Nhưng cả năm cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại hai sàn TP.HCM và Hà Nội đều đứng ngoài đợt tăng điểm vừa qua. Nhiều nhà đầu tư có xu hướng quan tâm đến cổ phiếu có lợi nhuận đột biến hoặc chia cổ phiếu. Trong khi đó, lợi nhuận của các ngân hàng chỉ đạt hoặc vượt kế hoạch, trong khi kế hoạch này khá thận trọng khi xây dựng khi kinh tế còn khó khăn. Với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ 30% đến nay đã đạt được hơn 26% trong khi việc nới nỏng tăng trưởng tín dụng của NHNN là chưa rõ ràng, vì vậy khả năng ngân hàng đạt lợi nhuận đột biến vào cuối năm là khó xảy ra. Theo SBS, những thông tin về gói kích thích tăng trưởng kinh tế thứ 2 và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được giữ nguyên ở mức 30% chắc chắn sẽ được thị trường đón nhận tích cực và điều đó sẽ giúp thị thị trường giữ được mức thanh khoản tốt trong tháng 9 và với diễn biến đó, SBS kỳ vọng VN- Index sẽ đạt mốc 580-600 điểm. Mà tính đến 25/09, VN –Index đã đạt 582,84 điểm và các nhà đầu tư hiện đang tin tưởng khá chắc chắn rằng thị trường sẽ còn lên điểm ít nhất là trong tuần tiếp theo. Mặt khác, SBS cũng khuyến nghị nhà đầu tư vào CP khối NH – TC là do đa số các cổ phiếu NH - TC đều có P/E Forward thấp hơn so với P/E trailing do triển vọng kinh doanh của NH – TC dự báo sẽ ổn định hơn vào 2 quý cuối năm. Sự tích lũy tương đối lâu sẽ tạo sự bứt phá mạnh mẽ. Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngành cộng với hiệu quả hoạt động tương đối cao so với mức trung bình toàn khu vực (ROAE trung bình khu vực năm 2008 16
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 chỉ khoảng 16.63% trong khi Việt Nam lên đến 20.96%) cho thấy đây là một cơ hội hiếm có để đầu tư vào các cổ phiếu thuộc ngành này. Trong tương lai, nhiều khả năng P/E của ngành ngân hàng sẽ tiến gần đến P/E trung bình toàn thị trường (20.21 lần số liệu cập nhập ngày 03/09/2009) để tạo nên một sức bật mới cho VN-Index trong những tháng cuối năm. Đối với các NHTM, khi NHNN giữ nguyên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% mang lại tác động tích cực đối với hoạt động tín dung, giúp các NH có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn vay khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hồi phục và hơn thế nữa sẽ đảm bảo tỷ lệ lãi biên của các NH kỳ vọng. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới đã phát đi các tín hiệu về một sự hồi phục đang gần kề (liên minh châu Á dự báo kinh tế khu vực đồng tiền CA có thể tăng trưởng 0.2% trong quý 3/2009 và 0.1% trong quý 4/2009. Đức, Pháp, Brazil, Trung Quốc, Hàn Quốc đều thông báo nền kinh tế tăng trưởng tốt trong quý 3/2009). Điều đó sẽ khiến hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu giữa VN và các nước khác tăng lên từ đó các mảng kinh doanh khác của ngân hàng là kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế được hưởng lợi. Hơn nữa là việc thị trường chứng khoán tăng điểm trở lại đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính hoàn nhập một phần các khoản dự phòng đầu tư tài chính trong những năm trước và các công ty chứng khoán nói chung sẽ thuận lợi hơn trong các mảng dịch vụ môi giới, tự doanh và các dịch vụ tài chính khác. Một điều mà các nhà đầu tư nên quan tâm nữa là, từ đầu năm đến nay, hàng loạt ngân hàng như Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) và Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) đánh tiếng sẽ niêm yết cổ phiếu. Tuy nhiên, thông tin chính thức về việc này thì cũng chỉ dừng lại trong nội bộ hoặc trong khuôn khổ một đại hội cổ đông. Do vây, mới đây Ngân hàng TMCP Eximbank chính thức được Sở giao dịch chứng khóan TP.HCM chấp thuận cho niêm yết cổ phiếu ít nhiều đã hâm nóng lại thị trường và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. 17
- Nhóm 8- Lớp Thị trường chứng khoán 7 Về vấn đề nhiều ngân hàng chào sàn, nhà đầu tư cho rằng khi cổ phiếu ngân hàng lên sàn sẽ giúp thị trường phong phú và xét về thực lực thì hoạt động của các ngân hàng hiện nay khá minh bạch. Tuy nhiên có nhiều lo ngại là khi nhiều cổ phiếu ngân hàng chào sàn có khiến thị trường chứng khóan điều chỉnh không. Phân tích về việc này, ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sen Vàng khẳng định: “Chuyện đó không đáng ngại. Từ đây đến cuối năm thị trường có tốt cũng chỉ xung quanh mốc 600 điểm. Nên nếu nói khi thêm cổ phiếu ngân hàng thị trường có ảnh hưởng hay không thì câu trả lời là không”. Hiện tại trên hai sàn TP.HCM và Hà Nội thì chỉ có năm ngân hàng niêm yết cổ phiếu. Về quy mô và thực lực của ngành Ngân hàng thì việc mới có bấy nhiêu cổ phiếu niêm yết là quá ít. Một khi có nhiều ngân hàng lên sàn thì không chỉ nhà đầu tư được lợi do có thêm hàng hóa lựa chọn và hạn chế mua lầm phải cổ phiếu giá cao, mà kênh huy động vốn cũng sẽ phát triển ổn định từ những nguồn hàng chất lượng. Hơn nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi, nên quy mô còn rất nhỏ, thiếu sức hút đối với các quỹ đầu tư lớn của nước ngoài. Vì vậy, khi các ngân hàng lên sàn chính là nhân tố tích cực làm gia tăng quy môt thị trường, đồng thời hấp dẫn đối với nhà đàu tư, các tổ chức, đặc biệt là các quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Qua đó ta có thể thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành Tài chính – Ngân hàng là điều không thể phủ nhận khi mà nền kinh tế hồi phục ngày càng mạnh mẽ cùng với nhiều thông tin tốt. Có thể những diễn biến trong ngắn hạn không được thuận lợi vì giá chứng khoán của ngành lên xuống khá thất thường nhưng trung và dài hạn thì lại rất hấp dẫn. Điều mà các nhà đầu tư cần chú ý lúc này là phải biết lựa chọn ngân hàng nào thực sự có tiềm năng để đầu tư. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Để tài "Phân tích tài chính của công ty Vinamilk"
54 p | 5054 | 1653
-
Đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước”
76 p | 2460 | 1538
-
Đề tài “Phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng - thương mai - vận tải Phan Thành”
39 p | 1101 | 311
-
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH liên doanh công nghiệp thực phẩm An Thái
61 p | 647 | 285
-
Đề tài " Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay "
71 p | 510 | 168
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh
78 p | 320 | 142
-
Đề Tài: Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng đậu phộng ở huyện Trà Cú-Trà Vinh
69 p | 350 | 129
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông lâm sản Kiên Giang
76 p | 405 | 118
-
Đề tài: Phân tích thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Vinamilk
27 p | 816 | 118
-
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm
42 p | 560 | 109
-
Báo cáo đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần Vinaconex 25
69 p | 474 | 98
-
Đề tài: Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ
82 p | 414 | 91
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tài chính công ty BiBiCa
79 p | 342 | 91
-
Đề tài: Phân tích khái quát báo cáo tài chính công ty cổ phần Cát Lợi 2011-2013
26 p | 370 | 70
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tài chính tại Công ty CP Mai Linh Miền Trung
68 p | 536 | 55
-
Báo cáo đề tài: Giới thiệu về phương pháp phân tích nước
17 p | 190 | 27
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Phân tích, đánh giá năng lực công nghệ trong nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản các đơn vị thuộc bộ tài nguyên và môi trường
106 p | 202 | 18
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 53 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn