Báo cáo " ĐIỂM SÁNG VÀ ĐIỂM MÙ CỦA KHOA HỌC: VÌ SAO TRI THỨC KHÁCH QUAN KHÔNG ĐỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CÃI VỀ MÔI TRƯỜNG"
lượt xem 6
download
Bài viết này tìm hiểu vì sao khoa học không nói một tiếng nói thống nhất trong bối cảnh những tranh cãi về môi trường. Tôi lập luận rằng các nhà xã hội học phải sẵn lòng quay sang tìm hiểu những quá trình và hiện tượng trong lòng khoa học. Khi làm việc đó, chúng ta thấy rằng nhiều xung đột về môi trường ít nhất phần nào là kết quả của bản thân khoa học. Điều gì trong khoa học đã giúp nuôi dưỡng những xung đột này?...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo " ĐIỂM SÁNG VÀ ĐIỂM MÙ CỦA KHOA HỌC: VÌ SAO TRI THỨC KHÁCH QUAN KHÔNG ĐỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CÃI VỀ MÔI TRƯỜNG"
- Blind - Spots ĐIỂM SÁNG VÀ ĐIỂM MÙ CỦA KHOA HỌC: VÌ SAO TRI THỨC KHÁCH QUAN KHÔNG ĐỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CÃI VỀ MÔI TRƯỜNG Michael S. Carolan Đại học nhà nước Colorado, Mỹ ------------------------------------------------------------------------------------------ Tóm tắt Bài viết này tìm hiểu vì sao khoa học không nói một tiếng nói thống nhất trong bối cảnh những tranh cãi về môi trường. Tôi lập luận rằng các nhà xã hội học phải sẵn lòng quay sang tìm hiểu những quá trình và hiện tượng trong lòng khoa học. Khi làm việc đó, chúng ta thấy rằng nhiều xung đột về môi trường ít nhất phần nào là kết quả của bản thân khoa học. Điều gì trong khoa học đã giúp nuôi dưỡng những xung đột này? Nhằm trả lời câu hỏi ấy, bài viết trước hết suy ngẵm về những tác động của sự đa dạng về chuyên ngành và phương pháp luận đã gây ra đối với tranh luận khoa học. Sau đó sự chú ý hướng tới các chủ đề về bằng chứng và sự đồng thuận, làm sáng tỏ cách sử dụng các thuật ngữ này để khuếch đại xung đột. Sau đó tôi nói về cách mà khoa học tiền giả định các giá trị như thế nào. Bài viết kết luận bằng việc đưa ra những gợi ý có liên quan đến chính sách về phương thức “làm” khoa học môi trường theo một cách có thừa nhận những điểm sáng và điểm mù khác nhau về nhận thức của nó. ---------------------------------------------------------------------------------------- Nhập đề Gần đây người ta đã viết nhiều về những thế lực làm méo mó diễn ngôn khoa học (Austin and Phoenix, 2003; Freudenburg and Gramling, 2002; Kleinman, 1995: Kraft, 2000: McCright and Dunlap, 2000, 2003). Mặc dù tôi cũng quan tâm chẳng hạn đến cách thức mà hệ tư tưởng, tiền bạc và/hay quyền lực chính trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khoa học như thế nào, nhưng tôi không sao tránh khỏi cảm giác cấn cái với hàm ý của cách lập luận như vậy. Bởi vì khi chúng ta nói đến sự chính trị hóa khoa học, chúng ta ngầm chấp nhận rằng khoa học đích thực là phi chính trị, là chắc chắn và không ràng buộc bởi giá trị. Thay vào đó, bài viết này sẽ làm sáng tỏ vì sao chúng ta sẽ làm tốt hơn nếu chúng ta quay con mắt khảo sát sang chính khoa học. Khi làm việc này, chúng ta sẽ thấy ít nhất phần nào rằng những tranh cãi về môi trường là kết quả của các quá trình mang tính chất nội tại của khoa học. Cho đến khi 1
- chúng ta hiểu được rằng bằng cách nào mà bản thân khoa học có thể nuôi dưỡng tranh cãi và xung đột, thì nếu muốn tìm ra giải pháp chúng ta vẫn tiếp tục không đạt được mục tiêu. Như vậy, thay vì đi con đường mòn quen thuộc liên quan đến sự chính trị hóa khoa học (ví dụ Kitcher, 2001; McCright and Dunlap, 2000, 2003; Rayner, 2003), tôi chọn theo một con đường khác, ít người đi hơn: đó là làm sáng tỏ rằng không nên gắn những tranh cãi về môi trường – kể cả lập trường có vẻ không thể dung hòa giữa những chuyên gia – chỉ riêng với chính trị hay hệ tư tưởng, mà nên gắn với bản thân khoa học. Những hệ lụy của lập luận này vượt ra khỏi hàm ý hàn lâm thuần túy. Vì nếu khoa học cũng là một vấn đề như cách giải quyết nó, thì chúng ta sẽ phải nghiêm túc suy nghĩ lại vai trò của nó đối với việc giải quyết các vấn đề môi trường. Do đó, những nghiên cứu nào chỉ tập trung vào tác động của các biến số bên ngoài đến khoa học sẽ tiếp tục bỏ qua một nguồn gốc tranh cãi quan trọng và có lẽ còn sâu xa hơn. Và cho đến khi nào nguồn gốc này được đưa ra ánh sáng và bàn luận thỏa đáng, thì cuộc tranh cãi của khoa học vẫn tiếp tục mà chúng ta vẫn không hoàn toàn hiểu rõ là vì sao. Bài viết này bắt đầu bằng việc tìm hiểu vì sao các nhà khoa học không phải bao giờ cũng đồng thanh cất lên tiếng nói khi đề cập đến những tranh cãi về môi trường, và làm sáng tỏ trước hết tác động của sự muôn hình muôn vẻ về chuyên ngành cũng như phương pháp luận đối với các cuộc tranh luận khoa học. Sau đó tôi sẽ quay sang chủ đề về bằng chứng và sự đồng thuận trong nội bộ khoa học, và làm sáng tỏ cách thức mà người ta sử dụng những điều này để tạo ra những xung đột không cần thiết trong các cuộc tranh chấp về môi trường. Rồi sau đó tôi sẽ trực tiếp quay sang chủ đề về cách thức khoa học đòi hỏi những phán xét về giá trị như thế nào. Sau khi được phần trước làm sáng tỏ, bài viết sẽ kết luận bằng cách đưa ra những gợi ý liên quan đến việc hoạch định chính sách rằng nên “làm” khoa học môi trường như thế nào để làm sao thừa nhận những giới hạn về nhận thức của nó. Nhiều cách “nhìn” trong khoa học Như nhiều người đã vạch rõ một cách tỉ mỉ, xem ra rất khó nắm bắt những tiêu chuẩn “cơ bản” để tách biệt khoa học với không khoa học (Gieryn, 1983, 1995; Jasanoff, 1987a; Kuhn, 1970 [1962]; Mulkay, 1976). Không có một phương thức tìm tòi về phương pháp luận nào mà chỉ riêng nhà khoa học sử dụng (Haack, 2003). Nếu khoa học đi kèm với một phương thức tìm tòi khác biệt, thì đó là vì những người làm khoa học điều tra một cách thận trọng. Đây chính là cái mà Kuhn nói tới khi ông phân biệt “quan sát” (điều mà nhà khoa học làm) với “cảm nhận” (một hình thức tìm tòi ít cẩn trọng 2
- hơn); ông mô tả “quan sát” là “được thu thập một cách khó khăn” trong khi ông coi “cảm nhận” là điều đã được “ấn định” (1970 [1962]:126). Ngay dù vậy, không phải tất cả mọi nhà khoa học đều nhìn thấy. Đơn giản vì các quan sát khoa học được tiến hành một cách khó khăn và thận trọng không có nghĩa là chúng mang tính chất “thuần khiết’ – tức là chúng độc lập với bối cảnh xã hội. Latour (1992:266) cho chúng ta một ẩn dụ nhiều hàm ý sau: “Các sự kiện khoa học giống như một con tàu, chúng không đi chệch đường ray của mình. Quý vị có thể mở rộng đường ray và nối chúng với nhau, nhưng quý vị không thể lái một đầu tàu đi xuyên qua một cánh đồng”. Ta có thể mở rộng phép ẩn dụ này cho các ngành khoa học vì chúng cũng hoạt động tốt nhất bên trong “những đường ray” về phương pháp luận và nhận thức luận của chúng. Các ngành đều phục vụ một mục đích mang tính chất phân tách quan trọng: cụ thể chúng phân lẻ cái mà trong thực tế là một thế giới hết sức phức tạp thành những phần có thể nhận thức được (Bhaskar, 1978; Carolan, 2005a, 2005b; Collier, 1994). Tuy nhiên có một mặt sấp của việc tung đồng xu triết học này: ví dụ nói về biến đổi khí hậu toàn cầu hay về cơ thể biến đổi gien – nhất là từ góc độ chính sách và điều tiết – kéo theo việc phải khảo sát toàn bộ cánh đồng (chứ không chỉ nơi các “đường ray” khoa học khác nhau chạy qua). Daniel Sarewitz (2004) cũng nêu lên điểm tương tự khi nói về cuộc tranh cãi nảy sinh sau khi công bố một bài viết trên tạp chí Tự nhiên của nhà sinh thái vi sinh học Ignacio Chapela và nghiên cứu sinh của ông là David Quist. Bài viết (khét) nổi tiếng này nói về ngô biến đổi gien ở Mexico, bất chấp một thực tế là ngô biến đổi gien đã bị chính phủ nước này cấm (Quist and Chapela, 2001). Tranh cãi bùng lên về việc công bố bài viết này, và khi nhiều người cố gắng đặt cuộc tranh cãi vào trong những sai lệch khác nhau của bên này bên khác của cuộc tranh luận (McAfee, 2003; Scott, 2003), thì Sarewitz chọn đi một con đường khác. Không theo con đường mòn mà nhiều người thường đi và khảo sát các thế lực bên ngoài khoa học, Sarewitz tiếp cận cuộc tranh cãi bằng việc tìm hiểu xem bản thân khoa học có thể góp phần vào cuộc tranh cãi như thế nào. Đặc biệt ông tập trung vào một điều là cả hai bên tranh luận – tức những người nói chung ủng họ bài viết và những người chống lại việc công bố nó – có xu hướng phân tuyến dọc theo ranh giới ngành (ít nhất là trong số những người thuộc các khoa học về sự sống). Sau khi phân tích cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, và vị trí chuyên ngành của những người tham gia khác nhau, Sarewitz đi đến kết luận sau: Nhưng ở một cấp độ khác nữa mà người ta không bao giờ thảo luận, cơ cấu chuyên ngành và sự không thống nhất của bản thân khoa học là 3
- cội rễ của cuộc tranh cãi. Hai bên tranh luận đại diện cho hai quan điểm khoa học khác nhau về tự nhiên – một quan tâm đến tính phức hợp, gắn bó qua lại, và không thể dự đoán, còn bên kia quan tâm đến việc kiểm soát các thuộc tính của những cơ thể cụ thể vì lợi ích của con người. Dưới góc độ chuyên ngành, những quan điểm cạnh tranh nhau này khớp với hai trường phái trí tuệ khác nhau trong khoa học về sự sống – sinh thái học và di truyền học phân tử (2004:391). Vì chúng ta không thể giữ “quan điểm chẳng của ai” như câu thành ngữ đã nói – tức cái gọi là “quan điểm của Chúa” (ví dụ Fox-Keller, 1985; Haraway, 1991; Harding, 1991) – nên tất cả mọi tri thức (tức mọi “quan điểm”) đều có hạn chế. Những ràng buộc như vậy thường dựa trên cơ sở các quy ước chuyên ngành của nhà phân tích. Thế giới quá phức tạp để chúng ta có thể lĩnh hội toàn bộ nó, vì nó bao gồm cả những đồ vật do con người chế tạo, các lực lượng và xu hướng mà trong một số trường hợp ta chỉ có thể quan sát được bằng cách phân tẽ nó ra (có những hiện tượng chỉ có thể lý giải nếu hiện diện các lực và các xu hướng, và rất khó lý giải nếu chúng không hiện diện). Dưới ánh sáng sự “thừa thãi” (Feyeraben, 2000) như thế, có thể cực kỳ khó xác định nguyên nhân và kết quả. So với môi trường khép kín của phòng thí nghiệm, thế giới là một hệ thống mở (Bhaskar, 1978). Vậy là ngay bản thân việc nghiên cứu thế giới cũng có thể tăng thêm tính phức tạp cho nó, vì khi nghiên cứu nó, người ta đưa thêm trạng thái nhận thức (và hành vi, những mở rộng tiềm năng về chính sách v.v.) của những người nghiên cứu (Rosenberg, 1994). Vậy là quan điểm nhận thức hữu hạn này chuyển thành quan điểm chỉ mang tính chất gợi ý về tính nhân quả (có lẽ trừ những trường hợp tầm thường nhất). Ví dụ khi đánh giá rủi ro, nhà nghiên cứu không thể tính đến hết mọi biến số và mọi tương tác hiệp lực (Jasanoff, 1999). Đơn giản vì không thể có đủ tiền và công suất máy tính trên thế giới cho một nhiệm vụ lớn như của Hercule vậy. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu tập trung vào một vài biến số và quan hệ then chốt, có thể quan sát được bằng thực nghiệm, và từ nỗ lực này đưa ra những gợi ý khiêm tốn rằng những rủi ro/đe dọa cụ thể đang xét có thể là gì (Cohrssen and Covello, 1989). Vì không bao giờ có thể sắp xếp các “sự kiện” xung quanh một cuộc tranh cãi để bộc lộ toàn cảnh một bức tranh về thực tại, nên người ta phải ra quyết định xem làm thế nào có thể lấp chỗ trống giữa nhiều các mảnh mẩu này một cách tốt nhất. Nói cách khác, người ta đã ra quyết định làm sao cho cái trông có vẻ là khoảng trống giữa các “đường ray” của các ngành khác nhau đã bị lấp kín không để lại dấu vết gì. Nói cách khác, chúng ta chọn lựa là nên nhìn vào những “sự kiện” nào và bỏ qua “sự kiện” nào, tức là ta chọn 4
- cái gì tạo nên “sự kiện” và cái gì không (Jasanoff and Wynne, 1998; Wynne, 2001). Rồi từ đây chúng ta sắp xếp các “sự kiện” đó theo cách nào có lợi theo những chuẩn mực, giá trị về thể chế và những kỷ luật chặt chẽ của chuyên ngành. Ví dụ điều này đã được Sarewitz (2004) minh họa trong khảo sát nói trên của ông về cuộc tranh cãi xung quanh việc công bố trên tạp chí Tự nhiên về sự vụ (mà người ta lên án là có) ngô biến đổi gien ở Mexico. Do đó chúng ta có thể cho rằng các chuyên ngành tạo ra bối cảnh cho các nhà khoa học, và đến lượt mình bối cảnh sẽ giúp vào việc định hình nội dung cái được coi là “quan trọng”/”không quan trọng”. Một phần của sự chênh nhau về nhận thức giữa các ngành này nằm ở các phương pháp khác nhau mà chúng sử dụng. Nói tóm lại, chính vì phương pháp chúng sử dụng mà các ngành khác nhau có xu hướng “nhin thấy” những khía cạnh khác nhau của thế giới. Và như nhiều người khác đã cho thấy, nhãn quan phương pháp luận mà người ta theo đã định hình không chỉ cái chúng ta quan sát, mà cả cái được coi là bằng chứng, và do đó là “sự kiện” (Carolan, 2004; Law and Urry, 2004; Mol, 2002). Sự muôn hình muôn vẻ về phương pháp luận này thể hiện ở một thực tế là các nhà triết học khoa học đã không nhất trí được với nhau khi nói đến việc đưa ra một lời tuyên cáo logic và mang tính phổ quát xem phương pháp khoa học nào (định lượng, định tính v.v.) và hình thức bằng chứng nào (thử nghiệm hay phân tẽ v.v.) phù hợp nhất với thế giới “bên ngoài”. Dĩ nhiên hầu hết các nhà triết học khoa học nhận ra rằng lý thuyết coi chân lý như sự phù hợp chỉ là hão huyền. Như thế, một nguồn gốc gây tranh cãi nữa giữa các nhà khoa học nằm ở chỗ họ đánh giá khác nhau các hình thức bằng chứng tranh đua nhau, do họ được “phân ngành” theo cách đánh giá khác nhau về các kỹ thuật phương pháp luận. Và vì có thể thu thập những lập luận logic hợp lý vào đằng sau mỗi hình thức phương pháp luận (và mỗi kiểu bằng chứng tương thích), nên chúng ta không thể nói rằng cái này “tốt hơn” cái kia. Như Oreskes đã nêu rõ: Khi nói đến việc đánh giá những bằng chứng xung đột nhau, người ta có xu hướng tin vào loại bằng chứng mà họ và đồng nghiệp thân cận của họ đã dành cả đời để thu thập, một phần vì những lý do xã hội, và phần nào vì họ gần gũi về trí tuệ, thẩm mỹ hay đạo đức với loại công việc khoa học ấy, và điều đó giúp lý giải vì sao từ đầu họ đã chọn theo đuổi loại nghiên cứu đó. Thường thì những sự gắn bó này vừa là về tình cảm vừa về nhận thức. Các nhà khoa học trên thực địa thì thích công việc trên thực địa […] và họ cũng tin rằng nó sẽ dễ nắm bắt được những chân lý cơ bản về thế giới tự nhiên hơn, dù nó có thể hỗn độn. Trái lại, các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm thì thích làm việc 5
- trong phòng […] và họ cũng tin rằng nó sẽ tạo ra tri thức chặt chẽ hơn và mang tính cụ thể hơn là khoa học trên hiện trường. (2004a:375). Một lần nữa chúng ta thấy một ví dụ khác nữa về việc liệu có thể gắn những lập trường có vẻ không thể dung hòa giữa các nhà khoa học với một điều gì đó vốn có ở bản thân khoa học hơn là chỉ thuần thúy do các thế lực bên ngoài nào đó vốn có tác dụng bóp méo mọi thứ như là tiền bạc, chính trị hay hệ tư tưởng. Xét dưới ánh sáng này, chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu được vì sao khoa học cũng có thể là nguồn gốc của bao nhiêu là tranh chấp về môi trường ngang như là giải pháp cho nó. Bằng chứug và sự đồng thuận trong khoa học Vậy thì dưới ánh sáng của những lăng kính nhận thức luận hết sức khác nhau này, làm sao có thể đạt được sự đồng thuận trong khoa học? Naomi Oreskes (1999, 2004a) đã đưa ra một sự phân tích sâu sắc về cách thức chấp nhận trong khoa học đã diễn ra như thế nào, kể cả khi không có bằng chứng. Cụ thể hơn, bà đã làm sáng tỏ cách thức đi đến sự đồng thuận hết sức cao xung quanh lý thuyết về sự trôi dạt lục địa của Wegener ở nửa đầu thế kỷ XX, tiếp sau đó là đến kiến tạo học địa lý trong những năm 1960 và 1970, mà cả hai đều xảy ra bất chấp việc thiếu bằng chứng trực tiếp để hậu thuẫn (càng không có để chứng minh) bất kỳ lý thuyết nào trong đó. Thay vào đấy, trong cả hai trường hợp người ta đã tiến hành những phép suy rút thích hợp. Nhưng ngay cả sau khoảng giữa những năm 1980, khi kiến tạo học địa lý đã được xác nhận về mặt thực nghiệm, thì xung quanh kiến tạo học địa lý người ta vẫn chưa đạt được sự đồng thuận hoàn toàn (hay cái mà các học giả thuộc những nghiên cứu về khoa học và công nghệ gọi là “sự khép lại” (Bijker, 1995; Gieryn, 1983, 1995; Jasanoff, 1987a). Ví dụ vẫn tiếp tục có những sai số. Theo triết lý chặt chẽ của cảm quan khoa học, nếu nói rằng kiến tạo học điạ lý đã được “xác nhận” không phải là nói rằng nó đã được chứng minh. Do đó không nên lẫn lộn sự đồng thuận cao trong cộng đồng khoa học ngày nay về kiến tạo học địa lý với sự đồng thuận phổ quát. Chẳng hạn một số lượng nhỏ các nhà khoa học về trái đất vẫn tiếp tục đấu tranh cho một cách giải thích khác về dữ liệu, và từ đó nảy sinh thuyết Trái đất mở rộng (ví dụ Scalera and Karl-Heinz, 2003). Điều quan trọng đối với chúng ta là cần nhớ rằng dữ liệu sai lệch rút cục có thể hóa thành những quan sát đúng và kết thúc bằng việc biện minh cho những người đưa nó vào các lý thuyết khác hẳn và mang tính thay thế của họ. Khi làm sáng tỏ điểm này, tôi không hề có ý định phá hoại hay gây nghi ngờ cho tính chân thực của kiến tạo học địa lý. Đúng hơn chủ ý của tôi mang 6
- tính tổng quát hơn: gợi nhớ rằng khoa học có những hạn chế về nhận thức. Điều tôi muốn làm nổi bật là: những dữ liệu sai lệch được xác định phần lớn bởi các quy chuẩn nêu rõ các cá nhân/nhóm quan niệm rằng thế giới phải như thế nào – và nên đưa dữ liệu nào vào mô hình – hơn là dựa trên cơ sở một số lý do thuần túy khoa học nào đó. Vậy thì có gì đáng ngạc nhiên không rằng vì các chủ đề khoa học trở nên thích hợp hơn đối với các chính sách, nên những người bảo vệ nguyên trạng sẽ tập hợp với số lượng ngày càng tăng để bác bỏ quan niệm về cách xử lý và xác định dữ liệu sai lệch? Oreskes (2004a:371) đã đặt ra chính câu hỏi này trong bối cảnh lý thuyết lục địa trôi dạt: cụ thể là nếu lý thuyết lục địa trôi dạt thích hợp với vấn đề của chính sách công thì liệu người ta có đạt đến sự đồng thuận cao xung quanh lý thuyết này một cách nhanh chóng như nó đã từng đạt được không? Cũng theo đường hướng tương tự, Sarewitz (2004) viết về một dự đoán mà các nhà nghiên cứu động đất đưa ra từ cuộc điều tra Địa chất Mỹ, những người đã ước tính với xác xuất 95% rằng một trận động đất cấp độ trung bình sẽ diễn ra dọc theo dải Parkfield của khu vực San Andreas Fault xa xôi hẻo lánh vào khoảng năm 1993. Điều quan trọng là ước tính này được đại đa số cộng đồng khoa học chấp thuận vào thời điểm nó được đưa ra năm 1985. Tuy nhiên, 15 năm sau năm 1993, chẳng hề có trận động đất nào xảy ra ở khu vực này. Với chuyện đó, Sarewitz (2004) đặt câu hỏi rằng nếu một dự đoán như vậy nhưng là về một trận động đất ở San Francisko thì liệu nó có thể được cộng đồng khoa học chấp thuận một cách mạnh mẽ như vậy không? Hồi ấy dải Parkfield chạy qua một khu vực nông thôn, vốn lệ thuộc vào nông nghiệp của bang này. Như vậy, ít có sức ép chính trị, kinh tế và tâm lý xã hội để các nhà khoa học phải làm cho khoa học “đúng đắn”. Nói cách khác, dự đoán này ít bị rủi ro hơn là khi nó nhằm vào một khu vực đô thị đông dân cư hơn chẳng hạn. Như Sarewitz (2004:393) đã lập luận, nếu thay vào đó dự đoán này được đưa ra cho San Francisco, “người ta sẽ tăng vọt sự soi xét khoa học và chính trị đối với dự đoán đó, sức ép buộc các nhà khoa học phải “đúng” sẽ mạnh hơn, và cư dân làm khoa học và có lẽ cả số người của ngành liên quan đến quá trình dự đoán sẽ gia tăng mở rộng rất nhiều”. Và như đã bàn trước đây, sự mở rộng này của khoa học sẽ nhiều khả năng gây ra nhiều sự chênh nhau hơn nữa xung quanh câu hỏi về điều gì là sự kiện chân xác của tình hình lúc đó. Để lấy một ví dụ khác, chúng ta hãy xét cuộc tranh chấp chính trị và khoa học xung quanh chủ đề biến đổi khí hậu toàn cầu (ví dụ xin xem Demeritt, 2001; McCright and Dunlap, 2000; Taylor and Buttel, 1992; Timmons Roberrts, 2001; Yearly, 1996). Một ví dụ nổi bật là do McCright và Dunlap (2003) đưa ra. Trong trường hợp cụ thể này, họ mô tả câu chuyện về cách 7
- thức mà một sự thay đổi trong cơ cấu cơ hội chính trị do đảng Cộng hòa chiếm đa số ở Quốc hội năm 1994 đã mở đầu như thế nào cho một sự thách thức mạnh mẽ đối với sự đồng thuận khoa học rằng có “vấn đề” nóng lên toàn cầu. Mặc dù sự phân tích của họ thật kỹ càng và có suy tính cẩn thận, nhưng tôi vẫn không thể tránh khỏi ý nghĩ rằng họ đã bỏ sót một mảnh quan trọng của câu đố. Người ta có thể nghĩ rằng mảnh bị bỏ sót này là một kiểu cấu trúc kết tủa, và nó dịch chuyển chủ đề biến đổi khí hậu từ chỗ là một vấn đề phần lớn mang tính khoa học sang thành vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế ngang hàng như vậy. Cụ thể là: Nghị định thư Kyoto vốn rất mờ nhạt – nơi 160 quốc gia gặp gỡ ở Kyooto, Nhật Bản năm 1997 để bàn về việc cắt giảm xả khí thải dioxide carbon – có tác động gì đến việc gây sức ép vào giữa những năm 1990 để giảm bớt những điều mông lung vốn có xung quanh ngành khoa học về sự biến đổi khí hậu? Điều quan trọng là Nghị định thư Kyoto đã biến vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu thành chủ đề thích hợp với chính sách công, và với việc đó, không có gì đáng ngạc nhiên là ngày càng nhiều người bị thu hút vào vấn đề ấy hơn là trường hợp ngược lại. Nói cách khác, trong con mắt nhiều người, nếu xét những hậu quả kinh tế và chính trị mang tính chất trực tiếp hơn của nó bây giờ, thì Kyoto đã gia tăng nhu cầu phải làm cho khoa học “đúng đắn”. Tôi không hề ngạc nhiên với phát hiện này như McCright và Dunlap (2003), mà tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu người ta không soi xét kỹ hơn ngành khoa học về vật chất và những điều bất định xung quanh nó. Và phần nào đó chính là điều chúng ta đang tiếp tục thấy ở cuộc tranh cãi về sự biến đổi khí hậu ngày nay: dữ liệu sai lệch lúc khác thì bị bỏ qua nhưng bây giờ đang bị những người được gọi là “hay hoài nghi” soi xét. Điều này không phải là để gây nghi ngờ cho phân tích của McCright và Dunlup mà để tiếp tục đặt nó vào bối cảnh. Điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh là ngành khoa học về sự biến đổi khí hậu đang bị chính trị hóa vì nó có thể bị như vậy, vì những lý do liên quan đến nội tại khoa học. Bản thân một điều gì đó về khoa học khiến nó bị chính trị hóa như vậy. Và nếu chúng ta hi vọng hiểu được những điều phức tạp làm nền cho những tranh cãi về môi trường thì chúng ta cần tìm hiểu xem “điều gì đó” là gì. Nếu quay sang một nghiên cứu gần đây của William Freudenburg (2005) thì chúng ta sẽ thấy một ví dụ nữa cho thấy các nhân tố thể chế đang treo lơ lửng trên đầu chúng ta có thể gia tăng “khoa học”– và như vậy gia tăng sự vô định và tranh cãi – xung quanh một chủ đề cụ thể như thế nào. Trong trường hợp này, một cuộc chiến được lường trước tại tòa án, giống hệt như Nghị định thư Kyoto đã mô tả trên đây, chính là chất xúc tác về thể chế, gia tăng tính rủi ro xung quanh tính chân thực của ngành khoa học mà ta đang xét. Cụ thể, Freudenburg cho thấy các công ty đã hoạt động tinh vi như thế 8
- nào để thâm nhập vào cái mà theo chính lời ông là “ngành khoa học hạt giống” : “Giống hệt như lối ‘chọn hạt giống trên mây’ theo nghĩa đen…, công ty mà ta đang xét đã làm việc với ‘những đám mây’, hay là với những giáo sư vốn đã ở vị trí ‘đúng’ hơn là thử tuyển mộ những giáo sư mà người ta sẽ chẳng thấy đâu trong tầm tiếp cận được” (2005:26). Mặc dù Freudenburg dành đặc quyền đặc lợi cho khoa học vì ông đã không đặt câu hỏi (hoặc đơn giản là chủ định lờ đi) xem liệu có gì về bản thân khoa học khiến xảy ra “việc chọn hạt giống” như vậy hay không, song ông đã làm sáng tỏ cách thức khiến những tranh cãi khoa học không nhất thiết phải là kết quả của riêng việc các chuyên gia cố tình bóp méo sự kiện thực tế. Nhưng một ẩn dụ khác có thể áp dụng trong trường hợp này là “giăng lưới bắt cá”. Nghĩa là các công ty trong nghiên cứu của Freudenburg đã “giăng lưới bắt cá” để tìm những chuyên gia vốn đã ở đúng cương vị (dưới góc độ vị trí về chuyên ngành, phương pháp luận và lý thuyết), những người sẽ diễn giải “các sự kiện thực tế” theo một cách thức khớp với cách của chính họ (hay theo một cách nhất quán với việc bảo vệ họ khi nói trong bối cảnh nếu xảy ra một vụ kiện cáo trước pháp luật). Như Freudenburg đã vạch rõ, vậy là những chuyên gia này khỏi cần chủ tâm thay đổi những điều họ tìm ra để đi đến kết luận của mình. Đúng hơn họ chỉ phải có một cách hiểu khác đi so với trường khoa học chung về những gì được tính là dữ liệu chân thực. Và mục đích của những cuộc thám hiểm để giăng lưới bắt cá như vậy là: “chộp lấy” chỉ vài ba trong số những chuyên gia này. Vì trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu không phải là giành chiến thắng đối với ngành khoa học chủ lưu, hoạt động theo phương thức sử dụng đồng nghiệp làm trọng tài để cho họ đứng về phía mình trong cuộc tranh luận, mà nhằm tạo ra một chủ đề nào đó làm đệm, và chủ đề đó đến lượt mình sẽ giúp tạo ra sự mông lung trong con mắt công chúng (ngay dù khi có sự đồng thuận mạnh mẽ trong các chuyên gia như trong trường hợp sự biến đổi khí hậu). Những chuẩn mực giữ cân bằng của các phương tiện thông tin đại chúng đã khiến cho những cuộc “thám hiểm bắt cá” như thế trở nên hết sức có hiệu quả trong việc định hình dư luận xã hội. Như Gitlin (1980) đã nêu rõ, các mẩu tin gây tranh cãi đều theo mô hình “ủng hộ” và “chống đối”, trong đó nhân danh việc đưa tin một cách “khách quan”, cả hai bên tranh cãi đều được trình bày (ngay dù nếu như điều đó có nghĩa là tạo ra cảm tưởng rằng có sự mông lung không xác định về mặt khoa học khi trong thực tế lại là sự đồng thuận). Tuy nhiên chuẩn mực này dẫn đến sự tiếp tục những quan điểm cực đoan vốn thường ít được chấp thuận trong cộng đồng khoa học bên ngoài, và điều đó biến nó thành cơ chế hấp dẫn để những người ủng hộ 9
- nguyên trạng có được lời biện minh cho việc không hành động gì về mặt chính trị (Freudenburg and Buttel, 1999). Dĩ nhiên có rất ít ví dụ cho thấy một quyết định sắp đến lại không gia tăng sự tranh cãi đối với những tuyên bố thuộc về tri thức khoa học. Nghị định thư Montreal (vốn quy định việc chia giai đoạn để dần dần ra khỏi CFC) rất gần với với trường hợp như vậy. Tuy nhiên trong trường hợp này, nguy cơ ít hơn nhiều so với ta tưởng. Chẳng hạn, DuPont đã nghĩ ra một điều thay thế cho CFC, nên lợi ích công nghiệp bị đe dọa ít nhất với việc rút khỏi như vậy (Rowlands, 1993). Vậy là ngay nếu như trường hợp khoa học chống lại CFC không hề kín kẽ theo nghĩa là không có bằng chứng (vì một lần nữa, bằng chứng trong khoa học là điều ảo tưởng), một tình thế phòng ngừa là dễ chịu cả về kinh tế lẫn chính trị đối với hầu hết các bên có liên quan. Nếu không sẵn có những điều thay thế này, và điều đó sẽ làm gia tăng lợi ích của những bên liên quan có thế lực, thì tôi rất hoài nghi rằng kết cục sẽ y hệt như nhau (hay ít nhất những cuộc tranh cãi dẫn đến Nghị định thư Montreal sẽ gay gắt hơn thực tế chúng đã xảy ra). Một lần nữa điều tốt nhất mà khoa học có thể làm là tạo ra một sự đồng thuận mạnh mẽ (không phải là phổ quát). Thế thì điều đó nghĩa là gì khi áp dụng vào sự biến đổi khí hậu toàn cầu chẳng hạn? Như Oreskes (2004b) đã nêu tỉ mỉ trong một bài viết được thỏa luận rộng rãi trên tạp chí Khoa học, có một sự đồng thuận khoa học hết sức rộng rãi trong số các chuyên gia rằng có sự biến đổi khí hậu liên quan đến nguồn gốc loài người. Nếu chúng ta thực sự tin rằng khoa học nên giúp chỉ dẫn chính sách, thì chúng ta sẽ đi theo sự đồng thuận đó. Làm khác đi tức là bóp méo bản chất khoa học. Và điều đó đáng sợ không kém gì khi bằng chứng khoa học bị chủ tâm bóp méo (hay những phát hiện “không thuận lợi” bị trấn áp) để ủng hộ một quan điểm cụ thể nào đó hay nguyên trạng: chẳng hạn xin xem Glantz et al. (1996) và Warner (1986) để có ví dụ cho thấy ngành công nghiệp thuốc lá đã chế tạo ra kết quả khoa học như thế nào để hậu thuẫn cho vị trí của nó. Vì sao khoa học đòi hỏi trước phải có những tuyên cáo về giá trị Như vậy cho đến bây giờ tôi đã nói rằng theo những cách thức rất tinh vi, khoa học là một hoạt động mang tính xã hội (và như thế là ngầm mang giá trị) như thế nào. Trong mục này tôi sẽ nói cụ thể về cách thức mà khoa học đã tiền giả định giá trị ra sao. Hãy xem ví dụ về những tiên đề mặc định chuẩn mực ngầm đã làm nền tảng cho các mô hình mang tính dự đoán như thế nào. Một nơi để chúng ta thấy giá trị là một phần ngầm ẩn của quá trình lập mô hình là việc xác định giới hạn tin cậy (confidence limits), một điều hàm 10
- nghĩa là áp đặt một mức độ bằng chứng cụ thể nào đó. Tuy nhiên, mức độ tin cậy không được xác định một cách khách quan. Đúng hơn nó phản ánh các giá trị, các hệ thống thứ tự và niềm tin đã có từ trước. Tuy nhiên, những kết quả nào không đáp ứng được và không vượt qua nổi cái ngưỡng đã định sẵn này thì đều bị bác bỏ và quên lãng, trong khi những kết quả “chấp nhận được” thì trở thành “đương nhiên” như là những sự kiện thực tế khách quan. Có thể thấy những ví dụ tiếp nữa về các giá trị nội tại của khoa học ở ngay chính ngôn từ mà khoa học sử dụng để nói về đối tượng nghiên cứu của mình. Mặc dù người ta có thể lập luận rằng mọi ngôn từ đều mang giá trị ít nhất ở một mức độ nào đó, nhưng ta có thể giữ một lập trường ít gây tranh cãi hơn bằng cách chỉ ra rằng trong từ vựng của ngành khoa học môi trường đầy rẫy những ẩn dụ. Sự lành mạnh của hệ sinh thái, tính toàn vẹn của hệ sinh thái, và các loài xa lạ; những thuật ngữ như vậy hàm ý một trạng thái sự vật mà người ta ưa thích. Nói cách khác, chúng hàm chỉ cách thức mà chúng ta cho rằng thế giới phải như thế nào (Carolan, 2006a). Ngay một thuật ngữ có vẻ khách quan như “sự ô nhiễm” cũng giả định trước một số kỳ vọng rằng thế giới nên như thế nào. Vì rút cục việc thừa nhận một điều gì đó là một “vấn đề” đòi hỏi phải có một hệ giá trị có sẵn từ trước để coi cái gì là “bình thường, không có vấn đề”, “tự nhiên”, và do vậy là “đúng đắn”. Hay hãy xét một nỗ lực thường xuyên của các nhà khoa học các chính trị gia và của công chúng là hay gắn “sự lành mạnh” hoặc “tính toàn vẹn” của hệ sinh thái với sự đa dạng sinh học cao (Wilson, 1992). Tuy nhiên, một lần nữa riêng khoa học không thể một mình xếp hạng các trạng thái của hệ sinh thái dưới góc độ có phẩm chất ưu việt vốn có (tức tính đa dạng sinh học cao) hay kém thế (tức là tính đa dạng sinh học thấp) (Lackey, 2001; Lancaster, 2000). Chúng ta đưa ra những sở thích này do niềm tin mang tính chất văn hóa rằng tự nhiên nên như thế nào là tốt (Kapustka and Landis, 1998). Phải thừa nhận rằng ít nhất ở các nhà sinh học, sự “ưu tiên” tính đa dạng sinh học này bắt nguồn một phần từ hàm ý lý thuyết ngầm ẩn trong những nghiên cứu vốn đưa lý thuyết tiến hóa vào việc tìm hiểu sinh thái học. Ngay dù vậy chúng ta vẫn phải hiểu sự mơ hồ về thao tác và khái niệm vốn có ở thuật ngữ “đa dạng sinh học”. Nói gọn lại, sự đa dạng sinh học không được xác định một cách khách quan. Chẳng hạn như nhiều người khác đã nêu rõ, cách chúng ta thao tác hóa và định nghĩa “các loài” – vốn phản ánh cái mà các nhà sinh học và triết học sinh học gọi là vấn đề các loài – đã thay đổi đáng kể cách đo lường sự đa dạng sinh học về mặt thực nghiệm (Isace et al., 2004). Một trường hợp điển hình: khái niệm sinh học về loài (có lẽ là khái niệm hay sử dụng nhất trong tất cả các khái niệm). Như Mayr (người cùng với Dobzhansky, 1937, là nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra khái niệm này) đã giải 11
- thích, “loài là những nhóm cư dân giao phối tự nhiên vốn tái sinh sản biệt lập với các nhóm khác” (1970:12). Tuy nhiên hầu hết các nhà sinh vật học đều chấp nhận một dòng chảy gien nào đó giữa các loài khi áp dụng khái niệm loài sinh học (Hey, 2001). Vậy thì điều này đã bỏ qua một câu hỏi, coi như nó đã được giải quyết: khi nào nên xác định hai nóm cư dân là những loài khác hẳn nhau – khi chúng tái sinh sản biệt lập 99%, 80% hay 10%? Không thể đi đến câu trả lời cho câu hỏi này nếu chỉ thông qua riêng mình các phép đo khách quan; mà đây là một vấn đề phán xét về giá trị, chứ không phải một sự kiện thực tế khách quan (Hendry et al., 2000). Giống như vậy, phải hiểu rằng các thuật ngữ (như sự đa dạng sinh học) vốn dựa vào định nghĩa làm việc của người ta về loài là những thuật ngữ cũng mơ hồ và dựa trên cơ sở chuẩn mực. Ngay các quan niệm về sự mông lung cũng ngầm dựa trên những phán xét về giá trị. Sự mông lung là sản phẩm của cách người ta định nghĩa “mục tiêu” như thế nào theo vấn đề khoa học đang xét, và việc đó dẫn đến những quan niệm khác nhau về điều gì là quan trọng và điều gì chúng ta cần khảo sát và/hay đánh giá tiếp (Sarewitz, 2004; Shackley et al., 1998; Wynne, 2001). Ví dụ sự mông lung có thể thay đổi rất khác nhau theo cách thức người ta quyết định nên đánh giá bằng chứng như thế nào – tức là nó nên được đánh giá biệt lập hay trong quan hệ với các mẩu bằng chứng khác? Chẳng hạn Tòa án tối cao Mỹ quy định trong General Electric Co. v. Joiner (1997) rằng các quan tòa nên đánh giá các thành tố của bằng chứng một cách biệt lập, chứ không phải ở tổng thể của chúng. Khi làm điều này, Tòa án đã tạo ra một quy chuẩn cho việc đánh giá tri thức, một quy chuẩn vốn gia tăng sự mông lung đến một mức độ không thể nào có được nếu như họ quy định phải đánh giá bằng chứng ở tổng thể của nó. Tuy nhiên, sự quy định này không dựa trên cở sở một số tiêu chuẩn được đặt ra một cách khách quan nào đó để phân biệt bằng chứng hợp lý với bằng chứng không hợp lý. Đúng hơn, nó bao gồm những tuyên bố về cách thức mà thế giới hiện đang tồn tại, một điều mà thực ra vốn dựa trên cơ sở những tiên đề mặc định ngầm về cách thức mà thế giới phải được sắp xếp như thế nào (Jasanoff, 2005b). Dĩ nhiên, ngoài việc đối chọi với những chính sách thận trọng nhất, cách tiếp cận mang tính chất đánh giá này của Tòa án đã không nắm được phương thức có thể đan xen nhau của bằng chứng khiến cho về mặt nhận thức, cái chỉnh thể lớn hơn tổng số các hợp phần của nó. Như Haack đã lý giải: Bằng chứng về tình trạng gia tăng mắc một bệnh nhất định ở một nhóm cư dân phơi nhiễm với một hóa chất đáng ngờ nào đó có thể đan xen với bằng chứng cho rằng những loài động vật tương tự như con người về mặt sinh học thì cũng bị tác hại do phơi nhiễm với chất đó 12
- và với bằng chứng rằng cơ chế hóa học nào có thể chịu trách nhiệm gây nên nó, để hỗ trợ những tuyên bố rằng chính chất ấy đã gây ra, đã thúc đẩy hay góp phần vào gây bệnh một cách mạnh mẽ hơn nhiều so với bất kỳ mẩu bằng chứng riêng rẽ này có thể hổ trợ. Tuy nhiên, sự đan xen sẽ kém phần mạnh mẽ nếu chẳng hạn các động vật ấy khác với con người theo một phương thức thích hợp nào đó, hay nếu như cơ chế được coi là nguyên nhân gây bệnh cũng hiện diện ở các hóa chất khác vốn không bị coi là có liên quan với nguy cơ gia tăng mắc bệnh v.v. (2005:S69-S70). Khi được nhắc để ý thức rõ hơn về những giá trị vốn làm nền cho cái gọi là các cuộc tranh cãi khoa học khách quan chúng ta có thể thấy rằng một số trong những xung đột môi trường nóng bỏng nhất ngày nay rút cục là kết quả của lập trường giá trị khác nhau (Carolan, 2006b). Nghĩa là mặc dù trên bề mặt các mâu thuẫn này có vẻ dựa trên những câu hỏi gây tranh cãi về sự kiện thực tế nhưng ở bề sâu thường là lập trường khác nhau về giá trị; và các giá trị có thể nhào nặn những cách hiểu khác nhau về “sự kiện thực tế” là gì. Theo đường hướng này, nhiều khảo sát đã nêu tỉ mỉ cho thấy nước Anh và Mỹ đã cân nhắc bằng chứng theo cách thức khác nhau như thế nào khi đánh giá nguy cơ rủi ro (Gillespie et al., 1979; Jasanoff, 1986, 1987b, 1995, 2005a). Theo nghiên cứu này, “người ta đã chứng minh được rằng bằng chứng khoa học có sức nặng khác nhau ở môi trường chính sách khác nhau, và cách diễn giải nó bị chế định bởi những truyền thống nội địa về lập luận pháp lý và chính trị và thói quen rằng người ta thường chiều theo hay hoài nghi đối với uy quyền của chuyên gia” (Jasanoff, 2005a:17). Và ngay cả khi những nhà hoạch định chính sách ở hai nước này đi đến những kết luận tương tự nhau, thì họ vẫn thường làm như vậy bằng những con đường lập luận khác nhau về đạo đức và pháp lý (Brickman et al., 1985; Jasanoff, 1995, 2005a). Khoa học: thừa nhận những giới hạn của nó Vậy thì điều này dẫn ta đến đâu trong cuộc tìm kiếm nhằm giảm bớt mâu thuẫn và tranh cãi về những vấn đề môi trường? Nếu không thể tìm ra sự cứu thoát ở việc gia tăng tính khoa học, thì chúng ta có thể quay sang cái gì để giải quyết những cuộc tranh cãi tưởng như không sao khắc phục được này? Cái cần không phải là nhiều khoa học hơn và/hay khoa học tốt hơn, mà là nhiều cơ chế hơn và/hay cơ chế tốt hơn để làm lộ diện, và đưa những giá trị tiềm ẩn này - những giá trị vốn tạo ra ý nghĩa cho “sự kiện thực tế” - vào tiêu điểm bàn luận (Fischer, 2000; Sarevitz, 2004; Wynne, 2001, 2002). Cho 13
- đến khi nào có thể làm rõ những niềm tin làm nền tảng cho các mục tiêu xã hội và mục tiêu chính sách liên quan đến cách hình dung thế giới phải như thế nào và đạt được một sự đồng thuận nào đó về chúng, thì người ta còn tiếp tục sử dụng nguồn lực vào một nhiệm vụ bất khả thi là làm sao cho bằng chứng được xác thực. Ngoài việc là một nhiệm vị bất khả thi, mục tiêu muốn nhiều tính khoa học hơn nhân danh việc giảm bớt sự mông lung vô định cũng (thường) là một nhiệm vụ vô nghĩa. Vì một kỳ vọng như thế dựa trên cơ sở một niềm tin sai lạc rằng những cuộc tranh cãi như thế nằm ở những câu hỏi về sự kiện thực tế thuần túy, hơn là dựa trên cơ sở hiểu ra rằng (ít nhất trong hầu hết các trường hợp) cội rễ của chúng nằm ở những định hướng giá trị khác nhau. Bản thân khoa học hiếm khi cung cấp đủ cơ sở để lựa chọn những đường lối hành động khác nhau nếu xét rằng hành động ấy nhất định kéo theo niềm tin rằng tương lai nên như thế nào (Sarevitz, 1996). Ví dụ từ chỗ coi liệu những rủi ro của DDT có vượt quá mối lợi của nó hay không đến chỗ quan niệm xem lượng ấm lên toàn cầu ở mức bao nhiêu thì được coi là “an toàn”; những câu hỏi như vậy nói lên cảm nhận của con người ta về thế giới, và những cảm nhận đó không thể hoàn toàn lưu truyền chỉ qua một mình khoa học. Việc kêu gọi tăng tính khoa học hơn nữa cũng kéo theo rủi ro là hạn chế sự kiện thực tế nào thì được tính tới và sự kiện nào không. Trong tranh luận khoa học, chỉ những gì có thể lượng hóa mới là quan trọng. Như nhiều người khác đã cho thấy, tính có thể tính toán hàm nghĩa rằng đó là tính khách quan, và tính khách quan, đến lượt nó, lại hàm nghĩa đó là tính khoa học (Daston, 1992). Chẳng hạn trong khảo sát của ông về “nền văn hóa của tính khách quan” ở NASA, Feldman (2004) đã mô tả một số cạm bẫy xuất phát từ việc quá nhấn mạnh tri thức “khách quan” khi đánh giá rủi ro. Khi mô tả quá trình ra quyết định dẫn tới cả hai thảm họa của các con tàu Challenger và Columbia, Feldman vạch rõ các kỹ sư, vì tin rằng tri thức định lượng khách quan của họ là ưu việt hơn, nên đã không đặt ra những câu hỏi định tính quan trọng như câu hỏi vì sao. Trong bối cảnh trường hợp tàu Challenger, những chiếc vòng nhẫn O đã bị ăn mòn nhiều lần vào đầu những năm 1980 trong mỗi chuyến bay. Tuy nhiên khí hơi motor nóng chưa bao giờ ăn mòn mạch nối trường hành tinh sơ cấp quá mức 0, 053’’. Dù vậy, các kỹ sư của NASA đã ấn định rằng hành tinh sơ cấp sẽ vẫn còn đóng dấu ăn mòn là 0, 095’’. Khi ấn định như vậy, họ kết luận rằng 0, 090’’ sẽ là “ngưỡng an toàn”. Và như thế, người ta tin rằng sự xói mòn 0, 053 vẫn còn dưới ngưỡng của cái có vẻ là rủi ro chấp nhận được. Như vậy, thay vì đặt câu hỏi định tính, chẳng hạn vì sao 0, 053’’ – tức là vì sao không nhiều hay ít xói mòn hơn – các kỹ sư lại tập trung vào sự kiện 14
- thực tế khách quan và được lượng hóa rằng đó là 0, 053’’ và như vậy là nó không vượt quá ngưỡng an toàn 0, 090’’ đã chỉ định. Trong tâm trí của các kỹ sư và nhà quản lý NASA, mẫu dữ liệu định lượng đó là tất cả cái họ cần biết để xác định độ rủi ro của các chuyến bay tương lai (đi đôi với sự thực là 0, 053’’ đã không dẫn đến một “thất bại về hệ thống” nào ở các chuyến bay đã qua). Feldman lập luận rằng lý do của việc đó là do dữ liệu loại đầu (tức dữ liệu định tính và phụ thuộc vào bối cảnh) vốn không thể lượng hóa được. Và trong “nền văn hóa khách quan” của NASA, chỉ dữ liệu đã lượng hóa mới được phép thách thức những quyết định ban hành từ “cấp trên” (tức từ cấp quản lý). Theo lời ông, Sự khăng khăng khẳng định phải có dữ liệu khách quan đã thu hẹp tầm mức của cuộc tranh luận hợp pháp, và tạo ra ưu thế chính trị cho những ai khéo léo hơn trong việc sử dụng ngôn từ hoa mỹ về tính khách quan hay những ai kiểm soát các nguồn lực để tạo ra dữ liệu “khách quan” … Trong trường hợp sau, chính những người quản lý mới có ưu thế trong việc ép buộc người ta phải đồng thuận do họ kiểm soát các nguồn lực, đường công danh và việc ra quyết định. Hơn thế nữa, thành công trên đường công danh của chính bản thân những người quản lý gắn trực tiếp với việc đạt được mục tiêu của tổ chức… và như vậy đưa việc định nghĩa tính khách quan vào sao cho khớp với việc đạt được những mục tiêu này (Feldman, 2004:703). Một cách nữa để suy nghĩ về khác biệt giữa tri thức khách quan (quy chuẩn hóa/định lượng) và tri tức không khách quan (phi quy chuẩn hóa/định tính) là coi nó bao gồm một sự phân biệt giữa số lượng và chất lượng. Nhiều người giữ thái độ “hoài nghi” về mặt môi trường rất thích quy giản những nỗi quan ngại của con người thành những mẫu số chung nhỏ nhất có thể lượng hóa dễ dàng: ví dụ, bao nhiêu người chết, được cứu thoát, hay được nuôi dưỡng nhờ một công nghệ nhất định nào đó? (chẳng hạn Bolch and Lyons, 1993; Degregori, 2001, 2004; Huber, 1999). Như Lomborg (2001:11) đã nhận xét, “[mục tiêu của tôi là] đếm số người chết vì những vấn đề khác nhau”. Mặc dù trên bề mặt điều này có vẻ là một mục tiêu đáng hoan nghênh, nhưng nó chẳng nói lên điều gì hết về chất lượng cuộc sống mà người ta đã sống. Dĩ nhiên điều cần thiết là một cách hiểu dựa trên cơ sở cả số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, điều cuối vừa nói lại thường bị giữ bên ngoài các cuộc tranh luận khách quan về môi trường vì nó dựa trên chính những điều không thể tính đếm, nhưng đối với con người ta lại hết sức quan trọng, ngang với những vấn đề mà người ta có thể cộng và trừ một cách rạch ròi. 15
- Điều này đưa chúng ta trở lại một điểm đã nêu trước đây: điều cần không phải nhiều khoa học hơn và/hay tốt hơn. Việc này sẽ chỉ lấn ép hơn nữa những người có lập trường không thể lượng hóa dễ dàng. Thay vào đó, điều cần có là nhiều cơ chế chính trị và/hay tốt hơn để lôi những giá trị ngầm ẩn vốn nằm ngay trong lòng khoa học ra tâm điểm thảo luận. Khi làm việc này, cả sự kiện thực tế lẫn các giá trị đều phải được bàn bạc cùng nhau, sao cho có thể hiểu rõ hơn cách thức khiến các giá trị đã nhào nặn và định hình việc diễn giải các sự kiện thực tế. Do đó làm việc này sẽ buộc các chính khách phải giải thích các quyết định của họ hơn là chỉ giản đơn biện bạch cho hành động hoặc không hành động của họ trong những tuyên bố khiến người ta mỏi mệt “Đây là điều khoa học đã nói” với hi vọng miễn trách nhiệm cho họ vì đã hành động hoặc không hành động. Như thế, nếu các chính khách chọn không hành động (như trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu), họ sẽ không còn có thể tuyên bố rằng họ chỉ “đang chờ nhiều khoa học hơn nữa để cung cấp thông tin cho quyết định của họ”, và rồi dừng lại ở đó. Vì sự không hành động như thế nói lên điều gì đấy về cách họ hình dung tương lai phải như thế nào. Và với tư cách là đại diện cho cử tri của họ khi trở về nhà, các chính khách nên được yêu cầu nói về những nhận định và phán xét mang tính giá trị làm nền tảng đó (cũng xin xem Sarewitz, 2004; Wynne, 2001). Tuy nhiên cách tốt nhất để đảm bảo rằng các chính khách sẽ không tiếp tục chơi con bài “nhiều khoa học hơn nữa” một cách thiếu suy nghĩ là đưa những người khác cùng những phán xét giá trị của người khác vào quá trình ra quyết định. Một cơ chế đã được sử dụng thành công để đạt mục tiêu đó là hội nghị đồng thuận (consensus conference – còn có tên gọi khác là “ban hội thẩm của công dân”). Hội nghị đồng thuận thường bao gồm hai giai đoạn: trong giai đoạn thứ nhất, một nhóm những công dân khác nhau nhận chứug cứ từ các chuyên gia và các nhóm lợi ích khác nhau; trong giai đoạn hai, những công dân này thảo luận kỹ với nhau để đi đến những chỉ dẫn về chính sách, rồi giao những chỉ dẫn này cho cơ quan lập pháp của chính phủ (Fuller, 2002). Bắt nguồn đầu tiên ở Đức và Mỹ trong những năm 1960, các hội nghị đồng thuận đã chứng minh lặp đi lặp lại nhiều lần cách thức mà những người được gọi là cá nhân “thường dân” lại có thể đưa ra những quyết định về chính sách khá hợp lý liên quan đến những chủ đề phức tạp như thế nào. Hơn nữa, không giống như các tiểu ban những người có lợi ích liên quan, những chỉ dẫn của hội nghị đồng thuận có giá trị ràng buộc về việc làm luật về khoa học và công nghệ, mặc dù trong tương lai người ta có thể xem lại kết quả nếu hậu quả và dữ liệu đều thay đổi (Fuller, 2006). Điều này khiến những hội nghị đó không đơn giản chỉ là cơ chế xoa dịu vốn chỉ thuần túy mang vẻ ngoài rằng có sự “tham gia của công chúng”. Sự tham gia 16
- của công chúng ở hội nghị đồng thuận là có thật. Vậy là ở một vài khía cạnh, hội nghị đồng thuận đưa ra một “con đường thứ ba” cho công chúng tham gia vào khoa học và công nghệ. Như Steve Fuller đã lý giải, Cái gọi là chiến dịch công chúng hiểu khoa học đã thành công trong việc làm rùm beng thu hút sự quan tâm đến khoa học mà không nhất thiết tạo đầu ra để thể hiện và áp dụng sự quan tâm đó. Những phản ứng đối lập nhau của Mỹ và châu Âu đối với việc đưa cơ thể biến đổi gien vào sản xuất lương thực thực phẩm đã minh họa cho vấn đề này. Nếu thiếu những điều tương tự như hội nghị đồng thuận để làm tâm điểm cho tư tưởng và hành động tập thể, thì con người ta sẽ đáp lại hoặc với tư cách người tiêu dùng thụ động hoặc với tư cách là người chống đối hung hăng. Chẳng phản ứng nào kể trên đích thực là sự tham gia của công chúng vào khoa học cả. (2006:170). Để kết luận, các nhà xã hội học không được hỏi vẻn vẹn một câu rằng “Khoa học đã trở nên chính trị hóa như thế nào?”, mà còn phải hỏi rằng “Điều gì trong khoa học đã cho phép nảy sinh ngay từ đầu những quan điểm xem ra là xung khắc không thể giải quyết được?”. Chúng ta không thể cứ dành đặc quyền đặc lợi cho khoa học mãi với niềm tin rằng những tranh chấp về môi trường chỉ thuần túy là kết quả của những gì bên ngoài khoa học. Vì chừng nào chúng ta còn đi trên con đường quan niệm ngây ngô về khoa học là gì, và nó có khả năng làm những gì, thì chúng ta sẽ còn tiếp tục không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào về những chủ đề này. Thay vì dành đặc quyền đặc lợi cho khoa học, nhà xã hội học phải sẵn lòng khảo sát bản thân khoa học khi cố tìm cách hiểu được những xung đột và tranh cãi về môi trường. Vì rút cục cội rễ của rất nhiều trong số tranh cãi này nằm chính ở đây - ở những điểm sáng và những điểm mù của khoa học./. Mai Huy Bích dịch Nguồn: Michael Carolan. 2008. “The Bright- and Blind-Spots of Science: Why Objective Knowledge is not Enough to resolve Environmental Controversies”. Critical Sociology, Vol. 32, N. 5, tr. 725-740. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đồ án:" Điều khiển từ xa bằng hồng ngoại"
49 p | 500 | 114
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nghiên cứu một số giải pháp an ninh mạng Wlan 802.11
90 p | 566 | 106
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá kết quả chăm sóc sau mỗ gãy xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Trung Ương Huế
37 p | 660 | 88
-
Báo cáo môn học: Kỹ thuật chiếu sáng dân dụng và công nghiệp - Đèn thủy ngân cao áp
28 p | 176 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO KHU KINH TẾ DUNG QUẤT"
12 p | 161 | 26
-
Đặc điểm lâm sàng và giá trị của sinh thiết màng phổi trên bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 3/2002 đến 8/2003
7 p | 104 | 18
-
Báo cáo khoa học: "Một vài suy nghĩ về câu hỏi nhiều lựa chọn trong thi trắc nghiệm khách quan"
4 p | 91 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DAO GAMMA TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC HUẾ"
14 p | 88 | 10
-
Báo cáo khoa học: Về quan điểm sáng tác văn học của chủ tịch Hồ Chí Minh
3 p | 179 | 9
-
Báo cáo y học: "Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn dịch rửa phế quản ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt bùng phát"
7 p | 100 | 9
-
Báo cáo y học: "NGHIêN CứU đặC đIểM LÂM SÀNG VÀ Mô BệNH HộC CủA U NHÚ MũI XOANG"
5 p | 86 | 9
-
Báo cáo y học: "Phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận trong điều trị U Tế bào ưa CROM thượng thận"
5 p | 123 | 8
-
Báo cáo khoa học: Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh
4 p | 123 | 7
-
Báo cáo: Nghiệp vụ ủy thác hoạt động hợp tác song phương với Việt Nam về chuyển giao quốc tế công nghệ bảo vệ môi trường kiểu cùng có lợi năm 2016
428 p | 54 | 6
-
Báo cáo y học: "ĐIỆN THế GỢI VẬN ĐỘNG TRONG TIÊN LƯỢNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT NẶNG DO NHỒI MÁU NÃO "
6 p | 75 | 5
-
Báo cáo Vấn đề chính sách REDD+ được thể hiện trong thông tin đại chúng: Nghiên cứu điểm tại Việt Nam
42 p | 129 | 4
-
Báo cáo: Tối ưu hóa thực hành lâm sàng từ các khuyến cáo thế giới trong quản lý tiền mãn kinh, mãn kinh - PGS-TS Hoàng Thị Diễm Tuyết
42 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn