Báo cáo dự án (MS5): Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam
lượt xem 14
download
Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo dự án (ms5): nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại miền bắc và miền trung việt nam', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo dự án (MS5): Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Báo cáo tiến độ Dự án 008/07VIE Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam MS5: Báo cáo 6 tháng lần thứ hai 26/02/2009 Kiểm tra thí nghiệm khoai lang tại tỉnh Bắc Giang tháng 10 năm 2008 1
- Mục lục 1. Thông tin về Viện nghiên cứu ____________________________________________ 4 2. Tóm tắt dự án _________________________________________________________ 4 3. Tóm tắt kế hoạch ______________________________________________________ 4 4. Giới thiệu và tổng quan _________________________________________________ 2 5. Tiến trình thực hiện ____________________________________________________ 2 Những điểm nổi bật của việc thực thi _____________________________________ 4 5.1 5.2 Những lợi ích của nông hộ _________________________________________________ 5 Nâng cao năng lực ______________________________________________________ 5 5.3 5.4 Chiến lược nhân rộng ____________________________________________________ 6 5.5 Quản lý dự án ___________________________________________________________ 6 6. Báo cáo về những luận điểm nổi bật_______________________________________ 7 6.1 Môi trường _____________________________________________________________ 7 Những luận điểm về giới và vấn đề xã hội __________________________________ 7 6.2 7. Những luận điểm thực thi và tính bền vững_________________________________ 7 Các luận điểm và trở ngại ______________________________________________ 7 7.1 Các lựa chọn ___________________________________________________________ 7 7.2 7.3 Sự bền vững ____________________________________________________________ 7 8. Những bước quan trọng tiếp theo _________________________________________ 7 9. Kết luận______________________________________________________________ 7 10. Sự công bố làm theo luật ______________________________________________ 7 Phụ lục A: Kiểm tra thí nghiệm khoai lang trên đồng ruộng Các phần đính kèm A Ảnh B Les Copeland PPT tại hội thảo ngày 4 và 5 tháng 9 năm 2008 (tiếng Anh) D Trương Công Tuyện PPT tại hội thảo ngày 4 và 5 tháng 9 năm 2008 (tiếng Việt) E Les Copeland PPT tại hội thảo ngày 20 và 21 tháng 10 năm 2008 (tiếng Anh) F Richard Trethowan tại hội thảo ngày 20 và 21 tháng 10 năm 2008 (tiếng Anh) G Peter Sharp PPT tại hội thảo ngày 20 và 21 tháng 10 năm 2008 (tiếng Anh) H Bình luận tại hội thảo ngày 21 tháng 10 năm 2008 (tiếng Anh) 2
- 1. Thông tin về tổ chức nghiên cứu Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có Tên dự án củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Tổ chức Nghiên cứu phía Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam Khoa Nông nghiệp, Lương thực và Tài nguyên Tổ chức phía Úc thiên nhiên, trường Đại học Sydney GS.TS. Les Copeland Đại diện phía Úc 02/2008 Thời gian bắt đầu 12/2009 Thời gian hoàn thành (gốc) 02/2010 Thời gian hoàn thành (điều chỉnh) Sáu tháng một lần Thời hạn báo cáo Thông tin liên lạc Phía Úc: Chủ dự án GS.TS. Les Copeland +61 2 9036 7047 Tên: Telephone: Giáo sư + 61 2 9351 2945 Vị trí: Fax: Khoa Nông nghiệp, Lương thực Email: l.copeland@usyd.edu.au Tổ chức và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Sydney Phía Úc: Thông tin hành chính Kate Rudd 61 2 9351 8800 Tên: Telephone: Adm. Assistant 61 2 9351 8875 Vị trí: Fax: Viện chọn giống cây trồng khoa nông kate@camden.usyd.edu.au Tổ chức Email: nghiệp, Lương thực và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Sydney Phía Việt Nam: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất 0320 716395 Tên Telephone: Giám đốc 0320 716385 Vị trí: Fax: Viện Cây lương thực và Cây thực Email: vantuat55@vnn.vn Tổ chức phẩm 3
- 2. Tóm tắt dự án Sự chấp nhận của người nông dân về cải tiến các giống khoai lang có chất lượng hàng hóa cao và phát triển giống, phát triển công nghệ sauthu hoạch là những nhân tố vô cùng quan trọng cho khả năng phát triển về số lượng của nền nông nghiệp của một vài tỉnh phía Bắc và Trung Bộ của Việt Nam. Với những vùng đã được lựa chọn của Dự án tại đó nông dân rất ít cải tiến khâu giống khoai lang, nông dân luôn luôn sử dụng lại các giống đã bị thoái hóa qua nhiều vụ và kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hoạch, công thức chế biến và ứng dụng các công nghệ ở mức lạc hậu. Do vây, chất lượng giống khoai lang rất kém, dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả không cao dẫn đến thu nhập còn bị hạn chế. Từ Dự án này sẽ lưạ chọn ra 2-3 giống khoai lang thích hợp cho các tỉnh trong vùng dự án từ bộ giống khoai lang đã được Viện cây lượng thực và cây thực phẩm chọn lọc, các giống khoai lang này có chất lượng cao phục vụ cho mục đích chế biến. Thông qua thử nghiệm đánh giá trên đồng ruộng và hội thảo cho các nhà khoa học, các nhà khuyến nông và nông dân, dự án chấp nhận phát triển các giống khoai lang và chất lượng giống đêm trồng với kỹ thuật canh tác phù hợp và kỹ thuật thu hoạch cho những vùng này, và trên cơ sở đó đưa ra cho nông dân những lựa chọn có hiệu quả kinh tế từ việc lựa chọn giống cây có củ. Những lợi ích của Dự án mang tính khả thi từ việc cải tiến các các giống và kỹ thuật trồng khoai lạng hiện tại, có như vây mới làm tăng số lượng nông dân trồng khoai lang, điều đó còn phụ thuộc vào vận hành mức độ của tỉnh và xã. 3. Tóm tắt về kế hoạch dự án Mục tiêu của dự án này là để nâng cao sản xuất khoai lang tại các tỉnh Thanh Hoá, Bắc Giang và Quảng Trị ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Những mục tiêu sẽ được thực hiện thông qua sự chấp nhận của các giống khoai lang mới, vật liệu trồng, các kỹ thuật trồng phù hợp và công nghệ sau thu hoạch thông qua thử nghiệm đồng ruộng, các hội thảo các nhà khoa học, các nhà khuyến nông và nông dân. Lợi ích của dự án được đem lại từ việc cải tiến giống mới, cải tiến kỹ thuật trồng cho khoai lang hiện nay cho nông dân, tùe đó sẽ làm tăng số nông dân trồng khoai lang và iúp cho nông dân có những sự lựa chọn tốt hơn về cây trông cây có củ. Dự án đưa ra sự khởi đầu với các chuyến thăm và làm việc của GS. Copeland and Sharp của trường Đại học Sydney tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm từ ngày (24-28 tháng hai) cho việc mở đầu xây dựng kế hoạch dự án, gặp gỡ các thành viên của phía đối tác Việt Nam và các nhà khuyến nông tại các điểm triển khai dự án. Thông qua việc trao đổi thảo luận, 3 vùng đã được chọn lựa để tiến hành thử nghiệm các giống khoai lang trong khuôn khổ dự án. Một kết quả điều tra đã được ký kết giữa các bên và thực thi nhằm thu thập số liệu tại 3 tỉnh đã lựa chọn về tình hình sử dụng giống và sản xuất khoai lang hiện tại, các kỹ thuật trồng (bao gồm khâu giống, kỹ thuật trồng trọt, thời gian trồng và thu hoạch, thu nhập), năng suất và tình hình sử dụng khoai lang. Kết quả từ việc điều tra là đã đệ trình được Mốc sự kiện 2. Một bài giảng về khoai lang đã nêu ra và được in ấn như là sự khởi đầu và bản nháp chuyển tiếp được xem như trong toàn bộ của dự án này. GS. Les Copeland có những chuyến làm việc khác với FCRI từ 13 – 20 tháng 7 năm 2008 về thảo luận dự án trên tinh thần hợp tác với các nhà khoa học, các nhà khuyến nông và đi thăm các điểm thí nghiệm đồng ruộng, sự phát hiện cây trồng vụ Hè ở miền Bắc Việt Nam và đã đưa ra ngay một hội thảo khoa học tại FCRI về phân tích chất lượng nông sản cho các nhà khoa học và khuyến nông. Trong giai đoạn tiếp theo được phản ánh thông qua báo cáo này (từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2008), GS.TS Les Copeland đã thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 9 năm 2008 cho các hội thảo cho nông dân và cán bộ khuyến nông tại tỉnh Thanh Hoá và Bắc Giang để chuẩn bị công việc đánh giá các giống khoai lang mới cho các tỉnh này vào đầu tháng 10 năm 2008. GS.TS Copeland, Sharp và Trethowan đã thăm và làm việc tại Việt Nam vào cuối tháng 10 năm 2008, đã dành 2 ngày cho hội thảo kỹ thuật tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và đánh giá các điểm thí nghiệm tại hai tỉnh trên vào thời điểm thí nghiệm 4
- khoai lang đã được tiến hành. Kiểu bố trí thí nghiệm, phương pháp tiến hành đã được thảo luận giữa các thành viên và thí nghiệm hai trong ba tỉnh được đánh giá là rất tốt. 4. Giới thiệu và tổng quan Cây khoai lang được gieo trồng với diện tích khoảng 200.000-400.000 ha/năm, với năng suất trung bình khoảng 8 tấn/ha đã tạo ra một nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở cả ba miền của đất nước. Khoai lang có thể trồng được ở nhiều vùng khác nhau, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa nơi nông dân có thu nhập thấp. Theo truyền thống, củ, ngọn, lá khoai lang được sử dụng làm lương thực, thực phẩm cho con người, ngoài ra khoai lang còn là một loại phân xanh tốt tăng cường độ màu mỡ, cải thiện kết cấu và cấu trúc của đất. Các bộ phận thân, lá, của khoai lang còn tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc. Sử dụng loại cây trồng này sẽ giảm nguy cơ gây hại của những sâu bệnh hại chính trên những loại cây trồng khác như lúa, rau, vì vậy góp phần bảo vệ môi trường nông nghiệp tốt hơn. Đã có một thị trường từ sản phẩm cây có củ mà cụ thể là từ cây khoai lang, ví dụ: tinh bột khoai lang được sử dụng cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, bánh kẹo, dược phẩm, giấy, dệt. Nhu cầu tinh bột khoai lang cho một số ngành công nghiệp của Việt nam hàng năm vào khoảng một triệu tấn. Hiện tại số lượng tinh bột trên hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thiếu giống tốt, thiếu kỹ thuật trồng, thiếu công nghệ chế biến cho cây khoai lang, trong khi tiềm năng của cây trồng này mang lại là rất lớn để gia tăng thu nhập cũng như mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho người nông dân. Tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, một số giống khoai lang đã được chọn tạo và đã được đưa vào sản xuất như: Giống khoai lang Số 8, KB1, KL5, TV1, K51,VD1 và CN. Các giống trên đang được trồng rộng rãi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam dựa trên các đặc điểm về nông học, khả năng thích ứng, thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, nhu cầu dinh dưỡng và chống chịu hạn hán, vv...Tuy nhiên, các giống khoai lang trên chưa được đánh giá toàn diện về tiềm năng năng suất, tiềm năng chất khô, khả năng chế biến. Tại khu vực miền Trung một số tỉnh có khả năng phát triển cây có củ là rất lớn. Những giống khoai lang tốt là rất cần thiết đầu tư cho khu vực này và nó được xem như một phần của hệ thống canh tác phù hợp nhằm gia tăng thu nhập cho người nông dân. Những mục tiêu của Dự án 1. Từ sự chỉ dẫn về kết quả nghiên cứu điều tra tại 3 tỉnh phía Bắc và Trung Bộ Việt Nam về việc sử dụng kỹ thuật canh tác khoai lang hiện tại bao gồm: giống và kỹ thuật trồng, thời gian trồng và thu hoạch, đầu vào, năng suất, sử dụng khoai lang và phát triển nó...vv., đó là những vấn đè cần được dự án đánh giá. Những phương pháp sử dụng nhằm khuyến khích nông dân phát triển các giống và kỹ thuật mới sẽ tạo ra hướng phát triển trong tương lai về tính đúng, tính thực tế của Dự án. 2. Lựa chọn một số giống khoai lang từ bộ giống khoai lang của Viện Cây lương thực có khả năng thích hợp với điều kiện canh tác tại khu vực Miền Trung, Việt nam, thông qua thí nghiệm thử nghiệm trong vùng lựa chọn để đánh giá năng suất, hàm lượng chất khô cho mục đích chế biến. 3. Phát triển và đánh giá một số phương pháp chế biến khoai lang, (qui trình sản xuất bột khoai lang cho ngành chế biến thực phẩm, chips khoai lang, rượu khoai lang) việc sử dụng khoai lang bới các thí nghiệm và các công ty họ sẽ tham gia vào Dự án. Bên cạnh đó, các phương pháp đưa ra vowia năng lực phù hợp thuộc về các hợp phần của Việt Nam, lựa chọn, cải tiến, xác nhận về chất lượng thử nghiệm về khoai lang và khởi nguồn cho phát triển. Tiềm năng cho mối quan hệ giữa các dự án từ QDPI và Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) sẽ được thử nghiệm trong dự án này. 4. Phát triển phương pháp cách ủ chua thân lá, củ khoai lang phục vụ cho chăn nuôi tại chỗ cho các hộ nông dân tại vùng triển khai dự án phía Bắc và Trung Bộ Việt Nam. 5
- Tăng cường năng lực nghiên cứu của cán bộ khoa học và khuyến nông Việt Nam về kỹ thuật nâng 5. cao chất lượng cây trồng, công nghệ bảo quản, chế biến, kỹ thuật phân tích chất lượng sản phẩm, sản xuất giống sạch bệnh thông qua sự giúp đỡ của các chuyên gia Úc. 6. Nâng cao sự hiểu biết cho người dân để phát triển qui trình kỹ thuật chăm sóc cây khoai lang như là một phần của hệ thống canh tác bền vững. 7. Xây dựng mô hình trình diễn giống tốt, công nghệ sản xuất tiên tiến, tổ chức các hội nghị đầu bờ nhằm truyền bá kiến thức tới người nông dân.(pamphlets, CDs, websites, etc.). Những lợi ích của Dự án Những lợi ích của Dự án là trông đợi vào sự cải tiến giống, kỹ thuật trồng trọt và kỹ thuật sau thu hoạch, có sức thuyết phục với nông dân để sử dụng tốt hơn về vật liệu giống hơn là liên tiếp sử dụng qua nhiều năm vật liệu giống đã bị thoái hóa. Tuy nhiên, để làm tăng số nông dân tham gia trồng khoai lang điều đó còn phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh của tỉnh và xã. Sự thành công của những nông dân có nhiều kiến thức đưa ra về sự lựa chọn trồng khoai lang chính là chìa khóa dẫn đến thành công về những lợi ích này. Lợi ích cho nông dân từ Dự án sẽ gia tăng sản xuất khoai lang thông qua sự chấp nhận phát triển các giống tốt hơn của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đi liền với việc cải tiến kỹ thuật trồng về việc điều khiển mật độ, kiểu lên luống, khoảng cách trồng, phân bón và chế độ tưới nước, chế độ chăm sóc. quản lý sâu bệnh hại, đánh giá chất lượng sản phẩm. Với cách đi như thế sẽ phù hợp cho việc gia tăng năng suất củ khoai lang từ sự đánh giá tại thời điểm hiện tại khoai lang mới đạt năng suất khoảng 8-10 tấn/ha, năng suất này sẽ là thấp nếu ta đem so với năng suất khoai lang trung bình của toàn cầu đạt 14-15 tấn/ha, khoảng 30-40%. Có nhu cầu về củ khoai lang tại các nông hộ cho mục đích thương mại và xuất khẩu. Củ khoai lang có thể đem thái lát và phơi khô dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 2-3 ngày và các nông hộ họ có thể sử dụng khoai khô này cho ăn giữa buổi hoặc tạo thành tinh bột để làm bánh hoặc tạo ra các món ăn khác nữa. Làm khô miếng thái lát khoai lang có thể đóng thành từng gói để ra chợ bán hoặc sản xuất thương mại như là chips hoặc tinh bột khoai lang. Củ khoai lang và phần thân lá được sử dụng làm thức ăn gia súc, Hoặc sau khi cắt rồi đem phơi khô hoặc sau khi phơi khô vật liệu sau khi thu hoạch còn khoảng 25% độ ẩm, cho thêm muối và một số sản phẩm từ nông nghiệp ( ví dụ như cám gạo, phân gà, ngọn sắn) và cất giữ bảo quản trong túi ni lông từ 3-6 tháng. Tính có lợi của việc dịch vụ khi có chất lượng củ khoai lang tốt được xem như là sự chờ đợi để khích lệ từ các công ty. Rất nhiều nhà sản xuất tinh bột ở Việt Nam đều sản xuất từ nguyên liệu sắn, điều này đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường và và kết quả đất bị bỏ không, điều đó se rất khó cho quá trình phát triển. Củ khoai lang có nguồn gốc tinh bột tốt và quy trình chế biến tinh bột sắn có thể phù hợp cho chế biến tinh bột từ củ khoai lang. Củ khoai lang còn có thể chế biến thành rượu và Sake (tại Nhật Bản). Trồng khoai lang sẽ đem lại cho nông dân với nhiều sự lựa chọn của một cây trồng đa dụng. Điều đó có thể sử dụng như là một cây trồng thay thế trên đất cạn và đất có thành phần cát pha, cho việc luân canh trồng trọt với các cây trồng khác hoặc cho sử dụng che phủ cỏ dại như thường thấy ở miền Trung Việt Nam. Điều đó sử dụng khác đi từ sự sử dụng trong gia đình như là cây trồng kinh tế, nguồn gốc tốt cho sử dụng làm thức ăn gia súc và các hợp đồng kinh tế cho sản xuất thực phẩm và tinh bột. 5. Tiến độ thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2008 6
- 5.1. Những điểm nổi bật về hoạt động Chuyến làm việc của GS.TS. Les Copeland (từ 2-6 tháng 9 năm 2008) Các hội nghị đã được tiến hành tại tỉnh Thanh Hoá (ngày 4 tháng 9) và Bắc Giang (ngày 5 tháng 9) nhằm giới thiệu dự án cho 50 cán bộ khuyến nông và nông dân đã được chọn lựa tại các địa phương. Chương trình hội nghị cho cả hai tỉnh là dành 30 phút giới thiệu bởi GS.TS. Les Copeland (bằng tiếng Anh được dịch ra tiếng Viêt cho mọi người) và bài giảng bằng tiếng Việt dài 2 tiếng đồng hồ của TS. Trương Công Tuyện. Cả hai cuộc hội thảo diễn ra đều tốt đẹp mọi người đều có cơ hội trao đổi thông tin cho nhau thông qua bữa cơm trưa được tổ chức cho mọi thành viên. Các copy của các bài giảng thông qua các files đính kèm C và D. Các thảo luận trao đổi cũng được đưa ra nhằm (i) Có kế hoạch cuối cùng để đánh giá các giống khoai lang mới tại tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Bắc Giang vào tháng 10 và tỉnh Quảng Trị vào tháng 12 năm 2008, và (ii) Thông qua kế hoạch hội thảo vào tháng 10 năm 2008 được thực hiện bới GS.TS. Les Copeland, Peter Sharp và Richard Trethowan. Chuyến thăm và làm việc của GS.TS. Les Copeland, Richard Trethowan và Peter Sharp (từ ngày 19 đến 25 tháng 10 năm 2008) Một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày nhằm nâng cao năng lực cho công tác chọn tạo giống cây trồng, công nghệ phân tử, phân tích chất lương nông sản, quản lý nghiên cứu có liên quan tới cây khoai lang. Các bài giảng đã được đưa ra trong bảng dưới đây. Thời gian Bài giảng Báo cáo viên Thứ hai ngày 20 tháng 1 năm 2008 08.30 – 10.00 Chọn giống đểcải tiến cây trồng Richard Trethowan ĐH Sydney 10.00 – 10.30 Giải lao 10.30 – 12.00 Chon giống cây trồng phân tử Peter Sharp ĐH Sydney 12.00 – 13.30 Nghỉ trưa 13.30 - 14.30 Khoai lang trong hệ thống trồng trọt Les Copeland ĐH Sydney 14.30 – 15.00 Giải lao 15.00 – 16.00 ôChnj giống cây trồng và công nghệ phân tử nhằm Richard Trethowan và cải tiến cây khoai lang Peter Sharp ĐH Sydney 16.00 – 16.30 Thảo luận chung Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008 08.30 – 10.00 Chất lượng sản phẩm nông nghiệp: khoai lang Les Copeland ĐH Sydney 10.00 – 10.30 Giải lao 10.30 – 12.00 Chiến lược chọn giống khoai lang Nguyen The Yen, FCRI và Richard Trethowan ĐH Sydney 12.00 – 13.30 Nghỉ trưa 13.00 - 14.30 Công nghệ phân tử mới trong chọn giống cây Peter Sharp ĐH Sydney trồng 14.30 – 15.00 Nghỉ giải lao 15.00 – 16.00 Quản lý nghiên cứu Les Copeland ĐH Sydney 16.00 – 16.30 Thảo luận chung 16.30 Kết luận Marlo Rankin, tư vấn của chương trình CARD đã tham dự hội nghi vào ngày thứ hai về “Hội thảo cho các nhà nghiên cứu” nhằm giúp đỡ nâng cao năng lực cho Viện Cây lương thực như là một phần hoạt động của dự án CARD 007/08. Những ý kiến bổ sung của bà được đính kèm ở phần đính kèm H. Các cuộc hội nghi vào tháng 7 và tháng 10 năm 2008 cho Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã đưa ra những cơ hội tốt nhằm đưa ra những tiêu chuẩn về sự hiểu biết sâu sắc và sự tinh thông trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học của Viện về mối quan hệ tác động đến chất lượng nông sản và cách đánh giá và thảo luận về các vấn đề cần thiết mà các nhà khoa học của Viện đưa ra và kế hoạch cho các 7
- hoạt động cho những cuộc hội thảo diễn ra trong tương lai vào tháng 2 năm 2009 và chuyến thăm Úc vào tháng 4 năm 2009. Các bài giảng của các GS.TS. Les Copeland, Peter Sharp và Richard Trethowan. Hội thảo tại tỉnh Bắc Giang và Thanh Hóa (tháng 9 năm 08) và Viện CLT (tháng 10 năm 08) Đánh giá lại và chọn lọc các dòng/giống khoai lang triển vọng có chất lượng tốt tại các điểm thử nghiệm. (Kết quả 2) Vào ngày 22 và 23 tháng 10 đi thăm tại các điểm tiến hành thử nghiệm các giống khoai lang mới tại các địa phương thuộc tỉnh Thanh Hoá và Bắc Giang. Điều này đã được ghi nhận rằng: Các thí nghiệm đã tiến hành rất tốt, đúng phương pháp và nhìn cây sinh trưởng rất tốt.. Các thí nghiệm sẽ thu hoạch vào tháng 1 năm 2009, và cây trồng sẽ được phát hiện, chọn lọc và đánh giá cho các thời gian tiếp để phát hiện dấu hiệu sâu bệnh hại. Điều này cũng được ghi nhận đó là sự sắp đặt cho các địa phương về cuôc hội thảo vào tháng 11 năm 2008 bới TS. Trương Công Tuyện và tiến hành thử nghiệm vào tháng 12 năm 2008 cho tỉnh Quảng Trị.. Báo cáo kỹ thuật 1, sẽ đưa ra chi tiết mô tả về chọn các giống khoai lang và sơ đồ, quản lý thí nghiệm cho các thí nghiệm tại các địa phương. Giới thiệu các công nghệ thử chất lượng và định hướng đánh giá các phương pháp chế biến về (bột và tinh bột) (Kết quả 3) Một thử nghiệm để sản xuất tinh bột từ củ khoai lang đã được tiến hành khi sử dụng các thiết bị máy móc thông qua các hình ảnh được ghi nhận của các công ty. Sử dụng các phương pháp chế biến tinh bột dựa trên Viện công nghệ sau thu hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 100 kg củ tươi khoai lang được rửa sạch bởi hệ thống nước, sau qua hai lần say xát. Tinh bột khoai lang được lọc trong các túi lọc bằng vải thông qua hệ thông vắt của máy giặt, và chát xơ bã cũng được loại bỏ. Dung dịch tinh bột được chứa đựng vào những chậu nhựa và để lắng tinh bột. Sau khoảng 3-4 giờ gạn bớt những nước bẩn và giữ lại phần tinh bột lắng đọng. Phần tinh bột được làm sạch bằng nước sau 2-3 lần , sau đó thu tinh bột bằng hoá chất potassium permanganate, sodium bisulphate và bleach, và cuối cùng làm sạch bằng nước. Sau nhiều lần rửa màu dục của tinh bột cũng được thay đổi và cuối cùng ta được chất tinh bột màu trắng. Sau khi thu nhận tinh bột ướt chúng được phơi dưới ánh sáng mặt trời và sau đó làm khô chúng ở nhiệt độ 50-60oC. Tỷ lệ tinh bột thu được trong 100 củ tươi là 12-15 kg. Việc đánh giá tinh bột được xem như là một phần của hội thảo kỹ thuật phân tích chất lượng khoai lang được giúp đỡ bới GS.TS. Les Copeland tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm từ ngày 16-20 tháng 2 năm 2009. Một mục của dự án cũng được nộp cho CARD tháng 11 năm 2008 để đăng trong CARD Newsletter. 8
- 5.2. Những lợi ích cho nông hộ Những lợi ích cho nông dân từ dự án là sẽ gia tăng sản xuất khoai lang thông qua việc lựa chọn những giống tôt hơn đã được phát triển bởi Viện Cây lương thực và cây thực phẩm như: Cải tiến giống và kỹ thuật, mật độ trồng, kiểu luống, khoảng cách hàng trồng, phân bón và tưới nước, chế độ chăm sóc, quản lý sâu bệnh và ước định chất lượng của sản phẩm. Bằng con đường này, khoai lang có thể gia tăng năng suất củ mà hiện tại năng suất của khoai lang mới chỉ đạt khoảng 8-10 tấn/ha, năng suất này là rất thấp nếu ta đem so sánh với năng suất khoai lang trung bình của toàn cầu là 14-15 tấn/ha, giảm từ 30-40%. Việc trồng khoai lang sẽ đưa lại cho nông dân với những lựa chọn của một loại cây trồng đa dụng. Khoai lang có thể được sử dụng như là một loại cây trồng che phủ trên đất cạn có thành phần chủ yếu là đất cát, để luân canh với các cây trồng khác, hoặc để điều tiết cỏ dại rất tốt thường xuất hiện ở miền Trung Việt Nam. Điều đó được sử dụng trong nông hộ như là một cây trồng kinh tế, để sử dụng làm thức ăn gia súc và cho mục đích thương mại, hoặc để sản xuất lương thực và sản xuất tinh bột. 5.3. Nâng cao năng lực Những chương trình tập huấn đào tạo đã được ký kết và điều hành tại Việt Nam về lựa chọn các nhà khoa học, các nhà khuyến nông tại các tỉnh Thanh Hoá, Bắc Giang và Quảng trị. Những khoá học này sẽ giúp tăng cường năng lực nghiên cứu và quản lý của các tôt chức. Hai chương trình đào tạo sẽ được tiến hành vào năm 2008 và một chương trình sẽ được mở vào năm 2009, mỗi chương trình đào tạo có trên 30 học viên được lựa chọn từ các hợp tác xã. Các chuyên gia Úc sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát cho các khoá học. Phía Việt Nam chịu trách nhiệm theo dõi, tổ chức đăng ký và làm công tác lế tân, sắp xếp đi lại, bố trí phòng ở cho những người tham gia, bố trí phòng họp, tài liệu học tập về hoạt động khuyến nông. Các nội dung nhằm vào công tác nghiên cứu và chuyển giao cho mỗi địa phương. Có một số ít các nhà khoa học cũng được lựa chọn tham gia vào khoá học tập tại Úc nhằm tìm hiểu những triển vọng về sản xuất chế biến và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các tài liệu cho chuyến tập huấn có liên quan tới thiết bị điện tử và được in ra. Nông dân tham gia dự án được lựa chọn, đánh giá giống dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng của họ, từ đó hình thành nên các nhóm nông dân quan tâm tới dự án. Họ sẽ tham gia vào một số hoạt động của dự án như đánh giá giống khoai lang trong thí nghiệm ngoài đồng, kiểm tra chất lượng, nấu nướng và chế biến một số sản phẩm thử nghiệm, vv....Bằng phương pháp Học tập qua thực hành . Việc chọn lựa nông dân tham gia dự án được dựa trên các tiêu chí chính như: Những nông dân đã tham gia trong các lớp tập huấn về IPM, hoặc là thành viên của các hội giống cây trồng như hội nông dân làm lúa.... Bằng cách này chúng tôi có thể triển khai tiến trình chọn giống tốt và từ đó hoàn thành tất cả các nhiệm vụ như mục tiêu mà dự án đã đề ra. 6.1 Quảng bá, truyền thông Từ những kết quả và sản phẩm của dự án là rất cần thiết cho nông dân phát triển cây có củ. Họ có thể học được những công nghệ mới thông qua nhiều hoạt động khác nhau, như tập huấn nhà nông, hội thảo ngoài đồng, học trên thực địa (FFS), tập huấn cho cán bộ làm công tác tập huấn (TOT), nghiên cứu có sự tham gia của nông dân, nghiên cứu trên đồng ruộng, vv.... Nhu cầu về những sản phẩm chất lượng cao và sự sẵn có của các sản phẩm này ngoài thị trường cũng là động lực thúc đẩy người nông dân quản lý đồng ruộng tốt hơn, sử dụng giống cải tiến có năng suất cao, bảo hành chất lượng sản phẩm, vv...Thông qua các kênh thông tin như: báo chí, tạp chí Ngành, tạp chí của tỉnh, đài phát thanh và truyền hình từ Trung ương đến địa phương để quảng bá sâu rộng các kết quả nghiên cứu và triển khai mà dự án đã đạt được. Đây thực sự là những chiến lược tốt để nhân rộng các kết quả của dự án cho các tỉnh khác, vùng khác học tập. 9
- 5.4. Quản lý dự án Các chuyên gia Úc sẽ quyết định đưa ra kiểu bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng, số liệu được phân tích tương quan và có báo cáo. Việc phát hiện và đánh giá là các hoạt động thực chất cho dự án, điều đó sẽ thực hiện một cách liên tục dựa trên các phần việc thực chất của quản lý dự án, không chỉ là các thủ tục báo cáo mà còn đưa ra các kế hoạch thực hiện của dự án. 6. Báo cáo về những vấn đề xuyên suốt 6.1. Về môi trường Khoai lang là đối tượng cây trồng ít phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy, khi trồng đối tượng cây trồng trên đã có tác động chặt chẽ với vấn đề bảo vệ môi trường, làm giảm thiểu lượng ô nhiễm có hại, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất làm tăng lợi nhuận và thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên nấm và virút là những loại bệnh có thể làm giảm đáng kể năng suất kể cả năng suất thân lá và năng suất củ. Việc phát triển những giống chống bệnh sẽ tạo ra một môi trường trong sạch từ việc trồng cây trồng này. 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội Cả hai bộ phận sịnh học của cây khoai lang đã được sử dụng ở Việt Nam. Phần thân lá xanh sẽ làm thức ăn gia súc và một phần củ cũng được dùng cho gia súc và làm lương thực cho con người. Vật nuôi là một nguồn thu nhập quan trọng của nhiều gia đình, cải tiến nguồn gene sinh học khoai lang sẽ tạo ra nguồn lợi trực tiếp từ việc chăn nuôi. 7. Các vấn đề về triển khai và tính bền vững của dự án 7.1. Các vấn đề và trở ngại Có một tính đa dạng có ý nghĩa về nguồn gene khoai lang tại Việt Nam với việc phát triển các dòng/giống triển vọng từ công việc chọn giống cây trồng sử dụng thân lá, hoặc sử dụng ngọn. Rất ít hoặc không có lai trực tiếp. Vì vậy, cách tiếp cận cải thiện quần thể một cách trực tiếp có thể cải thiện được việc chấp nhận và sản xuất các giống này. 7.2. Các lựa chọn Khoai lang là cây trồng giao phấn tự do có bộ nhiễm sắc thể (2n = 6X = 90) và là cơ hội tốt để chọn ra những giống tốt hơn khi sử dụng phương pháp lai tạo có định hướng. Các dòng có nguồn gene phù hợp có nguồn gốc khác nhau (được xác định bằng cách sử dụng DNA fingerprinting) có thể được kết hợp theo cách này hoặc bằng kỹ thuật chọn lọc quần thể tiên tiến. 7.3. Tính bền vững Tại Mỹ có sự lo lắng về việc có ít đa dạng hóa gene hiện hữu được thể hiện trong các giống khoai lang được trồng trọt. Vì vậy điều quan trọng trong dự án này là đảm bảo sự đa dạng về tính kháng bệnh được duy trì ở những vùng trồng khoai lang. Điều này sẽ tránh được điểm yếu về gene đối với sâu bệnh làm giảm năng suất. 10
- 8. Những bước quan trọng tiếp theo Đưa ra kế hoạch cho 6 tháng tiếp theo − Tháng 1/09: Thu hoạch thí nghiệm tại hai tỉnh Thanh Hoá và Bắc Giang − Tháng 2/09: GS.TS. Les Copeland thăm và làm việc tại Viện Cây lương thực và mở cuộc hội thảo khoa học cho các nhà khoa học về chuyên đề phân tích chất lượng sản phẩm khoai lang. − Tháng 3/09: Phân tích hoàn tất số liệu thí nghiệm lần thứ nhất tại tỉnh Thanh Hóa và Bắc Giang, thu hoạch thí nghiệm tại tỉnh Quảng Trị. − Tháng 4/09: Thăm và làm việc tại Úc của một số nhà khoa học Việt nam − Tháng 6/09: Phân tích hoàn tất số liệu thí nghiệm lần thứ nhất tại tỉnh Quảng Trị. Đánh giá các giống khoai lang − Tháng 8/09: Thăm và làm việc tại Việt nam bởi GS.TS Les Copeland để đánh giá phân tích khoai lang và đưa ra các sản phẩm chế biến. − Tháng 10/09: Thăm và làm việc tại Việt nam bởi các GS.TS. Les Copeland, Richard Trethowan và Peter Sharp về xây dựng mô hình và đánh giá các giống khoai lang mới và kế hoạch cho báo cáo cuối cùng. − Tháng 12/09: Thăm và làm việc tại Việt nam bởi GS.TS Les Copeland đưa ra bản thảo báo cáo cuối cùng. 9. Kết luận Việc đánh giá hiệu quả đối với đối tác/người được hưởng lợi từ Dự án dự kiến sẽ được trình bày trong Báo cáo kết thúc dự án. 11
- Báo cáo kỹ thuật 1 Kết quả 2: Chọn lọc và đánh giá các giống khoai lang tại tỉnh Thanh Hoá, Bắc Giang và Quảng Trị Việt Nam Có rất ít giống khoai lang được cải tiến tại ba tỉnh được lựa chọn trong dự án - Thanh Hoá, Bắc Giang và Quảng Trị. Nông dân sử dụng vật liệu giống thông qua việc cắt thân qua rất nhiều mùa vụ, của các giống đã bị thoái hoá. Đương nhiên, chất lượng vật liệu giống khoai lang cũng bị giảm sút nghiêm trọng dẫn đến năng suất khoai lang bị giảm. Kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật thu hoạch và chế biến và phát triển công nghệ và nhiều yếu tố khác đã rất hạn chế cho việc phát triển khoai lang như: giá khoai lang, hiệu quả kinh tế, khả năng luân canh. Nội dung này là một bước của dự án nhằm chọn ra một số giống khoai lang phù hợp cho các tỉnh phía Bắc và miền Trung Việt Nam từ bộ giống của Viện Cây lương thực đã được chọn lọc trong nhiều năm qua và tiến hành thử nghiệm đồng ruộng tại hai vụ ở một số địa phương nhằm đánh giá các giống này thông qua các chỉ tiêu như: năng suất, hàm lượng chất khô và nhiều mục đích khác nữa. Kiểu đánh giá và phương pháp trồng trọt cho các thí nghiệm được tiến hành như sau:. Mục tiêu Chọn ra những giống khoai lang tốt nhất cho 3 tỉnh của Việt Nam Cán bộ tham gia: Viện Cây lương thực: Nguyễn Văn Tuất, Trương Công Tuyện, Nguyễn Đạt Thoại, Trương Thị Thuỷ, Nguyễn Phan Anh, Trần Quốc Anh, Đỗ Thị Liễu, và Nguyễn Thị Hiền Trường Đại học Sydney: Les Copeland, Peter Sharp, Richard Trethowan Thời gian trồng: Đông và Xuân 2008-2009 Thanh Hoá và Bắc giang: 5-10 tháng 10 năm 2008 Quang Tri: 15-20 tháng 12 năm 2008 Giống chọn lựa: 10 giống được chọn lựa từ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và lấy giống khoai lang Hoàng Long hoặc giống khoai địa phương làm giống đối chứng. 1. KL5 5. TM1 9. VC.04-24 2. KB1 6. VC.01 10. VC.02-193 3. Sè 8 7. VC.68-2 4. HT2 8. VC.97-6-3 Các giống khoai lang này được chọn dựa vào các chỉ tiêu sau: Các đặc tính thực vật học của 11 giống khoai lang trong dự án CARD STT Chỉ tiêu Màu sắc Màu sắc Dạng Màu sắc ruột Dạng thân Màu sắc lá Dạng lá thân củ củ củ Giống 1 Xẻ thuỳ KL5 Nửa đứng Xanh Xanh Đỏ Dài Trắng ngà sâu 2 Số 8 Nửa đứng Xanh đậm Xanh đậm Xẻ thuỳ Đỏ tím Dài Vàng ngà 12
- 3 Vàng ngà có KB1 Nửa đứng Xanh Xanh nhạt Tim Trắng ngà Tròn điểm tím 4 Xẻ thuỳ HT2 Nửa đứng Xanh Xanh Trắng Dài Trắng nông 5 Tim có TM1 Nửa đứng Xanh Xanh Đỏ hồng Dài Trắng răng cưa 6 VC01 Bò Xanh Xanh Tim Trắng ngà Dài Trắng 7 VC68-2 Bò Xanh đậm Xanh đậm Tim Tím Tròn Trắng ngà 8 VC97-6-3 Bò Xanh nhạt Xanh nhạt Tim Trắng ngà Tròn Trắng ngà 9 Xẻ thuỳ Vàng có VC04-24 Nửa đứng Xanh nhạt Xanh nhạt Tím Tròn nông điểm hồng 10 Xẻ thuỳ VC02-193 bò Xanh Xanh đậm Trắng Dài Trắng ngà sâu 11 Hoàng long Bò Tím Tím Tim Hồng Tròn Vàng Nguồn gốc của các giống: 1. Giống khoai lang KL5: Giống KL-5 (từ tổ hợp thụ phấn tự do (Open Pollinated) của giống số 8). Thân lá trung bình, lá xẻ thuỳ sâu khả năng sinh trưởng khoẻ và tái sinh nhanh, thích hợp cho việc cắt tỉa thân lá định kỳ. Thân lá mềm ngọt thích hợp làm thức ăn gia súc. Năng suất thân lá 25-30 tấn/ha, năng suất củ rất cao, trung bình đạt 20- 22tấn/ha nếu thâm canh có thể đạt 28-30 tấn/ha. 2. Giống khoai lang Số 8: Giống khoai lang Số 8 được lai tạo từ hai giống 1b Miền Nam × Bất Luận Xuân, là giống có tiềm năng năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn 90 - 120 ngày. Trong điều kiện bình thường giống Số 8 cho năng suất từ 12 - 15 tấn củ/ha, nếu thâm canh cao có thể đạt được 20 - 25 tấn củ/ha. Giống có tính thích ứng rộng. 3. Giống khoai lang KB1: Giống khoai lang KB1 là giống được chọn từ tổ lai tự nhiên (Open Pollinated) giống mẹ là Regal (có nguồn gốc từ Mỹ) ký hiệu dòng là: 93-65-629. Gièng KB-1có đặc điểm lá non có màu tím, lá trưởng thành có hình tam giác màu xanh. Dạng củ thuôn nhẵn, vỏ củ màu trắng, ruột củ màu trắng ngà. 4. Giống khoai lang HT2: Giống khoai lang HT2 được chọn lọc từ một giống địa phương của Hà Tây, ký hiệu: HT2. Giống HT2 có đặc điểm lá non và lá trưởng thành hình tam giác xanh nhạt có răng cưa ở phía ngoài. Dạng củ thuôn nhẵn, củ dài màu vỏ trắng, củ có độ bở cao hương vị ngon rất thích hợp cho ăn tươi. Năng suất đạt 20-22 tấn/ha. 5. Giống khoai lang TM1: Giống khoai lang TM1 được chọn lọc từ một giống địa phương của Hải Dương, ký hiệu: TM1. Giống TM1 có đặc điểm lá non và lá trưởng thành hình tim, màu xanh nhạt có răng cưa ở phía ngoài. Dạng củ dài, củ màu đỏ hồng, ruột củ màu trắng.Năng suất đạt 18-22 tấn/ha. 6. Giống khoai lang VC01: Giống khoai lang VC01 được chọn lọc từ một giống địa phương của Thái Bình, ký hiệu là VC01. Giống VC01 có đặc điểm thân bò, lá non và lá trưởng thành hình tim màu xanh. Dạng củ dài, vỏ có màu trắng ngà, ruột củ màu trắng. Năng suất củ đạt 18-20 tấn/ha. 7. Giống khoai lang VC68-2: Giống khoai lang VC86-2 được nhập nội từ CIP, ký hiệu là VC86-2. Giống khoai lang VC68-2 có dạng thân bò, thân và lá có màu xanh đậm, lá dạng hình tim. Dạng củ tròn, vỏ củ màu tím, ruột củ màu trắng ngà.Năng suất đạt 25-28tấn/ha. 13
- 8. Giống khoai lang VC97-6-3: Giống khoai lang VC97-6-3 được chọn lọc từ tổ hợp lai tự do của giống khoai lang 97-6. Giống có dạng thân bò, lá và thân có màu xanh nhạt, lá dạng hình tim. Củ có dạng tròn, vỏ củ màu trắng, ruột củ màu trắng ngà. Năng suất trung bình của VC97-6-3 đạt 22-25 tấn/ha. 9. Giống khoai lang VC04-24: Giống khoai lang VC04-24 được chọn lọc từ tổ hợp lai ký hiệu là VC04-24. Giống khoai lang VC04-24 có đặc điểm dạng thân nửa đứng, thân và lá có màu xanh nhạt. Lá trưởng thành hình tim xẻ thuỳ nông, dạng củ tròổnguột củ màu vàng có điểm hồng. Năng suất đạt từ 20-22 tấn/ha. 10. Giống khoai lang VC02-193: Giống khoai lang VC02-193 được chọn lọc từ tổ hợp lai tự do (Open Pollinated) của giống khoai lang KB4. Giống khoai lang VC02-193 có đặc điểm dạng thân bò, thân màu xanh nhạt, lá màu xanh đậm, lá trưởng thành xẻ thuỳ sâu. Củ có màu trắng, dạng củ dài, ruột củ màu trắng ngà. Năng suất củ trung bình đạt 20-22 tấn/ha. 11. Giống khoai lang Hoàng Long: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập nội vào nước ta từ năm 1969. Hiện được trồng phổ biến ở nhiều địa phương. Thân bò màu vàng, lá hình tim, lá non phớt tím. Vỏ củ màu hồng, thịt củ màu ngà. Năng suất củ khá cao, năng suất thân trung bình. Chất lượng củ trung bình. Khả năng ra hoa đậu quả trung bình. Kiểu thí nghiệm - Ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) - Diện tích thí nghiệm: 11 giống x 4 nhắc x 15 m2 = 660 m2 - Diện tích bảo vệr: 340 m2 - Tổng: = 1,000 m2 Địa phương làm thí nghiệm: 1. Viện Cây lương thực 2. Bắc Giang (Bich Sơn, Việt Yên, Ngoc Châu, Tân Yên, Mai Trung, Hiệp Hoà) 3. Thanh Hoa (Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Quảng Lưu, Quang Xương, Đông Thành, Đông Sơn) 4. Qởang Trị (Vĩnh Thái, Vĩnh Linh, Gio Hải, Gio Linh, Hai Quy, Hai Lang,) Kiểu bố trí thí nghiệm* Nhắc 1 Nhắc 2 Nhắc 3 Nhắc 4 Kl5 So 8 Kl5 VC.97-6-2 KB1 HT2 KB1 TM1 So 8 VC.02-193 VC.97-6-2 VC.01 HT2 KB1 VC.04-24 VC.04-24 TM1 Hoàng Long TM1 Kl5 VC.01 KL5 VC.02-193 KB1 VC.68-2 VC.04-24 VC.68-2 So 8 VC.97-6-2 VC.01 So 8 Hoàng Long VC.04-24 TM1 HT2 HT2 VC.02-193 VC.97-6-2 VC.01 VC.68-2 Hoàng Long VC.68-2 Hoàng Long VC.02-193 Thí nghiệm có diện tích bảo vệ Vật liệu trồng và phương pháp: 14
- Cắt và trồng cho toàn bộ các điểm thí nghiệm với các vật liệu sạch bệnh. Khoảng cách trồng: giữa hai cây trong hàng là 0.2m. và mật độ trồng là 40.000 cây/ha. Phân bón Phân bón kg /ha Kg(NPK)/ha Phân chuồng 15,000 - Urea 150 60-70 kg N/ha Lân Super 550 90-100 kg P/ha Ka li 220 120 kg K/ha Toàn bộ phân chuồng và phân lân được tập trung vào lúc bón lót, công với 30% phân urea và 30% phân kali được bón trước khi trồng. Một nửa số phân đạm và kali còn lại được bón sau trồng 20-25 ngày. Số phân còn lại được bón hết vào thời điểm 40-45 ngày sau trồng. Phòng trừ sâu bệnh hai Cần phát hiện và cần thiết sử dụng bẫy bả, thuốc hoá học để điều khiển bọ hà và đối tượng sâu xám có thể dùng tay để bắt. Nước tưới: Mô hình được tưới nước sau khi bón phân ba ngày. Thu hoạch; Củ khoai lang được thu hoạch từ giữa của 4 m dài theo luống của mỗi công thức. Củ khoai lang được theo dõi các chỉ tiêu bị hại bởi các yếu tố bệnh, sâu và củ bị xanh, bị gãy/công thức. Đếm số củ trong mỗi công thức. Cân khối lượng củ (Khối lượng và đếm số củ) củ to có trọng lượng từ; 30-50g, 51-100g và >100g, củ nhỏ
- các túi vải thô và máy giặt được chế tạo tại trong nước, đó là sự cải tiến được xem như là máy ly tâm. Hõn hợp được đưa vào trong các túi vải có lỗ rồi vắt ly tâm, tinh bột được tách rời và đưa về các chậu to được làm bằng nhựa. Việc lọc gạn tinh bột được tiến hành sau 3 đến 4 giờ sau khia tinh bột lắng xuống đáy chậu.. Tinh bột được làm trắng bằng nước từ 2-3 lần, sau đó được làm trắng bởi dung dịch thuốc tím và thuốc tẩy trắng tinh bột, sau cùng rửa sạch bằng nước. Công cụ máy có tác dụng chuyển hóa màu, sản phẩm thu được là tinh bột màu trắng trong.. Tinh bột ẩm được phơi dưới ánh sáng mặt trời sau đó làm khô ở điều kiện nhiệt độ 50-60oC. Tỷ lệ tinh bột thu được ước tính được 12-15 kg. Công cụ thí nghiệm tại Viện CLT cho sản xuất tinh bột từ củ khoai lang (tháng 10 năm 2008) 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Dự án khuyến nông và đào tạo phát triển chăn nuôi bò thịt quy mô xã bền vững tại Tỉnh Nghệ An - MS5 "
8 p | 220 | 40
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển hệ thốngGAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang - MS5 "
19 p | 100 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt " MS5
57 p | 108 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc Kạn - MS5
27 p | 101 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quản lý những bệnh Phytophthora trên cây trồng ở Việt nam - MS5 "
10 p | 83 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Management of Phytophthora Diseases in Vietnamese Horticulture - MS5 "
10 p | 56 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Developing GAP systems for dragon fruit producers and exporters in Binh Thuan and Tien Giang provinces - MS5 "
17 p | 63 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu, phát triển và bảo tồn ngoại vi - MS5 "
0 p | 70 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP - MS5 '
12 p | 68 | 5
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam " MS5, MS7
19 p | 98 | 5
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển và ứng dụng những tiến bộ khoa học mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam - MS5 "
18 p | 82 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn