Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến: Xây dựng công tác Đoàn hỗ trợ quản lý học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
lượt xem 12
download
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến: Xây dựng công tác Đoàn hỗ trợ quản lý học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc được nghiên cứu với mong muốn góp phần xây dựng những thế hệ trẻ có tư tưởng, tình cảm cao đẹp, có hành động chủ động sáng tạo trong học tập và rèn luyện là công việc là chủ yếu, thiết thực và có giá trị đặc biệt quan trọng góp phần đào tạo nguồn nhân lực con người có chất lượng – nhân tố quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến: Xây dựng công tác Đoàn hỗ trợ quản lý học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
- UBND TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH PHÚC =====***==== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Xây dựng công tác Đoàn hỗ trợ quản lý học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc” Nhóm tác giả sáng kiến: Lê Quang Toản Trần trung kiên 1
- Vĩnh Phúc, năm 2016 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế quy mô hơn, sâu sắc hơn. Toàn cầu hóa là một su thế của khách quan, lôi cuốn mọi quốc gia tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, canh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, các ngành nghề cần sử dụng lao động có tay nghề và trình độ cao để tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Học sinh, sinh viên nói chung và học sinh, sinh viên các trường nghề nói riêng là một nhóm xã hội có vai trò quyết định đến tương lai của đất nước. Những thay đổi trên toàn cầu đã có những tác động không nhỏ đến tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, lối sống văn hóa của học sinh, sinh viên. Giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên trong trường nghề là một vấn đề cấp thiết. Trong các trường học việc xây dựng nề nếp học sinh là mục tiêu chính trong công tác trồng người Bác Hồ cũng nói “ Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Có tài mà không có đức là người vô dụng ”. Như vậy rèn luyện đạo đức là vấn đề quan trọng trong việc trồng người. Vì vậy trường học là nơi rèn luyện tài đức cho học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên được giáo dục tốt đạo đức thì việc học tập gặp nhiều thuận lợi hơn. Giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên không phải nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Chúng ta làm sao hình thành ở các em những phẩm chất tốt của người công dân, biết sống, lao động và học tập, thích ứng với sự đổi mới của xã hội. Có lòng nhân ái, vị tha. Biết tương thân tương trợ, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Biết kính trên nhường dưới, đoàn kết thân ái với mọi người. Sống tự tin, hồn nhiên trung thực, năng động, sáng tạo. Có ý thức “mình vì mọi người”. Để đạt được mục tiêu ấy là điều băn khoăn trăn trở của chúng tôi, những người giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết nhưng chưa tìm ra phương pháp tối ưu để giải quyết vấn đề này. 3
- 2. Tên sáng kiến: “Xây dựng công tác đoàn hỗ trợ quản lý học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc”. 4
- 3. Nhóm tác giả sang kiến Lê Quang Toản Đơn vị công tác: Phòng Công tác HSSV – Trường CĐ nghề Vĩnh Phúc Điện thoại: 0987111228 Email: letoanvdvp@gmail.com Trần Trung Kiên Đơn vị công tác: Khoa CNTT – Trường CĐ nghề Vĩnh Phúc Điện thoại: 0973019287 – Email: mrken192@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này) ..................................................................................................................... 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết) Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Công tác Đoàn thanh niên 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn) Sáng kiến được áp dụng thử 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Về nội dung của sáng kiến: 7.1. Làm công tác tư tưởng đối với đoàn viên giáo viên 7.2.Nêu ra những nhiệm vụ cuả Đoàn viên giáo viên cần phải làm 7.3. Các biện pháp nhằm động viên Đoàn viên giáo viên nhiệt tình tham gia công tác Chi Đoàn Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào; 5
- 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): ................................................................................................................................. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ................................................................................................................................. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó); Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Nếu thực hiện đúng theo sáng kiến, HSSV làm năng động hơn cho các đoàn viên giáo viên. HSSV tích cực tham gia các phong trào thi đua, thực hiện nề nếp tốt hơn. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Nếu thực hiện theo sáng kiến này thì HSSV chấp hành tốt nề nếp của trường, đạo đức của HSSV được cải thiện tốt hơn. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): ............., ............., ngày.....tháng......năm...... ngày.....tháng......năm...... Nhóm tác giả sáng kiến Thủ trưởng đơn vị/ (Ký, ghi rõ họ tên) Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) Lê Quang Toản Trần Trung Kiên 6
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài sáng kiến “Khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”. giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính vì thế đòi hỏi giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và mọi người quan tâm đến chất lượng giáo dục, đến nhân cách người học, đến cách tổ chức quá trình giáo dục và hệ thống giáo dục. HSSV nói chung và HSSV học nghề nói riêng là một nhóm xã hội có vai trò quyết định đến tương lai của đất nước. Những thay đổi trên toàn cầu cũng như trong nước đã có những tác động không nhỏ đến tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, lối sống văn hóa của học sinh, sinh viên. Công tác HSSV nói chung và công tác quản lý HSSV của các nhà trường đào tạo có nhiệm vụ tổ chức quản lý HSSV thực hiện các nội qui, qui chế, các chế độ chính sách, tổ chức các hoạt động giáo dục, các phong trào học tập và rèn luyện. Việc định hướng những giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng những thế hệ trẻ có tư tưởng, tình cảm cao đẹp, có hành động chủ động sáng tạo trong học tập và rèn luyện là công việc là chủ yếu, thiết thực và có giá trị đặc biệt quan trọng góp phần đào tạo nguồn nhân lực con người có chất lượng – nhân tố quyết định đối với phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững Trong tình hình hiện nay, đất nước đang hội nhập với khu vực quốc tế. Quan hệ hợp tác, giao lưu và hội nhập văn hóa – giáo dục của nhà trường với các đơn vị trong ngành, trong xã hội, với các nước được mở rộng. Công tác quản lý và giáo dục HSSV, đặc biệt đối với HSSV trong trường nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục đào tạo. 7
- Là một cán bộ trong nhà trường, thực hiện nhiệm vụ chức trách được giao, nhận thức được trách nhiệm của mình, tôi chọn sáng kiến: “Xây dựng công tác đoàn hỗ trợ quản lý học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc”. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cở sở lý luận về Công tác quản lý Quản lý bao gồm hai bộ phận gắn bó khăng khít với nhau gồm: Bộ phận quản lý và bộ phận bị quản lý ở thời điểm nhất định. Mối quan hệ quản lý luôn tương tác và liên hệ qua lại với nhau và mối quan hệ khác. Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thề giới hiện thực, khoa học quản lý là một bộ phận tri thức đã được tích lũy qua nhiều năm, một khoa học tổng hợp, điều khiển học… Quản lý là một khoa học nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật. Nhà quản lý khi giải quyết các nhiệm vụ quản lý phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phải biết đổi mới cho phù hợp với những hoàn cảnh mới, xây dựng môi trường lao động có long nhân ái, nét đẹp trong quan hệ con người. Phải biết giao tiếp, động viên, thúc đẩy bộ phận bị quản lý nỗ lực đạt hiệu quả. 2. Công tác quản lý các trường đào tạo Chịu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất theo ngành của Bộ GD ĐT, Bộ LĐTBXH về công tác HSSV, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của cơ quan chủ 8
- quản, đồng thời chịu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương nơi trường đóng trên địa bàn với công việc có liên quan đến HSSV. 3. Công tác quản lý HSSV Công tác quản lý HSSV ở các trường đào tạo do Bộ phận Công tác HSSV phụ trách có trách nhiệm tham mưu và giúp Hiệu trưởng theo dõi, tổng hợp, đề xuất ý kiến trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức các hoạt động rèn luyện và quản lý HSSV của trường theo nhiệm vụ quy định. 9
- II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI 1. Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 Luật giáo dục năm 2005 quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20/5/2005 có hiệu lực thi hành từ 01/1/2006. Luật giáo dục 2005 thể chế hóa đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng về phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới: Tiếp tục nâng cao chất lương giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung , phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp va hệ thống quản lý giáo dục mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lúy nhằm tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục và quản lý giáo dục theo hướng “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” góp phần thực hiện công bằng xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng xã hội học tập. 2. Quy chế công tác HSSV trong các cơ sở dạy nghề hệ chính quy của Bộ LĐTB&XH năm 2007. Điều 8: Công tác tổ chức, quản lý hoạt động rèn luyện 1. Theo dõi, đánh giá ý thức rèn luyện của HSSV; xếp loại kết quả rèn luyện của HSSV theo từng học kỳ, năm học, khoá học. 2. Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; các hoạt động giáo dục truyền thống, văn hoá, phòng, chống các tệ nạn xã hội; giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HSSV. 3. Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật; phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến HSSV, nội quy, quy chế vào đầu năm học, khoá học; tổ chức các hoạt động ngoài giờ khác cho HSSV. 4. Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong CSDN; phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu. 10
- III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐOÀN VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ HSSV HIỆN NAY Phong trào “học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” đã góp phần tích cực trong việc tạo nên động lực thúc đẩy thanh niên, HSSV trong học tập và rèn luyện Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức Đoàn, Hội hoạt động đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua học tốt như: Phát động mùa thi nghiêm túc, đăng ký thi đua tiết học tốt, tuần học tốt… góp phần tạo động lực thi đua học tập, nghiên cứu khoa học phát triển tài năng HSSV. Các tổ chức Đoàn, Hội ở các thành phố lớn, tỉnh đã hướng hoạt động của HSSV vào việc phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt. Nhiều nơi đã tổ chức xây dựng nề nếp kỷ cương học tập, rèn luyện, thanh niên HSSV với lý tưởng cách mạng, với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Hiện nay, xã hội nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Theo quy luật cạnh tranh, nên nhiều giá trị vật chất, văn hóa truyền thống bị đảo lộn, xô lệch. Chúng bị sự chi phối của thị trường hàng hóa. Đồng tiền ở nhiều nơi, nhiều lúc đã trở thành thước đo giá trị tình yêu, hôn nhân, gia đình, bạn bè… Đạo đức con người dễ bị lung lạc bởi những tệ nạn xã hội. Nên việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho HSSV là rất cấp thiết. Muốn HSSV có nền nếp, đạo đức tốt, con ngoan trò giỏi cần phải phối hợp nhiều thành phần, nhiều ban ngành, đoàn thể : Gia đình, nhà trường, xã hội. Nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Muốn cho học sinh hình thành nhân cách, nhà trường cần phải xây dựng nề nếp sinh hoạt ở trường và quản lý chặt chẽ mọi hành vi của HSSV. Muốn có nề nếp tốt ở trường cần kết hợp nhiều yếu tố, nhiều bộ phận như: Sự chỉ đạo của Đảng bộ trong nhà trường, Ban Giám Hiệu, Đoàn Hội, Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đội sao đỏ, cờ đỏ. Trong đó hoạt động của Đoàn Hội đóng vai trò quan trọng, chủ chốt. 11
- IV. NGUYÊN NHÂN 1 Công tác Đoàn hiện nay chỉ giới hạn trong việc tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ trong các ngày lễ lớn 2 Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống HSSV chưa chở thành mối quan tâm hàng đầu, thường xuyên, liên tục, phương thức nặng nề về bề nổi chưa sát thực với thực tiễn đời sống HSSV. 3 Công tác quản lý học sinh, sinh viên chưa thực sự được coi trọng trong toàn bộ hoạt đọng giáo dục đào tạo của nhà trường, có lúc biểu hiện khoán trắng cho bộ phận quản lý HSSV nên chưa có được biện pháp, giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả, thường coi nặng công tác đào tạo mà chưa coi trọng trong giáo dục toàn diện. 4- Hiện nay nhà trường có BCH Đoàn trường kiêm nhiệm. Mỗi khoa có 01 chi đoàn giáo viên, số lượng đoàn viên là giáo viên lớn. Việc quản lý nền nếp HSSV được xem là việc của GVCN, của phòng Công tác HSSV. Nhiều đoàn viên chưa hiểu rõ về công tác của đoàn cần phải làm gì. 5- Có một số bí thư có tâm huyết với công tác Đoàn, nhưng cũng có không ít người vì “Một cái gì đó” mà phải nhận chức danh kiêm nhiệm này. Nên họ làm việc không hết mình chính vì vậy phong trào Đoàn yếu không hỗ trợ việc quản lý, xây dựng nền nếp, hình thành nhân cách HSSV. 6 Đoàn viên giáo viên mới ra trường chưa va chạm thực tế nhiều nên chưa có kinh nghiệm họ vừa lo chuyên môn vừa lo bổ sung kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế trong công tác Đoàn. Do đó việc hỗ trợ quản lý nền nếp, chỉnh đốn tác phong học sinh, rèn luyện đạo đức học sinh sẽ góp phần tạo thêm nhiều kinh nghiệm cho Đoàn viên, đặc biệt cho các Đoàn viên làm công tác chủ nhiệm. 7 Các cơ chế chính sách của nhà nước, nhà trường còn chưa đồng bộ chưa bổ xung kịp thời so với sự phát triển của xã hội. Do đó phải xây dựng một lực lượng quản lý học sinh, theo dõi nề nếp, hỗ trợ giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh có uy tín với HSSV, phụ huynh học 12
- sinh. Nhiệt tình trong công việc phải tâm huyết với nghề nghiệp. Đồng thời thân thiện, mật thiết, cùng sinh hoạt gắn bó với HSSV, là tấm gương sáng học sinh noi theo. Từ đó học sinh quý trọng thương yêu và tự giác rèn luyện tu dưỡng bản thân. Lực lượng đó theo chúng tôi là những giáo viên còn trong độ tuổi Đoàn hoặc cán bộ Đoàn. Làm thế nào để vận động, xây dựng lực lượng Đoàn viên giáo viên tích cực tham gia quản lý nề nếp học sinh và hoạt động ngoài giờ? PHẦN II. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI TIẾN 1. Công tác tư tưởng Đoàn viên giáo viên là giáo viên bình thường như bao giáo viên khác, theo luật công chức phải đảm bảo chuyên môn ngày giờ công. Nhưng ở họ còn trẻ nên năng động và rất nhiệt tình, ham học hỏi thích hoạt động, rất mong muốn có điều kiện phấn đấu vươn lên. Rất muốn tiếp xúc với nhiều học sinh nên việc trực tiếp quản lý học sinh là rất thích hợp. Ngay từ khi các giáo sinh ra trường về nhận công tác tại đơn vị Chi Bộ, Ban giám hiệu, BCH Chi Đoàn, BCH Đoàn trường làm công tác tư tưởng : Yêu cầu giáo viên trẻ chuyển sinh hoạt Đoàn về sinh hoạt trong Chi Đoàn và giao BCH Chi Đoàn quản lý sinh hoạt ngoài giờ của Đoàn viên để thử thách xem xét chọn đi học đối tượng và đề nghị kết nạp Đảng. Như vậy Chi Đoàn phân công trực quản nề nếp là nhiệm vụ chính trị do Đảng giao cho Đoàn viên. Do đó mọi Đoàn viên giáo viên đều có ý thức trong khi nhận nhiệm vụ. Sau khi quán triệt công tác tư tưởng xong – BCH Chi Đoàn tạo không khí thân mật đối với Đoàn viên, giới thiệu từng thành viên trong Chi Đoàn để họ làm quen, những sinh hoạt của Chi Đoàn và các hoạt động vui chơi giải trí khác như dã ngoại, tổ chức sinh nhật, vui chơi tập thể… BCH Chi Đoàn phải làm cho Đoàn viên mới yên tâm, thoải mái, thân thiện, gây ấn tượng tốt cho Đoàn viên mới. 2.Những nhiệm vụ cuả Đoàn viên giáo viên 13
- Ngoài công tác chuyên môn, theo sự phân công của Ban giám hiệu, Đoàn viên giáo viên tham gia trực một buổi trong một tuần. Lịch trực do BCH Chi Đoàn phân công nhưng phải phù hợp với từng thành viên trong Chi Đoàn ( Đảm bảo chuyên môn, sinh hoạt gia đình), buổi trực của Đoàn viên giáo viên phải không có tiết dạy để buổi trực đạt kết quả cao, BCH Chi Đoàn tham mưu với BGH đề ra quy định trực với Đoàn viên giáo viên. (Phụ lục lịch trực đính kèm). Trong quá trình học tập vui chơi, xuất phát từ tâm sinh lý lứa tuối, học sinh thường có những xích mích nhỏ, học sinh thường vi phạm tác phong, nội quy của nhà trường ……Những tình huống đó xảy ra trong phiên trực của Đoàn viên nào thì Đoàn viên đó xử lý sơ bộ rồi viết giấy báo chuyển cho giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và BGH để giải quyết triệt để ( Phụ lục mẫu phiếu ) Ngoài các buổi trực Đoàn viên giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ khác như văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, tổ chức các lễ hội.. v.v……. 3. Các biện pháp nhằm động viên Đoàn viên giáo viên nhiệt tình tham gia công tác Chi Đoàn Như đã nói trên Đoàn viên giáo viên cũng như những giáo viên khác phải đảm bảo chuyên môn và ngày giờ công nên việc trực thêm mỗi tuần 1 buổi không có tiết dạy, không được hưởng khoản tiền bồi dưỡng nào nên nhiều Đoàn viên có thể thắc mắc và chưa nhiệt tình. Do đó công tác tư tưởng cho Đoàn viên giáo viên phải đặt lên hàng đầu. Phải làm cho Đoàn viên giáo viên nhận thức những công tác trên là việc đáng làm, nên làm là thử thách đầu tiên do Đảng giao cho, là việc rèn luyện bản thân. Khi họ đã thông tư tưởng, tâm lý thoải mái thì Đoàn viên sẽ rất nhiệt tình trong công việc này. Muốn vậy BCH đoàn trường phải chia thời khóa biểu sao cho Đoàn viên giáo viên trong tuần có một ngày trống tiết để Đoàn viên nghĩ một buổi còn một buổi trực. Trong phiên trực Đoàn viên giáo viên có thể tự xử lý mọi tình huống cần thiết sau đó mới báo cho giáo viên chủ nhiệm hoặc Lãnh đạo khoa đó để Đoàn viên giáo viên phát huy năng lực. Trong phiên trực Đoàn viên giáo viên có thể soạn giáo án hay đọc sách than khảo. Tuy nhiên những lúc đầu giờ, giờ chuyển tiết, giờ ra chơi, giờ 14
- ra về người trực phải bám sát HSSV, để theo dõi kịp thời uống nắn những trường hợp vi phạm. Mặc khác Đoàn viên giáo viên là lực lượng dự bị của Đảng nên Chi Bộ cần thử thách để xem xét kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do đó nhiệm vụ Chi Đoàn giao là nền tảng để phấn đấu là quyền lợi chính trị của mỗi Đoàn viên. Chi Bộ ưu tiên cho các Đoàn viên giáo viên được đi học lớp đối tượng và xem xét kết nạp Đảng. Ngoài ra BCH Chi Đoàn cần tham mưu với Chi Bộ lãnh đạo khoa đề ra than điểm thi đua để theo dõi đánh giá nhận thức của từng thành viên ( Phụ lục bảng điểm thi đua của Đoàn viên giáo 15
- PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Đảng và Nhà nước chủ trương phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Hệ thống giáo dục có trọng trách đào tạo đội ngũ cán bộ vừa Hồng vừa Chuyên đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với nhiều chủ chương và biện pháp tích cực, phù hợp nhằm hạn chế những tiêu cực, các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học sinh, sinh viên và học đường, làm cho đội ngũ học sinh, sinh viên nhận thức đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, tích cực trong học tập và rèn luyện, có ý thức đầy đủ để ngày mai lập nghiệp Công tác quản lý học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Để đáp ứng công tác quản lý học sinh, sinh viên và yêu cầu nhiệm vụ phát triển nhà trường trong thời gian tới cần sự đầu tư đúng mức về con người và điều kiện làm việc, xây dựng những giải pháp đồng bộ về công tác HSSV để đưa nhà trường phát triển lên tầm cao mới. ............., ............., ngày.....tháng......năm...... ngày.....tháng......năm...... Nhóm tác giả sáng kiến Thủ trưởng đơn vị/ (Ký, ghi rõ họ tên) Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) Lê Quang Toản Trần Trung Kiên 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5320 | 985
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường sữa chua uống: Nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa chua uống Yomost
77 p | 1400 | 204
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 8: Báo cáo kết quả nghiên cứu
31 p | 362 | 112
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu định tính thị trường băng vệ sinh tại Việt Nam
22 p | 518 | 44
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế: Một số biện pháp hình thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên trong việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại chi bộ trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu
16 p | 834 | 43
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Thùng rác thân thiện
26 p | 356 | 37
-
Báo cáo: Kết quả nghiên cứu bảo tồn và sử dụng quỹ gen cây có củ giai đoạn 2006 - 2009
6 p | 297 | 23
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và các dân tộc vùng Phong Nha, Kẻ Bàng
262 p | 105 | 21
-
Báo cáo: Kết quả nghiên cứu một số giải pháp thay thế sử dụng kháng sinh trong thức ăn cho gà
3 p | 180 | 19
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu: Đánh giá sự tuân thủ điều trị và một số kết quả điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Ninh Bình năm 2012
84 p | 149 | 19
-
Báo cáo: Kết quả nghiên cứu bón phân cho một số giống chè mới giai đoạn 2000 - 2012
13 p | 223 | 18
-
Báo cáo: Kết quả nghiên cứu giống khoai môn sọ bằng phương pháp in vitro
8 p | 196 | 17
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến: Sử dụng chức năng Presenter View của PowerPoint
6 p | 225 | 13
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở: Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức, hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc Thái tại Quan Hóa và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa 2006-2012
94 p | 122 | 13
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu: Module 3 - Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
6 p | 151 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Lao động – Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn
19 p | 67 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
69 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn