intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Chia sẻ: Tran Mai | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:82

141
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo tài chính là kết quả, là sản phẩm của quá trình công tác kế toán trong một kỳ kế toán, nó cung cấp thông tin một cách tổng quát, toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả lao động; tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ThS. Nguyễn Thanh Trúc Bộ môn Kế toán – Khoa Kinh tế
  2. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ x Mục đích của báo cáo tài chính  x Báo  cáo  kết  quả  hoạt  động  kinh  doanh  (mẫu  số  B02 ­ DNN)  x Các  nghiệp  vụ  kinh  tế  phát  sinh  ảnh  hưởng  đến  việc lập BCKQHĐKD  x Kiểm  tra  doanh  thu  và  các  khoản  phải  thu  của  khách hàng  x Ví dụ thực tiễn về lập báo cáo kết quả hoạt động  kinh doanh 
  3. 1.Báo cáo tài chính x Khái niệm Báo cáo tài chính là kết quả, là sản phẩm của quá  trình  công  tác  kế  toán  trong  một  kỳ  kế  toán,  nó  cung cấp thông tin một cách tổng quát, toàn diện  về  tình  hình  tài  sản,  nguồn  vốn  cũng  như  tình  hình và kết quả lao động; tình hình và kết quả lưu  chuyển  tiền  tệ  của  một  doanh  nghiệp  trong  một  kỳ kế toán nhất định.
  4. Mục đích của báo cáo tài chính  x Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết giúp cho việc  nhận biết và kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình  và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.  x Cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân  tích hoạt động kinh tế tài chính x Dựa vào BCTC để phân tích, phát hiện khả năng tiềm tàng về kinh  tế tài chính, dự đoán tình hình và xu hướng hoạt động của doanh  nghiệp để từ đó đề ra các quyết định đúng đắn và có hiệu quả. x  Cung cấp các tài liệu, số liệu để tham khảo phục vụ cho việc lập  kế  hoạch  sản  xuất,  kinh  doanh,  kế  hoạch  đầu  tư,  các  dự  án  sản  xuất, kinh doanh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh  nghiệp.
  5. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo  tài chính  x Đối  với  nhà  quản  lý  doanh  nghiệp:  chủ  doanh  nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc; x Đối với người lao động; x Đối với những đối tượng sử dụng bên ngoài doanh  nghiệp  như:  các  nhà  đầu  tư,  các  chủ  nợ,  ngân  hàng;  x Đối với cơ quan quản lý nhà nước như: cơ quan tài  chính,  đăng  ký  kinh  doanh,  cơ  quan  thuế,  thống  kê và các cơ quan quản lý khác;
  6. 2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh  doanh (mẫu số B02 ­ DNN)  2.1. Mục đích  2.2. Phương pháp lập báo cáo KQHĐKD  2.3. Nguyên tắc lập BCKQHĐ kinh doanh  2.4. Nội dung và kết cấu báo cáo  2.5. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong  báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  7. 2.1. Mục đích x Là  báo  cáo  tài  chính  phản  ánh  vừa  tổng  hợp  vừa  chi  tiết  ở  một mức độ nhất định tình hình và kết quả kinh doanh của  doanh  nghiệp  trong  một  kỳ  nhất  định,  theo  các  loại  hoạt  động chủ yếu; x Cung cấp cho người sử dụng những thông tin về doanh thu,  chi  phi,  lợi  nhuận  (hoặc  lỗ)  phát  sinh  từ  hoạt  động  kinh  doanh thông thường; về thu nhập, chi phí và lợi nhuận khác  phát  sinh  từ  những  hoạt  động  ngoài  những  hoạt  động  kinh  doanh thông thường;  x Phản  ánh  chi  phí  thuế  thu  nhập  doanh  nghiệp  và  lợi  nhuận  thuần của doanh nghiệp trong kỳ đó. 
  8. BCKQHĐKD có những tác dụng cơ  bản sau : x Thông qua số liệu về các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD để kiểm  tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra  về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hoá  đã  tiêu  thụ;  tình  hình  chi  phí,  thu  nhập  của  các  hoạt  động  khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán.  x Kiểm  tra  tình  hình  thực  hiện  trách  nhiệm,  nghĩa  vụ  của  doanh  nghiệp  đối  với  Nhà  nước  về  các  khoản  thuế  và  các  khoản phải nộp khác.  x Đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua  các kỳ khác nhau và trong tương lai. 
  9. Lưu ý: Khi  phân  tích  thông  tin  trên  báo  cáo  KQKD  cần kết hợp với các thông tin trên các báo cáo  tài  chính  khác  để  nhận  xét  đánh  giá  về  năng  lực kinh doanh, khả năng sinh lời, những nhân  tố  ảnh  hưởng  tác  động  đến  kết  quả  và  triển  vọng hoạt động trong kỳ tới.
  10. 2.2. Phương pháp lập báo cáo  KQHĐKD x Việc  lập  báo  cáo  kết  quả  kinh  doanh  phải  tuân  thủ  những  nguyên  tắc  cơ  bản  quy  định  trong  chuẩn  mực  kế  toán  số  1  “chuẩn mực chung”, tuân thủ những yêu cầu, nguyên tắc lập  và  trình  bày  BCTC  quy  định  tại  chuẩn  mực  kế  toán  số  21  “Trình bày báo cáo tài chính” và các quy định hiện hành về  báo cáo tài chính. x Các chỉ tiêu trên BCKQHĐ kinh doanh phải được phản ánh  trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc xác định giá trị, ghi nhận  và trình bày có liên quan được quy định ở các chuẩn mực kế  toán cụ thể.
  11. 2.2. Phương pháp lập báo cáo  KQHĐKD x Trên  BCKQKD  các  loại  chi  phí  được  trình  bày  theo  chức  năng của chi phí (theo khoản mục chi phí). Nhưng trong bản  thuyết minh BCTC doanh nghiệp phải cung cấp những thông  tin bổ sung về tính chất của các khoản chi phí (thông tin về  chi phí theo yếu tố). x Trường  hợp  do  tính  chất  ngành  nghề  kinh  doanh  mà  các  doanh nghiệp không thể trình bày các yếu tố thông tin trên  BCKQHĐKD theo chức năng của chi phí thì được trình bày  theo tính chất của chi phí.
  12. 2.3. Nguyên tắc lập BCKQHĐ kinh  doanh  x Những  thông  tin  chung  về  doanh  nghiệp  được  phản  ánh  trong báo cáo kết quả kinh doanh thực hiện như quy định đối  với Bảng cân đối kế toán, tức là phải ghi rõ tên báo cáo, tên  đơn  vị  báo  cáo  (công  ty, tổng công ty),  kỳ  báo  cáo, đơn vị  tiền tệ báo cáo,... x Phần  số  liệu,  báo  cáo  kết  quả  hoạt  động  kinh  doanh,  bao  gồm các cột “chỉ tiêu”, “Mã số”, “thuyết minh”, “năm nay”,  “Năm trước”, nhằm tạo điều kiện cho sự phân tích, so sánh  giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước, quý này  với quý trước).
  13. 2.3. Nguyên tắc lập BCKQHĐ kinh  doanh  x Các dòng trong báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh các chỉ  tiêu chủ yếu cần phải trình bày trong báo cáo này theo quy  định  hiện  hành  về  BCTC.  Các  chỉ  tiêu  đó  phản  ánh  doanh  thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) từ hoạt động kinh doanh, thu  nhập,  chi  phí,  lợi  nhuận  (hoặc  lỗ)  từ  các  hoạt  động  khác  ngoài  hoạt  động  kinh  doanh;  chi  phí  thuế  thu  nhập  doanh  nghiệp và lợi nhuận thuần trong kỳ. x Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận
  14. 2.4. Nội dung và kết cấu báo cáo  Phản  ánh  tình  hình  và  kết  quả  hoạt  động  kinh  doanh  của  doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác. Báo cáo gồm có 5 cột: x Cột A: các chỉ tiêu báo cáo x Cột B: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng x Cột  C:  số  hiệu  tương  ứng  với  các  chỉ  tiêu  của  báo  cáo  này được thể hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài  chính. x Cột 1: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo x Cột 2: Số liệu của năm trước (để so sánh)
  15. 2.4. Nội dung và kết cấu báo cáo  Cơ sở, căn cứ lập báo cáo: x   Căn  cứ  vào  báo  cáo  kết  quả  hoạt  động  kinh  doanh của năm trước. x  Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán  chi  tiết  trong  năm  dùng  cho  các  tài  khoản  từ  loại 5 đến tài khoản loại 9.
  16. 2.5. Nội dung và phương pháp lập x Số  hiệu  ghi  vào  cột  C  “  thuyết  minh”  của  báo  cáo  này  thể  hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản thuyết minh  báo cáo tài chính năm. x Số  liệu  ghi  vào  cột  2  “  năm  trước”  của  báo  cáo  năm  nay  được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Năm nay” của từng chỉ  tiêu  tương  ứng  của  báo  cáo  này  năm  trước  hoặc  theo  số  đã  điều  chỉnh  trong  trường  hợp  phát  hiện  ra  sai  sót  trọng  yếu  của các năm trước có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của  doanh nghiệp trong các năm trước phải điều chỉnh hồi tố.
  17. 2.5. Nội dung và phương pháp lập Nội  dung  và  phương  pháp  lập  các  chỉ  tiêu  ghi  vào  cột  1  “Năm nay” như sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) Chỉ tiêu này phản  ánh tổng doanh thu  bán hàng hóa, thành  phẩm,  bất  động  sản  đầu  tư  và  cung  cấp  dịch  vụ  trong  năm  báo cáo của doanh nghiệp.  Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên có của  TK  511  “Doanh  thu  bán  hàng  và  cung  cấp  dịch  vụ”  trong  năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký ­ Sổ cái.
  18. 2.5. Nội dung và phương pháp lập Nội  dung  và  phương  pháp  lập  các  chỉ  tiêu  ghi  vào  cột  1  “Năm nay” như sau: 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) x Các khoản chiết khấu thương mại, x Giảm giá hàng bán,  x Hàng bán bị trả lại  x Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,  x Thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực  tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong năm báo  cáo. 
  19. 2.5. Nội dung và phương pháp lập Nội  dung  và  phương  pháp  lập  các  chỉ  tiêu  ghi  vào  cột  1  “Năm nay” như sau: 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) x Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên nợ  của  TK  511  đối  ứng  với  bên  Có  TK  521  “Các  khoản  giảm  trừ doanh thu”,  x Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” (TK  3331,  3332,  3333)  trong  năm  báo  cáo  trên  các  Sổ  cái  hoặc  Nhật ký – Sổ cái.
  20. 2.5. Nội dung và phương pháp lập Nội  dung  và  phương  pháp  lập  các  chỉ  tiêu  ghi  vào  cột  1  “Năm nay” như sau: 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã  số 10) Chỉ tiêu này phản ánh doanh số bán hàng hóa, thành phẩm,  bất  động  sản  đầu  tư  và  cung  cấp  dịch  vụ  đã  trừ  các  khoản  giảm  trừ  (chiết  khấu  thương  mại,  giảm  giá  hàng  bán,  hàng  bán  bị  trả  lại,  thuế  tiêu  thụ  đặc  biệt,  thuế  xuất  khẩu,  thuế  GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương  pháp trực tiếp) trong năm báo cáo, là căn cứ để tính kết quả  hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2