Báo cáo kết quả thực nghiệm dự án: Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm định động thực vật (SPS) cho thương mại
lượt xem 14
download
Báo cáo kết quả thực nghiệm dự án: Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm định động thực vật (SPS) cho thương mại với mục tiêu nhằm áp dụng các thực hành sản xuất tốt, thực hành nông nghiệp tốt, thực hành chế biến tốt và các quy trình thực hành chuẩn tương ứng nhằm tìm ra phương thức phù hợp để đảm bảo tính khả thi, tính thực tế và khả năng đem hiệu quả kinh tế, từ đó nhân rộng việc áp dụng thực hành sản xuất tốt tại các vùng trồng rau khác của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo kết quả thực nghiệm dự án: Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm định động thực vật (SPS) cho thương mại
- VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN Tên Dự án: “Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) cho thương mại” NỘI DUNG TẬP HUẤN VIETGAP Bộ môn Rau-gia vị Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2012
- BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN NỘI DUNG TẬP HUẤN VIETGAP -------------o0o------------ THÔNG TIN CHUNG 1. Tên Dự án: “Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) cho thương mại” 2. Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Rau quả 3. Đơn vị phối hợp thực hiện: - Sở Nông nghiệp & PTNT Hưng Yên - Công ty Cp chế biến thực phẩm chất lượng cao Hải Hưng (HAVECO) - Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng - HTX Thạnh Nghĩa - huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng - Sở Nông nghiệp & PTNT Sơn La - HTX dịch vụ nông nghiệp 19/5- TT Nông trường - Sơn La 4. Địa điểm thực hiện: - Xã Hiệp Cường - huyện Kim Động - tỉnh Hưng Yên - HTX Thạnh Nghĩa - huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng - HTX dịch vụ nông nghiệp 19/5- TT Nông trường - Sơn La - Bản Tự Nhiên - xã Đông Sang - huyện Mộc Châu - Sơn La. 5. Đơn vị báo cáo: Bộ môn Rau gia vị TS. Tô Thị Thu Hà Ths. Dương Kim Thoa Ths. Nguyễn Xuân Điệp Ths. Trương Văn Nghiệp 2
- PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, thị trường đang ngày càng xuất hiện nhiều loại rau màu chứa các chất độc do dùng thuốc BVTV và phân hoá học, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm cho người tiêu dùng hoang mang và làm giảm sức tiêu thụ rau, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập nhiều hộ nông dân trồng rau. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, trong đó có ngộ độc cấp tính cũng như mãn tính thuốc bảo vệ thực vật, nitrate, vi sinh vật và kim loại nặng ở nước ta trong thời gian qua đã gây ra những mối lo ngại cho người tiêu dùng. Do đó, sản xuất rau an toàn phục vụ người tiêu dùng là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường, ổn định về giá cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại Việt Nam, việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP (tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn chất lượng và truy nguyên được nguồn gốc) hiện đang là xu thế mới và là hướng đi đúng đắn của nhiều bà con nông dân. Việc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP luôn đòi hỏi một sự quản lí chặt chẽ, đòi hỏi sự ghi chép các chi tiết từ khâu xử lý đất trồng, nguồn nước tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thời gian cách ly với phân thuốc trước khi thu hoạch đến khâu thu hoạch sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm có vậy mới đủ tiêu chuẩn qui định cần để đăng kí chứng nhận VietGap. Giá thành sản xuất RAT theo VietGAP bao giờ cũng cao hơn giá rau sản xuất bằng phương pháp truyền thống, nhờ đó giá trị thu được trên cùng một diện tích canh tác rau được nâng lên đáng kể góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân. Nếu rau, quả sản xuất theo phương thức truyền thống bình quân chỉ bán được với giá 2.000 đến 3.000 đồng/kg, thì rau sản xuất theo VietGAP sẽ bán được giá cao gấp đôi… Xác định được tầm quan trọng của việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap để thí điểm triển khai xây dựng vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, các hoạt động về tập huấn và xây dựng mô hình nằm trong dự án “Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) cho thương mại” do dự án FAO triển khai trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Sơn La và Lâm Đồng. Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hưng Yên, Sơn La và Lâm Đồng và các đơn vị hưởng lợi như Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm chất lượng cao Hải Hưng (HAVECO), HTX Thạnh Nghĩa - huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng, HTX dịch vụ nông nghiệp 19/5 - TT Nông trường - Sơn 3
- La, Bản Tự Nhiên - xã Đông Sang - huyện Mộc Châu - Sơn La triển khai các hoạt động: đào tạo cán bộ và nông dân; thành lập hệ thống khuyến nông. Và cho đến nay, sau một thời gian thực hiện, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của dự án tại tỉnh Hưng Yên, Sơn La và Lâm Đồng cho kết quả tốt và được đánh giá cao. Mục tiêu của dự án Nhằm áp dụng các thực hành sản xuất tốt, thực hành nông nghiệp tốt, thực hành chế biến tốt và các quy trình thực hành chuẩn tương ứng nhằm tìm ra phương thức phù hợp để đảm bảo tính khả thi, tính thực tế và khả năng đem lại hiệu quả kinh tế, từ đó nhân rộng việc áp dụng thực hành sản xuất tốt tại các vùng trồng rau khác của tỉnh. Mục tiêu cụ thể • Nâng cao năng lực SPS (Thông qua FFS Tập huấn GAPs qua chương trình IPM) • Cải thiện tiêu chuẩn chất lượng và vệ an toàn sản phẩm đối với 04 loại rau chính là cải bắp, dưa chuột, su su và cà chua. • Phổ biến kiến thức GAP- Ảnh hưởng tốt đến môi trường. • Giúp cho các chủ cơ sở sản xuất (Giám đốc Công ty/Chủ trang trại vv..), cán bộ kỹ thuật và những người sản xuất (Nông dân/ công nhân trong nhà sơ chế vv..) hiểu được: - Thế nào chất lượng và VSATTP? - Tại sao phải sản xuất rau quả theo hướng chất lượng và an toàn?, - Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn như thế nào? - Chính sách của Nhà nước, kế hoạch hành động của người quản lý/chủ cơ sở sản xuất, người lao động Các kết quả cần đạt - Nhóm kỹ thuật được thành lập - Quy trình canh tác được xác định cho các sản phẩm rau đã chọn. - Tài liệu tập huấn cho mỗi loại rau được chuẩn bị và in ấn. - Cán bộ khuyến nông và nông dân được tập huấn - Các quy trình canh tác được triển khai. - Hệ thống khuyến nông được hình thành. 4
- PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản xuất rau và rau an toàn tại tỉnh Hưng Yên Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yênnằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội. Với diện tích đất nông nghiệp 63.177 ha, trên 3.900 ha mặt nước ao hồ đầm, dân số vùng nông thôn trên 0,9 triệu người chiếm khoảng 80% dân số toàn tỉnh, đất nông nghiệp Hưng Yên ngày càng bị thu hẹp dần do công nghiệp và đô thị hóa phát triển, nhưng sản xuất nông-ngư nghiệp và kinh tế nông thôn Hưng Yên đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng khai thác và phát huy các lợi thế sinh thái nông nghiệp của một địa bàn nằm ở trung tâm vùng châu thổ sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Sự chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa: diện tích gieo trồng các cây ngắn ngày như cây công nghiệp, rau đậu thực phẩm và cây hàng hóa khác (hoa, cây cảnh, dược liệu,…), diện tích cây ăn quả lâu năm, quy mô đàn gia súc-gia cầm, thủy sản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Đất nông nghiệp được sử dụng đúng hướng và hiệu quả hơn: Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,87 lần (năm 1997) lên 2,2 lần (năm 2001) và đến nay lên trên 2,3 lần. Năm 2003 diện tích gieo trồng cây rau đậu thực phẩm tăng 5,5% (thời kỳ 1997-2001 bình quân tăng 7,75%/năm); cây công nghiệp ngắn ngày và các cây hàng hóa khác như dược liệu, hoa, cây cảnh, cây giống,... giữ ổn định và tăng dần. Riêng diện tích gieo trồng cây lương thực đã có xu hướng giảm (bình quân hàng năm giảm khoảng gần 1%, trong đó cây lương thực có hạt giảm trên 1,1%/năm). Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân trên 8%/năm. Việc “dồn thửa đổi ruộng” đã cơ bản hoàn thành ở 98% số xã với 93,2% số hộ nông dân, bước đầu đang phát huy tác dụng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Đất đai được khai thác theo hướng mở rộng thâm canh và phát huy các đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện sản xuất và với từng loại sản phẩm thế mạnh của từng tiểu vùng. Giá trị thu nhập mang lại từ 1 ha canh tác đạt 35,2 triệu đồng/năm (năm 2003), ở nhiều mô hình sản xuất đã đạt từ 50 đến trên 100 triệu đồng/năm. Công tác khuyến nông phát triển. Những năm qua nhiều loại sản phẩm mới, nhiều giống cây trồng, vật nuôi tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao đã được chuyển giao cho nông dân đưa vào sản xuất có hiệu quả ở diện rộng, tăng nhanh 5
- năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, thúc đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thời gian qua, các ngành chức năng đã tích cực đầu tư xây dựng mô hình trồng rau an toàn; tập huấn, hướng dẫn nông dân trồng rau. Điển hình như sở Khoa học-công nghệ phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Trung ương hỗ trợ nông dân trong tỉnh trồng 23 ha rau an toàn với 27 chủng loại rau mới và rau truyền thống, xây dựng nhà lưới, vườn ươm nhân giống và vườn trồng rau thương phẩm, cử cán bộ kỹ thuật giám sát, hướng dẫn các hộ trồng, thu hoạch theo quy trình. Các huyện Mỹ Hào, Kim Động, Văn Lâm cũng đầu tư, khuyến khích nông dân mở rộng vùng trồng rau an toàn. Hiện nay, đã hình thành những vùng trồng rau tập trung, trong đó nhiều xã bước đầu xây dựng, mở rộng diện tích rau an toàn. Tuy nhiên một số mô hình, dự án trồng rau an toàn không nhân được ra diện rộng, khâu tiêu thụ rau an toàn còn bất cập. Theo kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hưng Yên, mục tiêu đến năm 2007, ít nhất 2 khu vực tại thị xã Hưng Yên và Phố Nối có nơi cung cấp và cửa hàng bán rau sạch. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có cửa hàng kinh doanh rau an toàn. Việc đăng ký để được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn là việc quan trọng để tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu cho rau an toàn nhưng chưa có HTX, đơn vị nào đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn. Một nông dân xã Đồng Thanh (Kim Động) cho biết: tư thương ở Hà Nội về tận ruộng thu mua rau nhưng họ chỉ mua với giá rẻ vì rau quả của địa phương chỉ là nguyên liệu thô, chưa qua sơ chế, chưa được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn. Trong khi đó, nhiều hộ chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình, sản xuất rau an toàn, chưa ghi chép đầy đủ quy trình sản xuất nên “làm khó” cho đơn vị ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu. Tỉnh Hưng Yên có điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích trồng rau. Sản lượng rau quả toàn tỉnh mỗi vụ lên đến hàng chục nghìn tấn song lượng rau an toàn vẫn còn khiêm tốn. Gần đây, dư luận và người tiêu dùng lo lắng, băn khoăn về nhiều loại rau quả trên thị trường sử dụng chất kích thích tăng trưởng, chất hoá học có hại cho sức khoẻ thì vấn đề sản xuất rau an toàn càng trở nên bức thiết. Tìm hiểu cho thấy thực trạng sản xuất rau vẫn còn những điều đáng lo ngại. Đáng nói nhất là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tuỳ tiện. Hiện nay ở nước ta sử dụng tới 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng tăng. Tuy chủng loại nhiều song do thói quen, sợ rủi ro nên nông dân chỉ sử dụng một số loại thuốc quen thuộc, thậm chí còn sử dụng những loại thuốc nhập lậu có độc tố cao như Monitor, Wofatox. Thời gian cách ly giữa 6
- lần phun thuốc cuối cùng tới thu hoạch không được tuân thủ nghiêm ngặt, nhất là các loại rau cho thu hoạch liên tục như dưa chuột, cà chua, đậu cove. Theo điều tra, khoảng 60% số người được hỏi khẳng định sản phẩm rau của họ bán trên thị trường được thu hoạch với thời gian cách ly phổ biến là 3 ngày. Tại một số vùng rau chuyên canh ở các huyện Yên Mỹ, Khoái Châu, trong một chu kỳ trồng cải bắp, nông dân phun từ 7-15 lần với lượng thuốc 4-5 kg/ha. Ngoài ra, bà con còn sử dụng thuốc trừ sâu để bảo quản hạt giống các loại rau hay bị sâu, mọt. Nhiều nông dân vẫn còn tập quán bón và tưới phân tươi cho rau, thường bón nhiều phân đạm, không bảo đảm thời gian cách ly, dẫn đến lượng nitrat trong rau tăng cao. Nguồn nước tưới ở không ít vùng trồng rau đang bị ô nhiễm bởi hoá chất công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Ngay tại một số vùng trồng rau an toàn, nguồn nước ô nhiễm cũng đáng lo ngại. Tại vùng rau xanh xã Trung Nghĩa (thị xã Hưng Yên) khâu gieo trồng, bón phân, tưới nước đến khi thu hoạch đều đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy trình trồng rau an toàn. Tuy nhiên khi sơ chế, các hộ đem rửa rau tại bể chứa nước tồn từ lâu, nhiễm vi khuẩn, mất an toàn. 2.2. Tình hình sản xuất rau và rau an toàn tại tỉnh Sơn La 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Sơn La là một tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên 14.174,44km2. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng. Sơn La nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc Việt Nam, tỉnh lỵ là thành phố Sơn La, cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km. Toạ độ địa lý: Từ 20039’đến 220020 độ vĩ bắc; Từ 1030110 đến 1050020 độ kinh đông. - Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và Yên Bái. - Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào. - Phía Đông giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Phú Thọ. - Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên. Tỉnh Sơn La nằm trên trục đường quốc lộ 6 (Hà Nội – Sơn La – Điện Biên), Đây là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa kinh tế, chính trị nối vùng Tây bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu thời tiết Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình. 7
- Đặc điểm của khí hậu thời tiết Sơn La là lượng mưa lớn, tổng tích ôn cao, có mùa đông lạnh vừa phải, là điều kiện thuận lợi để đa dạng các loại cây trồng từ cây nhiệt đới đến á nhiệt đới. Vùng cao nguyên Mộc Châu mang khí hậu ôn đới mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây trồng ôn đới ưa lạnh. Vùng dọc sông Đà khí hậu nóng ẩm thích hợp với các loài cây trồng vùng nhiệt đới… Lợi thế là vào mùa đông lạnh có thể trồng các loại rau quả thực phẩm ôn đới mà các tỉnh phía nam không thể có. Địa hình Địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Độ cao trung bình là 600- 700m so với mực nước biển. Tỉnh có 3 hệ thống núi chính: Hệ thống núi tả ngạn sông Đà, hệ thống núi hữu ngạn sông Mã và hệ thống núi xen giữa sông Đà và sông Mã. Hầu hết các dãy núi và sông trong tỉnh đều thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trên 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã. Xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng lòng chảo. Đất canh tác thường nhỏ hẹp, có độ dốc lớn. Tỉnh có 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản - Sơn La tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp, rau các loại, cây ăn quả lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tài nguyên nước Ttài nguyên nước của Sơn La khá phong phú, dồi dào, nhưng do nguồn nước phân bố không đều, để khai thác sử dụng nguồn nước cần cho xây các công trình thủy lợi để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống, thì cần phải đầu tư lớn. Tài nguyên đất Các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên và Thành phố Sơn La có đa dạng về các loại hình thổ nhưỡng, tuy nhiên tiềm năng đất có khả năng phát triển các loại rau tập trung chủ yếu trên các loại đất: Đất phù sa ngòi suối (Py), Đất Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonnat (Rdv), Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv), Đất đỏ nâu trên đá vôi ( Fv), Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl), và Đất thung lũng dốc tụ (D). Hiện trạng sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 như sau: Tổng diện tích tự nhiên: 1.417.444 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 888.412 ha, chiếm 62,68% diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 261.439 ha. + Đất lâm nghiệp: 624.381 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản: 2.452 ha. + Đất nông nghiệp khác 140 ha. - Đất phi nông nghiệp: 63.600 ha, chiếm 4,49% diện tích tự nhiên. 8
- - Đất chưa sử dụng : 465.431 ha, chiếm 32,84% tổng diện tích tự nhiên (trong đó đất đồi chưa sử dụng còn 420.160 ha). Bảng 1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất tỉnh Sơn La năm 2010 CƠ Tổng diện SỐ TT CHỈ TIÊU MÃ CẤU tích (ha) (%) TỔNG DT TỰ NHIÊN 1.417.444 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 888.412 62,68 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 261.439 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 226.011 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 37.270 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.771 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 186.970 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 35.428 1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 12.046 1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 21.833 1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 1.549 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 624.381 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 178.920 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 397.345 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 48.115 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2.452 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 140 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 63.600 4,49 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 465.431 32,84 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS - 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 420.160 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 45.271 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La Nguồn lực Những năm gần đây chất lượng lao động ở Sơn La đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không 9
- biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động được đào tạo tăng đều qua các năm, đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 20%. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo nghề tập trung thành phố và các thị trấn huyện lỵ. 2.2.2. Thực trạng sản xuất rau toàn tỉnh Theo thống kê, tỷ trọng của nông lâm thuỷ sản trong cơ cấu GDP toàn tỉnh giảm dần theo các năm, năm 2005 là 50,81%, đến năm 2010 chỉ tiêu này giảm xuống còn 40,01%. Tương tự như vậy, trong nông nghiệp, tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm dần, năm 2005, tỷ trọng giá trị sản xuất của trồng trọt là 80%, tới năm 2010 giảm còn 70,85%. Bảng 2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất rau trong ngành trồng tr t 2005 2010 TT Hạng mục Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (tr đồng) (%) (tr đồng) (%) GTSX ngành nông nghiệp (giá HH) 2.447.443,00 100,00 7.191.588,00 100,00 Trong đó trồng trọt 1.957.859,00 80,00 5.095.550,00 70,85 Rau đậu các loại 116.339,80 5,94 463.642,80 9,10 I Rau các loại 104.167,30 5,32 430.671,60 8,45 1 Rau ăn lá 50.122,00 48,12 146.723,00 15,70 Cải các loại 28.610,00 1,50 86.641,80 1,70 Rau muống 8.125,50 3,00 26.133,10 6,10 Cải bắp 13.386,50 12,90 33.948,10 7,90 2 Rau ăn thân, củ 13.140,10 12,61 29.410,90 45,80 Su hào 10.030,50 17,80 26.341,00 39,70 Khoai tây 3.109,60 16,00 3.069,90 6,10 3 Rau ăn quả 5.736,10 5,51 16.656,00 17,70 Cà chua 4.992,10 4,80 9.617,70 2,20 Dưa chuột 744,00 27,50 7.038,30 15,50 4 Rau gia vị (Hành tỏi) 16.625,00 15,96 66.778,70 0,70 5 Rau khác 18.544,10 17,80 171.103,00 36,90 II Đậu các loại 12.172,50 0,12 32.971,20 0,65 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La 10
- Năm 2010, giá trị sản xuất rau đậu các loại trên địa bàn toàn tỉnh đạt 463,642 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 9,1% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt; trong khi đó tỷ trọng này ở năm 2005 là 5,9%. Biểu đồ 1: Cơ cấu GTSX rau, đậu trong Biều đồ 2: Cơ cấu GTSX rau, đậu trong ngành trồng trọt năm 2005 ngành trồng trọt năm 2010 5.32% 0.12% 0.65% 8.45% 90.90% 94.56% Cây khác rau đậu Cây khác rau đậu Biểu đồ 1: Cơ cấu GTSX rau đậu giai đoạn 2005-2010 Trong giai đoạn 2005-2010; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 8,85%/năm, trong khi đó giá trị sản xuất rau các loại tăng trưởng 10,58 %/năm, trong đó nhóm rau gia vị (hành tỏi) có tốc độ tăng trưởng cao nhật đạt 14,2%/năm; đậu các loại tăng trưởng 2,88%/năm. Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng GTSX rau các loại giai đoạn 2005-2010 (Theo giá cố định 1994) 2005 2010 Tốc độ tăng STT Hạng mục (tr đồng) (tr đồng) trưởng (%/năm) GTSX ngành nông nghiệp 1.346.301,00 2.209.500,00 10,42 Trong đó trồng trọt 1.118.824,00 1.709.661,00 8,85 I Rau các loại 42.722,40 70.635,80 10,58 1 Rau ăn lá 20.550,30 23.316,30 2,56 Cải các loại 8.440,00 10.432,40 4,33 Rau muống 5.417,00 4.892,00 -2,02 Cải bắp 6.693,30 7.991,90 3,61 2 Rau ăn thân, củ 8.982,20 6.449,80 -6,41 Su hào 5.602,20 4.952,30 -2,44 Khoai tây 3.380,00 1.497,50 -15,03 11
- 3 Rau ăn quả 3.636,80 4.764,30 5,55 Cà chua 2.892,80 2.224,30 -5,12 Dưa chuột 744,00 2.540,00 27,84 4 Rau gia vị (Hành tỏi) 4.156,30 8.088,50 14,24 5 Rau khác 5.397,00 28.017,00 39,01 II Đậu các loại 7.079,40 8.158,50 2,88 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La Sản xuất rau đậu các loại không chỉ cung cấp rau, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở ngành trồng trọt. Thực trạng sản xuất rau Giai đoạn 2005-2010 diện tích rau đậu các loại tăng 1404 ha, đạt tốc độ tăng trưởng 7%/năm; Năm 2010 diện rau các loại toàn tỉnh là 4918 ha; trong đó tập trung ở Mộc Châu (1079 ha), Mường La (600 ha),Mai Sơn (594ha), Thành phố Sơn La (569 ha),...... Bảng 4. Diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại Đơn vị: DT: ha; NS: tạ/ha; SL: tấn Năm 2005 Năm 2010 TT Các huyện, thành phố DT NS SL DT NS SL 1 TP Sơn La 313 144 4.500 569 120 6.830 2 Phù Yên 511 85 4.324 475 140 6.659 3 Mộc Châu 373 147 5.463 1.034 184 19.057 4 Yên Châu 290 175 5.071 453 178 8.045 5 Mai Sơn 569 116 6.587 594 80 4.757 1 Quỳnh Nhai 252 20 491 261 27 697 2 Thuận Châu 330 207 6.830 397 188 7.452 3 Mường La 357 132 4.724 600 166 9.936 4 Bắc Yên 193 83 1.596 231 102 2.356 5 Sông Mã 227 63 1.422 215 71 1.535 6 Sốp Cộp 99 60 598 89 61 545 Toàn tỉnh 3.514 118,4 41.606 4.918 138,0 67.869 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La Năng suất rau trung bình toàn tỉnh năm 2010 đạt 138 tạ/ha, một số huyện có năng suất khá như Mộc Châu (184,3 tạ/ha), Thuận Châu (187,7 tạ/ha), Yên Châu 12
- (177,6 ha), Mường La (165,6 tạ/ha),…; Nếu so với năm 2005, năng suất rau toàn tỉnh tăng với tốc độ tăng đạt 3,3%/năm. Nguyên nhân năng suất rau trung bình tăng trong giai đoạn 2005 – 2010 chủ yếu do thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác,... cộng với kinh nghiệm của nông dân đã được tích luỹ những kiến thức trong sản xuất. Sản lượng rau toàn tỉnh năm 2010 đạt trên 67,8 nghìn tấn, tăng 26,2 nghìn tấn so với năm 2005, đạt tốc độ tăng trưởng 10,3%/năm. Bình quân sản lượng rau đầu người tăng; năm 2005 là 40 kg/người/năm, đến năm 2010 đã đạt 62kg/người/năm. Như vậy sản lượng rau bình quân đầu người ở Sơn La thấp so bình quân của cả nước (Bình quân cả nước 130kg/người/năm). 25000 200 180 20000 160 140 15000 120 DT 100 SL 10000 80 NS 60 5000 40 20 0 0 TP Sơn Quỳnh Thuận Mường Bắc Phù Mộc Yên Mai Sông Sốp La Nhai Châu La Yên Yên Châu Châu Sơn Mã Cộp Biểu đồ 2: Diện tích, năng suất sản lượng rau tỉnh Sơn la năm 2010 Thực trạng sản xuất rau các huyện vùng dự án Bảng 5. Quy mô diện tích rau các loại phân theo huyện (giai đoạn 2005-2010 ) Đơn vị tính: Ha Năm Tốc độ tăng TT Hạng Mục Năm 2010 2005 trưởng (%/năm) Tổng diện tích 2.056 3.125 8,7 1 TP Sơn La 313 569 12,7 2 Huyện Mai Sơn 569 594 0,9 3 Huyện Yên Châu 290 453 9,3 4 Huyện Mộc Châu 373 1034 22,6 5 Huyện Phù Yên 511 475 -1,5 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La 13
- - Diện tích gieo trồng rau các loại năm 2010 những huyện vùng dự án đạt 3.125 ha, chiếm 64% diện tích rau toàn tỉnh và đạt tốc độ tăng trưởng 8,7%/năm, cao hơn so với bình quân trung của tỉnh. Huyện có diện tích rau lớn nhất là Mộc Châu (1.079 ha), Mai Sơn (594 ha), Thành phố Sơn La (569 ha). Bảng 6. Năng suất rau các loại phân theo huyện (giai đoạn 2005-2010 ) Đơn vị tính: Tạ/ha Tăng BQ TT Hạng Mục 2005 2010 (%) Năng suất bình quân 126,2 145,1 2,8 1 TP Sơn La 143,8 120,0 -3,5 2 Huyện Mai Sơn 115,8 80,1 -7,1 3 Huyện Yên Châu 174,9 177,6 0,3 4 Huyện Mộc Châu 146,5 184,3 4,7 5 Huyện Phù Yên 84,6 140,2 10,6 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La - Năng suất rau trung bình của 5 huyện vùng dự án năm 2010 đạt 145 tạ/ha , cao hơn năng suất bình quân chung của tỉnh 7 tạ/ha (năm 2010 năng suất toàn tỉnh đạt 138 tạ/ha). Huyện có năng suất khá như Mộc Châu (184,3 tạ/ha), Yên Châu (177,6 ha). Nguyên nhân năng suất rau trung bình tăng trong giai đoạn 2005 – 2010 chủ yếu do thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác,... cộng với kinh nghiệm của nông dân đã được tích luỹ những kiến thức trong sản xuất. - Sản lượng rau các loại năm 2005 là 25,9 nghìn tấn; năm 2010 là 45,3 nghìn tấn, đạt tốc độ tăng trưởng 11,8%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010. Sản xuất rau vùng dự án ở Sơn La đã từng bước hình thành một số vùng sản xuất rau chuyên canh có quy mô tương đối lớn gần các đô thị, thành phố, thị trấn, khu công nghiệp tập trung như ở Chiềng Cơi, Chiềng An, Chiềng Sinh,….(TP Sơn La), Chiềng Pằn, Chiềng Đông (Huyện Yên Châu), Thị trấn Nông Trường Mộc Châu, xã Mường Sang, Đông Sang, Chiềng Hắc, Phiềng Luông, Vân Hồ..... Các vùng chuyên canh này sản xuất rau hàng hoá cung cấp cho thị trường trong tỉnh nhưng chủ yếu cung cấp cho TP Sơn La, các thị trấn huyện lỵ lân cận. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Do cơ cấu, chủng loại rau và mùa vụ chưa hợp lý, nên vẫn xảy ra hiện tượng thiếu rau trong thời kỳ giáp vụ. 14
- Bảng 7. Sản lượng rau các loại phân theo huyện (giai đoạn 2005-2010 ) Đơn vị tính: Tấn Tăng BQ TT Hạng Mục 2005 2010 (%) Tổng 25.945 45.348 11,8 1 TP Sơn La 4500 6830 8,7 2 Huyện Mai Sơn 6587 4757 -6,3 3 Huyện Yên Châu 5071 8045 9,7 4 Huyện Mộc Châu 5463 19057 28,4 5 Huyện Phù Yên 4.324 6.659 9,0 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La Ngoài việc cung cấp rau cho thị trường trong tỉnh, sản xuất rau ở vùng này còn cung cấp một phần cho các tỉnh lân cận (Lai Châu, Điện Biên, Hà Nội). Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tư quy hoạch thành các vùng sản xuất rau an toàn, có chất lượng cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau đã được thực hiện ở một số doanh nghiệp ở Mộc Châu với công nghệ mới, với quy mô nhỏ, như: dàn che, tưới phun, bón phân bằng dung dịch ..... đã bước đầu đem lại hiệu quả cao. Cơ cấu thời vụ các loại loại rau đậu - Cơ cấu thời vụ: trong giai đoạn 2005 – 2010; diện tích gieo trồng rau vụ Đông Xuân cao hơn vụ Mùa. Rau đậu chủ yếu được trồng ở vụ Đông Xuân do có: + Thời tiết khí hậu phù hợp nhiều loại rau có nguồn gốc ôn đới, có giá trị kinh tế cao, quỹ đất rồi rào, thị trường tiêu thụ thuận lợi + Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhiều giống rau mới có năng suất, chất lượng, thích nghi với nền nhiệt độ cao đã được nhập nội và thử nghiệm thành công Việt Nam như cải bắp chịu nhiệt, dưa chuột, cà chua chịu nhiệt ... vì vậy cơ cấu mùa vụ đang có sự thay đổi. Nhiều loại cây như bắp cải trước kia chỉ trồng được ở vụ Đông Xuân, thì nay đã có thể trồng được ở vụ Mùa. Vì vậy tỷ lệ diện tích rau trồng vụ Mùa đang được tăng lên. Bảng 8. Cơ cấu thời vụ các loại rau đậu Đơn vị: % STT Hạng mục Vụ Đông Xuân Vụ Mùa 2005 2010 2005 2010 15
- 1 TP Sơn La 63,4 68,5 36,6 31,5 2 Mộc Châu 80,7 79,4 19,3 20,6 3 Mai Sơn 40,4 33,2 59,6 66,8 4 Yên Châu 81,2 76,9 18,8 23,1 5 Phù Yên 84,0 83,5 16,0 16,5 Tổng cộng 58,2 59,6 41,8 40,4 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La Cơ cấu mùa vụ năm 2005 Cơ cấu mùa vụ năm 2010 58,2 41,8 59,6 40,4 Vụ đông xuân Vụ mùa Vụ đông xuân Vụ mùa Biểu đồ 3: Cơ cấu thời vụ rau các loại giai đoạn 2005-2010 Về chủng loại rau chính Trong giai đoạn 2005 - 2010, một số loại rau biến động mạnh về cơ cấu diện tích gieo trồng do thị trường tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng, diện tích trồng rau tăng từ 59,9% (năm 2005) lên 67,5% (năm 2010). Dưa chuột từ 2,2% năm 2005 lên 3,03% năm 2010; cà chua từ 1,5% năm 2005 lên 1,62% năm. - Chuyển dịch cơ cấu diện tích một số loại rau chủ yếu: một số loại rau có cơ cấu giảm như Khoai tây từ 1,3% năm 2005 giảm xuống còn 0,8% năm 2010, cải bắp từ 11% giảm xuống còn 9,2%, cà chua giảm từ 4,8% xuống còn 3,5%. Dưa chuột tăng từ 1,1% năm 2005 lên 2,9% năm 2010; rau các loại tăng từ 20,9% năm 2005 lên 44,2% năm 2010. Các loại rau trên địa bàn tỉnh được trồng rất phong phú nhưng những loại rau có diện tích lớn ở Sơn La hầu hết có nguồn gốc ôn đới, nên chủ yếu được trồng ở vụ Đông Xuân. Cải bắp, su hào, cà chua, hành tỏi, khoai tây, rau thơm các loại,... chủ yếu được trồng ở vụ Đông Xuân (70-99%). Có thể thấy, rất nhiều loại rau có thể trồng vào vụ Mùa nhưng số lượng còn ít, trong tương lai, tỷ lệ rau trồng ở vụ Mùa cần được nâng cao hơn nữa. 16
- Trên địa bàn vùng dự án, ở một số vùng chuyên canh đã hình thành nhiều mô hình sản xuất rau, hoặc luân canh rau với cây trồng khác mang lại thu nhập rất cao. Nhiều mô hình đã được ứng dụng sản xuất trong nhiều năm, đã khẳng định được tính bền vững và đã phát triển trên quy mô tương đối lớn. Có thể kể ra một vài mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, có thể nhân rộng là: (1). Trên đất chuyên rau, màu: - Công thức chuyên rau su su – cải mèo ở Vân Hồ – Mộc Châu, tỏi ở Chiềng Đông – Yên Châu có tổng thu trên 90 - 110 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn thu nhập thuần đạt trên 60 - 70 triệu đồng/ha/năm - Công thức Bí xanh - Bí đỏ - Rau cải - súp lơ (bắp cải, su hào…): công thức này được trồng phổ biến ở các huyện Phù Yên; có tổng thu trung bình 100 triệu đồng/ha/năm; trừ đi chi phí còn thu nhập thuần trên 70-80 triệu đồng/ha/năm. - Công thức cải xanh - cà chua - đậu đũa – cải mèo được trồng ở các huyện Mộc Châu, Yên Châu. có tổng thu trên 120 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn thu nhập thuần đạt trên 80-100 triệu đồng/ha/năm (2). Trồng rau trên đất lúa - Mô hình : lúa Mùa - cà chua – Bí xanh. - Mô hình: cà chua - lúa Mùa – dưa chuột. - Mô hình: lúa Xuân – Bí đỏ (bí xanh) - 2 vụ rau cải - Mô hình: Tỏi - lúa Mùa - dưa chuột - bắp cải - Mô hình: Tỏi – Ngô hè thu – rau đông - Mô hình: Rau (vụ Xuân) - lúa Mùa - rau các loại (vụ Đông) .... mô hình này là mô hình phổ biến trên địa bàn Sơn La. Vụ Đông được trồng các loại rau tuỳ theo tập quán, thị hiếu thị trường. Số lứa rau tuỳ loại cây và tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh của từng vùng, từng hộ gia đình. Công tác bảo quản, chế biến rau Công tác bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển. Hầu hết rau của Sơn La sau khi thu hoạch được mang thẳng ra thị trường tiêu thụ. Sau khi thu hoạch rau không được xử lý, không được bảo quản nên nhanh bị hư hỏng, dập nát. Vì vậy giá trị thu được không cao, thậm chí phải huỷ bỏ nếu không được tiêu thụ kịp thời. Theo Bộ NN và PTNT, ở Việt Nam sản phẩm rau qua chế biến chỉ đạt khoảng 10%. Còn lại 90% không qua chế biến, tiêu thụ sản phẩm tươi. Sơn La chưa có thống kê đầy đủ, nhưng theo kết quả điều tra sơ bộ thì hầu hết rau được tiêu thụ tươi, không qua chế biến. 17
- 2.2.3.Thực trạng sản xuất rau an toàn vùng dự án Trong thời gian qua, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của tỉnh đã từng bước được quan tâm phát triển thông qua các đề tài, mô hình, dự án. Hàng năm trên địa bàn tỉnh các đều mở lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên đến năm đến diện tích rau được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn ViệtGAP chưa có nhiều, bước đầu mới chỉ thực hiện ở một số vùng theo dạng mô hình với qui mô nhỏ và phát triển chủ yếu ở trên địa bàn Mộc Châu, Mai Sơn cụ thể như sau: + Huyện Mộc Châu: So với các huyện dọc đường quốc lộ 6 thì Mộc Châu có điều kiện rất thuận lợi về điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai cho việc trồng rau quanh năm. Nhiều hộ sản xuất rau an trên địa bàn đã được tập huấn sản xuất theo quy trình rau an toàn, chủ yếu ở các xã Đông Sang, Mường Sang, Chiềng Hắc, Chiềng Luông, Vân Hồ và thị trấn Nông Trường. Rau sản xuất trên địa bàn huyện Mộc Châu chủ lực là su su (năm 2010 diện tích su su chiếm 51,48% diện tích rau các loại; năm 2011 chiếm 47,43%), ngoài ra còn một số sản phẩm khác như bí đỏ, cà chua, cải Mèo, su hào, bắp cải, dưa chuột, cải các loại... Nhưng đến nay diện tích rau an toàn được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP mới chỉ có 6 ha trồng Su Su của HTX Hoàng Tuấn ở xã Vân Hồ. Trên địa huyện Mộc Châu đã xây dựng 1 khu nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 20 ha, hoạt động chủ yếu sản xuất hoa chất lượng cao, còn sản xuất rau cao cấp ứng dụng công nghệ cao theo dạng mô hình như: dưa hấu, bắp cải, cải cuốn, cà chua... bằng phủ màng nông nghiệp với quy mô khoảng 3 ha cho năng suất cao gấp 2 lần so với sản xuất rau thông thường. Thực hiện biện pháp áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn - Về các quy trình sản xuất rau an toàn Cho đến nay; Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành 7 quy trình sản xuất RAT đối với cải bắp, dưa chuột, đậu cô-ve, cà chua, đậu đũa, ngô rau; 01 Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất rau họ hoa thập tự an toàn và 01 Tiêu chuẩn về sản xuất Nông nghiêp hữu cơ và chế biến. VietGAP “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt” cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam đã được ban hành theo Quyết định số 379/QĐ- BNN-KNCN ngày 28/1/2008. - Thực hiện áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh - Quy trình sản xuất truyền thống, chưa có nhiều hộ gia đình sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM trong sản xuất. 18
- + Phân bón không đảm bảo an toàn : Nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng phân chuồng tươi, chưa qua ủ hoai mục; bón không cân đối và bón nhiều các loại phân hoá học, nhất là phân Ure … + Còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chưa đủ thời gian cách ly. - Người sản xuất còn chưa quan tâm nhiều đến việc giữ gìn đảm bảo chất lượng nguồn nước. Qua khảo sát ở một số vùng người dân đổ bừa bãi rác, chất thải xung quanh hồ chứa nước, đồng thời dùng ngay nước trong hồ chứa làm nước rửa rau,… dẫn đến chất lượng nước bị ảnh hưởng. - Việc thu gom các vỏ bao bì đựng thuốc BVTV cũng chưa được người dân thực hiện nghiêm túc, ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Để chuyển sang sản xuất rau an toàn nông dân cần phải thực hiện đầu đủ quy trình sản xuất rau an toàn. Từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho quy trình sản xuất và tiến tới sản xuất theo công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm cung cấp cho xã hội sản phẩm rau an toàn, hạ giá thành, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cả về chất lượng và thị hiếu. Các hình thức tổ chức sản xuất. a. Kinh tế hộ: sản xuất rau hiện nay chủ yếu là hộ gia đình, quy mô diện tích thường nhỏ từ 200 đến 500 m2, cũng có một số hộ có quy mô lớn từ 1000-3000m2. Với quy mô diện tích đất đai bình quân hộ trong sản xuất nhỏ, nêm khó khăn trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. b. Kinh tế trang trại: tính đến năm 31 tháng 12 năm 2010 có 114 trang trại, trong đó 5 trang trại sản xuất cây hàng năm: hiện có 1 trang trại với quy mô 9 ha tại Mộc Châu, đã có 3 ha nhà lưới nhà kính trồng các loại hoa, rau củ quả. c. Kinh tế hợp tác xã: hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có 83 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 3 hợp tác xã tham gia sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ( Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp19/5; Hợp tác xã Hoàng Tuấn và công ty cổ phần Hoa Nhiệt đới đều đóng trên địa bàn huyện Mộc Châu Các hình thức tổ chức tiêu thụ rau, rau an toàn - Hình thức nông hộ Tổ chức tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ yếu là phương thức người dân tự sản xuất, tự tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay còn mang nặng tính tự phát, hình thức kinh doanh giản đơn, chất lượng khó quản lý. Người nông dân tiêu thụ sản phẩm rau theo các hình thức sau: 19
- + Người sản xuất tự mang đi bán: Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ, bán buôn, bán lẻ trong thành phố, thị trấn (chiếm khoảng 70-80% tổng sản lượng rau các loại). + Bán tại ruộng: người sản xuất thu hoạch sản phẩm và bán ngay tại ruộng, không phải vận chuyển đi tiêu thụ khoảng 10%. + Bán buôn: một số chủ đại lý trong vùng đứng ra thu gom sản phẩm đi tiêu thụ ở các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hòa Bình, Lai Châu… khoảng 10-15%. Giá bán các sản phẩm rau thường không ổn định: kết quả điều tra cho thấy giá thường cao vào đầu và cuối vụ sản xuất (cao gấp 1,5 - 2 lần so với giá bán giữa vụ). Giá bán giữa rau an toàn và rau truyền thống cũng chưa có sự khác biệt nhiều. - Hình thức hợp tác xã, doanh nghiệp Về cơ bản việc sản xuất vẫn do hộ nông dân thực hiện, song việc tiêu thụ do hợp tác xã ký hợp đồng với phía thu mua và với tư cách đại diện hộ sản xuất thoả thuận về chất lượng, giá cả và thời gian giao nộp sản phẩm. Các loại rau sau khi thu hoạch thường được xử lý sơ chế ở mức độ cao hơn so với quy mô hộ. Hiện nay ở Mộc Châu có một số doanh nghiệp hợp đồng mua rau (đặc biệt rau trái vụ), về tiêu thụ ở các cửa hàng rau sạch ở Hà Nội, như hệ thống cửa hàng của F-Mart của Công ty Cổ phần công nghệ FDC tại 5 siêu thị: Linh Đàm, Định Công, Trung Hòa – Nhân Chính, Mỹ Đình. Hình thức này có nhiều ưu điểm hơn vì giữa người sản xuất với HTX đã liên kết với nhau thông qua hình thức hợp đồng sản xuất. HTX, Doanh nghiệp Siêu thị Bán buôn tại Người chợ đầu mối bán lẻ Người Người sản tiêu dùng xuất Người Người bán Người thu gom buôn bán lẻ Sơ đồ 1: Các kênh tiêu thụ rau 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ
6 p | 448 | 166
-
THỨC ĂN CHO TÔM VÀ QUY TRÌNH TỰ SẢN XUẤT Ở HỘ GIA ĐÌNH
3 p | 224 | 39
-
Các biện pháp quản lý thích hợp có thể khắc phục được mầm bệnh virus cơ hội trong ao nuôi tôm
6 p | 129 | 31
-
Chữa bệnh cá bằng thuốc nam
8 p | 159 | 24
-
Màng keo liên kết các hợp chất phân tử trong quá trình sản xuất phân N.P.K
4 p | 110 | 18
-
Hiệu quả của mô hình tưới nước tiết kiệm kết hợp với biện pháp ba giảm ba tăng trong sản xuất lúa
2 p | 159 | 17
-
Đề tài: Chế biến, bảo quản rơm bằng phương pháp (bánh/kiện) để sử dụng nuôi bò thịt tại đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 116 | 17
-
Một số lưu ý trong sản xuất lúa lai vụ mùa
6 p | 94 | 13
-
Chế phẩm tăng đề kháng cho gia súc từ cây xuyên tâm liên
3 p | 111 | 12
-
Lưu ý khi trồng ca cao xen trong vườn điều
4 p | 100 | 9
-
8 bước nâng cao năng suất
3 p | 62 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn